1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân xem lại Tam Quốc em hỏi các bác một số câu liên quan tới Tam Quốc

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi antigod, 02/12/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. song_nhi1325

    song_nhi1325 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    4.547
    Đã được thích:
    1
    trog kih doah lấy chữ tín làm đầu
    bên muare thì lại càg quan trọg hơn
    vậy nên thờ Quan Vũ
    ngày xưa xem "Đấu ngư " có câu : chúg ta ăn cơm jag hồ , lấy tín nghĩa làm đầu , nên thờ QUan lão ja
  2. missyou2t

    missyou2t Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2007
    Bài viết:
    1.881
    Đã được thích:
    0
    Triệu Vân là một kiều nữ vô song
    Những nghiên cứu khảo khổ và lí luận về thời Tam Quốc, nhất là từ dấu mốc 1999 khi khai quật và xem xét các di chỉ trong ngôi mộ Lưu Bị thì người ta hiểu ra một bí mật 2000 năm nay về Triệu Vân, tức Triệu Tử Long, quê ở quận Thường Sơn, một trong 5 hổ tướng của Ba Thục do Lưu Bị phong (Quan Vân Trường, Trương Phi, Triệu Tử Long, Hoàng Trung, Mã Siêu). Đó là một cô gái trẻ đẹp, khi gặp gỡ Lưu Bị lần đầu ở Bắc Hải mới có 18 tuổi đã tỏ ra dũng lược mưu trí, văn võ song toàn. Trong Tam quốc chí và Tam quốc diễn nghĩa luôn tả Triệu Vân rất thanh tú, đẹp như ngọc, trẻ rất lâu, có đến 30 năm vẫn trẻ như xưa không hề có nét phong trần chiến trận, hưởng thọ 75 tuổi. Một võ tướng mà không có râu ria gì, không say rượu bao giờ, không ba hoa quát lác ai, không hành xử thô bạo. Lại hết sức cẩn thận chu toàn trong vai trò tùy tùng và cận vệ cho gia thất của chủ. Đó là tài nội trợ của đàn bà.
    Triệu Vân tỏ ra rất khác thường so với các tướng lĩnh khác - đó là không bon chen, không thích vồ vập đòi ra trận lập công, nhưng lại chấp hành tuyệt đối chính xác những kế hoạch và chỉ thị của cấp trên, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ! Không có hùng hổ tranh giành địa vị gì hết, chỉ biết tận tâm với sứ mạng của mình. Đó là đức tính của phụ nữ. Lưu Bị phải giấu bí mật này, nhưng khi chia tay nhau ở Bắc Hải thì tay nắm tay nhau vô cùng lưu luyến! Đàn ông giang hồ thời đó làm gì có chuyện tay nắm tay lưu luyến! Có là đàn ông nắm tay cô gái đẹp tài năng mà mình mến mộ yêu thương thì mới lưu luyến chứ.
    Triệu Vân cũng thể hiện rõ giới tính bà mẹ khi quay lại xông vào trận Tràng Bản trăm vạn quân Tào để cứu A Đẩu. Lưu Bị quăng cả vợ con để chạy thoát thân. Triệu Vân hộ tống chủ thoát ra rồi mà lại quay vào trận cứu Mi phu nhân và A Đẩu. Đó là bản năng phụ nữ. Kết quả là phải chém đến hơn 50 tướng nhà Tào để bảo vệ ấu chúa vượt qua trận vây trùng điệp binh đao. Ngay trong bối cảnh này, khi Triệu Vân mang A Đẩu trong lòng chắc đã để lộ thân phận nên Mi phu nhân uất lên và gieo mình xuống giếng tự vẫn. Làm sao một ông tướng xung trận ác liệt vậy mà ôm đứa bé yên ổn ngủ say đến thế. Khi trao đứa bé cho Lưu Bị thì nó vẫn khò khò như không mà! Rõ ràng đứa bé đã yên giấc khi ngủ trong lòng một phụ nữ!
    Lưu Bị khi nhận lại con không tiếc thương Mi phu nhân lắm, không quan tâm nhiều đến tính mạng con mình, mà lại hú vía vì suýt mất mĩ nhân nên đã tỏ thái độ đó bằng cách ném bịch con mình đi và nói: vì mày mà ta suýt mất một viên đại tướng! Rồi cứ cuống quít xuýt xoa lau những vết máu trên chiến bào của Triệu Vân, nắn tay chân cô xem có bị thương không. Khi một mình sang Đông Ngô tham gia lễ cầu thân với em gái Tôn Quyền, Triệu Vân đã tháp tùng Lưu Bị một cách hoàn hảo. Trong vụ này, chỉ có cô với tư cách rất thân cận và đủ quyền năng mới có thể làm được việc có tính chất phạm thượng là múa kiếm cùng Tôn phu nhân, từ đó dụ phu nhân bỏ quê xuống thuyền cũng Lưu Bị sang Thục, bất chấp bọn Từ Thịnh, Đinh Phụng tha hồ ngăn cản. Khi Lưu Bị quá mải mê với cảnh ăn chơi phóng túng ở Đông Ngô do kế ru ngủ của họ, Triệu Vân đã thẳng thừng nhắc nhở và cảnh báo chủ phải về Thục ngay. Cô dù sao cũng không thể ngồi nhìn cảnh đó quá lâu, vì cũng chút ít ghen chứ!
    Khi nghe phong Ngũ hổ tướng, thì Quan Vũ vốn gàn dở hủ nho lại kiêu căng nên nổi giận phừng phừng. Song biết trút giận vào ai? Vào Lưu Bị thì không dám, vào Trương Phi thì không thể vì có hiềm khích gì đâu, nên trút giận vào ông lão Hoàng Trung mới là hàng tướng thấp cổ bé họng. Thực ra là Quan Vũ bực bội cho là nỗi nhục lớn khi phải sánh ngang hàng với cô gái xinh đẹp Triệu Vân! Không chỉ Lưu Bị, Khổng Minh, Quan Vũ, Trương Phi biết bí mật này, mà một vài cận thần cũng biết. Từ Thứ khi về Ngụy đã cho Tào Tháo biết nên cha này dù có hi sinh bao nhiêu tướng cũng không cho dùng tên độc và địa lôi để giết Triệu Vân, chỉ một mực đòi bắt sống. Mà Tào Tháo rõ ràng không ngại gì giết người. Văn mặc kì tài như Trần Cung, võ lược tột đỉnh như Nhan Lương, Văn Sú, Lã Bố.. hắn đâu có tiếc. Nhưng vẫn tiếc mĩ nữ tài hoa dũng lược như Triệu cô nương. Kết cục là mất hơn 50 tướng và hàng vạn lính mà không bắt được cô, Tào Tháo than thở mãi.
    Triệu Vân khác hẳn các tướng ở chỗ không những chả năm thê bảy thiếp gì, mà đến 1 vợ cũng không lấy. Khi hàng tướng là Triệu Phạm muốn gả chị dâu góa chồng của hắn cho Triệu Vân thì cô nổi giận lôi đình một cách khác thường. Tuy là anh em kết nghĩa mà chẳng nể nang gì tương ngay cho tay kia 1 chưởng lăn quay và mắng tới tấp. Cô mượn cớ lễ giáo thôi, mắng Phạm là vô lễ, chị dâu ngươi đương nhiên là chị dâu ta, sao dám vô lễ với chị. Thực ra cô làm sao lấy vợ được. Mà ngày đó chắc chưa có tình yêu đồng tính như bây giờ. Hơn nữa cô không có khuynh hướng đó. Sau này mãi khi các triều sau ép cô mới lấy vợ, nuôi 2 đứa con nuôi, che mắt thiên hạ. Khi Triệu Vân chết, Triệu phu nhân tuy chưa già cũng tự vẫn theo vì không thể kéo dài cảnh có chồng mà đúng là không có, trước vì lễ giáo mà phải sống, còn nay tự vẫn theo chồng không những không ai chê mà còn được tôn vinh.
    Gia Cát Lượng khi dặn dò Triệu Vân hành xử bên Đông Ngô đã trao cho cô cẩm nang là một túi gấm thêu hoa có bôi sáp thơm. Cho dù là chuyện bí mật không thể tiết lộ nhưng Gia Cát Lượng không thể không giữ lễ với người phụ nữ có thân phận tôn quí và đặc biệt như Triệu Vân, bạn gái của chủ. Người ta chỉ trao những vật dụng như thế cho phụ nữ thôi vì đó là những vật dụng của đàn bà. Nếu trao cho đàn ông thì đó là cách sỉ nhục. Tư Mã Ý đã bị làm nhục như vậy khi Khổng Minh sai người mang váy áo đến tặng. Tuy thế võ công tuyệt thế và lòng can đảm của Triệu Vân quả là vô cùng hiếm hoi ở phụ nữ. Trong bút tích của Lưu Bị ở ngôi mộ có đoạn ghi lại cuộc bàn bạc giữa ông ta và Khổng Minh về xác định thân phận cho Triệu cô nương. Và cuối cùng họ đã làm như thế, như trong các bộ Tam quốc đã ghi. Thân phận nữ giới đươc giấu kín, nhưng địa vị được tin cậy thì đứng hàng đầu. Cô là người trực tiếp coi sóc, bảo vệ Lưu Bị và gia quyến ông ta. Là dũng tướng vô địch nhưng không bao giờ cầm quân công thành hay viễn chinh lâu ngày mà chỉ ỏ nhà bảo vệ hoàng thất. Lưu Bị không cho cô ra trận vì thương hoa tiếc ngọc chứ! Tử Long nghĩa thông thường là Con Rồng Tía đó! Chả trách La Quán Trung cố ý không nhấn vào Tử Long mà thiên vị ca tụng Lưu Bị, Khổng Minh, Quan Công...nhưng cũng hoài công thôi. Bất cứ ai từ xưa đến nay đã đọc kĩ Tam quốc chí, Tam quốc diễn nghĩa đều yêu mến Triệu Vân hơn tất cả. Cô để lại trong lòng hàng ngàn thế hệ độc giả một hình ảnh đẹp đẽ về vị tướng quân can đảm, tài ba xuất chúng, trung hậu và nghĩa hiệp nhất thời đó. Triệu Vân cũng là tướng duy nhất trong Tam quốc bách chiến bách thắng, chưa bao giờ bại trận, và cũng không tử trận. Cô chết ở tuổi đại thọ do già yếu.
  3. anon10

    anon10 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2008
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    làm gì có mô hình win-win? lại phét
  4. btnmylove

    btnmylove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    1.753
    Đã được thích:
    0
    Cái này đọc thấy quá lố bịch,toàn suy diễn lung tung không có bằng chứng cụ thể hợp lý gì cả.
    Thế hoá ra nếu TV là con gái thì bà cụ này lúc 70 tuổi vẫn ra trận chém một lúc 5 tướng được à???

  5. hdoraemonk

    hdoraemonk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    4.180
    Đã được thích:
    0
    Trong đàm phán kinh doanh có đấy.
  6. PTuanKiet

    PTuanKiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2008
    Bài viết:
    1.103
    Đã được thích:
    0
    Là do Khương Duy bất tài, thân làm đến tướng quốc, nắm binh quyền trong tay mà để một thằng Hoàng Hạo bên vua không trừ nổi.
  7. anon10

    anon10 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2008
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    đừng có ngây thơ kiểu CNXH
  8. GL1600

    GL1600 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2006
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    15
    cái này bác ấy trích dẫn ở trang Viettimes bên VNN.VN bác ạh. Bác rảnh qua đó đọc cũng có nhiều cái bàn lại trong Tam Quốc hay ra phết ví dụ như là Quan Vũ chết thực chất là kế "mượn dao giết người của Khổng Minh" vv. vv.
    tuy thế nhưng mà giả thuyết Triệu Vân không có vợ là cần phải xét lại, nếu em nhớ không nhầm thì Trong tập 7 (bộ Tam Quốc cũ) khi Tử Long chết thì 2 con là Triệu Thống và Triệu Quảng đến báo tin cha mất. Việc có con thì chưa thể phủ nhận được luận điểm Triệu Vân là gái. Nhưng qua đó cũng đặt ra câu hỏi nếu Vân là gái thật thì 2 đứa con kia bố của nó là ai (???). Và Vân làm thế nào để giải thích với thiên hạ được ( nếu theo giả thuyết là không có vợ) về 2 đứa con của mình. Nếu Vân không có vợ là đúng thì rất có thể 2 người con này đều là con nuôi , giống kiểu Quan Bình với Quan Vũ vậy
    Được gl1600 sửa chữa / chuyển vào 21:57 ngày 07/09/2008
    Được gl1600 sửa chữa / chuyển vào 22:09 ngày 07/09/2008
  9. juliusvn

    juliusvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Hihi em không biết ai là tác giả thật sự của bài viết này nhưng em phải công nhận là người này chắc phải có 1 bộ não siêu việt với khả năng suy đoán cỡ như thám tử... Mori trong truyện conan đấy zz
    Đọc xong buồn ....hết cả cười
  10. butterflykhanh

    butterflykhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2004
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    0
    1.2 cách gọi vì cùng 1 cốt truyện nhưng Tam Quốc Diễn Nghĩa là của La Quán Trung còn Tam Quốc Chí là bản dịch của Trần Thọ(không chắc lắm).
    2.Dân buôn thờ Quan nhị ca vì Quan nhị ca xuất thân là dân buôn đậu phụ mấy tập đầu đã nói rồi còn gì.Thế nên khi ông chết và hiển thánh ngoài người kính trọng thì dân buôn cũng thờ coi như là thần buôn bán phù hộ chứ không phải là thần tài như 1 số người nói.Quan nhị ca được cả hắc bạch lưỡng đạo thờ.Ví dụ ở TQ hay Hồng Kông xã hội đen hay 1 số họi Tam Hoàng thờ nhị ca vì ông là người trung nghĩa,xả thân vì anh em bằng hữu .v.v.v còn cảnh sát thờ nhị ca cũng vì lẽ đó và thêm vào là ông trung quân ái quốc.
    3.Lưu Bị được phong là Dự Châu Mục hay thường gọi là Lưu Dự Châu là vì sau đoạn Bị được Hán đế nhận là chú thuộc dòng hoàng thất và có công đánh giặc khăn vàng nên được vua Hán phong Châu Mục cai quản vùng đất Dự Châu,có lẽ = quan huyện.
    4.Nguỵ là chỉ nhà Nguỵ do Tào Tháo đặt ra để xưng đế.
    5.Nói "nhắc đến Tào Tháo là Tào Tháo tới" xuất phát từ sau trận XÍch Bích đoạn mà Tào Tháo chạy loạn lên cứ ngồi đâu nghỉ và cười như điên lên bảo chỗ này mà có phục binh thì ta có chạy đằng trời thì y như rằng có quan phục di Khổng Minh bố trí lao ra đánh lại chạy tiếp mãi sau được Quan Vũ tha cho.Đó là xuất xứ câu nói trên.
    Xem lại mà vẫn chưa kĩ thế hả bạn?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này