1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thương nhớ mười hai _ Vũ Bằng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi Ikebana_bk, 29/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 12OaksEstate

    12OaksEstate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Ikebana_bk. Tôi cũng rất thích tác phẩm này, nhưng lâu rồi không được đọc. Tuy nhiên, mới có đến tháng 8 thôi à, bạn nào có thì post 4 tháng còn lại đi.
  2. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - Vũ Bằng
    Tháng Chín, gạo mới chim ngói - Phần 1​
    Thì đã bảo cái gì đẹp thường là vẫn chóng tàn. Giai nhân, danh tướng đều không để cho người ta thấy bạc đầu thì dễ gì trăng lại cứ sáng mãi, tròn luôn để cho tao nhân mặc khách cứ uống rượu khà mà ngâm câu ?onguyệt thi cố hương minh?.
    Trăng giữa tháng tám đẹp trội lên, đẹp ảo huyền tức là trăng sắp kém tươi và bớt sáng đến nơi rồi. Biết quá cái diễn tiến của cuộc đời là thế, các nhà thơ đành chỉ còn biết nhìn trăng mà luyến tiếc, sống mà đã cảm thấy rõ rằng ngày đương có là ngày đã hết.
    Bao nhiêu lời vàng nói lên cái cảnh đưa bạn ở trên sông nước bây giờ thành ra là những tiếng thơ tả nỗi lòng của người đa cảm chia tay với trăng thu để cho những ngày bàng bạc mầu thì có mưa bóng mây, có gió lạnh, có tiếng sếu kêu đìu hiu về thay thế.
    Đầu bến sông Hoài bóng nguyệt soi,
    Trời chìm đáy nước, nước trôi xuôi,
    Sáu triều việc cũ,
    Mây nổi chơi vơi,
    Dưới trăng ấy
    Ta với người
    Biết nhau rồi đấy muôn trùng thẳm
    Thuyền rẽ sông Hoài sóng bạc trôi.
    Cái buồn của tháng tám nên thơ, qua khúc rẽ, cái buồn của tháng chín ủ ê, day dứt.
    Nhìn lên trời, người ta trông thấy trăng liềm nhô ra khỏi mộng để cho ánh ngà vắt sữa xuống ngàn cây; nhưng bây giờ thì mỗi khi chiều lắng xuống, sưng đâu đây đã dâng lên và hơi lạnh bắt đầu vỗ cánh bay vào trong quán gầy, có người đàn bà vặn ngọn đèn nhỏ lên may áo rét cho chồng nơi gió cát.
    Những lúc đó, vì có muốn bắt chước người ly phụ trong thơ Đường lậy trăng xin ở lại trăng cũng chẳng buồn nghe. Bây giờ, nghĩ mới ghê cho các cụ ngày xưa, gặp những giây phút rầu rĩ như vậy, không nói không rằng, lặng lẽ trèo lên núi cao uống rượu ?oTrùng cửu đăng cao? để tiếc nuối mùa thu sắp hết.
    Hay là để hưởng nốt những cái gì còn thể hưởng? Không biết. Nhưng các cụ ăn tết Trùng cửu ở trên cao như thế thì vợ chồng mình một ngày trùng cửu xa xưa nào đó cũng bắt chước, trèo lên trên lầu, nhìn ra sông nước xa xa ngâm khúc hát tạ từ:
    Hôm nay có phải là thu,
    Mấy năm xưa đã phiêu du trở về,
    Cảm vì em bước chân đi
    Nước nghiêng mặt ngọc lưu ly phớt buồn.
    Ai về xa mão cô thôn,
    Một mình trông khói hoàng hôn nhớ nhà.
    Ngày anh mới bước chân ra,
    Tuy rằng cách mặt lòng ta chưa sầu.
    Nắng trôi, vàng chảy về đâu?
    Hôm nay mới thật bắt đầu vào thu.
    Ở cuối sông, sương đục bốc cao ngút lên đến trời. Người vợ, thấy gió lạnh, kéo cái khăn choàng che nửa mặt mà rằng:
    - Nhưng nghĩ cho cùng thì ?otrùng cửu đăng cao? để tiếc nuối trăng thanh gió mát chưa chắc đã hoàn toàn đúng. Đâu phi chỉ có mùa thu là đẹp? Mà tết Trùng cửu ăn vào ngày mùng chín tháng chín mỗi năm hình như còn có một ý nghĩa khác hẳn thế, chớ không phải dành riêng cho các nhà văn nghệ sĩ ngồi mà luyến tiếc mùa thu đẹp và than khóc mùa thu chết.
    Chứng cớ là theo sách sử để lại thì tục ăn tết Trùng cửu bắt đầu từ bên Tàu: cứ vào ngày mùng chín tháng chín, cả thiên hạ đều nô nức vui chơi như trong tết Thanh minh, kẻ lên núi cao, lội suối, người ra sông thả một con thuyền rong chơi, người đánh cờ dưới bóng tùng, kẻ thả diều trên bãi cỏ. Các công nương mỹ nữ, trong xiêm y lộng lẫy, đi trong sương mù, gió lạnh hái hoa đêm về cùng với các trái cây đặt lên bàn thờ, vì theo tục lệ truyền lại thì ăn trái cây tháng này tránh được tai nạn bất thường, còn hoa đem sắc lên lấy nước uống thì tránh được nhiều bệnh tật trong những ngày đông tháng giá.
    Vậy là cả bàn dân thiên hạ vui chi trong ngày tết Trùng cửu, chớ không phải chỉ là ngày tết dành riêng cho các mặc khách tao nhân nói lên cái đẹp của mùa thu đang chết.
    Có lẽ như thế đúng hơn, vì mùa thu đẹp, mà đẹp hơn nữa là những ngày tàn thu, nhưng ai bảo mùa đông lại không có những cái đẹp riêng của nó, cái buồn nên thơ riêng của nó?
    Tháng chín là tháng cuối cùng của mùa thu, nhưng bây giờ ngồi nhớ lại những ngày tháng chín đã qua ở Bắc, tôi thấy rằng tháng chín không hẳn là thế, mà còn ấp ủ một cái gì đẹp hơn thế, đa tình hơn thế: ấy là lúc đôi mùa thu, đông gặp nhau, mở hội giao hoan trước khi đưa tiễn nhau trên bến sông trắng cỏ bạc đầu, có gió lạnh mới về chạy xào xạc trong lau lách.
    Ới ơi những người lỡ hội chồng con, có phải đến tháng này, ở Bắc Việt, cái gió lạnh mới về ấy thấm vào da thịt, len lỏi tới sâu thẳm của tâm hồn, nó làm cho người buồn dằng dặc, tự nhiên cảm thấy thèm khát yêu đương hơn cả bao giờ hết phải không?
    Nhìn ra thì thấy cái gì cũng vẫy chào, hẹn hò nhau, cái gì cũng tơ hồng quấn quít, cái gì cũng đủ lứa no đôi; hồng thì có cốm đẹp duyên, buổi thì có lòng ân ái, gió bấc có mưa phùn, cam vàng có quít xanh, ăn cái món rươi thế nào cũng phải có vỏ quít mới dậy mùi, thế thì tôi đố ai cầm lấy chén cơm mới đưa lên môi mà lại không nghĩ ngay đến chim ngói nhồi củ cải, thịt ba chỉ, hạt sen và miến?
    Ghê cho các loài cây sao mà đến tháng này thấy hoa rét trở về cũng như cảm thấy thèm thuồng ôm ấp, để cho đỡ lạnh lùng. ấy là cây phật thủ. Ba mươi tám năm trước ở miền này, tôi chưa được thấy loại cây ?otiến? ấy nhưng bây giờ lạc nước đi vào vườn của mấy ông bạn chịu chơi, một vài gốc phật thủ đã thấy hiện ra, nhưng hầu hết chỉ tốt lá đẹp hoa mà bói thế nào cũng không chịu ra lấy một hai quả để bầy cho thơm nhà.
    Ở Bắc, cứ vào cữ tháng chín này, sao các cây phật thủ sai quả thế? Mà tại sao ở đây lại cứ đực ra? Hay là tại thổ ngơi? Hay là tại hơi bom đạn của Mỹ ném đã làm thui chột các quả đó ngay khi còn trứng nước?
    Hoá ra nghĩ như thế là lầm. Có tìm được những người đã trồng phật thủ ở Bắc Việt vào đây mới biết là giống cây này tuy là mang cái tên rất đạo mạo trang nghiêm nhưng đến tháng tám bước sang đầu tháng chín là lúc bói quả thì lại không chịu được sự lẻ loi, cô quạnh. Muốn cho sang đến tháng chín phật thủ có trái thì từ tháng bảy, tháng tám nhà trồng tỉa đã phải ủ cho cây ?omột chất đàn bà? để cho ấm lòng.
    ?oNói bậy. Cây gì mà lại có cây khéo khéo đa tình đến thế??.
    ?oấy thế mà thực đấy, mới phiền. Không có chất đàn bà, cây nhất định cứ ì ra nằm vạ?.
    ?oThế cái chất đàn bà ấy là chất gì??
    ?oNói thì tục tĩu, nhưng thực, sợ gì mà không dám nói? Chất ấy có thể là một cái yếm, một cái quần, một cái khăn? Nhưng điều cần là khăn ấy, quần ấy, yếm ấy phải do người đàn bà đã dùng rồi, nghĩa là phải có hơi hướng của người đàn bà mới được. Đem ra bón ở gốc cây, cũng như hoàng lan bón phân ngựa, mai vàng bón gạch non, sứ Thái Lan bón khô dầu, rồi lấy nước giặt quần dơ của đàn bà ra tưới, ấy thế là phật thủ đỏ mày hạy hạt, sang đến tháng chín thì quả cứ lúc lỉu ở trên cây. Lại lấy cái quần, cái yếm cũ của đàn bà ra bọc lấy trái cho đến khi da nó bóng lên, các cái móng dài cuốn lại như móng tay Phật, anh hái đem về để lên trên mâm ngũ quả, đến đêm hương dậy, lên khắp cả nhà. So với thanh yên,và bưởi, hay hồng hạc, cam sành, trái phật thủ bổ ra ăn chơi một miếng, chửa chắc đã ngon bằng, nhưng từ xưa nó vẫn được tiếng là quý thành ra lúc ăn, ai cũng lấy làm trịnh trọng ?" nhiều khi cứ để đấy mà trông, thỉnh thoảng cầm lên mà nắn cho nó teo đi, để dành phòng khi đau bụng mang ra dùng chớ không dám ăn sợ phí. Những người ăn thuốc ?osưa? rồi lại bầy ra cái trò kỳ cục không chỗ nói: tiêm thuốc phiện vào trong phật thủ rồi để đấy cho nhuyễn vào vỏ và thịt của trái cây. Này, cứ thỉnh thoảng tiêm một chút như thế rồi để đấy, hàng năm không thúi; khi nào cần, lấy ra dùng một miếng, sợ còn hay hơn là thuốc tiên, cụ ạ. Gớm cho cái giống Âu Tây họ không chảy máu mắt ra; lấy vỏ phật thủ chế ra cái rượu cointreau ngon đáo để, ngọt cừ lừ, ấy thế mà say đo đồng đo địa lúc nào không biết?.
    Mứt phật thủ ăn cũng ngon gia dụng, nhưng riêng tôi lại ưa cái mứt kỳ đà hơn, vì cùi của kỳ đà dầy, còn thơm cũng tựa như phật thủ. Đó là một thứ bưởi lớn có khi hơn cả cái đầu một đứa trẻ lên năm, ngon không thể bằng bưởi Đoan Hùng, Phúc Trạch nhưng quý vì cái cùi của nó giòn, ăn vào sừn sựt mà thơm một cách độc đáo, nửa như mận Thất Khê mà nửa như hồng mòng.
    à, hồng mòng! Phải rồi, cái hồng này ít lâu nay cũng thấy bầy bán ở niềm Nam nhưng có lẽ vô duyên là khẩu cái của tôi cho nên từ khi có loại trái cây này bầy bán các chợ đô thành, tôi chưa được thưởng thức một trái nào mềm xớt, ngọt lừ như hồng mòng ở Bắc ăn với cốm vào cuối tháng tám đầu tháng chín.
    Ôi thôi, đến cái thú thưởng thức miếng ngon đất Bắc vào những ngày tàn thu, nghe gió bấc thổi vi vu bên cạnh người thương bé nhỏ thì biết kể đến bao giờ cho hết. Tháng chín thì quít mới đỏ tròn, ăn chưa xứng ý, nhưng cam thì có cả rừng bạt ngàn san đã ở trên những vùng mường mán, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ thích, mà muốn trả mấy hào cũng cứ được đi. Tuy nhiên, ăn như thế chỉ là ăn chi. Mùa này, bắt đầu có cam sành nổi tiếng ở Bố Hạ, vỏ vàng ăn ngọt như đường phèn; cam chanh ở Xã Đoài không những ngọt lại thơm, chẳng thế lại được liệt vào hàng cam tiến; còn cam Giàng sản xuất từ làng Giàng ở Thanh Hoá thì có ý mát và nhiều nước hơn.
    Tôi nhớ lại có những buổi chiều vô liêu tháng chín, trời lạnh, gió tê tê buồn, không đi ra ngoài, ăn cơm xong, tráng miệng bằng cam rồi không biết làm gì ngồi châm một ngọn đèn dầu lên hút thuốc rồi lấy những cái vỏ cam bóp và ngọn lửa; nước ở trong vỏ tia ra làm bùng ngọn lửa đèn, tạo cho mình một sự thích thú và hồi hộp lạ.
    Chẳng biết cái vỏ cam ấy để dành có làm được vị thuốc gì không, chứ cái vỏ quít thì quả là dùng vào được nhiều công việc quá. Ai ăn nhiều mà đầy dạ bụng, khó tiêu cứ lấy vỏ quít kinh niên sắc lên mà uống; nhưng ăn rươi mà dùng vỏ quít phơi khô không sướng bằng dùng vỏ quít tươi mới lột ra, thái như sợi chỉ.
    Tài thế! Chẳng cần nhiều chỉ một dúm thôi, cho vào rươi tráng trứng, rươi mắm, rươi nấm với củ cải theo kiểu tam xà đại hội hay là rươi xào xâm xấp nước với củ niễng, rắc mấy cọng mùi lên trên, tự nhiên rươi dậy hẳn mùi. Thiếu vỏ quít, nhất định không phi là rươi nữa cũng như non thiếu nước, trăng thiếu hoa, gái thiếu trai, nhất định không có cách gì tạo nên được bài thơ ý nhị!
    Được hanoipho sửa chữa / chuyển vào 16:00 ngày 04/02/2008
  3. hanoipho

    hanoipho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.940
    Đã được thích:
    0
    THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - Vũ Bằng
    Tháng Chín, gạo mới chim ngói - Phần 2​
    Thế nhưng mà quái, làm sao đến tháng chín, có nhiều cái thú ý nhị thần tiên thế nhỉ?
    Đã cốm với hồng, đã vỏ quít với rươi, lại còn gạo mới chim ngói nữa. Có phải là ông trời đem tất cả những cái gì đẹp nhất, mê ly nhất lại cho người Bắc Việt để đền bù lại cái đời sống vất vả của những người ưa chuộng hoà bình nhưng liên tiếp cả ngàn năm phải vật lộn, phải đấu tranh để chống lại ngoại xâm lúc nào cũng manh tâm thôn tính cái dải đất nổi tiếng là bờ xôi, ruộng mật?
    Mặc. Muốn mưu toan gì mặc, người đàn ông cứ quyết tâm giữ phần đất của mình đến kỳ cùng, còn người đàn bà thì cứ thờ chồng nuôi con, và giữ lấy dung nhan cho đẹp để cho người chồng được hởi dạ dưới ngọn đèn rủ chao xanh.
    Thường thường, vào cữ có nắng hanh ban ngày, da người vợ hi nẻ và hồng lên đôi má. Mặc dầu ánh sáng đèn chiếu ra xanh lờn lợt, người chồng ngồi cạnh vợ cũng thấy đôi má vợ phn phớt hồng như hoa đào. Tấm áo nhung đen rưng rức làm nổi bật sắc da ở cổ tròn trịa lên; cặp một có vẻ thắm thêm một chút; ở ngoài gió bấc xào xạc làm rung động ngọn hoàng lan và người chồng nhìn vợ nghĩ đến làn da ấm áp thm thm mùi hoa chanh.
    Trời tháng chín ở Bắc Kỳ lạ lắm. Có nhiều lúc trời đang nắng hanh vàng bỗng tím về một hướng rồi mưa rào rào một lúc rồi tạnh, rồi bất thần lại mưa.
    Đó là mưa bóng mây, đó là mưa rươi.
    Cái mưa này, tuy vậy không có gì độc hết. Thường thường, người ta chỉ se mình, khó ở một chút thôi. Nhưng trời khéo đa tình, cứ vào lúc màn đêm rủ xuống, gió bấc nổi lên thì máu phát ra từ con tim dường như chy mạnh hơn và cả vợ cả chồng đều thấy diễm tình bát ngát trên làn môi thương thương, trong đuôi mắt yêu yêu? Đến khuya, cả hai vợ chồng vẫn nằm mở mắt trong bóng tối để nghe tiếng gió lay động những cành hoàng lan. Người vợ lấy tay đập khẽ vào vai chồng nói khẽ, như sợ có ai nghe thấy:
    ?oNày, mai nhớ đánh thức em dậy sớm, đừng có ngủ quên đấy nhé?.
    ?oDậy sớm làm quái gì. Thức khuya mệt, ngủ đi cho khoẻ?.
    Nhưng người vợ không thể chiều ý người chồng vì mai là muồi bốn, phải đi chợ Mới Mơ mua chim ngói về cúng với gạo mới.
    Gạo mới gặt về đúng lúc có chim ngói, hai thứ gắn liền với nhau, cũng như quít với rươi, hồng với cốm thiếu một thứ không còn ra nghĩa lý gì. Nhưng tại sao hai thứ đó lại ăn khớp với nhau như thế? Suốt một năm, người ta không thấy bóng một con chim ngói, thế mà không hiểu tại sao cứ có gạo mới thì cái giống chim ấy ở đâu lại dẫn diệu về để làm tăng cái thơm, cái dẻo của gạo mới tạo thành một khối thuần nhất, lạ kỳ, thứ này làm tăng hương vị của thứ kia lên, khiến cho người sành ăn chỉ còn biết tặc lưỡi, gật đầu vì không còn chữ để mà ca ngợi nữa.
    Chẳng biết xem ở sách nào, người vợ kéo cái chăn đơn lên đến cổ y như con chim nhỏ thò đầu ở tổ ngó ra ngoài, kể cho chồng nghe lai lịch của con chim ngói:
    - Đúng rồi. Cái giống chim này quanh năm không có, tuy chỉ xuất hiện vào khong đầu tháng chín mà thôi. ấy là vì nó không phải là một giống chim của nước ta, mà là của những vùng biên giới Trung Hoa thấy gió rét, bay về phưng Nam để tìm một nơi ấm áp hơn trú ngụ, nhưng vừa tới đây thì người ta bẫy từng đàn. Bẫy bằng vó như bẫy chim sẻ vậy.
    Tài tình đáo để người Việt. Các đồ vật ứng dụng chẳng cần máy móc móc không gì, chẳng cần phưng trình thức, đại số thức, hoá học thức con tườu gì, ấy thế mà đem ra dùng thì bén nhậy và hữu hiệu lạ lùng.
    Cái vó bẫy chim ngói, có gì cầu kỳ đâu: chỉ có một cái lưới, hình tròn, giữa có một cái trụ để dụng một lửa lưới lên, còn nửa kea thì để nằm trong ruộng, trên rắc lúa làm mồi. Chim ngói, bay từng đàn mà râm cả một góc trời, sà xuống để ăn thóc. Người bẫy chim, do một sợi dây buộc vào cái vành lưới làm bằng tre cật, giật một cái, phần nửa lưới úp xuống, và cả mẻ chim vào bên trong. Muốn cách gì cũng không thể chệch được vì người bẫy chim đã cẩn thận buộc vào vành lưới đó nhiều hòn gạch nặng, một khi đã úp xuống thì chim khó lòng thoát được ra. Có khi có tới vài chục con bị mắc lưới theo kiểu đó cùng một lúc.
    Bây giờ, ngồi ở đây nhiều khi trông mưa nhớ nhà, tôi ưa nhớ đến những ngày có bóng rươi ở Bắc, cha mẹ anh em quây quần dưới một ngọn đèn dầu, chúng tôi tranh nhau vặt lông chim ngói rồi thả xuống đất giậm chân đạp tay để cho nó trốn lủi vào những gầm giường, xó tủ.
    Chính ra con chim ngói trông cũng không đẹp mấy: từa tựa như bồ câu, chim gáy, nhưng nhỏ hơn và tròn mình hơn. Lông chin ngói mầu nâu, điểm những chấm đen đen, mà đuôi thường cụt. Vặt lông rồi, nó để lộ ra một làn da xam xám, thỉnh thoảng có vết máu rớm ra vì người nhổ lông bất cẩn. Có lẽ vì nó sợ, và có lẽ vì đau, chim chíu đầu xuống đi bập bà bập bỗng, trông như một đứa trẻ lột trần vừa bị đòn đau, tìm chỗ trốn.
    Tội nghiệp cho kiếp chim, ai thấy mà không ái ngại, nhưng triết lý là một chuyện mà thực tế lại là chuyện khác: chỉ một lát nữa thôi, mổ ruột bỏ lòng đi rồi nhồi hạt sen, ý dĩ, miến, thịt ba chỉ, mộc nhĩ, nấm hưng cho vào nồi hầm lên, anh sẽ thấy rằng các nhà đạo đức tu hành khuyến cáo các đệ tử ăn chay trường, cấm sát sinh, thật quả là dại, dại quá, dại không thể để đâu cho hết. Đáo để là cái giống chim này, sao mà thịt nó thơm, mà lại mềm đến cả cái xương, bồ câu, chim cu sao có thể đem ra mà ví được? Chết, đem nó làm món gì cũng ngon chết người đi: Xáo với măng, lá lốt như kiểu sáo vịt đã hay, thái ra từng miếng nhỏ hấp với rau cải nõn lại càng ngon tệ, nhưng ngon vượt bực là đồ một chõ xôi ?onếp cái mới? rồi úp mọt hai con chim ngói lên trên để cho mỡ nó nhuyễn vào xôi lấy ra ăn thập nóng, nhất định là c thế giới này không có một món ăn nào sánh nổi!
    ấy chính là chim ngói ngon và quý một cách rùng rợn như thế cho đến mùa mà ăn ngay thì đắc tội với trời: không được!
    Vì thế tất cả những gia đình có lễ giáo mỗi khi đến mùa chim ngói đều phải sửa lễ cúng trời đất, tổ tiên cùng với gạo mới vì cuối tháng tám đã gặt lúa mới, sang tháng chín gạo mới đã bắt đầu đem bán ở khắp nhà quê kẻ chợ.
    Ở đây, ngon nhất thì có Rẻ Cánh, Nanh Chồn, Nàng Hưng? thổi một nồi c m lên thơm ngát cả nhà; kể ra cũng đã là ?ocao cấp?, nhưng mà đến cái gạo Tám Thơm ở Bắc thì phải nói là thm ?ođiếc mũi?, ghế nồi cơm lên, không những cả nhà thấy ngào ngạt hương thơm mà cả mấy nhà hàng xóm cũng bắt thèm rỏ dãi! Gạo Tám nổi tiếng nhất là ở Bắc Ninh, nhưng Bắc Ninh lại có một làng riêng sản xuất một thứ Tám Thơm ?othượng thặng?: làng Cói. Gạo Tám Cói thổi lên ăn với chim ngói hầm đem cúng thiên địa quỷ thần và tiến vua quả thực là đúng khổ, y như thưởng trống cô đầu đến đoạn ?odịp phách phách? mà đánh ?obóc bóc? hai tiếng ăn nhịp với nhau chan chát, chịu sao cho nổi!
    Nhưng người đẹp như Tây Thi đau bụng nhăn mặt lại mà vẫn cứ đẹp như thường thì gạp Tám Thơm cứ gì phải ăn với những món thực quý, thật là mới ngon? Này, thổi một nồi cơm gạo Tám Cói cho thật vừa lửa, ghế cho thật vừa tay rồi xới ra một chén đưa lên, nhìn cái hạt cơm trong muốt, trắng tinh, ong óng như con ong, có khói bốc lên thơm ngào thơm ngạt, có khi anh chỉ rưới lên một tí nước mắm Ô Long hay một hai thìa nước thịt rim ăn cũng đã thấy ngon quá thể rồi; nhưng nếu người nội trợ Bằng thấy thịt thăn ngon mà rẻ, lại mua về làm mấy lạng ruốc bông để đấy, lấy ra ăn với cơm Tám vừa chín tới thì? nhất định tối hôm ấy phải yêu thương người vợ hơn một chút.
    Người chồng mới nói rằng:
    ?oCơm hôm nay thổi khéo quá. Giá em thổi cơm thi nhất định anh phải chấm em giải nhất?.
    ấy đó, người đàn ông thường có những cái bực mình lặt vặt như thế đấy: tưởng nói như thế thì lòng tự ái của vợ mình căng lên, không ngờ chính anh nịnh vợ lại đâm ra ?ohố? vì nịnh không đúng chỗ.
    ?oAnh nói em lại nhớ. Phải rồi, vào cái cữ này đây, ở Bắc Ninh ngày trước, có cái tục thổi c m thi nhưng không phi ở Thuận Thành mà ở Thị Cầu. Con trai bốn giáp Đông, Bắc, Giữa, Già, từ mười tám đến hai mươi được cử đi rước thần ?" anh có nhớ tháng tám tháng chín là hội cha mà tháng hai tháng ba là hội mẹ không ?" và đến hôm rã đám thì được phép dự cuộc thổi cơm thi.
    ?oNhưng thổi cơm thi có tiếng là làng Tích Sơn, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Yên. Khác hẳn làng Thị Cầu làng Tích Sơn lại có tục thổi cơm thi vào ngày hội mở ngày mồng ba tháng kiến dần. Trai làng từ mười tám đến bốn mươi phải thổi mỗi người một nồi cơm mang đến trình các cụ ở đình. Sau khi ban giám khảo xét nét rất nghiêm minh, nồi nào thổi khéo nhất thì để thờ, các nồi khác để các cụ thưởng thức rồi còn bao nhiêu để mời khác thập phương nếm thử.
    ?oNhưng ở Thị Cầu, cũng như ở Tích Sơn, cơm thổi dự thi mà được trúng cách không tơi lên như thứ cơm gạo mới em thổi cúng tháng ngày hôm nay đâu anh ạ.
    ?oLúc em còn nhỏ, em đã đi xem nhiều cuộc thổi cơm thi rồi nên em cũng biết ít nhiều. Cơm dự thi mà được coi là khéo phải hội hai điều kiện; một là cơm phải mịn như cơm nắm, đổ ở nồi ra có thể lấy dao cắt thành miếng một mà cầm không có chát hay có vỏ bao lấy nắm cơm; hai là cái nồi đất thổi cơm không được bén lửa, nấu cơm rồi mà cái trôn nồi vẫn mới nguyên.
    ?oĂn một miếng cơm như thế, nó cứ lừ đi trong cuống họng, vừa thơm vừa mát mùi nhựa gạo. Nhưng chỉ ăn chơi bời một hai bữa là cùng, chớ ăn hàng ngày thì phải thổi cho ráo nước, cơm cứ tơi lên, không khô, không nát thì mới gọi là thổi khéo?.
    Khéo chống chế, anh chồng nói:
    ?oÀ, ra cơm thổi thi nói như thế hay sao? Nào ai biết. Chỉ biết đọc truyện ?oPhạm Công Cúc Hoa? thấy nói đến thổi cơm thi khác thổi cơm thường. Nhưng mà cơm thi hay cơm thường thì em vẫn cứ là nhất, anh tự lập lấy một ban giám khảo, và chấm như thế đấy?.
    Người vợ cười và đêm ấy cũng thấy yêu thương người chồng mặn mà hơn đêm trước nhiều.
    Gió bấc thổi về gần sáng lạnh hơn, buồn hơn. Cả hai người lúc ấy cùng cơm thấy sống đủ đôi ấm quá, mà cái tháng chín ở Bắc quá là tháng lý tưởng của bùi ân ngọt ái. Nhưng càng bùi, càng ngọt bao nhiêu thì cũng lại càng thương biết mấy mươi những người chinh phục trăng tủi, hoa sầu không biết than cùng ai thở cùng ai không biết chồng đi trận còn sống hay đã chết, đành là gửi hồn mộng đến Ngư Dương để gặp bạn chiếu chăn ngày cũ:
    Bên thành rặng liễu thướt tha,
    Dâu xanh um tốt to ra đầy đồng.
    Vẩn vơ mang giỏ về không,
    Ngư Dương còn nhớ giấc nồng đêm qua.
    Bây giờ, nằm ở niềm Nam, nhớ về phương Bắc, người chồng không ngờ đâu mình lại cũng là người đi hái dâu chỉ thực sống khi còn trong mộng, mà mộng tỉnh rồi thì lại tiếc mộng mấy mươi!
    Hôm xưa đương lúc nửa đêm,
    Gặp nhau trên gối đã tìm trong mơ.
    Nỗi lòng vừa kể hết;
    Mặt đẹp tựa hoa xưa,
    Tha thướt đôi mày liễu,
    Nửa mừng nửa ngẩn ngơ,
    Muốn gần nhau vẫn đứng trơ,
    Đau lòng nghĩ tiếc giấc mơ vừa tàn.
    Tiếc không biết bao nhiêu những đêm lạnh nằm chung một chăn đơn với vợ ăn hạt dẻ, nói đôi ba câu chuyện buồn vui thế sự; tiếc những buổi chiều mưa rươi hai đứa dắt nhau đi trên những con đường vắng ẩm ướt có hoa sấu rụng thơm lên trong không khí một mùi hương dìu dịu, man mát lại chua chát; tiếc những ngày tản cư cùng đứng trên con đê sông Máng với con trai nhìn về phía có đèn sáng ở đô thành ngâm bài thơ đi đầy.
    Nằm ở đây bây giờ, người chồng bỗng nhiên thấy tủi thân vì cảm thấy chìa khoá để mở cái tháp vàng đã mất rồi, ngày vui không hy vọng còn trở lại, cũng như người tỳ bà nữ bến Tầm Dương không còn hy vọng được thấy những ngày ở Hà Mô có không biết bao nhiêu chàng trẻ đem the thắm để mua lất tiếng đàn huyền diệu.
    Thì ra cái thân mình ở đây cũng chẳng hơn gì người tỳ bà nữ lúc về già, lấy người lái buôn chè, một đêm ngồi thuyền gảy mấy thiên ai oán cho Bạch Cư Dị nghe lúc tiễn bạn ở sông Bồn, vào khi ông bị biếm ra làm chức Tư mã ở quận Cửu Giang hẻo lánh:
    Từ xa kinh khuyết bấy lâu,
    Tầm Dương đất chính gối sầu hôm mai,
    Chốn cùng tịch lấy ai vui thích,
    Tai chẳng nghe đờn địch cả năm;
    Sông Bồn gần chốn cát lầm,
    Lau già trúc võ nảy mầm quanh hiên,
    Tiếng chi đó nghe liền sớm tối,
    Cuốc kêu sầu vượn nói nỉ non,
    Hoa xuân nở, nguyệt thu tròn
    Lần lần tay chuốc chén son riêng ngừng,
    Há chẳng có ca rừng địch nội,
    Giọng líu lô buồn nỗi khó nghe
    Tiếng tỳ bỗng lắng canh khuya,
    Dường như tiên nhạc gần kề bên tai?
    Nghe thấy tiếng đàn của người tỳ bà nữ, khắp tiệc hoa đều tuôn nước lệ rơi, nhưng đến lúc chiếu cuốn rượu tàn, trở lại chỉ còn chiếc thuyền trăng giãi nước trôi, người tỳ bà nữ nằm một mình, nghĩ một mình lại chỉ còn biết vui với cảnh, với người trong mộng, ấy vậy mà ngay ở trong mộng cũng buồn, tỉnh dậy mà vẫn còn thấy nước mắt đầm đìa mặt gối.
    Người chồng bây giờ ở đây cũng ôm đàn đi gảy thuê cho thiên hạ giải sầu, nhưng đêm khuya về nằm một mình ở căn nhà gầy, y không khóc như người tỳ bà nữ, nhưng nâng chén rượu lên uống một mình, ngâm khẽ mấy câu thơ cũ:
    Hơi may heo hắt từ tây,
    Giang Nam phong vị độ rầy ra sao?
    Năn nỉ với hai sao bến Hán,
    Dải trường giang giới hạn đông tây,
    Hai sao soi biết nạn này,
    Xin cho thất tịch cùng ngày đoàn viên.
    Vầng trăng trước về miền vân thuỷ
    Soi những người thiên lý tưng tư,
    Đi qua vườn cũ lơ thơ,
    Thử xem án cũ cầm như thế nào?
    Trông đàn én bay cao phấp phới,
    Xịch then song gọi với trước mành.
    Tiện đây nhờ gởi chút tình,
    Chờ xuân nhắn gởi chim xanh còn chày!
    Tình nam bắc thây ngày qua tháng,
    Sầu biệt ly vơi sáng đầy chiều,
    Nỗi riêng nhớ ít tưởng nhiều,
    Cậy ai về nẻo Thước Kiều hỏi tin?
    Đến nửa đêm, thức dậy, cái giường tre ở ngoài vườn có sương mù bốc lên như khói. Ngửng đầu nhìn thấy có những cánh hoa trắng nhỏ rụng lả tả trên chiếu lạnh. Người chồng cúi đầu nghĩ lại giấc mộng vừa qua, thấy mình về phương Bắc cùng vợ đi trên con đường xưa cũ, con đường hò hẹn khi mới quen nhau, hai đứa cùng lấy một tấm lá che đầu để tránh mưa rơi mà chân thì giẫm lên những cánh hoa sấu rụng cũng nhỏ, cũng trắng như những cánh hoa rụng đêm nay trên chiếc giường trống trải.
    Nhưng hoa này đâu phải là hoa sấu rụng thơm lên trong đêm xanh một mùi hương dìu dịu, man mát, chua chua! Mà đó chỉ là hoa cây trứng cá lúc rụng cũng duyên dáng vô vàn, nhưng chẳng có hương thơm gì hết!
    Vũ Bằng
  4. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    "Thương nhớ 12" càng đọc càng hay. Đây cũng là một trong số những tác phẩm tôi yêu thích, chúng ta giống nhau rồi....................................YÊU
  5. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Tháng Mười
    Nhớ gió bấc mưa phùn​
    Không khóc như người tỳ bà nữ bến Tầm Dương? Mà chỉ rót rượu uống một mình rồi nằm khoèo trên chiếu lạnh, mộng về Hà Nội, đi với vợ trên con đường hò hẹn thơm thơm mùi hoa sấu?
    Không. Nói như thế là dối mình, dối người. Tỉnh mộng rồi, người chồng ấy nằm khóc một mình.
    Khóc thì yếu thật, nhưng anh ta khóc, khóc âm thầm ?" rồi khóc nức nở, khóc thảm thiết như chưa khóc thế bao giờ.
    Là vì chính ngày tàn thu ấy, anh ta vừa được một người bạn viễn phương tìm đến báo cho biết rằng người vợ mà anh khắc khoải nhớ thương qua ngày ấy sang tháng khác đã lìa trần và lúc gần mất chỉ nhắc nhở đến anh vì băn khoăn không biết ở miền Nam no đói ra thế nào và sống chết ra sao. Nhớ đến những lời bạn thuật lại cho nghe, người chồng buồn đứt ruột: bao nhiêu kỉ niệm đã có khi lắng xuống bây giờ lại như nước bị khuấy lên.
    Trong bóng đêm lạnh, có tiếng mưa rơi trên giàn hoa thiên lí, anh khóc vợ, khóc chính mình, khóc không cho ai biết.
    Và bao nhiêu những việc đã qua dần dần hiện ra mờ mờ nhân ảnh trước đôi mắt lệ nhoà: cái đêm hẹn ước đầu tiên, gặp mưa rào trên con đường vắng tanh vắng ngắt đi vào Bách Thú; những lời trách móc phản đối của gia đình; bao nhiêu là hi sinh của người đàn bả quyết tâm theo một người chồng mang tiếng là hư hỏng bị cả họ hàng khinh khi; những ngày đầu chung sống thắp một ngọn đèn dầu ở trong màn viết một bài truyện lấy năm đồng bạc; những lời ong tiếng ve của ruột thịt bạn bè khi thấy vợ đem bán hết cả tư trang; rồi tiếp đó là những ngày thắt lưng buộc bụng, một nắng hai sương, xây dựng cơ đồ để mong mở mày mở mặt với người; những ngày tao loạn vợ chồng con cái lang thang đi sát vào nhau trên sông Máng để cho gió khỏi thổi bay đi; những ngày hồi cư thức khuya dậy sớm, vợ chồng heo hút với nhau, chồng có khi cáu bẳn, chơi bời hư hỏng, nhưng vợ thì cứ chịu đựng, cứ thui thủi ở nhà dạy con và lo lắng miếng ăn giấc ngủ cho chồng từng li từng tí.
    Thôi, thế là hết. Bây giờ thì còn ước mơ gì nữa, bây giờ thì còn đợi chờ gì nữa, bây giờ thì còn cầu xin gì nữa? Vợ chồng lấy nhau từ lúc còn hàn vi, đến lúc chết tưởng là được vuốt mắt cho nhau, ai ngờ đâu lại vô duyên đến thế. Đã buồn như vậy, lại còn rầu vì nỗi cùng lúc hay tin vợ mất thì lại được biết là con nhớ bố mấy năm nay thăm dò mà không làm sao nhờ được én nhạn trao tin, cháu nhớ ông chỉ cầu nguyện nhận được một chữ của ông gửi về để cho ngui ngoai thương nhớ nhưng chiến tranh tàn ác đã cắt hết cả đường dây liên lạc. Thương nhớ não lòng não ruột, nhưng biết làm sao hở Khoái, hở Lăng? Mà cháu Khanh, có phải sau khi ở Trung Quốc trở về, cháu đã có gia đình rồi phải không?
    Nhớ lúc ra đi, đứa cháu ấy mới có bảy tám tuổi, theo bà ra bến nước tiễn đưa ông, nào đã biết chi là buồn. Mười tám, mười chín năm rồi? Bây giờ, ở miền Nam, người li hương nhở đến vợ, nhớ đến con, đến chảu làm thế nào mà quên được những buổi tối tháng mười ở Bắc có gió bấc thổi lành lạnh, có mưa rơi rầu rầu, ai đi đâu, ai làm gì cũng cố phiên phiến để về cho sớm quây quần với nhau chung quanh cải bàn ăn, dưới một ngọn đèn hồng ấm áp?
    Lúc ấy, trời bắt đầu rét, gió bấc bắt đầu thổi, người ta chưa quen với khí hậu nên cứ chiều đến, lúc lên đèn ăn cơm thì gia đình sum họp đầy đủ, người lớn trẻ con, mỗi người có vài ba câu chuyện nói với nhau, hưởng cái thú vui ích kỉ là sống đầm ấm trong khi ở bên ngoài có những người hối hả bước mau dưới trời mưa để về nhà. Khói từ nồi cơm và các thức ăn toả ra trong gian phòng nhỏ ở cầu thang đi xuống làm cho lòng người ấm thêm lên và cơm ăn cũng ngon hơn lên một chút.
    Đây là mùa gạo ba giăng cơm thổi lên ăn quên chết. Là vì riêng cái gạo nhựa mới ăn vào đã dẻo quá rồi, thơm quá rồi, người vợ lại cẩn thận chuyên đong của người quen thành ra không pha phách gì hết, ăn mới thực hoàn toàn thích khẩu.
    ?oCũng thì là một thứ thóc, cho vào cối xay, nhưng mỗi người hàng xáo sàng trấu cho tách rời khỏi gạo, khéo vụng khác nhau. Phải làm sao cho gạo không lẫn trấu. Mà thế cũng chưa đủ: gạo sàng rồi phải giã trắng thì ăn mới ngon miệng chớ có trấu lẫn vào, hư cả chén cơm đi?.
    ?oVẽ chuyện! Gạo giã ngon, thì có lẫn một vài hạt trấu vào vẫn cứ ngon như thường?.
    ?oKhông được. Ăn một chén cơm ngon lúc hết mà có một vài hạt trấu lẫn vào, coi như bỏ. Vì thế những người hàng xáo thông thạo, lúc sàng gạo rất cẩn thận mà đến lúc giã gạo cũng không cẩu thả: họ đếm từng chày, và đôi khi hồ gạo bằng một vài cái mạ non. Xong rồi, phải giần cho thật kĩ để cám và tấm tách rời riêng khỏi gạo?.
    ?oTrấu dùng để đun bếp hay trải chuồng lợn, cám thì cho lợn ăn, còn tấm sở dĩ phải để riêng ra là vì ăn hơi sạn sạn. Cái nghề hàng xáo cũng như nghề con gái may áo cưới cho người ta, anh ạ. Gạo ngon thì đem bán hay để dành cho chồng cho con, còn chính các bà các cô hàng xáo thì ăn cơm tấm?.
    ?oTại cơm tấm ăn ngon và lạ miệng?.
    ?oKhông phải. Nhưng bởi vì cơm tấm no lâu, đi chợ xa đỡ phải ăn quà. Mà bỏ đi cho lợn ăn thì phí?.
    Đói no một vợ một chồng,
    Một niêu cơm tấm dầu lòng ăn chơi.
    *
    * *
    Cách đây ba chục năm, ở miền Nam có sáu xu vào tiệm ăn, phổ ky đưa ra một đĩa xì dầu, một cái hột gà và một thìa mỡ nước không tính tiền ngoài đồ ăn ra, mà cơm thì nóng sốt, trắng tinh ?" vì kĩ nghệ xay thóc mở mang, không có nghề hàng xáo như ở Trung và Bắc ?" tôi gần như không thấy ai ăn cơm tấm; nhưng bây giờ vì ơn nhờ kiệm ước, cơm tấm được coi là một thứ quà sảng vào hạng sang, thiên hạ ăn nha nhẩn, trông thấy người ta ăn mà mình đã thấy ngon rồi.
    Nhưng ngon cách mấy đi nữa thì cũng không có cách gì so sánh được với gạo ba giăng tháng mười. Cơm chín tới, cả nhà quây quần lại rồi bắc ra ăn với cá mương đầm Vạc vào hồi này đương béo kể đã là ngon, nhưng ngon thật là ngon thì phải kể đến cá mòi vì thảng mười chính là mùa của giống cá này ?" béo bùi nhất định là hơn đứt cá thu, mà ngọt thịt thơm hương dám cuộc là cá trắm, cá mương không thể nào sánh kịp. Thực ra, cá mòi không lạ gì lắm với miền Nam là đất có tới chín mươi ba thứ cá, tôm, cua, còng; ngon như cá trẻm, cá chìa vôi, cá lăng, lạ như cá duồng, cá tra lóp, cá sặc buồm, có tiếng như cá thát lát, cá chạnh lá tre, cá vồ chó, cá vồ cờ? Cứ vào khoảng tháng năm, tháng sáu ở đây, các chợ có mà thiếu giống cá mòi, các bà các cô mua rả rích đem về, hoặc chiên lên dầm nước mắm, hoặc nấu ngọt hay kho lạt ăn bằng thích.
    Nhiều người bảo: ?oThích gì! Cá mòi đóng hộp quanh năm có bán, ăn vào thơm mà xương lại nhừ, không tanh, tội vạ gì mà mua về làm cho cực!?
    Những người nói như thế là lầm. Cá đóng hộp kêu là sardines là cá trích, cá lầm, còn sardines của Mỹ và của Nhật là cá chuồn chuồn có râu ở mép và một cái vây dài ở lưng trông như cái cánh. Cá mòi (hareng), cũng thuộc vào loài cá biển, nhưng khác thế: nó dẹp, nhiều xương răm, mình tròn, thường thường lớn bằng ba ngón tay là cùng. Đặc trưng của nó là lắm mỡ; vào tháng năm tháng sáu, cá này béo gia dụng, mua một kí đem về lấy dao khứa ở hai bên lườn ra mà chiên lên có khi được tới một chén mỡ vàng như mỡ gà mái đẻ.
    ở Phan Thiết, tại cực nam Trung bộ, cá mòi là căn bản của một sản phẩm đặc biệt quý giá: mắm mòi ?" một sản phẩm từng làm đầu đề cho nhiều câu hát, câu hò tình tứ:
    Cô kia bới tóc cánh tiên,
    Ghe bầu đi cưới một thiên cá mòi.
    Không tin dở thử lên coi,
    Rau răm ở dưới, mắm mòi ở trên.
    Con trai Bình Thuận nghe thấy cô gái Phú Yên đẹp quá, mê cứ tít đi, dẫn cưới cả một thiên cá mòi, thế thì đủ biết mắm mòi ngon biết chừng nào, cá mòi quý là nhường bao.
    ở Bắc Việt, cá mòi không có nhiều như ở Nam và ở Trung. Cả năm, chỉ tháng mười, tháng một mới thấy giống cá này xuất hiện, mà đặc biệt là nó chỉ rộ lên mươi ngày lại thôi rồi lại có, có vài ba bận rồi thôi hẳn, y như thể chim ngói và rươi vậy.
    Tôi còn nhớ mỗi khi trời bắt đầu rét mà có cá mòi thì người ta gánh đi bán rao ầm ĩ cả hàng phố lên, y như thể có một thứ hàng gì lạ lắm. ?oAi mua cá mòi ra mua?. Và cũng như rươi, cốm và chim ngói, quay đi quay lại chỉ một buổi sáng là những bà nội trợ sành ăn đổ ra mua hết nhẵn. ở bên ngoài có gió rét mưa phùn, đóng cửa sổ lại mà uống một vài cốc rượu hâm cho nóng thì vừa lúc vợ ở dưới bếp đưa đĩa cá mòi lên cho chồng đưa cay: không, dù anh là người không ưa món cá, sợ tanh, anh cũng phải nhận cá mòi ở Bắc khía cạnh, rồi xát nghệ, nướng lên trên than tàu, chấm nước mắm gừng, nhắm rượu ngon gia dụng!
    Cứ nói thực ra thì có người đẹp miền Nam không lấy làm dzui lắm, nhưng tôi cứ phải chịu lấy cái tội ?othiếu sự thể? mà nói rằng, vào đây, tôi cũng ăn cá mòi, nhưng cá mòi ở Bắc sao nó vẫn có cái gì ngát hơn, bùi béo hơn, mà cũng ngọt ngào hơn. Không biết có phải tại hiếm mà quý? Tại thương vợ quá, phàm vợ làm món gì cũng thấy ngon dội hẳn lên? Hay là bởi tại thời tiết hiu hiu lạnh, mang mang buồn, ăn vào thấy ngon hơn? Mà cũng không biết có phải tại con cá mòi ngoài Bắc nó li kì hơn con cá mòi ở Nam và ở Trung?
    Sách ?oGiao Châu Ký? chép rằng ở miền bể phía Nam có thứ cá vàng đến tháng chín hoá ra con chim cút, trứng ăn vào bổ thận tráng dương, thịt chữa được các chứng phiền muộn, cảm lị, thì sách ?oThoại thực kì văn? của Trương Quốc Dụng cũng ghi rằng cá mòi là do con chim ngói hoá ra, cái ruột con cá mòi là cái mề của con chim ngói.
    Cuối tháng chín ăn chim ngói cơm mới sau lễ Thường Tân còn đương thòm thèm thì chim ngói bói không còn lấy một con, mà bây giờ sang đến giữa tháng mười lại vang rân tiếng rao cá mòi là con chim ngói hoá thân, mấy mà không cố mua ăn cho kì được để ngẫm nghĩ lại cái ngon của chim ngói và nhân tiện sánh cái ngon của chim ngói so với cá mòi ra sao.
    Ăn một miếng cá như thế, muốn nói gì thì nói, cũng cứ phải nhận là thú vị không tả được, mà vừa nhắm nhót vừa thấy thú vị trong lòng, ngon một cũng thành ra ngon mười, gia đình dù có túng thiếu ít nhiều cũng vẫn chan hoà một bầu không khí tươi vui ấm cúng. Chính lúc ấy, người chồng cảm thấy câu dân ca này đúng hơn cả bao giờ.
    Khế rụng bờ ao, thanh tao anh lượm
    Ngọt như cam sành, héo cuống anh chê?
    Mà người vợ, hình như cảm thông với chồng từ khoé mắt, từ tiếng cười, mặc dầu không thốt ra miệng cũng cảm thấy trong tim như có tiếng hát bé nhỏ vọng ra:
    Nhà em có vại cà đồng,
    Có ao rau muống, có đầy chĩnh tương
    Dầu không mĩ vị cao lương,
    Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em.
    Một nhà vui vẻ êm đềm,
    Đói no trong cảnh không thèm luỵ ai.
    Hay lắm. Cơm hôm nay thường thường thôi nhưng mà hay vì món cá mòi. Người chồng say chếnh choáng, lên trên gác đi nằm trước, vỗ vào cái chậu sứ Giang Tây trồng một gốc thanh tùng cổ thụ mà hát một mình:
    Bữa ăn có cá cùng canh,
    Anh chưa mát dạ bằng anh thấy nàng.
    Chập chờn nghe tiếng gió mưa ở ngoài sân, người chồng loáng thoáng thấy tiếng trẻ ở dưới nhà trò chuyện với nhau về một con chim yến ?ochú Lăng làm bay mất?, tiếng máy nước chảy lanh canh xuống những tách chén chị sen đang rửa? rồi người vợ phàn nàn:
    ?oQuên rồi, lúc nãy không ai nhắc tôi lấy chuối để cho cậu xơi tráng miệng! Chuối thế này mới là chuối chứ?
    Cốm, hồng, chuối trứng cuốc, cam? đó là thời trân của thảng mười, nhưng yêu nhất là quả quýt tháng mười sao mà nõn nường đến thế, sao cái vỏ nó mỏng đến thế, sao màu sắc tươi lạ tươi lùng đến thế. Tháng chín thì quýt đỏ trôn, sang đến tháng mười thì quýt chín. Trông những vườn quýt trĩu trịt những quả thắm một màu vàng xen vào những chùm lá xanh màu thiên lí, ai mà quên được những cô hàng đẹp như thơ, chít khăn vuông cười duyên với khách mà nói nửa đùa nửa thật:
    ?oQuýt đẹp như thơ, ngọt mua chua trả, ba quả một hào.?
    ờ thì mình cứ nhận là si, đã chết ai chưa, nhưng mà ăn nói duyên dáng như thế, cứ mua đi để? ăn dần, mình ạ! Yêu biết bao nhiêu người vợ tào khương thấy thế đã không giận người chồng trắc nết mà lại cỏn cười hoạ theo với cô hàng và nức nở khen cô hàng xinh quá.
    Nghe thấy thế người chồng rờn rợn tưởng là vợ chơi chua, nhưng dò ý tứ mãi thì thấy không phải thế, thực ra chỉ là khéo biết chiều ý chồng mà thôi.
    Không chiều ý thì làm sao người chồng ?olên cơn? bảo đưa tiền để tiêu xài một cách phi lí mà cũng cứ chịu liền? ấy là tại vì người vợ hiểu chồng quá đi rồi, biết là có tiền cũng chẳng đi cô đầu cô đít hay là trai gái phiện phò đâu, nhưng lại đi lên Nghi Tàm hay tạt về Ô Đống Mác mua cái đồi, hòn non bộ hay một cây thế lăng nhăng gì đó để ra ngắm vào ngắm rồi tưới, rồi sửa, rồi uốn, rồi bón, rồi hãm mất hết ngày.
    Mùa thu vừa qua đây, cây khô lá vàng, vì thời tiết hanh hao, sang đến tháng mười, có mưa dầm, cây cối tỉnh lại, không mua ngay gốc tùng La Hán của Nhiêu Ban hay chạy lên nhà Ba Thá nói khó để lại cây bỏng nổ gốc to bằng cổ tay mà lá lăn tăn như hạt thóc thì uổng quá.
    Sáng dậy, ra thăm mấy chậu cảnh, mấy cái đồi, thấy lá cây còn óng ánh nước mưa, lá tươi hơn hớn, hay những cái ?orễ nồi? trắng phau như có ai mới lau chùi, mình tự nhiên thấy nhẹ nhõm cả người và tưởng như mình là một thứ người đạo cốt tiên phong sống hẳn ra ngoài vòng kiềm toả. Khoác một cái áo lạnh lên lưng, đi quanh quẩn trong vườn, ?otrả lại? cành này cho cây này, tỉa những lá thừa kia cho cây kia, mình thấy ngày giờ trôi đi nhẹ như mây, nhưng nếu ví thử cái máu giang hồ vặt nổi lên, không muốn bị tù hãm trong bốn bức tường mà lại đi ra ngoài hứng rét đội mưa để nghe tiếng chuyển mình của sông hồ đồi núi thì lại thấy trong lòng ngan ngát một sự say sưa khác hẳn.
    Đó là cái say sưa thần thoại của Từ Thức nhập Thiên Thai nhìn ra bát ngát chung quanh toàn những hoa đào, mà lắng tai nghe thì trên trời dưới đất toàn là tiếng suối đàn róc rách.
  6. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    Nhưng tháng này đâu đã có hoa đào? Mận mới bắt đầu nảy lộc xinh xinh màu hoa lí, trà chửa ra hoa mà mộc thì cũng chưa hé nụ, nhưng hoa chẩu, sang đến giữa tháng mười sao ở đâu ra không biết mà nở nhiều đến thế! Nhớ lại lúc còn kháng chiến, vai mang một cái ba lô, tay chống một cái gậy tre, lê gót trên con đường Chi Nê đi Đầm Dạ thẳng hướng lên Lạc Thuỷ, Châu Sơn dưới mưa phùn gió lạnh, phải nói có cả chục cây số đường đất trắng tươi hoa chẩu. Hoa chẩu rơi xuống kín cả đầu, cả vai người cán bộ, kín cả cỏ hai bên vệ đường, kín luôn cả đồi cây, vách đá ở chung quanh. Xa xa, bỗng nổi lên tiếng xi xô của mấy đồng bào Thổ đi làm việc buổi chiều về, hát lên những câu hát mình nghe không hiểu, nhưng biết là nói lên nỗi uất hận của những người căm thù đế quốc làm cho con lìa cha, vọ lìa chồng, anh lìa em, mẹ lìa con, tình nhân lìa tình nhân vì chiến tranh.
    Ngày tháng mười tàn vội vã, mặt trời vừa lặn thì bóng tối dãi ra khắp đồi núi lúc nào không biết. Chính vào lúc đó, đứng trên một trái đồi mà lắng nghe hơi thở của trời, ta thấy có một mùi hương kì lạ làm cho ta nhẹ nhõm hẳn lên, một mùi hương dìu dịu nửa như mùi dạ lan hương mà lại nửa như mùi hoa mơ, hoa mận. Giẫm lên hàng cây số hoa chẩu đó và tắm hương của nó vào lòng, anh nhớ lại bộ tứ bình ngày xưa treo ở trong căn nhà lụp xụp phố Hàng Gai và thấy hiện ra rõ rệt, như trong một cuốn phim, cái cảnh mùa đông ở trong tranh vẽ một ông già mặc áo tay dài, vai mang bình rượu, đi với một tiểu đồng ?ođạp tuyết tầm mai?.
    Nhớ lại như thế tức là nhớ lại cả một thiếu thời hồỉ cha mẹ song toàn, cứ vào những buổi tối tháng mườỉ thì cậu Hảo và chú Cả Tộ lại sang nhà ngồi nói chuyện mua cái áo dạ Mông Tự để may mặc vào những ngày giá rét sắp tới hay là rủ nhau đi ăn chả cá ở nhà Hy ?ochớ không nên vào cái nhà Sơn Hải mới mở ăn không thú lắm vì không có cái không khí mông lung sương khói?
    ở đây là xứ giơ tay ra thì có gạo, vớt nước lên thì có cá, ôi thôi, còn thiếu món cá gì mà chẳng có người làm: đầu cá nhắm không, hay cuốn thành gỏi, hoặc là ăn với bún, cách gì cũng vẫn cứ là ngon; muốn lạ miệng, thì dùng cá nướng trui, cá bọc vào đất rồi bện rơm lại mà hầm, như các ông sư hổ mang hầm thịt chó; nhưng có cô gái nào xót ruột thì nên dùng canh chua cá lóc hay lấy tạm cá tra sọc, cá sặc buồm, cá bi côi nấu với xoài xanh ăn cũng ?ođỡ? vô cùng.
    Cá làm thành bao nhiêu món, cá tạo nên bao nhiêu là bài thơ, nhưng chỉ lạ có một điểm là làm sao không ai làm chả cá để đến nỗi phải đợi sau khi di cư đến bảy tám năm trời mới có hai ba nhà làm món ấy để cho các ông ghiền món ăn này ?oxài đỡ?!? Đi chơi mười một quận đô thành, đi khắp cả các Vàm Đông, Vàm Láng, Vàm Tây, Bãi Xầu, Sóc Trăng, Bạc Liêu xưa kia nổi tiếng về nghề đóng đáy thả lưới, quăng chài để bắt cá bắt tôm mà cũng nổi tiếng luôn là có nhiều các chú:
    Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,
    Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu
    thật quả tôi chưa thấy một người Tàu nào làm chả cá trong khi bao nhiêu món ăn Bắc như phở, bánh dẻo (1), thang, cuốn, thịt cầy, lươn, ếch, họ đều làm tuốt để bán cho người mình thưởng thức! Tại chả cá khó làm? Tại có một bí quyết riêng ướp chả? Hay tại vì cá anh vũ dùng làm chả không ở đâu có ngoài Bắc Việt? Điều đó chưa có người nào nghiên cứu nhưng hồi còn ở Hà Nội, mỗi khi ngồi tán chuyện gẫu với Hy-Chả-Cá (2) mà thấy có những người Tàu ở Hồng Kông về đặt mua cả trăm cả ngàn ?ogắp? với đủ rau, hành, nước mắm, bánh đa, cà cuống, mắm tôm, chanh ớt để đưa lên máy bay chở hoả tốc về Hồng Kông ăn nhậu thì tự nhiên mình cũng thấy sướng tê tê vì người mình đã sản xuất được một món ngon đặc biệt mà chính ba tàu nổi tiếng là nước ?okén ăn? cũng phải mua của ta để xài!
    Nghĩ như thế rồi ăn một bữa chả thật ngon, được chủ nhân để dành cho vài chục gắp ?olòng?, chan mỡ nước kêu lách tách, rồi uống nước trà mạn sen, ăn một miếng trầu nóng ran cả người lên, đoạn đi ngất ngưởng trong gió lạnh, tìm một cái xe bỏ áo tơi cánh gà trực chỉ Khâm Thiên hay Vạn Thái nghe một vài khẩu trống, không, anh phải nhận với tôi là cái bọn tiểu tư sản sống vô bổ và đầy tội lỗi thực đấy nhưng sướng lắm ?" sướng không chịu được. Có anh sẽ bảo:
    ?oNói giọng gì mà nghe thấy cái thói ích kỉ nó thấm vào đến tận xương, tận tuỷ! Thế chú mày không biết rằng ở quê cày bừa gặt hái vất vả, người nông dân chính vào cái cữ này khổ cực vô cùng, không mở mắt được, có khi phải làm việc suốt đêm đến sáng??
    Đương nằm làm một điếu tự tay em tiêm ?otrôn quýt? đưa mời, mà nghe thấy ông bạn nói thế, ai mà không cảm thấy như bỏ cục tuyết vào cổ áo làm tê dại cả xương sống, xương sườn.
    Người hưởng lạc cảm thấy nao nao trong lòng một giây lâu, nhưng sau đó lại tìm ngay được rất nhiều lí lẽ để tự bào chữa cho mình, tự an ủi, và tự tuyên bồ là mình trắng án. Là vì nằm bắt óc nhớ lại hết các ca dao, tục ngữ, dân ca của đất Việt trời Nam, anh không thể nào kiếm ra được một câu nào nói lên là người dân quê khổ cực trong tháng mười.
    Tháng giêng chân bước đi cày,
    Tháng hai vãi lúa, ngày ngày siêng năng.
    Thuận mùa lúa tốt đằng đằng,
    Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà.
    ?
    Tháng mười buôn thóc, bán bông,
    Tháng một tháng chạp nên công hoàn thành
    ?
    Cỏ lúa dọn đã sạch rồi
    Nước ruộng vơi mười còn độ một hai.
    Ruộng thấp đóng một gàu dai
    Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng.
    Chờ cho lúa có đòng đòng,
    Bấy giờ ta sẽ trả công cho người,
    Bao giờ cho đến tháng mườí,
    Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.
    Gặt hái ta đem về nhà
    Phơi khô, quét sạch thế là xong công.
    Thực ra, chính đến tháng mười là người dân quê Bắc Việt tương đối rảnh tay, vì lúc bấy giờ là mùa gặt, thóc gặt về, đập sảy, phơi phóng xong rồi là yên. Cho đến hết tháng mười, họ chỉ còn lo quây vào cót để ăn dần, bán dần đi để lo trả công trả nợ, đóng sưu đóng thuế cho chồng, nhưng đấy là những năm được mùa. Còn mất mùa thì sao?
    Phải biết rằng trước đó, vào lúc lúa sắp chín, đã có bỉết bao nhiêu ngày, biết bao nhíêu đêm, người nông dân lo sợ mất ăn mất ngủ. Họ sợ những đêm chớp bể mưa nguồn, họ sợ những trận mưa to, khiến nước lũ kéo về làm lụt lội, và đêm đêm họ trông từng cái ráng trời, cái rễ cây; họ hỏi sao, họ trông gió, họ nhìn trăng, vì nếu ?ocó bề nào? thì tất cả thành công cốc! Không những là đói mà còn bao nhiêu thứ khổ cực bêu riếu nữa!
    Bây giờ gặp phải hội này,
    Khi thì hạn hán, khi hay mưa dầm,
    Khi thì gió bão ầm ầm,
    Đồng điền thóc lúa mười phần còn ba.
    Lấy gì đăng nạp nữa mà,
    Lấy gì công việc nước nhà cho đang,
    Lấy gì sưu thuế phép thường,
    Lấy gì bổ chợ đong lường mà ăn?
    ?oNói thế là nguỵ biện. Tháng mười gặt hái, vui vẻ như anh vừa nói là chỉ nơi đất đồng mùa. ở những đất đồng chiêm như Nam Định, Thái Bình, Phủ Lý, tháng năm là mùa gặt hái, còn tháng mười, anh còn nhớ ra thế nào không? Từ giữa tháng sáu, các cánh đồng chiêm biến thành những dải nước mông mênh trắng xoá. Làng mạc thành ra những cù lao nằm chơ vơ trong nước bạc, từ thôn này sang thôn nọ có khi phải đi bằng thuyền nan. Và cái cảnh trời nước mông mênh như thế kéo dài cho tới trung tuần tháng tám. Lúc ấy, nước mới bắt đầu rút lần lần. Đó cũng là lúc người dân quê bắt đầu lo bừa vụ chiêm. Thử tưởng tượng cuối tháng chín đầu tháng mười, trời đất hanh hao, tay chân bị nẻ mà phải lội nước để cày bừa những thửa ruộng lởm chởm những gốc rạ đâm vào chân. Mà nào chỉ có thế thôi đâu, đất đồng chiêm lại nhiều giống đỉa cứ bám riết lấy chân người cày ruộng mà cắn và hút máu!
    Cày đồng đang buổi ban trưa,
    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
    Ai ơi bưng bát cơm đầy,
    Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
    Đấy tôi lại đố anh tìm được một câu dân ca nào nói lên được cái khổ cực của người dân quê hơn là câu ca dao nói về việc cày bừa vụ thảng mười!?
    Nghe thấy thế người khách chơi đêm ớ mặt, không biết nói ra thế nào. Nhưng biết làm sao được? ?oTrời cho mỗi người một lộc?, thôi, ta cứ biết hưởng thụ đã rồi muốn ra thế nào thì ra.
    *
    * *
    Về khuya trời rét ngọt, nằm trên một tấm nệm rồi trùm cái chăn lên trên mình nghe các em lẩy Kiều hay hát vo bài Tỳ bà, thỉnh thoảng lại làm một điếu, hãm một miếng táo hay một trái nho, rồi lim dim con mắt lại mơ mơ màng màng, tôi quả quyết với anh rằng cách mạng, đảo chánh, chống bất công xã hội? tất cả những cái đó anh đều cho là ?ođồ bỏ? không ăn nhằm gì hết! Những lúc ấy mình mới mang máng thấy rằng những người làm chánh trị họ tâm lí thật: cái bọn ?otạch tạch sè? chẳng làm được mẹ gì, còn những người cứu nước từ ngàn xưa như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Huệ, Lê Lợi? đều xuất thân là những nông dân áo vải?
    *
    * *
    Thôi, biết rồi! Nghĩ lan man quá làm gì nó mất vui đi mà hại lây cả đến bữa thuốc xài toàn hộp con rồng, đã đậm mà lại bùi như lạc. Đến mờ mờ sáng, vác cái thân mệt nhọc ra về, bảo phu xe mắc cái áo tơi lên để cho hàng phố khỏi nhìn thấy mặt, có phải đã mấy lần người chồng ấy hé mắt nhìn ra ngoài đã thấy vợ đỗ cái xe nhà ở gốc cây đa ba ngọn, đi chợ thật sớm mua con cá lá rau cho thật tươi, thật rẻ, để cho cơm lành canh ngọt, chồng con vui vẻ, gia đình ấm cúng, thuận hoà?
    Ghét không biết chừng nào cái thiếu thời đầy tự ái! Mang tội lỗi cùng mình đến thế, người chồng đã chẳng biết thương người vợ mưa dầu nắng dãi mà lại còn lấy làm hả hê vì đã sống đúng theo lí tưởng của một người chồng kiểu mẫu lúc bấy giờ: vợ phải chịu thương chịu khó, còn chồng thì muốn ăn chơi chè rượu gì, tuỳ ý, vợ không có quyền can thiệp.
    Sau này, đến lúc có con, có cái với nhau rồi, bắt đầu biết thương vợ, anh ta có lúc đã nghĩ thầm thế nào rồi một ngày kia, gặp khi có bóng trăng hữu tình soi sáng trước sân, vợ chồng góp trăm mối lại để đem làm tâm sự thì sẽ thú hết cả tội lỗi với người thương về những lỗi lầm ngày trước? nhưng thôi, bây giờ thì còn biết thú tội với ai, thú tội cách gì, mà còn ai nữa để mà thú tội!
    Nằm trong đêm, mở mắt nhìn vào cái tối tăm sâu thẳm, bao nhiêu đoạn đời sống bên cạnh vợ con, dưới mái nhà lành, hàng đêm lại hiện ra từng mẩu một, từng mẩu một, và chưa bao giờ anh lại thấy ngao ngán cho mình như thế, chưa bao giờ lại thấy cái thân bé nhỏ của mình chồng chất nhiều nỗi sầu to đến thế!
    *
    * *
    Sàigòn đẹp như mắt cô con gái đa tình! Ta yêu Sàigòn quá, nhưng ghét sao mười mấy năm nay vẫn cứ giới nghiêm hoài không để cho người ta đi thong thả nghe tiếng của ban đêm một chút? Thôi thì muốn làm gì nhau thì làm, cũng cứ vùng dậy mà đi, đi, miễn là đi, nhưng đi đâu, mà đi làm gì, chưa biết. Thì ra lầm quá: mình cứ tưởng tượng giờ giới nghiêm thì chẳng có ma nào ở ngoài đường, hoá ra không phải. Giới nghiêm cho có lệ, chứ một hai giờ sáng, nhiều nhà hàng, tiệm nước vẫn có khách túa vào, nhảy nhót ăn chơi, hả quá.
    Nhớ lại có những đêm tháng mười ở Hà Nội, vợ chồng còn sống cạnh nhau, cứ vào khoảng này thì mặc áo ấm dắt nhau đi trên đường khuya tìm cao lâu quen ăn với nhau một bát tam xà đại hội có lá chanh và miến rán giòn tan, người chồng lạc phách đêm nay nhớ vợ cũng đóng cửa lại đi tìm một nhà hàng nào bán thịt rắn để nhấm nháp một mình và tưởng tượng như hãy còn ngồi ăn với người vợ thương yêu ngày trước, nhưng sao đi tìm mãi, đi tìm hoài không thấy một tiệm nào bán thịt rắn thế này?
    Rõ mình là thằng điên! Rắn thì phải ăn vào trời rét, vì rắn lúc ấy mới béo mà nhả hết chất độc ở trong mình ra, cho đến đông chí thì vào thu hình trong hang; lúc ấy rắn ăn không còn bổ mà có khi còn độc nữa, thế thì sao tháng mười ở đây, nóng chảy mỡ ra, lại có thể có thịt rắn để làm vui khách hàng kén ăn?
    Người đàn ông oan khổ lưu li ngửng lên nhìn trời thấy mây đỏ đòng đọc mà không khí đặc quánh lại như có thể lấy dao ăn để thái ra: trời này còn nóng mà độc lắm đây. Ai dại gì mà ăn thịt rắn. Muốn ăn thì phải về Đồng Tháp, chớ ở Sàigòn người ta ăn những cái gì chứ đâu có ăn thịt rắn, đi kiếm chỉ mất công vô ích.
    Hờ hờ, nếu không có thịt rắn thì ăn làm gì? Người chồng tức giận mà không biết tức giận cái gì, lại quay gót về nhà và tưởng như thấy ở mỗi góc đường tăm tối có những cầm thú đi hai chân chỉ rình giết người đi khuya và hình như ở xa xa có tiếng vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya, ?ođâu đâu u uất hồn sơ cổ, từng bóng ma rừng theo bước đi?.
    Người khách đi đêm ơn ớn lạnh. Anh ta nhớ lại lúc cùng đi với vợ trong đêm theo bước nhịp mà họ gọi đùa là ?onhịp bước quân hành?: ờ, lúc ấy cầm thú ít, yêu ma không có, đời đẹp như một bông hoa trinh trắng, không biết một ngày kia bắt chước Orphée xuống địa ngục tìm Eurydice, có bao giờ lại thấy như thế nữa không?
    *
    * *
    Ôi mộng, chỉ là mộng và chỉ là mộng mà thôi! Địa ngục thì bao giờ lại có hoa trinh trắng! Đến dưới một gốc đèn rầu rĩ, anh thấy cái bóng anh đi lù lù ở phía trước, đi cô độc trên đường dài.
    Người chồng dừng lại, sợ chính bóng mình. Nước mắt anh lại ứa ra, và chảy dài theo lối đi lấp loáng một bông sao rụng.
    Chú thích
    (1) Bánh cuốn ở Thanh kêu là bánh dẻo
    (2) Chủ hàng chả cá nổi tiếng nhất ở Hà Nội
  7. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Thương về những ngày nhể bọng con rận rồng
    Tưởng là hết chuyện truyền kì, quả là lầm. Sang tháng một, lại có truyền kì về con cà cuống.
    Có ai ở Bắc Việt vào đây cho hỏi thăm tháng một mấy năm nay ở Bắc Việt, trời có rét lắm không, mưa vẫn riêu riêu buồn như trước hay thời tiết vì ảnh hưởng bom đạn của Mỹ đã khác xưa? Nghe thấy nước bạn Mỹ xuất toàn lực ném những loại bom kinh khủng lắm, mà ném toàn bom nặng tới bảy trăm tấn có sức phá hoại ngang bom nguyên tử, mình ở đây thấy rợn cả tóc gáy lên, ấy thế mà không hiểu làm sao cứ nghe thấy người ta nói là Bắc Việt vẫn đánh và đánh dữ hơn cả lúc mới phát động chiến tranh là khác!
    Thế thì là cái thớ gì? ở dây, người ta cũng ném bom tiêu diệt quá khích, ai cũng bảo là thời tiết không như trước, mưa không đúng cữ mà nắng cũng ra ngoại lệ, thành ra mình cũng tưởng thời tiết Bắc Việt đổi thay, do đó lắm đêm nằm tưởng tượng, mình cứ ngỡ là Bắc Việt không còn mưa rét nữa mà có khi lại nóng nứt đá tan vàng cũng nên. Nghĩ như thế, thấy buồn; nhưng nằm nghĩ thêm một lúc mình lại cười muốn khóc. Bom không làm nhụt được người thì sao mà lại ảnh hưởng được đến trời?
    Bảo rằng thuốc khai quang có thể làm cho người ta ngứa; đạn thối có thể làm cho người ta nghẹt mũi trước tiến bộ của văn minh khoa học; đạn cay có thể làm cho người ta nhức đầu khó chịu, nhưng bảo rằng bom mà thay đổi được thời tiết, có lẽ là chuyện mơ hồ bịa đặt.
    ấy, chính vì nghĩ dớ dẩn như thế mình mới thấy yên tâm hơn một chút.
    Hơn thế, lại còn nghe thấy nói rằng những vùng bị bom, mười ba năm nữa không cày cấy, trồng trọt được cũng lại là loè nữa. Trái lại, có người quả quyết những chỗ bị bom cày như thế trồng trọt cày cấy lại tốt hơn, còn không khí ở những vùng bị bom nguyên tử ở Nhật tưởng đâu là bị ô uế đời đời nhưng chỉ mấy tháng sau thì lại sạch sẽ và trong vắt như thuở trước. Cây lại đâm hoa trổ lá, chim lại ca hát trên cành, thế thì cơn bom đạn qua rồi trời lại trong xanh, gió lại thổi, mây lại bay, cây lại nở ngành xanh ngọn, có hề gì đâu, như thiên hạ vẫn thường đồn đại ?!
    Nước non là nước non trời
    Ai chia đặng nước, ai dời đặng non
    Không ai dời đặng non, không ai chia đặng nước, thế thì tháng một ở Bắc Việt, tất nhiên vẫn rét, mưa tháng một ở Bắc Việt tất nhiên vẫn riêu riêu. Và nghĩ đến như thế thì bảo không yêu Bắc Việt làm sao cho được?
    Mưa rét thì khổ, khổ nhất cho người nghèo, nhưng biết như thế mà vẫn cứ yêu bởi vì cái mưa, cái rét ấy thông thường quá, vì chỉ có Bắc Việt mới có cái mưa cái rét ấy thôi. Ai đã xa nhà, trôi nổi ở một phương trời không có nước mắm, không có phở, tương tư phở và nước mắm thế nào thì ở giữa một thành phố khét lẹt hơi người, chói chan nắng lửa, người ta cũng nhớ mưa rét tháng một ở quê hương mình đến thế là cùng.
    *
    * *
    Chập tối, thắp một ngọn đèn lên ăn cơm rồi uống một ngụm nước vối, quây quần lại với nhau nói chuyện, cái thú ấy kể đã êm đềm; nhưng nếu lại chống một cái gậy tre, đi qua vũng lội mà sang nhà hàng xóm bàn chuyện tầm phơ, cái thú ấy lại càng đậm đà hết sức.
    Những cái gộc, những cành cây mót lại và chất đống ở đằng sau vựa thóc, lúc bấy giờ lấy ra đem chụm để cùng quây lại mà sưởi ấm, có một cái gì rất mờ ảo, thần tiên, làm cho người ta quên mệt nhọc, quên cả lo âu, quên luôn những buồn rầu về tiền nong công nợ. ánh lửa bập bùng soi vào những bộ mặt nửa sáng nửa tối của những người ngồi nói chuyện. Thỉnh thoảng, nghe gió rào rào và nước lóc róc trên tàu ba tiêu, có người mới nhớ là bên ngoài mưa và rét. ở trong này chén nước vối nóng làm ấm lòng người ta. Một ông vỗ vào đùi:
    - ờ, thằng Cún đâu nhỉ, tao có giấm mấy củ khoai trong bếp tro, về lấy sang đây, mau!
    Có tối chỉ có một mẻ ngô rang mà khề khà ăn gần hết đêm. Lại có ông nhấm nháp một vài chén rượu với chả nhái, rung đùi tưởng chừng như có thể gãy cả thang giường vì ngon quá thể là ngon, ngon có thể chết ngay đi được.
    Hồi kháng chiến, tôi đã từng sống ở những làng đồng chiêm và những buổi tối tháng một vẫn ngồi đốt lửa họp hội đồng như vậy. Họp chừng một tuần, thành ra nghiện. Nghiện chuyện của bà con lối xóm, nghiện nước vối, nghiện ngô rang, nghiện khoai lùi, và nghiện luôn cả cái lòng ưu ái đậm đà của những người hàng xóm nghèo nhưng ăn ở lúc nào cũng như bát nước đầy.
    ở đất đồng chiêm, khoảng giữa tháng mười, sau khi tát nước để làm vụ cấy, người nông dân gieo mạ trên những thửa ruộng xâm xấp nước. Buổi chiều, chắp hai tay sau lưng đi ra ruộng, vào trung tuần tháng một, ta đã thấy ngọn mạ dạt dào trước gió bấc. Qua màn mưa phùn tím nhạt, những ruộng mạ xanh hoa lí giải ra như những tấm thảm lưu li, chỗ đậm, chỗ nhạt, trông thật tài tình. Mạ lúc ấy cao chừng ba tấc, mỗi khi có gió chạy qua, rạt cả xuống rồi lại đứng lên, trông y như thể là các cô tiên đang múa.
    Trông thấy mạ, người nông dân không những sướng mắt mà sướng cả lòng. Là vì lúc ấy họ cảm thấy đã hơi hơi ?oăn chắc?; mai kia, họ sẽ nhổ mạ lên bó lại từng bó, xén bớt đầu lá để đem cấy lại, nhưng trước khi cấy lại, thường thường phải tát nước vào trong ruộng.
    Chính lúc này nước lại khan, hồ ao lắm khi gần như cạn hết, người làm ruộng phải mất công tát từ những mương xa, nhiều khi phải cho nước chảy qua ba bốn thửa ruộng khác mới tới ruộng của mình. ấy chính đôi khi tát nước như thế mà bắt được vài con cá nhỏ hay mấy con tôm càng, họ nhịn miệng không ăn, lại đem biếu vợ chồng người khách lạ tản cư về làng họ. Tội nghiệp, ông bà ấy bỏ cả nhà cả cửa mà đi?
    Họ không nghĩ đến chính thân họ mà chỉ nghĩ thương đến người từ ở phương xa tới và đã biết bao nhiêu lần đi kiếm rau mồng tơi, mảnh bát về nấu canh, họ không quên hái thêm một mớ cho vợ chồng mình ?oăn tạm?.
    *
    * *
    ở thị thành, phải nói thật là cái không khí yêu thương, ưu ái đó không có mấy. Tôi nhớ những đêm tháng một hồi còn bé, cứ độ tám giờ tối thì nhà nào nhà nấy đóng kín cửa lại ở trong nhà với nhau, ít có người nọ đến thăm người kia, ít có đốt lửa sưởi với nhau và cũng ít có những ?ovụ? uống nước vối, ăn khoai lùi, trò chuyện cởi mở với nhau như thế. Thường thường, trẻ con chui vào chăn bông đi ngủ sớm, trùm kín đầu đâu đấy rồi mới móc túi lấy hạt dẻ hay ngô rang ra xực, trong khi một cô em gái đọc cho bà nội nghe truyện ?oThuyết Đường? hay ?oTây Du? lấy công một hai xu một quyển.
    Có khi ăn chưa hết ngô rang trong túi đã ngủ rồi, và chỉ độ một tiếng đồng hồ đã mộng thấy mình đi qua cầu, sang Gia Lâm, Gia Quất bẻ trộm ngô và bị người ta đuổi đánh. Sợ toát mồ hôi, thức dậy thì có khi cả nhà đã tắt đèn đi ngủ rồi. Lúc ấy, nằm mà lắng tai nghe những hạt mưa nặng hơn lúc ban ngày rơi lộp bộp trên mái ngói, người ta, dù hãy còn nhỏ nhít, cũng thấy buồn tê tê, nhưng buồn nhất đêm đông ở Bắc Việt là tiếng rao ?ogiò giầy? và tiếng một người ăn mày từ ở tít đàng xa vọng tới, ví cái thân mình với con cá: ?ocon cá nó sống vì nước, con sống về cửa ông cửa bà?.
    Hình ảnh một người đàn ông mặc áo lá rách, đội một cái thúng vá trên đầu và xách một cái đèn dầu ở tay, thỉnh thoảng lại đánh rơi trong đêm khuya một tiếng rao ngái ngủ ?ogiò giầy? cũng như hình ảnh một người mù, tay cầm một cái gậy bò lê dưới trời mưa, trong gió lạnh (có khi có một con chó dẫn đường), tính đốt tay cho đến bây giờ đã có ngót sáu mươi năm nhưng vẫn cứ mờ mờ hiện hiện trong óc tôi mỗi khi thấy tháng một trở về.
    Tháng một trở về ở đây không có gió bấc, không có mưa phùn, tháng một trở về ở đây tươi hồng rậm lá, tháng một trở về ở đây sướng như điên trong tiếng nhạc ?osốt gun? có cô con gái Việt Nam bá vai thằng Mỹ đu đưa, thế mà không hiểu tại sao tôi cứ nhớ hoài, cứ thương mãi cái tiếng rao ?ogiò giầy? và tiếng than ?ocon sống về cửa ông cửa bà? của người ăn mày mù! ?
    Sàigòn ơi, Sàigòn có đêm hồng, Sàigòn có những cô ca sĩ đeo một triệu rưởi hột xoàn ở cổ và một triệu rưởi hột xoàn khác ở vú, có khi nào quay về xứ Bắc anh em để nhận thức rằng Sàigòn sướng không biết chừng nào vì gạo thì thừa, cá lại lắm mà mùa đông lại không cần áo rét vì
    ở đây được cái quanh năm nắng,
    Chẳng mượn ai đan áo ngự hàn!
    - Rỡn hoài. Bộ anh này muốn nói mỉa Sàigòn sao chớ?
    - Đâu có. Này, tôi hỏi: thế từ xưa đến nay có bao giờ ở miền Nam lại có người chết đói chưa? Mà có bao giờ đã có người chết rét chưa? ở Bắc, có những năm mất mùa, vô số người chết đói; còn rét mà chết, nói đâu xa làm gì, chỉ cách đây vài năm thôi, các báo chẳng đăng bằng tít bự như thế này, rằng ?oở Bắc Việt người ta chết cả đống vì trời ra tai rét quá, không thể nào chịu nổi??
    Thế nhưng mà thôi, nói mấy cũng là thừa, bởi vì từ xưa tới nay ai cũng biết là Bắc Việt nghèo khổ mà Nam Việt thì phè phỡn. Phè phỡn vì Nam Việt là con cưng được trời thương, nhưng ?ocon ghét làm nên? có lẽ cũng là được trời thương cách khác. Nhưng dù là con thương hay con ghét thì cũng là anh em ruột thịt cho nên Nam, Bắc lúc nào cũng thương nhau, mỗi khi thấy cẳng đậu đun hạt đậu, thì hạt đậu khóc hu hu:
    Cùng chung nhau một mẹ,
    Đun nhau nỡ thế ru?
    Tôi không ưa mấy ông ?oBắc Kỳ cũ? lên mặt thạo, nói rằng người Nam ?ochịu được người Trung chớ không chịu được người Bắc? và mặc dầu người Nam không nói ra miệng nhưng trong tiềm thức vẫn nuôi một tinh thần kì thị.
    Thú thực, tôi chỉ thấy ở Mỹ có kì thị đen trắng chứ ở ấn bây giờ cũng chẳng còn kì thị giữa quý phái và cùng đinh thì sao ở Việt Nam lại có thể có kì thị Nam Bắc được? Nói lí sự nghe lãng nhách, cứ nhìn vào thực tế mà xem. Chỉ trong vòng có hơn chục năm nay, Bắc Việt và Nam Việt đã tỏ ra ?ochịu? nhau như chưa bao giờ thấy ghi trong lịch sử: chịu nhau từ việc lớn là bảo vệ tự do, xây dựng dân chủ cho đến việc nhỏ như vũ nhạc, y phục, trang trí, ẩm thực, thời trang? Cuộc di cư vĩ đại một ngàn chín trăm năm mươi tư tưởng đâu là một giai đoạn đau buồn trong lịch sử Việt Nam, thế mà không ngờ lại thành ra một cái cớ để siết thêm chặt tình thương yêu Nam Bắc.
    Hồi còn người Pháp ở đây, tôi hả hê không biết chừng nào khi thấy có những ông tây chính cống nghiện mắm tôm, đến nỗi cho cả mắm tôm vào chè đường để ăn. Đến thời Mỹ, thấy họ đem thực phẩm từ Mỹ sang để xài với cả nước lạnh từ bên Mỹ sang để uống, tôi cử tưởng suốt đời ngườỉ Mỹ không thèm nhúng vào một miếng ăn nào của Việt Nam; ấy thế mà chỉ một hai năm sau, chả giò, chả lụa, lươn um, thịt bò khô trộn với đu đủ, bún thang? họ tìm ăn như quỷ. Thấy vậy, tôi cười, và thích thú vô cùng.
    Nhưng thích thú, hả hê gì thì cũng không bằng thấy các ông, các thầy người Nam lịch sự như trời nghiện phở Bắc, sáng sáng không làm một tô thì đừ ra trông thấy, hay các bà các cô người Nam đẹp như tiên chịu bún riêu, bánh cuốn, bún ốc, rượu nếp, thang? hơn là bún bò, bì cuốn, hủ tíu thịt heo, cháo huyết?
    Vẫn biết mỗi thức ăn có một phong vị riêng, không thể đem ra so sánh được, nhưng trông thấy người Nam ?oăn Bắc?, tôi thấy có một cái gì duyên dáng lạ lùng, và tôi ưa nghĩ rằng ăn như thế là đem cái thương yêu đặt vào trong lòng, trong ruột.
    *
    * *
    Cô Ba đã thấy có những người Bắc mới vào đây không biết ăn sầu riêng chưa? Ngộ lắm: họ lợm giọng, muốn nhả ra, nhưng sợ bất lịch sự đành phải nuốt mà chảy cả nước mắt nước mũi ra, y như thể một đứa trẻ ăn cơm muốn bỏ mứa nhưng không được, phải nhắm mắt nhắm mũi nuốt cho xong.
    ở Bắc, có một món mà lúc đầu nhiều người trong này cũng không chịu được, cũng như có một số người Bắc lúc đầu không chịu được sầu riêng nhưng sau quen giọng rồi thì nghiện như nghiện cần sa vậy: đó là cà cuống - một thời trân của tháng một, được lưu ý nhiều từ khi có cuộc di cư.
    Bây giờ, nói đến cà cuống, tất còn có cô Bảy, cô Ba lợm giọng và chê là hôi quá, không chịu nổi, nhưng nói chung thì nhiều người ở đây đã chịu cái giọng của nó rồi. Tôi còn nhớ hồi năm một ngàn chín trăm hai mươi chín, ba mươi, ở trong này, về phía đồng bào người Nam có thể nói một ngàn người thì may ra có một dùng được nổi mà thôi, còn chín trăm chín mươi chín người ?ocẩm như Tây? không thể ngửi được mùi của nó, chớ đừng nói là thưởng thức.
    Thực tình đến bây giờ tôi không biết tại sao lại có người ngửi mùi cà cuống mà lại bảo là hôi, chớ ở Bắc thì có thể nói không người nào lại không mê cà cuống, không nhà nào lại không có một ve cà cuống để sẵn trong nhà, ăn uống món nào đó cần phải có tí cà cuống mà không có để đưa ra thì người nội trợ chưa được liệt vào ?osố dách?.
    - Tưởng là gì! Con cà cuống anh nói đó có phải tên thật là đà cuống không? Nếu thế thì ở đây thiếu gì. Người ta không buồn bắt. Vào cữ này, đêm nào anh cứ đi láng cháng trên con đường Tân Sơn Nhứt hay là ra cầu Bình Lợi xem có cả đống không?
  8. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    Chính ?ohắn? đó. Người ta quen gọi là cà cuống. Thực ra, tôi không biết sự tích nó thế nào, nhưng nhớ lại lúc vợ chồng sum họp với nhau, ngồi nhể bọng cà cuống lấy dầu, thì vợ vốn là người thuộc thơ và nhớ tích truyện, cho biết con cà cuống thực ra là con đà cuống, và cũng như chim ngói, cá mòi, cũng có một truyền kì về nó.
    Tục truyền rằng Triệu Đà là người đầu tiên ở nước ta ăn cơm với con cà cuống. Thấy thơm một cách lạ kì, ông ta bèn gửi dâng vua Hán một mớ và gọi nó là ?oquế đồ?, nghĩa là con sâu cây quế. Vua Hán nếm thử thì nhận rằng nó giống mùi quế thực, khen ngon và phân phát cho quần thần mỗi người một con. Bất ngờ trong đám có một ông lắm chuyện tâu rằng: ?oĐó không phải là con sâu sống ở trong cây quế mà chỉ là một con sâu sống ở dưới nước ?othuỷ đồ?. Vua mới phán rằng: ?oThử nãi Đà chi cuống dã?, nghĩa: đó là lời nói láo của Đà. Từ đó, cà cuống thành ra đà cuống. Nó còn một tên nữa là ?olong sắt?, nghĩa là con rận rồng.
    Con rận rồng! Nghe tên có quý không? Ta có tám món ăn quý nhất gọi là bát trân : nem công là một, chả phượng là hai, da tây ngu là ba, bàn tay gấu là bốn, gân nai là năm, môi đười ươi là sáu, thịt chân voi là bảy, yến sào là tám. Con rận rồng không phải là một thứ trân, mà chỉ nên coi là gia vị, nhưng nghe tên thì quý có phần hơn cả bát trân là khác.
    Là vì con cà cuống quý không phải vì thịt nhưng vì cái dầu của nó. Cứ vào cữ tháng một ở Bắc Việt cà cuống trứng, cà cuống cay ?odội? lên ở khắp nơi. Trên các đường phố Hà Nội thương thương, có những người đàn bà đội thúng ở trên đầu, tay đu đưa đi trong im lặng không rao một tiếng mà tài thế, nhà nào cũng biết để mà gọi vào mua.
    Tôi còn nhớ có một thời kì tôi được sống những ngày trời tháng bụt: mùa rét, tám chín giờ mới dậy, chừng mười giờ mặc ba-đờ-suy, đi ghệt đờ-vin láng cháng ra một nhà hàng gần đó uống rượu hâm, rồi về nhà giết những phút vô liêu bằng cách lên gác xuống nhà, ngâm ngợi dăm ba câu lếu láo.
    Chính nhờ thế, tôi mới biết là những người đàn bà bán cà cuống ấy sở dĩ không cần rao vì họ đã có khách quen cả rồi: có hàng thì cứ tự nhiên đem vào bán, mà đã vào thì các bà nội trợ cứ tự nhiên mua. Người bán và người mua cùng ngồi nhể bọng cà cuống cho vào một cái đĩa nhỏ, đến khi xong cả thì mới trút vào trong một cái ve nhỏ bằng ve dầu Vạn ứng, đậy thực kín, lấy giấy bóng bao ngoài cái nút rồi lấy dây quấn chặt để cho không bay hơi đi mất.
    Vì không có công chuyện gì phải làm ăn gấp rút, có nhiều lần tôi cũng ?oké? vào ngồi xem và cũng bắt chước đi lấy tăm nhể bọng cà cuống chơi. Những con cà cuống này còn sống cả. Nếu cầm không cẩn thận, nó châm cái ngòi vào tay. Ngòi nó từa tựa như vòi con ve vậy. Mà ?onhư? gì nữa? Theo tôi, cà cuống là một loại ve lớn, nhưng thay vì mình ve khác tròn thì mình nó dẹp, có bốn cánh, hai cánh ở trong ngắn, mỏng mà vàng còn hai cánh ở ngoài thì dài, cứng hơn một chút, màu cánh gián sẫm, có gân tim tím.
    - Anh cẩn thận kẻo nó bò đi mất đấy. Mà nó lại bay nữa, phải coi chừng!
    - Biết quá mà. Hồi chúng mình chưa lấy nhau, anh đi chơi một hai giờ đêm mới về. Anh còn nhớ cũng vào khoảng tháng này đây, đi con đường từ Lò Sũ về Bờ Hồ, qua rạp Philharmonique và đền Bà Kiệu lá rụng và cà cuống bay cứ rào rào làm lu cả bóng đèn điện ngoài đường, bắt không xuể? Nhưng này, sao nó chỉ dội lên mấy ngày, một tuần lễ là cùng, rồi mất hẳn không thấy nữa?
    - Cái gì đẹp mà quý lại chẳng hiện lên rồi mất ngay? Con rươi, chim ngói, cá mòi, cốm? đều thế cả. Có phải Tây cũng như Tàu đều tin như vậy và vẫn nói rằng ?ongay hôm nay phải hái liền những bông hồng của cuộc đời? phải không anh?
    - Nhưng mà này, sao mình nhể ?oliền? cái bọng của con này lại không có gì là nghĩa làm sao?
    - Ông ơi, ông chỉ được cái tài nói khoác. Có phải con cà cuống nào cũng có bọng để lấy dầu đâu! Đây này là con đực, chỉ có con đực là có dầu thôi.Vì thế, cà cuống cay bao giờ cũng là cà cuống đực. Con cà cuống đực có một cái bao nhỏ dính với ruột, trong chứa một chất nước như mùi nước đái quỷ. ở hai bên, phía trong bụng, dưới cặp chân thứ ba, có hai cái túi nhỏ bằng hột gạo trong đựng một chất nước thơm. Cái nước thơm ấy, ta đương nhể ra đây. Nhể phải nhanh tay mới được, chậm thì bay mất mùi thơm đi. Ta gọi cái nước thơm ấy là dầu cà cuống. Dầu cà cuống nhẹ hơn nước, mùi thơm hơi cay, cho vào lọ mà bịt nút không kín thì nó bay hơi đi mất.
    Nhớ những lời của vợ kể ngày xưa, người chồng nói khoác hôm nay lại cứ đúng nguyên văn mà nói lại với những cô bạn mĩ miều phương Nam đương ngồi ăn thang chan đẫm mắm tôm cà cuống. Cô nào nghe cũng cứ treo mắt lên môi anh chàng. Và anh không quên nói tiếp mấy câu tráng miệng:
    - Thế nhưng đừng tưởng cà cuống chỉ quý riêng về cái dầu đó mà thôi. Ta biết cà cuống có hai thứ: cà cuống cay và cà cuống thịt. Cà cuống cay cho chúng ta chất dầu đặc biệt vừa nói, nhưng cà cuống thịt lại có một vẻ lâm li khác hẳn. Bỏ cánh đi rồi, anh nhần nhần sáu cái chân nó, lấy cái đầu, xé ra nhấm nhót cái ức trước rồi cái đuôi sau, anh sẽ thấy nó có một vị ngon khác hẳn các món ăn ngon nào khác: nó nhận nhận, bùi bùi, beo béo mà lại thanh thanh, một người tục có thể ăn cả trăm con không biết ngán.
    Mà ngán làm sao được? Tháng một là tháng cà cuống thịt hầu hết đều có trứng, tách đôi cái bụng nó mà nhần lấy những chùm trứng xanh xanh, vàng vàng như hoa cà hoa cải, tôi nhất định tin là còn khuya cái món ca-vi-a (1) của Âu Mỹ mới mong sánh kịp.
    - Thế cà cuống cay lấy dầu xong thì ?orục? cả đi ư?
    - Nói bậy. Ăn cũng ngon như cà cuống thịt vậy, nhưng nó kém ngon một chút vì không có trứng mà thịt ở ức không mấy béo.
    Một cô mĩ miều bỗng đập tay vào vai cô ngồi cạnh:
    - Thôi chết rồi, nói vậy thì ở đây mình cũng có cà cuống mà mình không bắt để ăn?
    - Thì đã nói là ở đây thiếu gì, nhưng cái hay là có người không buồn bắt, trong khi có người khác lại biết bắt lấy để rút cái chất nước thơm và cay ở trong bụng nó làm đồ gia vị độc đáo nhất, mê li nhất. Đừng ai bảo ăn uống như thế là tầm bậy tầm bạ. Không. Ăn uống như thế là đã đi đến chỗ tinh vi triệt để, không dễ gì các nước vỗ ngực là văn minh, mà cũng không dễ gì các nước có một nền văn hoá hai ba trăm năm đã biết ăn như vậy.
    Mù-tạt là cái gì? Nước cà tô-mát là cái gì? Mà ma-di là cái gì? Đó là tất cả những cái gì rất ngon, rất quý của Tây phương, ai mà dám chê; nhưng có nhiều lúc tôi đã nghĩ thầm như thế này và tôi cười muốn chết: ngày tết gói bánh chưng trộn nhân với mù-tạt; ăn thang, cuốn, chả cá, tiết canh lòng lợn chấm mắm tôm mà lại cho tô-mát-dút (2); hoặc ăn bánh cuốn, cháo ám mà lại cho vào nước mắm một ít ma-di hay lạp-chíu-chương thì trời đất quỷ thần ơi, phong vị các món ăn gia dụng ấy sẽ ra sao?
    Nước Việt Nam khổ sở của chúng ta có biết bao nhiêu món ăn thích khẩu, nhưng biết bao nhiêu món ăn thích khẩu sẽ ?ođi đoong? nếu không có gia vị là cà cuống. Âu cũng là một điều đáng tiếc là phải đợi mãi đến gần đây ta mới thấy người mình ở trong này lấy dầu cà cuống để điểm vào những bữa tiệc hay những bữa quà cho ?othơm? hơn! Vậy mà dần dần đồng bào ở đây và cả các ông ngoại quốc cũng ?ochịu giọng? cái ?ochất nước trong, cay hắc mà hôi hôi đó? - chịu quá, chịu đến hoá ra ghiền, vì tôi đã thấy có người ăn bất cứ món gì cũng phải cho mấy giọt cà cuống vào nưởc chấm mới làm được vừa ý ông thần khẩu.
    ấy thế mà cà cuống ở đây, thực ra, mới chỉ là hạng nhì, vì cà cuống đây không cay sắt là một lẽ, mà lẽ khác là vì dầu cà cuống phần nhiều pha chớ không được nguyên chất, lại cũng có thứ dầu cà cuống chế bằng chất hoá học chớ không phải là dầu chính cống, lấy trong bọng con cà cuống ra.
    Tôi tiếc ở đây người ta không xài cà cuống thịt, phảí chi có những người đến mùa đi bắt đem về luộc lên để cho các bợm nhậu đưa cay, dám chắc xí-quách, lỗ tai heo, khô nai, khô cá thiều, thịt bò lúc lắc đều thua xa một nước.
    *
    * *
    Nhưng nói thế mà thôi, chớ nóng chảy mỡ ra như cái tháng một ở trong này, ăn vàng vào miệng cũng như là ăn rơm. Chỉ được cái trái cây gỡ lại. Không nuốt được cơm, chỉ lấy trái cây mà rẫy, rồi ăn xong thì mồ hôi mồ kê nhễ nhại, anh nằm quạt máy lim dim con mắt mơ về những chuyện xa xưa, tôi đố anh không có lúc thấy tiếc tiếc, nhớ nhớ, thương thương cái bầu trời đục màu chì lỏng, cái mưa lầy lội chỉ vừa làm ướt gấu quần và cái rét êm êm, ngòn ngọt thỉnh thoảng lại có một ngọn gió hơi buôn buốt thổi vù vù từ xa lại làm cho những cành cây thưa lá đập vào nhau và reo lên khe khẽ như tiếng của những người yêu bé nhỏ gọi những người yêu.
    Mưa rét như thế, ai mà chẳng cảm thấy ở trong nhà đọc sách thỉnh thoảng lại nhắp một miếng cà phê do chính mình pha lấy và hít một khói xì gà thì nhất: những người có chất nghệ sĩ lắm khi khó chịu đến cái mức vợ con không thể nào chịu nổi. Có ai nằm nhớ lại Hà Nội ngày nào, vào những lúc trời se sắt, mưa dầm dề, gió lê thê như thế, thỉnh thoảng ở giữa đường lại có một anh chàng mặc áo tơi, đội mũ mốt săng, đi ghệt, ngậm cái ống điếu đi lang thang một mình như đang nghĩ thơ không?
    ấy đó, biết là đóng cửa lại ở trong nhà ấm cúng thật tình, nhưng có những người nhìn lên trời thấy ở bên ngoài sầu sầu một cách nên thơ, tự nhiên cảm thấy không chịu được, phải vội vàng khoác áo đội mũ ra đi để tận hưởng cái rét, để dầm mình vào trong mưa, để nghe cái nhịp thở âm thầm của cỏ cây lúc đó bắt đầu hé những lá non bé tí tẹo, xanh mươn mướt.
    Không phải là thi sĩ, nhưng vào những buổi chiều tháng một ở Hà Nội, người nào cũng muốn làm thơ: trời lạnh có gió mưa, nghe tiếng rao sì-cốc-bểu là một loại bánh cuốn hấp, người ta cũng thấy có một cái gì gợi cảm; cái xe tay trùm áo tơi cánh gà cũng có thể là một đề tài để cho người đa tình suy nghĩ hay một cái quán bên đường he hé mở để cho người đi qua nghe thấy một cái lò than hồng tráng bánh cuốn có mấy người ngồi ăn trong làn khói mờ mờ như sương cũng có thể làm cho ta tưởng tượng bao nhiêu cuộc hợp hoan chờ đợi?
    Rét lắm, anh ơi, thôi đi về, anh nhé. Những bờ vai sát lại với những bờ vai; những con mắt nhõng nhẽo tìm những con mắt ngọt ngào; mớ tóc ai đen rưng rức như đêm tăm sao khéo buông lơi xuống môi má người thương y như thể tơ hồng quấn quýt lấy cành mộc-liên xanh nõn?
    Kéo cái màn cửa sổ mà nhìn qua lớp kính mờ mờ hơi nước xuống con đường nhựa láng bóng nước mưa, anh thấy vũ trụ im ru như trong buổi hồng hoang mà nhịp thở ân tình của người yêu là tiếng hát ru, còn bộ ngực ngát thơm là cái gối mộng đưa anh xuống con thuyền bát nhã chở về miền cực lạc.
    Bây giờ, ngồi ở trong một quán nước vắng teo mà nhìn lên gác nhà ai le lói một làn ánh sáng mờ mờ ấm ấm, người chồng phiêu bạt đột nhiên cảm thấm thía hơn cả bao giờ nỗi cô chích của mình và bao nhiêu kỉ niệm với người vợ bùi ân ngọt ái khi xưa lại trở về như những cánh chim non trong mộng.
    ối, ở cái đất giàu có sung sướng này, hương phấn thừa thãi, giơ ngón tay út lên thì lúc nào chẳng có người sẵn sàng kết bạn một đêm với anh ngay, nhưng người chồng ?ođánh rẻ cái hồng nhan? đứng dậy, bỏ quán nước đứng lên; đi thủng thỉnh dưới mưa phùn gió bấc. Ngao ngán cho thân mình, y có lúc không còn mong gì nữa, không còn thèm gì nữa. Mong gì bây giờ? Mà còn thèm gì bây giờ? Những tiếng cười tiếng nói đa tình, những bộ đứng, cách đi duyên dáng của các cô bạn mĩ miều đã tắt như lửa ở trong lò sưởi tắt lúc trời gần sáng. Bao nhiêu ấm cúng, bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu an ủi đã chết rồi, bây giờ chỉ còn lại một cái gì trống rỗng mông mênh, một cái gì nhạt nhẽo không làm rung động được khứu giác, một cái gì ghê rợn thoang thoảng mùi bệnh tật và chết chóc.
    Chiếc chìa khoá vàng rớt từ ở trên đỉnh tháp xuống bây giờ biết tìm đâu? Đến gần sáng, người chồng mới về được tới nhà, mở cửa rộng ra, và tự nhiên thấy tạt lại một mùi gì nhạt nhẽo: có lẽ đó là mùi chăn hôi chiếu mốc. Mệt mỏi, anh không buồn đóng cửa lại nữa, gục đầu xuống cởi giày nhưng để nguyên quần áo lăn ra giường và lấy nửa cái chăn đắp vào ngực cho đỡ lạnh.
    Ngoài kia, mưa rơi buồn thê thiết; gió thổi qua khe cửa làm cho lá màn màu bạc úa cũng rung lên vì lạnh. Kỉ niệm xa xưa ơi, cứ đến trêu chọc người gối lẻ nằm mất ngủ đêm mùa đông làm gì ?!
    Em ra bến nước trông về Bắc,
    Chỉ thấy mây trôi, chẳng thấy làng!
    Y giơ tay bưng lấy mặt, nhưng vẫn không tài nào chợp được mắt.
    *
    * *
    Một lát thì ở xa tiếng gà đã gáy te te. Trời lọc qua cửa kính rọi vào một làn ánh sáng đục lờ như thể cà phê sữa. Chẳng biết bây giờ ở xứ bạn nằm yên giấc, trời đã sáng chưa, mà sao ở trong căn phòng úa héo này, vẫn còn tối mù tối mịt.
    Người chồng lăn bên này, lăn bên nọ thì đã thấy ở bên cạnh có tiếng máy truyền thanh nhỏ nhẻ vọng sang. Cái đất này nghiện máy truyền thanh, cải lương, Quỳ ạ.
    Trước đây, vợ anh thích nhất hai tuồng ?oSơn Hậu? và ?oChiêu Quân cống Hồ?. Anh cũng thích là vì vợ thích. Nhưng đêm nay, ruột cứ nẫu ra, còn bụng dạ nào mà nghe nữa? Anh kéo chăn trùm kín lấy đầu, nhưng giọng út Bạch Lan trong ?oBụi mờ ải nhạn? vẫn cứ như khoan vào lỗ tai. Trong lúc chập chờn nửa mê nửa tỉnh, anh bỗng thấy từ dưới đất dưng lên đồi núi trùng trùng điệp điệp, trắng xoá dưới những lớp tuyết dày dãi ra bát ngát không biết đâu là đất, đâu là trời.
    Không có một bông hoa, một bóng chim. Tuyết, chỉ toàn là tuyết trắng. Thỉnh thoảng, nổi lên một tiếng tì bà oán hận. Rồi ở xa xa, xa tít đàng xa, có hai cái hình bóng bé nhỏ hiện lên trên hai con ngựa gầy cúi đầu đạp tuyết mà đi về phía chân trời tẻ ngắt. à, ra là Vương Chiêu Quân đi cống Hồ, có Lưu Văn Long hộ vệ, và cứ đến mỗi chặng đường, Chiêu Quân lại khóc bằng mười đầu ngón tay trên cây đàn tì rồi tức cảnh làm thơ để Lưu Văn Long hoạ lại, nói lên nỗi lòng thương Hán oán Phiên.
    Người chồng chảy nước, nói một mình như thể người mơ ngủ:
    - Tội nghiệp Chiêu Quân vì sắc đẹp mà phải đem mình sang cống vua Phiên, nhưng ai oán nào cho bằng Lưu Văn Long bị vạ lây, phải bỏ vợ mới cưới đi hộ tống ?olịnh bà? sang đất rợ để tới khi được về thì tóc xanh đã bạc quách từ bao giờ rồi!
  9. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Tháng Chạp
    Nhớ ơi Chợ TẾT​
    Đáng lí ra thì công lên việc xuống như thế, vợ phải mệt đừ, nhưng tài thực, không những đã chẳng sao mà lại còn tươi hẳn lên là khác. ấy là vì làm việc nhiều mà quên mệt? ấy là vì thời tiết? ấy là vì thương chồng, thương con mà không quản ngại vất vả chăng? Đã đành là vào cữ tháng chạp ở Bắc Việt người ta thấy trong người khoẻ mạnh hơn cả những tháng vừa qua; đã đành có khi lòng yêu thương làm cho người ta quên mọi nỗi buồn phiền cực khổ khi thấy những người thân yêu của mình vui sướng; đã đành là có nhiều khi ham mê công việc quá mà quên mệt mỏi; nhưng bao nhiêu cái đó chưa thấm vào đâu với cái vui của người đàn bà khi thấy năm hết tết đến, nhà cửa bình an, vui vẻ mà trong mình lại có một số tiền dành dụm được từ trong năm, tạm đủ để mua bán cho bằng chị bằng em hầu ăn một cái tết không to nhưng cũng không lúi xùi.
    Năm nào chồng cũng bảo vợ:
    - Thôi nhé, năm nay ăn thế nào xong thôi, chớ bày vẽ ra lắm chỉ tổ ốm người, em ạ.
    Và năm nào vợ cũng trả lời:
    - Thì nào có sắm sửa gì đâu. Chỉ có vài con gà con qué và một nồi cá kho xì xằng?
    ấy thế mà từ đầu tháng chạp, nhà chẳng có lúc nào rỗi rãi. Vấn đề quần áo tết đã giải quyết xong xuôi từ cuối tháng một rồi ?" vì sợ để đến gần tết mới lo thì không có người nhận may ?" người vợ ngày nao cũng dậy từ tinh mơ đi chợ để bắt đầu mua các thứ đồ nấu cất sẵn một chỗ, vì sợ để đến rằm tháng chạp mới mua thì đã kém ngon mà lại đắt. Hầu sì, bong bóng, bào ngư, bột ngọt, măng tây, vây cá? tất cả những thứ đó cất sẵn cả vào trong chạn. Tuy vậy, cũng chửa yên tâm. Nhiều khi sực nhớ ra điều gì lại lấy cuốn sổ ra ghi.
    - Phải thế mới được. Dạo này em nói trước quên sau, hỏng quá.
    Này, còn phải mua mấy cái tranh gà lợn và hai ông ?oTiến tài, Tiến lộc? để dán ở hai cánh cửa chính này; mua một hộp thuốc đánh đồ đồng này; lên trên phố Lò Rèn lấy hai con dao gọt thuỷ tiên đặt đánh này; mua thêm mộc nhĩ để gói giò thủ này? à, nếu em quên, anh nhớ nhắc nhé: mai, thể nào cũng phải xuống ông Cả ở Khâm Thiên xin một ít lan chân cua về trồng.
    ở Hà Nội, đến Tết, nhà nào cũng phải có một cành đào hay cây mai, một chậu cúc, cụm hồng nhung hoặc một cặp đỗ quyên có hoa nở đỏ chói để cho vui nhà vui cửa; nhưng có những nhà đặc biệt quan niệm rằng tết mà không có hai chậu lan chân cua để trưng bày thì cái tết kém hẳn phần rực rỡ. Bởi thế năm nào cứ vào đầu tháng chạp, người vợ cũng tự tay trồng hai khúc xương rồng vào hai cái chậu sứ Giang Tây rồi lấy con dao nhọn khía cây xương rồng ra để ghép những cánh lan chân cua vào cho lan hút lấy nhựa xương rồng mà sống. Ghép lan như thế, phải làm từ đầu tháng chạp. Chừng một tuần, những lá lan trông như chân con cua bể căng nhựa, tươi lên trông thấy, và thường thường vào cuối tháng chạp thì hoa nở sum sê, đỏ chói ?" nhưng đỏ một màu đỏ đặc biệt, nửa như màu chu sa mà nửa lại như màu cánh sen.
    *
    * *
    Người chồng vụng chân tay, chịu chết không thể làm được công việc đó, đành là phải đứng ở bên cạnh để xem có đỡ đần được việc gì chăng. Tủ chè, sập gụ và bộ sa lông bằng gụ cẩn đá hoa đánh bằng xi không được, phải đánh bóng bằng lá chuối khô; đồ đồng đánh bằng tro và trấu, đã lau sạch rồi mới bôi thuốc đánh đồng; sàn gạch cứ đổ dầu lạc một đêm rồi lau đi, đợi đến hai mươi chín, ba mươi cọ bằng nước thì mới bóng; mi môn, quần màn đem phơi sẵn một vài nắng chớ không thì mốc đấy. Lăng ơi, con xem giùm mẹ cái tranh ?oĐông Phương Sóc ăn trộm đào? cuộn lại cất ở đâu, lấy xuống phơi nhân thể để nay mai treo ở ngoài phòng khách nhé.
    Bao nhiêu màn ở ban thờ đã thay hết rồi, nhưng cái mâm ngũ quả nhớ đem rửa sạch. Khanh ơi! Còn Khoái, con nhớ hai cái đèn lục lăng treo ở hai bên bàn thờ Phật, phải hạ xuống rửa các miếng kính bằng xà phòng chớ cứ lau không, không sạch. ấy đó, quanh đi quẩn lại chỉ rặt những công việc vặt như thế mà hết cả ngày. Hết cả ngày mà cũng không hết việc. Cứ vào khoảng mồng mười trở đi, người vợ lại phải thức khuya để quét dọn bàn thờ, bày biện lại mấy bộ đồ trà, mấy bình rượu thuý lục, thuý hồng bày ở trên đầu tủ rồi đem hộp mứt ra rửa, cắt những miếng trang kim để bày dưới những miếng kính ở cơi trầu, rồi ra sân vặn đèn thay nước của từng cốc, uốn lá và lấy những cái tăm tách những cài giò thuỷ tiên ra để cho đừng chạm nhau. Nhiều khi đến lúc ấy thì người chồng đã chợp được một giấc ngắn rồi. Nhìn xuống nhà thấy còn đèn, biết là vợ chưa đi ngủ, người chồng dặng hắng rồi xuống thang, nhăn mặt:
    - Làm gì mà đến giờ này vẫn chưa ngủ?
    Biết là chồng khó tính, người vợ cười:
    - Em sắp xong đây. Chỉ còn một tí nữa thôi: em để chậu thuỷ tiên này ra sân cho có sương rồi lên ngay đây mà.
    - Một giờ hơn rồi đấy. Em cứ thức thế này ốm mất. Đã bảo cái tục ăn tết phiền lắm, phải giản tiện một chút, cứ theo đúng thủ tục thì theo làm sao cho được.
    Ngọn đèn đêm bật lên rồi, gian phòng ngủ chìm vào trong một bóng tối xanh biêng biếc. Bấy giờ người vợ mới thủ thỉ bên tai chồng:
    - Thì em cũng muốn giản tiện lắm đấy chứ, nhưng cũng chỉ giản tiện được có chừng thôi. Tết mà không trang hoàng một tí cho vui cửa vui nhà và sắm sửa lệ bộ mỗi thứ một tí, lòng nó không yên, anh ạ.
    Có lẽ là vì từ bao nhiêu đời nay tổ tiên mình, rồi đến ông cha mình tin tưởng, rồi đến mình đây tin tưởng là đất đai cũng như sinh vật, ngưng hoạt động trong những ngày cuối năm, lại bắt đầu sống lại, với sự trở về sắp tới của khí ấm. Từ quan niệm đó, người ta vui mừng trông đợi lúc cây cối và muôn vật trở lại cuộc sống bình thường và ao ước năm mới phải có một cái gì mới, một tiến bộ mới.
    Người nông dân ao ước sản xuất nhiều, người thị thành ao ước khôn ngoan hơn, giàu có hơn, trưởng thành hơn. Bao nhiêu thù oán xếp lại, tình đoàn kết được đề cao, sự lo buồn lộn xộn quẳng đi một xó. Người ta thăm hỏi nhau, kiêng mắng chó chửi mèo, kiêng hốt rác, rồi trông nêu, vạch vôi vẽ cung tên, chẳng qua chỉ là để hi vọng năm sắp tới bản thân mình, gia đình mình, làng nước mình sẽ khôn ngoan hơn, khoẻ mạnh hơn, sinh sản nhiều hơn. Người ta chúc mừng nhau, cầu trời khấn phật, chỉ là để xin các sức huyền bí viện trợ cho mình. Sự hoang đường mê tín thường xuất phát từ một nhu cầu thực tế. Không theo như thế thì không yên dạ. Không yên dạ vì sợ rông, vì sợ xúi quẩy cả năm, nhưng không yên dạ còn vì sợ việc này hay việc nọ trong năm sẽ không bằng được năm cũ.
    Em nghe thấy nói trước đây, ở chợ Đồng (Hà Nam), chợ Phủ Giày (Nam Định), có những người đến phiên chợ cuối năm thường cố mang một thứ hàng, bất kì nhiều ít, bất kì tốt xấu đi bán, chỉ mong bán chạy chớ không mong lấy tiền. Bán như thế là bán cái xúi quẩy của năm cũ đi.
    Cũng vậy, ở Nghệ Tĩnh trở vào Thừa Thiên ngày trước cũng có tục đến phiên chợ tết thì đem đồ đi bán và rao ?oCó ai mua dại ra mua? và không cần bán mà cũng không cần ai trả lời mua hay là không mua.
    Tất cả những tục lệ ấy, truy tầm ý nghĩa sâu xa của nó, chỉ là biểu hiện nguyện vọng của dân tộc muốn cho mọi sự trong năm mới phải hơn năm cũ.
    Em thiết nghĩ nêu ta có chỉnh trang nhà cửa, mua bán sắm sửa cái này cái nọ, cho cửa nhà vui vẻ chẳng qua cũng chỉ là theo truyền thống của dân tộc, lập lại cái nguyện vọng chung của dân tộc, nếu không có lợi thì cũng chẳng có gì là hại.
    - Nhưng mà mệt mỏi, bận rộn, ốm người!
    - Đó là ý nghĩ của anh, chớ em thì thấy mình có bận rộn mấy ngày này thì đến tết nghỉ ngơi, mình mới càng thấy sự nghỉ ngơi thanh thả là quý báu. Anh bảo người ở xa nhà xa cửa đến tết lôi thôi lếch thếch vợ con kéo về quê ăn tết còn mệt mỏi và tốn kém đến đâu, sao mà họ vẫn cứ về quê ăn tết? Không về là không ăn tết, không ăn tết thì không thể yên tâm được. Có ai bắt buộc họ đâu, nhưng họ cứ về, vì cách gì trong một năm họ cũng phải trở về nhìn lại bàn thờ, ngôi mộ, cây cau, cúng ông bà, thăm họ hàng làng nước một lần, mà lần đó phải là ngày tết. Về quê ăn tết, đối với tất cả người Việt Nam tức là trở về nguồn cội để cảm thông với ông bà tổ tiên, với anh em họ hàng, với đồng bào thôn xóm; về quê ăn tết tức là để tỏ cái tinh thần lạc quan ra chung quanh mình, tỏ tình thương yêu cởi mở và biểu dương những tinh thần, những kỉ niệm thắm thiết vì lâu ngày mà quên đi mất.
    Riêng cái quan niệm về tết đó đã cao thượng lắm rồi, nó khác hẳn đạo Phật, đạo Lão, nó không tách ra khỏi cuộc sống mà lại đi vào cuộc sống, dựa vào cuộc sống mà vươn lên, nó thực tiễn và tiến bộ, anh ơi, mình chỉ thông cảm sơ sơ cũng đã thấy khoẻ rồi. Thú thực với anh, em không thấy mệt một phút nào và em nói thẳng là em yêu tết, mong tết y như lúc em còn nhỏ vậy.
    Chẳng lẽ em của anh yêu tết, thích tết, ham sắm tết và trưng bày ngày tết, anh yêu lại ngăn cấm em sao?
    *
    * *
    Nghe vợ nói như thế, người chồng ớ người ra, không còn biết nói năng sao. ờ thôi, em muốn làm gì mặc, nhưng có mệt mỏi, đừng than phiền đấy! Nhưng cùng lúc nói câu ấy, người chồng thấy vợ đột nhiên đẹp trội hẳn lên, y như thể một thiên thần. Nghĩ cũng kì: ăn thì khểnh, ngủ thì ít, mà làm sao trong những ngày gần tết, vợ mình lại nhanh nhẹn hơn, đôi mắt sáng hơn mà má cũng hồng hơn? Người chồng cảm thấy rõ rệt như thế; hơn nữa, trong những buổi theo vợ đi chợ Mớ Mơ, chợ Bằng, chợ Ô Cầu Dền, chợ Đồng Xuân, chợ Đần, chợ Ngăm, chợ Đẹp? đông quá, chen chân không được mà sao vợ mình cứ đi dẻo quẹo, không tỏ vẻ gì mệt mỏi, dừng chỗ này mua một thứ, rẽ ra dãy kia mua thứ khác, ôm đồm trăm thứ mà vẫn cứ tươi như thường.
    Đất thì lầy lội, người thì đông, chen chúc xô đẩy ồn ào, minh mệt muốn đứt hơi, đứt ruột mà cứ phải đi theo xách làn mây lẽo đẽo, lắm lúc muốn thở hắt ra đi về; nhưng nghĩ thế mà thôi, chớ chợ tết có một sức hấp dẫn hết sức kì lạ, muốn về nhưng lại cứ muốn đi, đi để xem thiên hạ mua bán, đi để xem bao nhiêu cái ngon, cái đẹp của quê hương, đi để xem? chợ tết.
    Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc,
    Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
    Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
    Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
    Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
    Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu.
    Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau,
    Sương trắng đổ đầu cành như giọt sữa;
    Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
    Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh;
    Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh,
    Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
    Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ,
    Để lắng nghe người khách nói bô bô,
    Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
    Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán.
    Mấy thầy khoá gò lưng trên cánh phản
    Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân;
    Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
    Miệng lẩm nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ;
    Bà cụ lão bán hàng bên miếu cỏ,
    Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
    Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
    Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu;
    áo cụ lý bị người chen sau kéo,
    Khăn trên đầu đương chít cũng tung ra.
    Lũ trẻ con mãi ngắm bức tranh gà,
    Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
    Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
    Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
    Những mẹt cam đỏ chói tựa son pha,
    Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết.
    Con gà trống mào thâm như cục tiết,
    Một người mua cầm cẳng dốc lên xem?
    Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm?
    Không nhớ nhà thơ nào đã tả chợ tết như thế nhỉ! Mệt quá, anh ta cũng chẳng buồn nghĩ xem là ai nữa, thì vừa lúc ấy vợ lại từ dãy hàng hoa quả xách một cặp gà sống thiến bảo mình ngồi canh để còn đi mua thêm mấy chục cam sành nữa rồi về.
    Ngồi trên cái ghế dài thấp lè tè, làm một khói thuốc hãm với nước trà tươi nóng, người chồng lại lim dim con mắt nhìn qua làn khói thì thấy người lố nhố đi lại y như trong một bức phim màu vậy. Cái yếm sồi của cô gái quê khéo đa tình lại đeo một lá bùa vàng; chiếc quần là ống sớ của chàng trai chống chiếc gậy tre làm nổi bật cái áo tam giang của cô gái bán dừa; ông thầy bói chít khăn nhiễu nước dưa có nhìn thấy quái gì đâu mà sao cứ nghển nghển trông vào những bức câu đối đỏ của ông đồ bán chữ? Đây là tiếng ới, đó nọ câu cười; mấy ông lái trâu nói thứ tiếng gì mà nghe như tiếng xạ phang, còn các bà bán cây sao hôm nay ăn trầu tươi thế? Nhưng tất cả? tất cả đều thua hai chị em cô hàng bán chiếu cạp điều cười đã xinh, ăn nói lại tình, ô hay, sao chiếu chất cao gần nóc chợ mà mình lại thấy như có hoa nở ở chung quanh?
    Thì ra chợ tết có một sức hấp dẫn kì lạ thật: nhìn vào cái gì mình cũng thấy đẹp, trông người nào mình cũng thấy tươi, thấy cái gì mình cũng muốn mua. Cái ống bương cắt chéo góc, ngày thường ai mà thèm để ý, ấy thế mà mình cũng muốn mua để về trồng mấy giò lan ?ođồng tiền?; cái chút chít bằng đất ra cái chết gì, ấy thế mà mình cũng muốn mua cho trẻ vì bây giờ ở phố phường không có bán; mà cả đến hai chị em cô bán chiếu nọ mình cũng muốn mua luôn đem về vì ngộ quá, y như thể một cặp búp bê Nhật Bản. Nhưng mà nghĩ một cách tội lỗi thế thôi, và chỉ tán láo tán lếu tí ti thôi, chớ đâu dám đi sâu quá?
    Phải chi đây là ?ophiên chợ cưới? thì mình đâu có ngán.
    Phiên chợ cưới? Phiên chợ cưới? ờ phải rồi, nhớ lại lúc vợ chồng chưa lấy nhau, người chồng rộng cẳng thường vẫn bỏ nhà đi ăn tết lang thang, có khi ở nhà con hát đàn, có khi ở một vùng quê, lại cũng có khi ở một vùng sơn cước. Anh ta nhớ có một năm lên vùng Tam Đảo chia tỉnh Vĩnh Yên với Thái Nguyên, anh đã đi một phiên chợ đặc biệt của đồng bào người Mán ở mấy tỉnh Vĩnh Yên, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ: phiên chợ cưới. Chợ cưới họp vào ngày hai mươi nhăm tháng chạp tại xã Tam Long, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Yên, ở ngay cổng làng Tam Long, giữa cánh đồng, bên một con sông đào nhỏ nước trong văn vắt.
    Từ mười giờ sáng đến năm giờ chiều, các trai gái, hoặc là đi một mình hoặc là cùng đi với bà con thân thích, kéo nhau tới chợ ?" nơi mà ngày thường mấy xã ở quanh vùng vẫn họp nhau buôn bán. Nhưng hôm nay thì một con cá, một lá rau cũng không có, vì đồng bào ở đây đã mua bán xong xuôi từ mấy hôm trước rồi. Hôm nay, trai gái ăn mặc tề chỉnh, đến đây là để giao duyên và tình tự với nhau. Có cặp thề sông hẹn núi; có đôi ước hẹn một ngày chồng vợ vuông tròn; lại có những tình nhân trao đổi cho tình nhân những món quà kỉ niệm. Khe suối, bụi tre, đồi cây, bờ ruộng, chứng kiến bao nhiêu mối tình thơ mộng, dường như cũng rung động một cách khác thường, tươi lên một cách khác thường. Những cái phá sặc sỡ, những cái khăn, những đôi hài sảo thêu xanh viền đỏ với bao nhiêu hoa tai bạc, vòng cổ vàng, vòng tay đen, vòng chân tím giao hoan với mây ngàn trắng màu bạc cũ, gió núi biêng biếc màu bằng lăng làm cho phiên chợ cưới và bao nhiêu cảnh vật ở chung quanh có một vẻ huyền ảo lung linh như một buổi quần tiên đại hội trong một thuở vườn thần thánh trên Thiên Đình.
  10. BUONG_CHUOI

    BUONG_CHUOI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    Phiên chợ cưới? Chớ sao? Tiên cũng lấy nhau, chớ đâu chỉ có người phàm trần mà thôi. Cô sơn nữ và chàng trai vùng Tam Đảo quanh năm vất vả vì ma chay, giỗ chạp, nuôi trâu bò, gà lợn và đi rừng cắt đông trùng hạ thảo, mộc nhĩ, hái lá kim giao, quên làm sao được phiên chợ cưới cuối năm; hết năm nọ đến năm kia, bọn này thành vợ thành chồng thì bọn khác lại kế tiếp đi chợ cưới Tam Long để gắn bó keo sơn, kết nên những cuộc ân ái đẹp như trăng thu, trắng như tuyết núi.
    *
    * *
    Thả hồn về chợ tết ở Kinh, người chồng tiếc không biết bao nhiêu cái đẹp đã qua và cảm thấy tức bực con người ở đây sao vất vả tấm thân vì nhiều thứ phù hoa quá. Năm hết tết đến rồi, mình lì đến mấy đi nữa cũng cứ là thấy sốt ruột vì nhiều công việc chờ đợi quá. Hôm qua, vợ đã gióng lên là nhớ việc gì thì phải làm ngay, chớ cứ để dồn lại đến ngày chót, làm sao cho kịp: lần này về, cách gì thì cũng phải lo ?ogửi tết?. Mình là ngành thứ phải đem đồ lễ đến nhà gia trưởng: gà vịt, hoa quả, vàng hương; những ngành trực thống phải ?ogửi? vàng hoa; còn những ngành khác thì dùng vàng hồ hoặc vàng lá. Vàng hồ là một thứ vàng gốm, một phần ba những thoi vàng ở lớp trên làm bằng giấy bồi vàng, còn hai phần ba lớp dưới là những thoi bạc làm bằng giấy bồi trắng có dính mặt kính, trang kim. Vàng hoa làm toàn bằng giấy màu vàng, cũng có dính mặt kính, trang kim như vàng hồ nhưng nhiều hơn, tượng trưng cho vàng thoi, do đó mỗi nghìn vàng là một nghìn thoi nhỏ. ?oGửi tết? nhà gia trưởng mà không có vàng, không được.
    Gửi tết rồi lại còn phải lo biếu tết. Bao nhiêu bạn bè, thân thích xa gần buôn bán, giao thiệp với mình, làm ơn làm huệ cho mình, nhất thiết phải moi trí óc ra mà nhớ cho kì hết để đem đồ đến biếu. Biếu như thế không phải là đút lót, mà chỉ là để tỏ cái tinh thần thương yêu, cởi mở, thực thi quan niệm ?othêm bạn bớt thù?, san bằng những mâu thuẫn để cho người ta có dịp biểu thị những tình cảm, những ý niệm thắm thiết mà người ta không biểu thị được trong những ngày thường trong năm phải làm ăn vất vả, đầu tắt mặt tối không có thời giờ thăm viếng nhau, trò chuyện với nhau lâu.
    Xong được mấy công việc đó thì cũng đã đến rằm, mười sáu rồi. Đến cái ngày ấy, anh thấy thời giờ đi nhanh một cách tệ hại. Dù anh lơ là với tết cách nào đi nữa, anh cũng cứ thấy tim anh rộn ràng lên, anh không biết phải làm việc gì trước, việc gì sau và anh thấy rằng mặc dầu là bỏ giấc ngủ trưa, những ngày cuối năm ấy quả là đi nhanh quá, nhanh như ?obóng câu qua cửa sổ? ?" cái danh từ rất sáo mà lúc nhỏ anh vẫn viết trong tờ ?ocom-pờ-li-măng? đọc chúc mừng thầy giáo trong buổi học tất niên viết trên một tờ giấy rất trắng vẽ một bó hoa buộc bằng một cái băng tam tài!
    Thì ra mình trách vợ bận rộn về tết, ốm cả người, mà chính mình từ rằm tháng chạp trở đi cũng bận rộn, vất vả y như vợ vậy. Cái việc mua giấy hồng điều rắc vàng để nhờ ông Cả Nam viết câu đối dán ở cột trước cửa và ngoài sân; cái việc mua trầm để đốt trên bàn thờ; cái việc đi chọn pháo Công Tường Cát để đốt đêm giao thừa vào ba ngày tết, nhất định mình không đảm trách thì không được. Cũng không được, nếu sắm sửa tết tàm tạm xong xuôi mà mình lại không cùng với vợ đi thăm mộ gia tiên nội ngoại để viếng các cụ, đắp lại mộ các cụ và thắp nhang mời các cụ về ăn tết với con cháu nhà. Trước đây, làng Đáp Cầu, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh có cái lệ đi thăm mộ gia tiên hàng năm ấn định vào ngày ba mươi tháng chạp nếu là tháng đủ, hay hai mươi chín nếu là tháng thiếu. Nhiều làng khác cũng theo như thế. Nhưng sau này, đời sống xô bồ, có thay đi chút ít, người thành thị đi thăm mộ ông bà cha mẹ sớm hơn một chút, có khi trước ngày ông Táo lên chầu trời, có khi sau vài ngày.
    *
    * *
    Thực tình, cái giống nhà văn, nhà báo có lúc đáng yêu thật, nhưng có một vài khi cũng làm cho đàn bà bực cả mình. Cái gì lại đem cả ông Táo ra chế nhạo là ?ođội mũ đi hia chẳng mặc quần?? Cái gì lại đề nghị bỏ tục lễ ông Táo mà cho như thế là dị đoan? Cái gì mà năm nào cũng nhạo ông Táo ?olập bô? lên với Trời về các việc xảy ra dưới trần?
    Muốn nói gì thì nói, người vợ, đúng ngày hai mươi ba tháng chạp, cứ phải đủ lệ bộ tiễn ông Táo lên trời thì mới yên lòng.
    - Mình là người trần mắt thịt, biết thế nào là dị đoan hay không dị đoan, biết thế nào là Tây Phương có lí hay Đông Phương có lí? Ai bảo phản khoa học em chịu, ma ai bảo cái tục này do quan lại phong kiến đặt ra để ngu dân, lại cũng chịu luôn; nhưng lễ tiễn ông Táo vẫn cứ lễ tiễn như thường vì không làm như thế thì em ăn tết không ngon. Tội gì mình lại khổ thân mình như thế?
    - Nhưng mà nó buồn cười, em ạ. Tiễn một ông vua bếp cưỡi ngựa cá chép lên chầu trời, còn có cái gì nực cười bằng?
    - Nói như thế, thật hay, thật đúng. Nhưng mà ta cũng nên biết rằng ta thờ kính ông Táo có phải là ta thờ kính cái ông vua bếp cưỡi cá chép lên chầu trời đâu?! Cũng như ta trồng nêu, vẽ vôi bột, gói bánh chưng, dọn cửa lau nhà, kiêng cữ chửi mèo mắng chó, ta tiễn ông Táo là để chứng tỏ tính chất đồng nhất của xã hội, vì biết ăn tết tức là tầm mắt ta đã vượt được cái tổ chức thị tộc bộ lạc chật hẹp để sống với nhau rộng rãi hơn trong sự đoàn kết của nhiều thị tộc bộ lạc thống nhất với nhau về quan niệm, nghi lễ cũng như về thời gian.
    Đấy là lúc tổ chức gia đình đã có cơ thay thế cho tổ chức thị tộc. Sự thờ cúng ông Táo và sự tiễn đưa ông Táo lên trời hôm hai mươi ba tháng chạp chứng tỏ rằng người mình lúc ấy đã tổ chức thành gia đình nhỏ, mà cái bếp của ông Táo là tượng trưng cho gia đình, cái bếp là đơn vị nhỏ nhất của xã hội. Cái gia đình ấy, cái đơn vị ấy đồng nhất từ Bắc vào Nam cho nên không có kẻ nào chia rẽ được Nam với Bắc.
    Nếu bảo tiễn ông Táo là mê tín dị đoan thì cả nước ta đoàn kết ngay cả trong sự dị đoan, mê tín: ông Táo ở Bắc, hôm hai mươi ba tháng chạp, lên chầu trời cưỡi một con cá chép thì cũng ngày ấy ở Trung, ông Táo cưỡi một con ngựa yên cương chĩnh chạc, còn ở trong Nam thì giản dị hơn, đồng bào ta cúng ông một cặp giò ?" cặp hia để cho ông đi lên Thiên Đình cho lẹ!
    Người chồng đùa dai, chọc nữa:
    - Người ta bảo là ông Táo tham nhũng lắm, chẳng biết có đúng không? Ai mà lễ ông chu đáo, ông tâu tốt, ai không có gì, ông truy?
    - Đấy là nói đùa. Nhưng nếu căn cứ truyền thuyết mà bàn thì ông Táo nếu ăn tiền có muốn tâu bậy cũng không thể được. Là vì ?" lại theo thần thoại ?" các cụ ngày xưa chống tham nhũng triệt để chớ đâu có như bây giờ. Anh quên mất rồi ư? Tháng mười ta có lễ song thập là ngày lễ gần cuối năm, có tên là Hạ Nguyên.
    Đó là theo tục lệ nhà Phật.
    Nhưng theo truyền thuyết thì ngày song thập, tức là mồng mười tháng mười, trên Thiên Đình, Ngọc Hoàng Thượng Đế sai một sứ thần tên là Tam Thanh xuống kinh lí trần gian để kiết toán những điều lành hay dữ trong một năm qua để làm biên bản tâu lên Ngọc Hoàng minh xét. Vì thế, vào ngày ấy, dân chúng lập bàn thờ hương án để rước điều lành, tránh điều dữ trong dịp thăm viếng của sứ thần Tam Thanh, đồng thời sửa cơm canh cúng ông bà cha mẹ qua đời và cầu Trời Phật phù hộ cho mạnh khoẻ, ăn nên làm ra, tai qua nạn khỏi.
    Như vậy là trước ngày ông Táo lên chầu Trời hai tháng thì đã có một phái đoàn điều tra xuống dưới trần để xem xét tình hình rồi, các ông Táo của các gia đình gan có bằng gan cóc tía cũng không dám khai gian nói bậy.
    Nói câu này, nhất định có người sẽ bảo là mình nịnh vợ, nhưng có thế nào cứ nói thế, không sao: tôi thích nghe những truyện truyền kì như thế nhưng từ buổi di cư vào miền Nam ít được ai nói tới, thành thử lắm khi cũng nhớ, mà đời hình như cũng kém thơ mộng đi một chút. Có lẽ cũng chính vì thế mà ăn mười tám, mười chín cái tết ở đây, vào ngày ông Táo chầu trời, không thấy ai cúng cá chép, mình có khi cảm thấy như nhớ cái gì đẹp lắm mà mất đi không còn thấy nữa. Tôi nhớ Bắc Việt vào những ngày hai mươi ba tháng chạp, tiễn ông Táo lên Thiên Đình, cái không khí nó khang khác chớ không như thế này? Từ sáng tinh sương, chưa bước chân xuống giường, tôi đã nghe thấy rao ơi ới ở khắp các nẻo đường: ?oAi mua cá ông Táo không??, ?oCá ông Táo không nào?. Nghe như thế, tự nhiên lòng mình bỗng nao nao vì biết rằng có cá ông táo là sắp đến Tết rồi. Không thể nào nằm được nữa. Mình ra xem thì thấy những bà bán hàng gánh hai cái thùng sơn đi vắt vẻo đôi tay, như chạy, để bán vội cho hết hàng, kẻo còn phải về sớm để sắm sửa tiễn ông Công lên chầu Trời tâu việc hàng năm của mỗi gia đình. Ông Công đó là thần Trương Đàn hay Tử Quách, chỉ phụ trách riêng về việc bếp núc, còn Thổ Địa trông nom việc nhà, Thổ Kỳ có nhiệm vụ coi về chợ búa và tăng gia sản xuất cho đàn bà.
    Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là ba nhân vật trong truyện truyền kì ?ohai ông một bà? mà dân gian đều biết: hai ông là Trọng Cao và Phạm Lang, còn một bà là Thị Nhi cùng chết trong một đống rơm. Để kỉ niệm ba người cùng chết một lần vào ngày gần tết, dân chúng làm cái bếp ghép bằng ba hòn gạch đều nhau bắt góc. ở giữa, có để một hòn đá: đó là tên đầy tớ xông vào đám cháy để cứu chủ không được mà cũng bị chết lây. Thường thường, ai cũng tưởng lễ tiễn ông Táo là ngày lễ cuối cùng trong một năm, thật ra sau đó hai ngày còn lễ tiễn ông vải, lễ tạ trường và lễ tất niên.
    Trong lễ tiễn ông vải, người ta đem hết cả những chân nhang trong một bát hương đốt quanh năm ra đổ xuống sông hồ hay đốt đi và thay tro khác vào bát hương. Nhân lúc con cháu dọn dẹp, bày biện lại bàn thờ, ông vải thừa dịp đi chơi vài ngày để chờ lễ Giao Thừa lại trở về ăn tết với con cháu trong nhà.
    ít lâu sau này, lễ tạ trường đã bỏ vì chữ Hán hết thời, nhưng lễ tất niên thì vẫn giữ nguyên cò bay ngựa chạy từ đồng ruộng đến thị thành: đúng ngày ba mươi tháng chạp, dân chúng làm cỗ ăn mừng và gọi là cỗ tất niên. Ăn xong bữa cỗ này buổi sáng, đến mười hai giờ đêm là lễ giao thừa đánh dấu lúc hai năm mới cũ giao tiễn nhau, pháo nổ đì đùng, thiên hạ lũ lượt kéo nhau đi lễ đầu năm hái lộc.
    Em ở mình đây, trời nắng lắm
    Sài Thành không biết có xuân sang.
    Xuân này xứ Bắc ra sao nhỉ,
    Đào có hây hây? Cúc có vàng?
    Câu đối có còn ôm đỏ cột,
    Nêu dài tiếng khánh có khua vang?
    Nói đến Tết ở miền Bắc thì trăm nhớ nghìn thương, chớ đâu chỉ có đào, câu đối và cây nêu như nhà thơ xa cố quận nhờ nhạn đưa thư về hỏi thăm chị Trúc? Nằm ở nơi đây là đất mà có người ca ngợi là mỗi khi tết đến ?odưa hấu chất cao hơn nóc chợ?, người xa nhà nhớ nhất cái mưa xuân bay nhè nhẹ như hôn vào môi, vào má người ta, thay thế cho cái mưa phùn đem buốt lạnh thấm vào da vào thịt; nhớ những con đường hoa láng láng, thơm thơm như có bàn tay ai lau rửa thay thế cho cái lầy lội, ướt át kéo dài từ tháng một sang đến thượng tuần và trung tuần tháng chạp; nhớ những hoa mận, hoa đào đú đởn múa may trước gió hiu hiu thay thế cho những cành khô nghèo nhựa nằm chết chóc trong giá rét trước ngày đông chí.
    Tài thế, lập xuân rồi thời tiết đổi thay liền! Thảo nào sách Thích Danh giải nghĩa Xuân tức là xuẩn, nghĩa là cựa động, muôn vật đến mùa ấy cựa động mà sống dậy. Người đàn bà Trời đã cho đẹp, lập xuân rồi tự mình cũng thấy mắt biếc hơn, má hồng hơn, ngực tròn hơn và cảm thấy như nhấp một thứ men nồng làm cho lòng phơi phới.
    Đêm qua hoa nở nhị vàng,
    Sáng ngày thiếp thấy bóng chàng áo xanh.
    Chàng áo xanh về quê ăn tết thấy cô gái đa tình, mấy mà không thấy lòng rạo rực thương yêu và thốt ra lời tình tứ:
    Vườn em có choẻn cau non,
    Nhà anh có chiếc cơi son đợi chờ.
    Thậm chí đến bậc lão đại, bạc cả mái đầu, thấy hoa xuân hé miệng ra cười cũng cảm như thấy con tim muốn nói lên những lời yêu thê thiết.
    Ai ơi, chơi lấy kẻo chầy
    Xem hoa bốn mắt đi giày ba chân.
    Yêu tháng chạp không biết bao nhiêu, nhưng yêu nhất là những ngày giáp tết, thời tiết sao mà đĩ thế, con mắt tấm lòng sao mà đong đưa thế, lời nói, tiếng chào sao mà duyên dáng tơ mơ thế.
    Tôi yêu hết và tôi nói là tôi yêu hết; yêu ngọn cỏ gió đùa, mây trôi lãng đãng, ngọn núi đồi sim, nhựa cây mạch đất, yêu con sâu cái kiến nằm co ro trong tổ bấy giờ trỗi lên tìm lá mới hoa non, yêu cô gái mặc quần lĩnh hoa chanh lại cài một cánh hoa hồng trên mái tóc, yêu con **** đa tình bay lượn trên giàn hoa thiên lí, cái áo nhung xanh nổi bật lên trong vườn quýt đỏ, cam vàng, trông mới lại càng yêu những giọt mưa bé tỉ ti đọng lại trên nhung mướt làm cho người đẹp óng a óng ánh như thiên thần trong mộng. Cũng may mà cứ vào tháng chạp, ở đây, thỉnh thoảng lại có những đêm xanh gió thổi hiu hiu làm cho người thức khuya cảm thấy da tê tê, lành lạnh mà nghe như thấy tết đến xuân về trước ngõ nên cũng nguôi ngoai được phần nào, chớ cứ nắng chói chan, khô héo liền liền thi chỉ thương nhớ mà héo hắt đi, sống làm sao cho nổi.
    Tết ở đây thiếu gì vải lụa của Thái Lan, Đại Hàn, thiếu gì đồ ăn thức uống của Nhật, của Mỹ, thiếu gì trái ngon, gái đẹp ?olô can?, nhưng cơn cớ làm sao mỗi khi có sự giao tiễn đôi mùa thì lòng lại hướng về quê cũ xa xưa, mơ lại ngày nào cùng vợ đi mua đôi ba chậu cúc vàng, quất đỏ, rồi về ăn quấy quá cho xong để lại đi ù lên Ngọc Hà mua mấy cánh mẫu đơn về để cắm bình, không quên vài tấm giấy đỏ để gói tiền mở hàng cho trẻ, một chai Mai Quế Lộ hay Sử Quốc Công, hai vợ chồng đi dưới mưa riêu riêu dặn nhau phải nhớ mua một hộp trà Thiết Quan Âm vỏ thiếc và xẻ vài chai rượu nếp cẩm hạ thổ từ tháng tám!
    Nhớ lại như thế thì quên làm sao được vào những ngày hai mươi bốn, hai mươi lăm vợ thức từ bốn năm giờ sáng, khoác một cái áo lạnh trên mình ngồi giữa sập sắp xếp các món đồ đem đi biếu tết những bạn bè thân thiết. Đó là cả một vấn đề phức tạp: hộp trà Thiết Quan Âm vỏ thiếc để biếu ông Long đã đành rồi, nhưng ông Luận hôm qua đã cho rượu, chả lẽ mình lại biếu rượu nữa, thôi hay là biếu cân mứt và chục cam Xã Đoài. Hộp kẹo này đưa sang bác Thanh Châu; chị Sen ơi, hai hộp trà mạn sen tự tay mợ ướp đây là để dành cho ông Chung, ông Chước; nhưng đến Nguyễn Dân Giám thì quả là khó nghĩ. Hôm hai mươi ba mới rồi, để đánh dấu tập ?oDưới rặng thông? in làm phụ bản số tết, anh ta sai người làm đội một cái quả to bằng cái nia từ Hàng Cân đến Hàng Da, đầy đủ bún thang, chả quế, giò lụa, nước xuýt, bào ngư, hầu sì, cuốn; bây giờ biết đem biếu gì đây? ấy, chỉ có thế mà nghĩ mãi không biết làm ăn ra thế nào.
    Ôi chao, cứ suy nghĩ vơ vẩn mãi thế này, bực lắm. Người chồng nại cớ đi lấy ?ocái phong bì? của nhà báo tạ ơn nhân dịp cuối năm, rủ bạn hữu đi ra ngồi ?oLơ Lắc? uống lót dạ vài cái ?opun sô? và trông mưa bay trên hồ Hoàn Kiếm, ngâm bài thơ điên.
    Có linh hồn, tôi đem cho trọn vẹn,
    Vốn nhà nghèo, không quen cảnh bán buôn.
    Đến những kẻ mới vờ duyên hứa hẹn,
    Tôi cũng cho trọn vẹn cả linh hồn.
    ?
    Điên! Điên! Điên! Và say nữa, xin say,
    Điên đến chết và say cho đến khóc.
    Say thêm nữa! Phút giây điên ngà ngọc!
    ? Dốc máu buồng tim, giết hồn lấy xác!
    Ta cao dâng tế lễ đấng Thiêng Liêng.
    Nhạc đâu rồi! Lễ vật sắp đưa lên,
    Xin mau nổi cho hồn ta rung động?

Chia sẻ trang này