1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồ?ÔồưƯỗ?ắồ?Z - Cỏằ. Hỏằ?c Tinh Hoa

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi aqcharles, 29/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    66. THẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN​
    Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: "Có kẻ nói với ta rằng: Trung thần(1) là người bắt cúi, thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có cho là trung thần được không"?
    Mặc Tử nói: "Bắt cúi thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, như thế khác gì cái bóng? Ðể thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì còn được ích gì? - Cứ như tôi đây, mà gọi là trung thần, thì khi vua có lầm lỗi, phải liệu cách can ngăn mà đưa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ, mà không lộ(2) ra ngoài; trên thì thành thực một lòng, một dạ với vua; dưới thì không a dua vào bè, kết đảng(3) với ai; những sự tốt lành yên vui thì để phần vua hưởng, những điều oán thù lo lắng thì mình hứng đựng. Có được như thế, thì tôi mới cho là trung thần".
    (Mặc Tử)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Trung thần : Người bầy tôi thật lòng và hết lòng với vua với nước.
    (2) Lộ ra ngoài: Không giữ kín đáo, đem nói cho người ngoài biết, một là có ý khoe tài của mình, hai là có bụng bêu xấu nhà vua.
    (3) A dua, vào bè, kết đảng : Người trung thần không phải là không bè bạn với ai, nhưng không đua theo phái nọ, đảng kia để tìm vây cánh cho mạnh, cầu lợi cho mình, người trung thần chỉ một lòng với vua với nước mà thôi.
    LỜI BÀN
    Người nào mà ngôn ngữ, hành vi đã theo mình như cái bóng, như tiếng vang, một là người ngu xuẩn, hai là người xiểm nịnh. Người ngu xuẩn là hạng kém làm không nên việc, người xiểm nịnh là có ý chiều mình để kiếm lợi, hai dạng người ấy chẳng những mình không mong cậy gì được mà thường khi lại nguy hại đến mình nữa. Cho nên đạo làm vua, mà nói rộng cả đạo dụng người, phải biết kén những người dám can ngăn điều dở của mình, bày tỏ điều hay của họ, quên thân mà hết lòng với mình, thì mới là những kẻ có ích, giúp mình được việc vậy.
  2. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    67. BÁO THÙ​
    Nước Ngô nước Việt đánh nhau. Vua Ngô là Hạp Lư thua trận, phải quân Việt đâm chết. Con Hạp Lư là Phù Sai nối ngôi làm vua, thề thế nào cũng phục thù(1) được cho cha mới nghe . Phù Sai bèn cho người đứng ở sân, mỗi khi mình ra vào, người ấy phải nói to lên rằng: "Phù Sai kia! Nước Việt nó giết ******* mà mày quên thù ư"?
    Phù Sai thưa rằng: "Dạ không dám quên".
    Ba năm sau, quả nhiên(2) Phù Sai đánh được nước Việt, báo thù cho cha . Lúc nước Việt thua, vua Việt là Câu Tiễn sai sứ sang cầu hòa. Tuy rằng được hòa; nhưng đêm ngày âu sầu, lo nghĩ nát gan, tan ruột. Chất củi làm giường nằm, treo cái mật trước chỗ ngồi. Khi nằm thì trông cái mật; khi ăn thì nếm cái mật. Chính thân thì cày cuốc, vợ thì dệt vải, làm ăn lao khổ như thường dân. Ai là bực hiền tài(3), thì trọng dụng; ai là kẻ khốn khó thì cứu giúp. Hơn hai mươi năm trời, lúc nào cũng như vậy. Sau Câu Tiễn xem chừng lòng dân đã chiếm được, bây giờ mới đem quân sang đánh Ngô, quả nhiên Ngô lại thua mà Việt được.
    (Chu Thư)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Phục thù: Báo lại được cái ác, cái nhục mà người cừu địch đã xử với mình hay với người can hệ của mình.
    (2) Quả nhiên: Thật y như thế.
    (3) Hiền tài : Người có đức, có tài giỏi giang hơn quần chúng.
    LỜI BÀN
    Một bên thì vì cha mà báo thù, một bên vì nước mà báo thù, hai cái thù không đội trời chung, mà dụng tâm theo đuổi đến báo kỳ được mới nghe thực là chính đáng, khiến ai nghe thấy cũng phải kính phục. Nếu Phù Sai, Câu Tiễn gặp cái cảnh đau đớn như thế, mà cứ mặt dày mày dạn điềm nhiên như không, thì chẳng là đất đá, không biết nhục là cái gì ư! Có biết nhục, vậy sau mới rửa được nhục. Khi đã rửa được nhục, lại cần phải tu tỉnh luôn luôn và quí nhất là cảm hóa và nâng đỡ kẻ thù đã chịu lui bước hay đầu hàng để cho họ đỡ đau khổ, có địa vị, thì mới yên lâu. Nếu rửa nhục xong mà kiêu căng đại họa, quên cả phòng bị thì lại chuốc lấy nhục mà oan oan tương báo, chỉ những tàn hại nhau mãi mà thôi!
  3. phuongtieuha

    phuongtieuha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    0
  4. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Là con mà. GG một nhát ra cả đống. Xem Từ điển WIKI này
    http://wapedia.mobi/vi/Ph%C3%B9_Sai
  5. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    68. CÁCH DÙNG PHÁP LUẬT​
    Quí Cao làm quan sĩ sư(1) nước Vệ(2) có làm án chặt chân một người.
    Sau nước Vệ loạn, Quí Cao chạy trốn, ra đến cửa thành, gặp người giữ cửa thành, lại chính là người mình chặt chân ngày trước.
    Người ấy bảo: "Kìa có chỗ tường gỗ". Quí Cao nói: "Người quân tử không trèo tường". Lại bảo: "Kìa có lỗ hổng". "Người quân tử không chui lỗ hổng". Lại bảo: "ở đây có cái nhà". Quí Cao mới chạy vào nhà ẩn. Bởi vậy mà quân đuổi theo không thể bắt được.
    Lúc Quí Cao sắp đi, bảo người giữ thành rằng: "Nay ta gặp nạn, chính là cái dịp để ngươi báo thù mà ngươi ba lần chỉ lối cho ta trốn, thương ta như thế là nghĩa làm sao"?
    Người giữ thành nói: "Tội tôi đáng chặt chân, tránh sao cho khỏi. Lúc ông luận tội, xoay xở pháp luật(3), ý muốn nới tay, tôi cũng biết. Lúc án đã định, đem ra hành hình(4) nét mặt ông buồn rầu, tôi lại biết lắm. Ông làm như thế, há có vị riêng gì tôi, đó là tâm địa(5) bực quân tử tự nhiên như vậy... Thế cho nên tôi muốn cứu ông".
    Ðức Khổng Tử nghe chuyện này, nói rằng: "Cũng là một cách dùng pháp luật, mà có lòng quân tử, thì gây nên ơn, dùng mà ra dáng tàn bạo(6) thì gây nên oán. Như Quí Cao thật là người làm quan biết dùng pháp luật vậy".
    (Gia Ngữ)
    GIẢI NGHĨA
    (1) Sĩ sư: Tên một chức quan đời nhà Chu, coi xét việc hình ngục.
    (2) Vệ: Tên một nước thời Xuân Thu ở vào vùng tỉnh Trực Lệ và Hà Nam bây giờ.
    (3) Pháp luật: Pháp, những cách nhất định đặt ra, ai nấy phải theo; luật: phép thường dùng để định phận, cho khỏi tranh nhau và phòng người làm xằng.
    (4) Hành hình: Trị tội thật sự.
    (5) Tâm địa: Tấm lòng.
    (6) Tàn bạo: Hung ác quá lắm.
    LỜI BÀN
    Người ta gia hình đến chặt chân mình, mình thấy người ta gặp cơn nguy cấp, chẳng những không báo thù, lại còn tìm cách cứu người ta, thế chẳng là biết dĩ đức báo oán, đáng gọi là nhân nhân du! Mình đang lúc nguy cấp, chết đến nơi mà còn không chịu trèo tường, chui lỗ, thế cũng chẳng là biết tự trọng phẩm giá đáng gọi là quân tử ru! Người canh cửa thành sở dĩ phục Quí Cao là vì Quí Cao biết dùng pháp luật. Ðã đành rằng pháp luật đặt ra là để trừng trị kẻ có tội, nhưng nếu cho như bất đắc dĩ mới phải khép vào án, lúc hành hình lại có chút bụng nhân từ ở trong, thì kẻ chịu tội mới thực tâm phục được. Người cầm pháp luật, tuy giữ lẽ công bình khép vào lý, nhưng ở trong còn có chút tình, thương kẻ mắc tội, thì mới là biết dùng pháp luật vậy. Nói rộng ra, trị kẻ tội ác mà kẻ tội ác ấy sau hóa ra người lương thiện. Quí Cao đây thật là một vị hình quan khôn ngoan trung hậu, biết đem hình pháp giúp cho sự giáo dục vậy.

Chia sẻ trang này