1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngày này - Năm xưa

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 01/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung thông tin cho bài viết cũ
    Johann Elert Bode sinh ra tại Hamburg, phía bắc nước Đức trong một gia đình thương nhân. Ông không được gửi đến trường học mà được cha ông giảng dạy tại gia với ý định sau này ông sẽ kế thừa công việc gia đình. Khi còn nhỏ, ông bị bệnh mắt và từ đó, con mắt bên phải của ông bị tật. Ngoài quá trình học hỏi về công việc kinh doanh, ông còn yêu thích và quan tâm đến toán học, địa lý và thiên văn học. Năm 1765, ông được giáo sư toán học Johann Georg Büsch biết đến thông qua sự giới thiệu của nhà vật lý Heinrich Reimarus. Ấn tượng về khả năng tính toán của cậu thanh niên, Büsch cho phép Bode sử dụng thư viện và các thiết bị của mình để tự học và nghiên cứu. Năm 1766, khi chỉ mới 19 tuổi, Bode đã công bố kết quả nghiên cứu đầu tiên khi quan sát hiện tượng nhật thực ngày 05/08/1766. Sau đó, ông tiếp tục quan sát hiện tượng Sao Kim đi ngang qua Mặt Trời (03/06/1769) và phát hiện ra sao chổi C/1769 P1 (độc lập với Messier). Tháng 8/1772, Bode đến làm việc cho viện Hàn lâm Khoa Học Berlin.
    [​IMG]
    Ảnh: Johann Elert Bode (19/01/1747 ?" 23/11/1826)​
    Bode là người phát hiện đầu tiên của nhiều thiên hà và tinh vân: M81, M82 (31/12/1774), M53 (3/2/1775) và M92 (31/12/1777). Ông cũng giành nhiều thời gian để quan sát và tính toán quỹ đạo của các sao chổi. Ông là người phát triển và góp phần công bố « quy luật Titius - Bode » về khoảng cách của các hành tinh đối với Mặt Trời. Quy luật Titius ?" Bode thực sự đã là công cụ được rất nhiều nhà thiên văn sử dụng trong thế kỷ 18, 19 để tìm kiếm các hành tinh và tiểu hành tinh. Tháng 3 năm 1781, William Herschel phát hiện ra Sao Thiên Vương và đề nghị đặt tên hành tinh này là « Ngôi Sao George » (nhằm tôn vinh vua Goerge III nước Anh). Chính Bode là người đề nghị gọi hành tinh thứ 7 này là Sao Thiên Vương (Uranus).
    Năm 1801, Bode xuất bản Uranographia, một trong những bản đồ sao đầu tiên đánh dấu các ngôi sao dựa trên sự quan sát của con người chứ không phụ thuộc vào hình tượng của chòm sao. Bode cũng là người phân định và đặt tên cho một số chòm sao như: "Officina Typographica," "Apparatus Chemica," "Globus Aerostaticus," "Honores Frederici," "Felis," "Custos Messium", "Quadrans Muralis," ... Tuy nhiên, tất cả các chòm sao trên đều không có tên trong danh sách 88 chòm sao hiện đại.
    Năm 1786, ông được bầu làm thành viên của viện Hàn Lâm Berlin. Ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc đài thiên văn Berlin từ năm 1787 cho đến khi nghỉ hưu năm 1825.
    Tên của ông được dùng để đặt cho một tiểu hành tinh (Asteroid 998, Bodea), 1 crater trên Mặt Trăng. Thiên hà M 81 cũng được gọi là Bode?os Galaxy hoặc Bode?os Nebulae.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. January 19 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/1/1_19.htm
    [2]. Hartmut Frommert, Christine Kronberg,. Johann Elert Bode (January 19, 1747 - November 23, 1826), http://www.seds.org/messier/Xtra/Bios/bode.html
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung và hiệu chỉnh thông tin trong bài viết cũ:
    Bengt Georg Daniel Strömgren sinh ra tại thành phố Gothenburg, tây nam Đan Mạch. Cha ông, Svante Elis Strömgren, là giáo sư thiên văn và giám đốc đài thiên văn của trường Đại học Copenhagen. Lớn lên trong môi trường khoa học và được khuyến khích của cha, ông đã học tập và có được công trình nghiên cứu đầu tiên khi mới 14 tuổi. Ông đã hoàn thành chương trình đại học về thiên văn và vật lý nguyên tử trong vòng 2 năm và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ khi mới chỉ 21 tuổi. Sau đó, ông làm việc tại trường Đại học Copenhagen cho đến năm 1940 thì được bổ nhiệm chức vụ giám đốc đài thiên văn thay cha. Sau Thế chiến thứ 2, do sự thiếu hụt các khoản ngân sách dành cho nghiên cứu, năm 1951, Strömgren đã đến Hoa Kỳ. Trong vòng 6 năm, ông lần lượt đảm nhiệm chức vụ giám đốc các đài thiên văn Yerkes và McDonald. Từ năm 1957, ông trở thành giáo sư vật lý thiên văn lý thuyết tại Đại học Princeton. Năm 1967, ông quay trở về làm việc tại Đan Mạch.
    [​IMG]
    Ảnh: Bengt Strömgren (21/01/1908 ?" 04/07/1987)​
    Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của Strömgren là về cấu trúc của các ngôi sao và các đám mây khí bị ion hoá xung quanh những ngôi sao có nhiệt độ cao. Ông đã tìm ra các môi liên hệ giữa mật độ khí, độ trưng của ngôi sao và kích thước của « mặt cầu Strömgren » (Strömgren sphere) tương ứng với đám khí hydro bị ion hóa xung quanh ngôi sao. Bên cạnh đó, ông còn có nhiều kết quả nghiên cứu về các vùng tạo sao kiểu H II, khí quyển sao, thành phần vật chất và sự ion hoá trong các ngôi sao.
    Tên ông được dùng để đặt cho một tiểu hành tinh (asteroid 1846 Bengt).
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Today in Science History, 1999 - 2007. January 21 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/1/1_21.htm
    [2] JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Bengt Georg Daniel Strömgren, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Stromgren/index.html
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    22/01
    22/01/1968: NASA phóng thành công tàu vũ trụ Apollo-5
    [​IMG]
    Ảnh: Phù hiệu Apollo-5​
    Apollo-5 là một trong 3 tàu vũ trụ không người lái của chương trình Apollo được phóng lên không gian (Apollo-4, Apollo-5 và Apollo-6). Mục đích chính của Apollo-5 là thử nghiệm module Mặt Trăng (lunar module) ngoài không gian, đặc biệt là hệ thống tên lửa đẩy dùng cho quá trình hạ cánh, cất cánh. Vì các khó khăn gặp phải trong quá trình chế tạo module Mặt Trăng nên ngày phóng của Apollo-5 đã bị hoãn lại so với kế hoạch ban đầu khoảng 8 tháng. Do mục đích thử nghiệm nên Apollo-5 không phải là một tàu Apollo hoàn chỉnh. Nó chỉ bao gồm 2 tầng của module Mặt Trăng (descent stage: tầng hạ cánh và ascent stage: tầng cất cánh), chưa có 4 chân, không có Command/Service Module. Tên lửa đẩy sử dụng cũng là loại nhỏ hơn (Saturn IB) so với Saturn V.
    Apollo-5 được đưa thành công lên quỹ đạo xung quanh Trái Đất. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện ra lỗi của phần mềm điều khiến của máy tính dưới mặt đất. Họ đã chuyển sang chế độ tự động, Apollo-5 thực hiện các lệnh theo sự điều khiển của máy tính gắn trên phi thuyền. Toàn bộ quá trình thử nghiệm tiếp theo diễn ra thành công. Sau đó ít lâu, 2 tầng của module Mặt Trăng rơi xuống Thái Bình Dương tại vị trí gần đảo Guam.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade, 1997-2010. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, January 22, http://www.astronautix.com/thisday/janary22.htm
    [2]Wikipedia, 10/2009. Apollo-5, http://en.wikipedia.org/wiki/Apollo_5
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 16:53 ngày 22/01/2010
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật và sửa 1 số thông tin trong bài viết cũ:
    28/01/1986: Tàu Challenger gặp nạn trong quá trình phóng (nhiệm vụ STS-51-L), phi hành đoàn hi sinh
    STS-51-L là chuyến bay lên không gian thứ 10 của tàu Challenger với nhiệm vụ triển khai một số thiết quan sát lên quỹ đạo, phóng thiết bị theo dõi sao chổi Halley, thực hiện một số thí nghiệm trong vũ trụ và tiến hành dự án: «Giáo viên trong không gian» (Teacher in Space) nhằm tôn vinh các nhà giáo, khuyến khích sinh viên, học sinh tìm hiểu về khoa học và công nghệ vũ trụ.
    Phi hành đoàn STS-51-L bao gồm 7 người:
    + Francis R. Scobee: Chỉ huy
    + Michael J. Smith: Phi công
    + Ju***h A. Resnik: Chuyên viên
    + Ellison S. Onizuka: Chuyên viên
    + Ronald E. McNair: Chuyên viên
    + Gregory B. Jarvis: Chuyên viên
    + Sharon Christa McAuliffe: Chuyên viên (theo kế hoạch, McAuliffe sẽ tiến hành một số bài giảng cho sinh viên dưới mặt đất).
    16h38 phút GMT ngày 28/01/1986, chỉ 64 giây sau khi phóng, một mối hàn của tên lửa đẩy phía bên phải bị hỏng. Luồng khí phụt ra với vận tốc cao từ vết thủng khiến cho đường bay của toàn bộ hệ thống bị rối loạn. Trong khoảng 9 giây sau đó, tàu con thoi và các thành phần của hệ thống tên lửa đẩy bị tách rời và đâm xuống biển. Toàn bộ phi hành đoàn hi sinh.
    [​IMG]
    Ảnh: Tai nạn tàu Challenger​
    [​IMG]
    Ảnh: Phi hành đoàn tàu Challenger gặp nạn​
    Tài liệu tham khảo:
    1. Kenedy Space Center, 2001. 51-L (25), http://science.ksc.nasa.gov/shuttle/missions/51-l/mission-51-l.html
    [2]. Wikipedia, 01/2010. Space Shuttle Challenger disaster, http://en.wikipedia.org/wiki/Space_Shuttle_Challenger_disaster
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 04:31 ngày 01/02/2010
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    30/01
    30/01/1992: Tàu con thoi Discovery hạ cánh thành công, kết thúc nhiệm vụ STS-42
    [​IMG]
    Ảnh: Phù hiệu STS-42​
    STS-42 là chuyến bay lên không gian thứ 14 của tàu con thoi Discovery. Trong nhiệm vụ này, tàu con thoi chở theo module spacelab trong đó có các thiết bị đặc biệt để nghiên cứu môi trường không trọng lượng. Phi hành đoàn STS-42 bao gồm 7 người:
    Ronald J. Grabe: chỉ huy
    Stephen S. Oswald: phi công   
    Norman E. Thagard: chuyên viên
    David C. Hilmers: chuyên viên
    William F. Readdy: chuyên viên
    Roberta L. Bondar: chuyên viên
    Ulf Merbold: chuyên viên
    Tàu con thoi được phóng lên không gian ngày 22/01/1002. Phi hành đoàn đã tiến hành nhiều thí nghiệm để nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường không trọng lượng đối với sinh vật sống và quá trình xử lý vật liệu như:
    + Sự thích ứng của hệ thần kinh người với tình trạng trọng lượng thấp,
    + Sự ảnh hưởng của môi trường không trọng lượng đối với trứng tôm, hạt đậu, trứng ruồi, vi khuẩn, ...
    + Sự phát triển của tinh thể.
    Sau khoảng 8 ngày trên quỹ đạo, tàu con thoi đã hạ cánh an toàn xuống sân bay tại căn cứ không quân Edward, bang California. Tổng cộng trong nhiệm vụ này tàu Discovery đã bay được 129 vòng xung quanh Trái Đất, chuyển động trên quãng đường khoảng4 triệu 7 trăm nghìn km.
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade, 1997-2010. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, January 30, http://www.astronautix.com/thisday/janary30.htm
    [2]Mark Wade, 1997-2010. Encyclopedia Astronautica, STS-42, http://www.astronautix.com/flights/sts42.htm
    [3]Wikipedia, 12/2009. STS-42, http://en.wikipedia.org/wiki/STS-42
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 04:34 ngày 30/01/2010
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Sửa thông tin trong bài viết cũ
    01/02/2003: Tai nạn xảy ra trong quá trình tàu Columbia hạ cánh (nhiệm vụ STS-107), phi hành đoàn hi sinh.
    STS-107 là chuyến bay lên không gian thứ 28 của tàu con thoi Columbia. Nhiệm vụ kéo dài trong 15 ngày 22 giờ với mục đích chính là tiến hành các thí nghiệm trong môi trường không trọng lượng. Phi hành đoàn STS-107 bao gồm 7 người:
    + Rick D. Husband : chỉ huy
    + William C. McCool : phi công
    + Michael P. Anderson : chuyên viên
    + Kalpana Chawla : chuyên viên
    + David M. Brown : chuyên viên
    + Laurel B. Clark : chuyên viên
    + Ilan Ramon : chuyên viên (người Isarel đầu tiên bay vào vũ trụ)
    Những phút cuối cùng của tàu con thoi Columbia:
    13h52 GMT: các thiết bị đo ở cánh trái, bộ phận phanh và bánh trái mất liên lạc
    13h59 GMT: nhiệt độ và áp suất vượt ra khỏi tầm kiểm soát
    14h00 GMT: Tàu Columbia bị vỡ vụn tại độ cao 63.176 km trên bầu trời Texas, 16 phút trước thời điểm hạ cánh trong kế hoạch. Toàn bộ phi hành đoàn hi sinh.
    Nguyên nhân của tai nạn được kết luận là do một mảnh vỡ nhỏ của tên lửa đẩy đã phá hỏng một miếng cách nhiệt bên cánh trái tàu Columbia trong quá trình phóng. Khi con tàu xuyên quá lớp khí quyển để hạ cánh, không khí nóng đã tràn qua miếng cách nhiệt bị hỏng, phá hủy cấu trúc bên trong của cánh trái, dẫn đến việc toàn bộ tàu con thoi bị mất điều khiển và bị vỡ vụn.
    [​IMG]
    Ảnh: Tai nạn tàu Columbia​
    [​IMG]
    Ảnh: Phi hành đoàn tàu Columbia gặp nạn ​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Vic Stathopoulos, 11/2006, Space Shuttle Columbia Disaster, http://www.aerospaceguide.net/spaceshuttle/columbia_disaster.html
    [2]. Wikipedia, 01/2010 Space Shuttle Challenger disaster, , http://en.wikipedia.org/wiki/Space_Shuttle_Columbia_disaster
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    02/02
    02/02/1974: Trạm không gian Salyut-4 bắt đầu rời quỹ đạo
    [​IMG]
    Ảnh: phù hiệu chương trình Salyut​
    Được phóng lên không gian từ ngày 26/12/1974, Salyut-4 (Chào Mừng 4) là trạm không gian phục vụ cho mục đích khoa học của Liên Xô. Salyut-4 dài 15.8 m, đường kính chỗ lớn nhất 4.15 m, khối lượng tổng cộng 18.9 tấn, thể tích không gian làm việc của phi hành đoàn 90 m³.
    Các thiết bị triển khai trên trạm chủ yếu dùng để quan sát Mặt Trời và quan sát vũ trụ tại dải sóng tia X. Tổng cộng đã có 3 chuyến bay chở phi hành đoàn lên làm việc tại Salyut-4 : Soyuz-17, Soyuz-18a và Soyuz-18. Tuy nhiên, chỉ có hai chuyến bay thành công, tổng cộng đã có 4 nhà du hành làm việc trên Salyut-4 (chia làm 2 lượt) : Georgi Grechko, Aleksei Gubarev (Soyuz-17, 29.56 ngày) và Pyotr Klimuk, Vitali Sevastyanov (Soyuz-18, 62.97 ngày). Trước Soyuz-18, tên lửa đẩy của tàu Soyuz-18a gặp trục trặc tại độ cao khoảng 145 km, phi hành đoàn không thể tiếp tục bay đến trạm không gian và đã hạ cánh an toàn.
    Ngày 02/02/1977, Salyut-4 bắt đầu thực hiện quá trình hiệu chỉnh qũy đạo và rơi trở lại Trái Đất vào ngày hôm sau. Tổng cộng Salyut-4 đã ở trên quỹ đạo 770 ngày (trong đó 92 ngày có phi hành đoàn), bay được 12444 vòng quanh Trái Đất.
    [​IMG]
    Ảnh: Mô hình Salyut-4 trưng bày tại bảo tàng​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade, 1997-2010. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, February 02, http://www.astronautix.com/thisday/febary02.htm
    [2]Wikipedia, 11/2009. Salyut-4, http://en.wikipedia.org/wiki/Salyut_4
    ====
    Tham khảo thêm bài viết về Salyut-4:
    http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/988995/trang-2.ttvn#13563428
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 04:30 ngày 02/02/2010
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bổ sung thông tin bài viết cũ
    03/02/1966, module đổ bộ của tàu Luna-9 hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng
    [​IMG]
    Ảnh: Luna-9​
    Luna-9 là tàu thám hiểm không người lái của Liên Xô với nhiệm vụ chính là thử nghiệm việc hạ cánh mềm (soft landing) xuống bề mặt Mặt Trăng. Tàu vũ trụ có khối lượng tổng cộng 1.538 tấn, cao 2.7 mét, bao gồm 2 phần chính:
    + Module đổ bộ tự động: có dạng hình cầu đường kính 58 cm, nặng 99 kg, trên đó triển khai hệ thống liên lạc, các thiết bị khoa học, pin.
    + Phần thân tàu: có dạng hình trụ tròn. Phần thân tàu chủ yếu chứa các tên lửa để hiệu chỉnh quỹ đạo và giảm tốc, các cảm biến để giám sát quá trình tiếp cận Mặt Trăng.
    Được phóng lên không gian ngày 31/01/1966, Luna-9 mất khoảng 3 ngày để bay đến Mặt Trăng với địa điểm đổ bộ thuộc Đại dương Bão Tố (Oceanus Procellarum). Quá trình giảm tốc được tiến hành từ từ, đồng thời các túi khí bảo vệ cũng được bơm căng. Khi chỉ còn cách bề mặt 5 m, module đổ bộ tự động tách ra khỏi phần thân tàu, va chạm với Mặt Trăng với vận tốc khoảng 22 km/h. Quá trình đo cường độ bức xạ, chụp ảnh và truyền số liêụ về Trái Đất được tiến hành sau đó. Module đổ bộ đã hoạt động cho đến khi hết pin vào 22h55 (UTC) ngày 06/02.
    Đây là thiết bị thám hiểm đầu tiên của con người hạ cánh mềm thành công xuống một thiên thể khác. Luna-9 đã chứng minh được khả năng hạ cánh xuống Mặt Trăng của con người cũng như các thiết bị từ Trái Đất.
    [​IMG]
    Ảnh: Minh họa quá trình đổ bộ xuống Mặt Trăng của Luna-9​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]. Today in Science History, 1999 ?" 2010. FEBRUARY 3 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/2/2_03.htm
    [2]. NASA, National Space Science Data Center, 11/2009. Luna 9,
    http://nssdc.gsfc.nasa.gov/nmc/masterCatalog.do?sc=1966-006A
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:06 ngày 03/02/2010
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0

    04/02
    04/02/1961: Liên Xô phóng tàu thăm dò Sputnik-7
    Sputnik-7 là tàu vũ trụ đầu tiên của Liên Xô hướng về Sao Kim. Quá trình phóng bao gồm 2 giai đoạn cơ bản: 
    + Đưa thiết bị thám hiểm Sao Kim (Venera probe) cùng với một hệ thống phóng (Earth orbiting launch platform) lên quỹ đạo xung quanh Trái Đất.
    + Hệ thống phóng khởi động, đưa thiết bị thám hiểm bay tới Sao Kim.
    Sputnik-7 được đưa thành công lên quỹ đạo xung quanh Trái Đất, tuy nhiên, trong giai đoạn 2, động cơ chính của hệ thống phóng chỉ hoạt động được 0.8 giây do có lỗ thủng trong hệ thống bơm nhiên liệu. Thiết bị thám hiểm Sao Kim cùng với hệ thống phóng sau đó đâm xuống Siberi.
    [​IMG]
    Ảnh: Venera probe của tàu Sputnik-8 (Venera probe của Sputnik-7 có cấu tạo tương tự)​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]Mark Wade, 1997-2010. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, February 04, http://www.astronautix.com/thisday/febary04.htm
    [2]Mark Wade,, 1997-2010. Venera 1VA, http://www.astronautix.com/craft/venra1va.htm
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0

    05/02
    05/02/1971: Module Mặt Trăng của tàu Apollo-14 đổ bộ thành công
    [​IMG]
    Ảnh: Phù hiệu Apollo-14​
    Apollo-14 là chuyến bay có người lái thứ 8 trong chương trình Apollo của NASA (là chuyến bay thứ 4 có nhiệm vụ đổ bộ xuống Mặt Trăng). Phi hành đoàn Apollo-14 bao gồm 3 người:
    + Alan B. Shepard, Jr : chỉ huy.
    + Stuart A. Roosa : phi công module điều khiển (command module). Module điều khiển của Apollo-14 có tên gọi là Kitty Hawk.
    + Edgar D. Mitchell : phi công module Mặt Trăng (lunar module). Module Mặt Trăng của Apollo-14 có tên gọi là Antares.
    [​IMG]
    Ảnh: Phi hành đoàn Apollo-14​
    Được phóng lên không gian ngày 31/01/1971, Apollo-14 mất gần 5 ngày để bay đến Mặt Trăng. Shepard và Mitchell đã sử dụng module Mặt Trăng thực hiện quá trình đổ bộ, trong khi đó Roosa vẫn tiếp tục lái module điều khiển bay xung quanh vệ tinh này. 9 giờ 18 phút ngày 05/02/1971, module Mặt Trăng đổ bộ thành công xuống đồi Fra Mauro (Fra Mauro formation) tại bề mặt nhìn thấy của Mặt Trăng. Với thành công này, Shepard và Mitchell trở thành người thứ 5 và thứ 6 đặt chân lên Mặt Trăng.
    Shepard và Roosa đã 2 lần thực hiện các hoạt động ngoài phi thuyền (EVA) với thời gian tổng cộng là 9 tiếng 22 phút. Họ đã thu thập được khoảng 42.28 kg đất đá và tiến hành một số thí nghiệm trên bề mặt Mặt Trăng. Trong thời gian này, Roosa cũng đã tiến hành chụp ảnh Mặt Trăng từ trên quỹ đạo. Trước khi rời khỏi Mặt Trăng, Shepard đã thực hiện tổng cộng 6 lần đánh golf, trong đó có 1 cú đánh thành công, bóng bay vào 1 crater cách đó 10 mét, Mitchell cũng ném 1 cây lao "tự chế". Roosar cũng đã mang theo trong chuyến bay này hàng trăm hạt giống cây trồng. Sau đó, những hạt cây đã được gieo và trồng trên nhiều vùng của nước Mỹ, cũng như ở một số nước khác (Nhật, Bản, Braxin, ?) với mục đích quảng bá hàng không vũ trụ ra cộng đồng. Chúng được gọi là các ?ocây mặt trăng? (moon tree).
    18h48 (UTC) ngày 06/02, Shephard và Mitchell sử dụng module Mặt Trăng bay lên kết nối với module điều khiển. Ngày 09/02, phi hành đoàn đã hạ cánh xuống Thái Bình Dương, kết thúc thành công nhiệm vụ Apollo-14.
    [​IMG]
    Ảnh: Shepard và cú đánh golf thứ 3 trên Mặt Trăng​
    Tài liệu tham khảo:
    [1]. Today in Science History, 1999 ?" 2010. FEBRUARY 5 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/2/2_05.htm
    [2]. Wikipedia, 11/2009. Apollo 14, http://en.wikipedia.org/wiki/Apollo_14
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 05:41 ngày 05/02/2010

Chia sẻ trang này