1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng giúp nhau luyện viết văn

Chủ đề trong 'Văn học' bởi lifelearner, 04/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lifelearner

    lifelearner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Vì sao???
    _ Lối sống: của H trưởng giả, xa hoa:
    + Đi tản cư mà cố gắng liên hệ với mối quen biết cũ để có thể tìm ở trong căn nhà rộng rãi thoáng mát cho dù người chủ nhà lại phải đi ở nhờ nhà bên cạnh.
    + H ăn uống cầu kỳ, kiểu cách: ăn mía ướp hoa bưởi, khoai lang vùi tro bếp nóng, ngủ trên những chiếc giường đệm trắng tinh thoang thoảng mùi nước hoa.
    + Hút thuốc lá thơm, chơi tổ tôm, đọc Tam quốc. Chỉ với chi tiết gia đình H hàng đêm đọc Tam quốc như một nghi lễ thiêng liêng cũng đủ để thấy lối sống cách biệt, xa lạ của H trong hoàn cảnh kháng chiến. >> Bản thân lối sống ấy không đáng phê phán nhưng cái đáng phê phán chính là thái độ của anh đối với nhân dân, đối với kháng chiến. Sống trong môi trường dân quê lam lũ, vất vả, đêm ngày lo phá đường ngăn giặc nhưng H vẫn dửng dưng như không. Tự đặt mình trong một ốc đảo bình yên, hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. " Trên phương diện làm người, một kẻ chỉ biết mình, chỉ thấy mình, chỉ lấy cái tôi làm chuẩn mực để yêu ghét, khen chê, để lựa chọn tính toán, có lẽ muôn đời ở xã hội nào , ở thời đại nào cũng rất đáng ghét." (Mai Ngọc)
    _ Mối quan hệ bạn bè: với những người đáng chân thành thì H không coi trọng, H ra báo để chửi bạn trên báo. Ngay cả đến Độ, có lúc đến chơi, H lạnh nhạt không ra tiếp. Ở nơi tản cư, H giao du với một ông tuần phủ về hưu, một ông đốc học bị thải hồi vì một thứ tội xấu xa, một cụ phán chuyên lo nghề chạy kiện. H thừa biết bản chất của bọn người đó: ngu ngốc, gàn dở, rởm đời. Nhưng như H giải thích với Độ " không chơi với họ thì còn biết chơi với ai?" Độ tiếc cho mối quan hệ ấy của H, Độ nguyền rủa cho sự tình cờ nào đã xô đẩy H về đây để làm bạn với chừng ấy thứ cặn bã của giới thượng lưu trí thức. Nếu như có một câu danh ngôn đã từng nói " anh chơi với ai người ta sẽ nói cho anh biết anh là ai". H làm bạn với chừng ấy thứ "cặn bã" thì H sẽ bị ảnh hưởng cái lăng kính của họ. Phải chăng vì thế mà đôi mắt của H có cái nhìn lệch lạc.
    _Nhân cách: Là nhân cách của một nhà văn kiêm tay chợ đen. Với cuộc sống tiện nghi sang trọng của H, người đọc cảm nhận H sống bằng nghề chợ nhiều hơn nghiệp văn. Vậy thì làm sao H có thể có được cái nhìn thanh cao, đứng đắn, đúng mực bởi như một câu nói mà nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói: " Ở đâu có đồng tiền phàm tục thì ở đó không thể có cái đẹp"
    >>>> Nhà văn Nam Cao đã tập trung khai thác các chi tiết thuộc diện mạo bề ngoài và thế giới tiện nghi của nhân vật một cách chọn lọc và sắc nét. Hoàng hiện lên là một tri thức trưởng giả, lạc lõng xa lạ với cuộc sống xung quanh. Ngôn ngữ đối thoại của hai nhân vật hết sức công phu, đây là yếu tố chính để làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm. H ăn nói sắc sảo, cái sắc sảo của một người sống bằng nghề chữ nghĩa. Qua những lời kể của nhân vật H, H tự bộc lộ mình là một kẻ nhẫn tâm, độc địa. H ra sức hài hước người nông dân nhưng chính H đã trở thành nhân vật bị hài hước dưới ngòi bút hài hước, dí dỏm của nhà văn Nam Cao.
    * Ý nghĩa: H mang ý nghĩa của một nhân vật tư tưởng. Nhà văn Nam Cao đã xây dựng hình tượng nhân vật H để bộc lộ một tuyên ngôn về chỗ đứng của người trí thức trong kháng chiến và cũng là để bộc lộ niềm tin vô hạn vào sức mạnh quần chúng. Nếu không có niềm tin ấy, con người bị loại ra khỏi cuộc sống kháng chiến, trở thành lạc lõng, xa lạ.
    Nhà văn Độ
    Độ là một nhà văn nghèo, một nhà văn đàn em mới vào nghề nhưng lại là người chịu khó học hỏi, rèn luyện. Sau cách mạng, Độ chuyển biến nhanh chóng theo kháng chiến, anh đóng góp hết sức nhiệt tình cho kháng chiến cho dù cương vị của anh rất nhỏ bé, chỉ là một " tuyên truyền viên văn hoá" nhưng anh say mê, hoà minh với công việc. Độ hoàn toàn đối lập với H về tính cách, hoàn toàn tương phản với H về hình thức, nội tâm. H no đủ, dư thừa, Độ gầy yếu, nhỏ bé.
    _ Đặc biệt trong cách nhìn về cuộc kháng chiến, về những người nông dân, H phủ nhận sạch trơn, coi thường tất cả thì Độ đánh giá họ với cái nhìn đứng đắn của người trong cuộc. " Người nhà quê dẫu sao thì cũng là một cái bí mật với chúng ta. Tôi gần gũi họ rất nhiều, tôi đã gần như thất vọng? Nhưng đến hồi tổng khởi nghĩa thì tôi đã ngã ngửa người. Té ra người nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng và làm cách mạng hăng hái lắm." Độ cũng nhìn thấy những hạn chế của người nông dân, nhất là nông dân trước cách mạng: "phần đông họ dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương." Nhưng khi cách mạng bùng nổ thì Độ đã nhận ra điều cơ bản và quan trọng ở nông dân là họ có thể làm cách mạng và làm cách mạng hăng hái lắm. Đó là cái nhìn của Độ hay đó chính là cái nhìn của Nam Cao. Nếu trước cách mạng Nam Cao mới chỉ phát hiện ra bản chất lương thiện ở người nông dân thì sau cách mạng, tác giả đã phát hiện ra bản chất cách mạng ở những con người ấy. Nhân vật của Nam Cao thay đổi được cách nhìn vì họ gần gũi người dân, cố gắng hiểu họ để từ đó có thái độ cảm thông, cảm phục họ. Chính trong hành trình " khoác ba lô lên vai, đi hết làng này đến làng khác" đã giuíp Độ nhận ra bản chất những con người mà " vô số anh răng đen mắt toét, gọi lựu đạn là "nựu đạn" , hát tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh mà lúc ra trận thì xung phong can đảm lắm."
    f Vẫn trái tim giàu yêu thương, Nam Cao không căn cứ vào hình thức bề ngoài cũng như Độ đã tước bỏ đi những thô kệch bên ngoài để thấy được cái cốt lõi, cái nguyên cớ đẹp đẽ ở bên trong. Anh nhìn thấy những người nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn không thể phủ nhận. Không khoa trương, ồn ào, cứ lặng lẽ, âm thầm từng bước, nhà văn Nam Cao đã dùng nhân vật Độ để phủ nhận nhân vật H, đôi mắt của Độ với cái nhìn toàn diện rất cần thiết cho mỗi nhà văn.
    3. Vấn đề đôi mắt được đặt ra trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
    _ Năm 1946 kháng chiến bùng nổ, hầu hết các văn nghệ sĩ theo lời kêu gọi của Hồ chủ tịch, họ đã lên đường nhưng còn quen với cách nghĩ, cách cảm, lối viết cũ. "Đôi mắt" đã ra đời như một lời cảnh tỉnh nhắc nhở các nhà văn trong quá trình nhận đường. Tô Hoài coi " Đôi mắt" là tuyên ngôn nghệ thuật của một lớp nhà văn như Tô Hoài, Nam Cao.
    _" Đôi mắt" cũng muốn nói tới vấn đề nhân sinh quan. Thế giới quan có một ý nghĩa quan trọng trong sáng tác. Người nghệ sỹ phải hòa mình vào nhân dân, đất nước mới tạo được tác phẩm hay phục vụ cho kháng chiến. Nhà văn phải đứng trong lao khổ, mở hồn ra để đón lấy những vang động của đời. Đối tượng của văn nghệ là nhân dân, họ không chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh mà họ còn là những người làm chủ hoàn cảnh. Chính bởi vậy phaỉ nhìn họ với con mắt tình thương và lòng nhân đạo.
    _ Trong tác phẩm " Đôi mắt" Nam Cao cũng đặt ra mối quan hệ trong sống và viết trong cuộc đời mỗi nhà văn. Trước khi cầm bút viết, người nghệ sĩ phải sống đã. Nếu không hoàn thành tư cách của một công dân trước thì sẽ không có được nhân cách của một người nghệ sĩ. Cũng như Độ sẵn sàng từ bỏ những thứ nghệ thuật mà anh cho là cao siêu để làm một tuyên truyền viên nhãi nhép, từ đó mà anh có được cảm hứng sáng tác. Hình bóng Độ hay đó chính là sự hoá thân của nhà văn Nam Cao " đến với công việc của nghệ thuật lúc này là để chuẩn bị cho tôi một nghệ thuật cao hơn". Từ ý nghĩ chân chính ấy mà nhân vật của Nam Cao đã trở thành một tuyên ngôn cho một quan điểm mới mẻ trong sống và viết. H chưa hoàn thành nhân cách công dân của mình nên dẫu có muốn ghi lại cái thời nay mà cũng không sao cất bút được.
    _ " Đôi mắt" còn đặt ra vấn đề tài và tâm trong mỗi người nghệ sĩ. Nếu cái tâm không thanh tịnh đức độ thì tài năng sẽ lụi mòn. Văn sĩ Hoàng có tài nhưng thiếu tâm nên cái tài của anh ta cứ mất dần đi trong tính vị kỷ của chính mình. Tài năng chỉ được nuôi dưỡng và giữ gìn trong môi trường của cái tâm trong sáng. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
    >>>> Như vậy, qua những trang văn ngắn gọn, nhân vật không nhiều, cốt truyện giản dị nhưng Nam Cao đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc. Đó là mối quan hệ giữa sống và viết, giữa tài và tâm, giữa nhân cách và hoàn cảnh, giữa tư cách của một công dân và của một người nghệ sĩ. " Đôi mắt" đã đề cập đến những vấn đề quan trọng trong quan niệm của giới văn nghệ sĩ về nghệ thuật đích thực. Có lẽ chính vì thế mà " Đôi mắt" không chỉ là tuyên ngôn nghệ thuật của một lớp nhà văn mà nó còn có ý nghĩa lâu dài với những người nghệ sĩ chân chính.
    Kết luận:
    Cuộc sống với những nhân tố cũ-mới, trắng-đen, cao thượng và thấp hèn, cao cả và phàm tục?, vì vậy mỗi người nghệ sĩ cần có đôi mắt sáng trong, đúng đắn, đúng mực để nhìn người và nhìn đời. Cuộc sống luôn thay đổi, vận động vì vậy phải nhìn cuộc đời và con người với thái độ hoà nhập, đổi mới. Cũng đã có biết bao nhiêu nhà văn, những nghệ sĩ chân chính tiếp tục kế thừa và phát huy những quan điềm sáng tác tích cực và tiến bộ của Nam Cao trong "Đôi mắt" để có những trang văn đẹp cho đời.
  2. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
  3. lonelycoldheart

    lonelycoldheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    1
    đáng nhẽ là chỉ đọc bài của mấy bạn viết thôi , nhg mà ko hiểu sao mình lại cũng muốn góp 1 vài ý kiến , trc'' hết là về chuyện "học thuộc lòng" ... các bạn nói học thuộc lòng chỉ có thể dc điểm cao chứ ko thể giỏi văn dc , điều này tôi thấy ko đúng lắm... theo tôi thì ngưòi giỏi văn là người trc'' hết giỏi học thuộc , bạn bè tôi là những ví dụ cho điều đó , 1 đứa , giải 3 văn QG , năm nay đang học năm 1 ngoại thương ... khi nó cho tôi xem những bài viết của nó , tôi cảm thấy chỗ này là văn của nguyễn đăng mạnh , chỗ kia lại là văn của chu văn sơn ... và điều tôi cảm thấy là hoàn toàn đúng sau khi đã dc kiểm chứng từ văn học tuổi trẻ !!! Cái mà các bạn gọi là học thuộc lòng , hay đạo văn đi nữa , ko phải là vậy sao... có thể biện minh rằng , đấy là biến cái của người khác thành cái của mình , nhg dù sao đi nữa , nó cũng là cái của người khác ... thời của chúng ta bây h , năm 2007 , ko phải là thời của trần đăng khoa , ko phải là thời của xuân quỳnh ... Cái mà chúng ta vẫn học , vẫn làm bài văn , là thành quả lao động , là khám phá tìm kiếm của mấy ông nguyễn đăng mạnh , trần đình sử từ những năm mà chúng ta còn chưa ra đời ... ngay cả cô giáo bạn , khi dạy bạn , khi soạn giáo án , cũng dựa vào sách tham khảo , nào là để học tốt , nào là tư liệu văn học , vân vân ... cố giáo bạn dạy bạn , bạn chép vào vở , và khi học , bạn học nhg~ cái đấy, khi làm bài , bạn dựa vào nhg~ cái đấy , khi đi thi , bạn cũng dựa vào nhg~ cái đấy... ấy , theo cá nhân quan điểm tôi , đó là đạo văn , là học thuộc ... Có bạn nào , chỉ đọc mỗi tác phẩm , mà làm dc 1 bài phân tích quá 4 trang ... tôi nghĩ 1 cách thiển cận là ko có ... hay ko thể ... Ngay cả nhg~ bài mà các bạn luuchivi hay __LeaFArT__ viết , chắc chắn cũng do tham khảo rồi thêm thắt mà ra, đúng chứ, hay là chỉ do mỗi bạn nghĩ ra ... nói qua 1 chút về bản thân tôi , cấp 2 tôi học chuyên văn , lớp 9 cũng có đi thi hsg văn ... hồi ấy ấy , tôi làm bài luôn ko theo nhg~ j cô giáo giảng, tức là nghĩ sao làm vậy , ko như nhg~ j cô cho ghi trong h, mà thực ra là tôi cũng coi thường và chả ghi j` ...các bài viết của tôi , trên lớp cũng đạt điểm 7 đến 8 ... ấy nhg mà hồi ấy là do lớp tôi học chuyên văn , cô giáo luôn khuyến khích tìm tòi và phát hiện cái mới , bài làm của tôi luôn dc đánh giá là có sáng tạo ... nhg lên cấp 3 , tôi học ở 1 lớp chọn , khối A , cũng với lối viết như vậy , tôi dc 3,5 trong 1 bài 1 tiết , bởi vì là tôi chả thấy có j hay để mà viết , và đương nhiên cũng ko làm theo cô dạy ... hậu quả là bài phân tích ko sang dc trang thứ 4 và tôi cũng chỉ chép thơ là nhiều ... hơn nữa tôi làm bài thường là theo cảm xúc , và bài văn của tôi thường giàu cảm xúc hơn là ý phân tích ... chẳng hạn như tôi từng dc 8 ở lớp đội tuyển với bài lão hạc( lúc đó 8 là điểm có thể coi như cao nhất ) , nhg cũng ko biết viết j
    với cái bài thu ẩm của nguyễn khuyến , bởi đơn giản tôi chả thấy ngoài cảnh thu bài đó có j hay , mà tôi thì chả thiết tha j` chuyện tán dương người khác tả cảnh đẹp... thôi ko nói về tôi , mà trở lại với cái vụ học thuộc , tôi cực kì nể nhg~ ng` học thuộc giỏi , bởi học thuộc giỏi là có trí nhớ tốt , và cái đấy đương nhiên với IQ ... cho nên , đi thi , theo tôi , 8 điểm cho nhg~ j` bạn học thuộc! để dc 9 điểm , bài viết của bạn phải hợp với ng` chấm , và để dc 10 , bài viết của bạn phải hợp với all ng` chấm ... còn chuỵên cảm xúc trong văn ,theo tôi cái đó chỉ chiếm 1 điểm là cùng ... bởi văn bây h chấm theo ý , càng nhiều ý , càng điểm cao , thiếu ý thì điểm thấp... Mà nhg~ cái ý đấy , cũng moi móc từ mấy ông giáo sư viết sách ra... chẳng hạn , nếu là phân tích ng` lái đò Sđ , bạn sẽ phải đủ hình tượng sd , rồi hình tượng ông lái đò , mà trong cái hình tượng sd , bạn phải đủ nào là màu nước , cái hút nước , rồi vẻ đẹp ra làm sao ... ấy rồi trong cái vẻ đẹp nó phải là vẻ đẹp mềm mại cơ , nữ tính cơ .... đấy , all nó là 1 cái bazem cho ng` chấm , đủ thì có điểm , mà thiếu thì nghỉ , với cái lối chấm như vậy , cảm xúc mà làm j` , và chẳng hạn như có đi nữa , cũng ko dc để ý tới nếu bài bạn ko đủ ý .....ôi cái cách chấm thi nó vớ vẩn vậy , nhg mình làm sao để mà thay đổi dc , mình phải chấp nhận , thuận nó thì đỗ , mà nghịch nó thì tượt , vào đến phòng thi Dh , bạn có dám viết đúng nhg~ j` mình nghĩ hay cảm nhận , hay bạn sẽ viết theo nhg~ j` bạn dc học... có câu , kẻ chiến thằng mới là kẻ mạnh , kẻ mạnh chưa chắc là ng` chiến thắng .... cho dù bạn có học giỏi văn , theo đánh giá của thầy cô , hay có năng khiếu về văn , khi vào phòng thi , bạn vẫn cứ phải viết nhg~ điều trong sách tham khảo , cho dù bạn chả thích , chả thấy hay j cả ... để làm j , để mà đỗ ... mà viết dc như thế chả chắc đã đỗ ấy , nói j đến chuỵên cảm xúc , đến ý riêng ... chứ còn như bạn lifelearner nói , học thuộc dc 5, thêm cảm xúc dc 8 , tôi thấy hơi buồn cười và quá xa thực tế .. với tôi , 8 điểm cho 1 bài thi Dh , là 7 điểm của kiến thức học thuộc , và 1 điểm cho sự rèn luyện để lắp 1 số sách tham khảo lại với chính để kiếm thêm điểm ........tiếp nữa , về bài phân tích của luuchivi , thực lòng mà nói , tôi có cảm nhận về bạn gói gọn ở 2 từ"ko thích" , ấy là do cái nick của bạn , nó làm tôi liên tưởng đến 1 thằng ca sĩ hát nhạc mà cá nhân tôi gọi là nhạc bựa , nhạc sến ... đọc bài viết của bạn , đâu đó tôi cũng có thấy mấy chỗ hơi giông giống bài của nhau sao cho khéo ...nói tóm lại , theo tôi , để đỗ dc dh, với nhg~ ng` ko có năng khiếu , ko có cái niềm yêu văn , thì phải học thuộc , phải đạo văn , nhg sao cho khéo 1 chút , chấm thi dh, văn ai mà chả có ý i xì nhau , có điều cái ý đấy bạn nói nó ra làm sao , ấy mới là cái bạn tôi mà tôi mới dc đọc mấy hôm trc'' , chả biết nói làm sao , có điều cái cảm nhận nó là vậy , ko biết bạn tôi nó tham khảo ở đâu... tôi nhớ nó cũng có cái câu'''' cái lạnh đã thấm sâu vào từng ... " kiểu kiểu như vậy ... cái nữa là tôi ko hiểu sao bạn lại nhầm nắng với lắng ... thực sự là ko hiểu , bạn đánh nhầm , hay bạn ko biết , hay bạn cố ý trêu ...cái nữa tôi rất ko thích khi đọc bài của bạn , ấy là ko có lấy 1 dấu phẩy , ko biết làm sao mà bạn ko thích hay sao , nhg dù ko thích dùng , vẫn cứ phải dùng , đó cũng coi như là 1 cách thể hiện sự tôn trọng ng` đọc , đi thi bạn cũng ko dùng à ... năm nay tôi cũng thi dh , khối d , và mục tiêu tôi đặt ra là ngoại thương , năm ngoái tôi đã trượt , nhg là khối a , vì thế năm nay tôi ko còn cơ hội để truợt nữa , các bạn hẳn là vẫn đang lớp 12 , bài vở nhiều nhg cũng nên dành thơif gian mà đọc sách tham khảo , đọc càng nhiều càng tốt , thuộc dc thì tốt nữa , hì , tôi bận nghe nhạc , chỉ viết có vậy , mà chắc cũng dài , chúc các bạn học tốt , đừng có ai thi NT nhé ... hĩ hĩ hĩ
  4. __LeaFArT__

    __LeaFArT__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên xin lỗi các bạn vì thời gian dài vừa qua đường line gặp sự cố nên mình không lên mạng được.
    À, thì ra là thế! Thì ra không cần có cảm xúc khi làm văn, bởi vì văn vốn không phải để cảm nhận mà chỉ phân tích ra để thấy, để biết, rồi hết, chẳng rút ra được điều gì. Thì ra trong cái xã hội đảo điên này môn văn chẳng khác gì hơn những thứ toán, lý, hóa phải làm theo công thức, tính theo đơn vị. Thì ra văn bây giờ trở thành một gánh nặng cho những con người ấu trĩ chứ không còn bồi đắp và nuôi dưỡng tâm hồn người ta nữa. Thì ra từ "thực tế" còn có một nghĩa khác là thực dụng! Thì ra...

    Khi mới đọc những dòng đầu của bạn, bạn lonelycoldheart ạ, tôi định trả lời bạn rằng "ừ, dĩ nhiên không thể không biết tí ý nào, không biết viết thế nào mà giỏi dc, cũng phải học một ít nhưng không phải thuộc lòng, thuộc vẹt, mà thuộc kiểu tư duy", rằng "tôi cũng đã nói rồi, dĩ nhiên không thể có những bài văn khác nhau tuyệt đối", rằng " dĩ nhiên hoàn toàn có quyền sử dụng cái cũ, nhưng sẽ hay hơn nếu biết sáng tạo cái mới", và nhiều nhiều nữa tôi muốn nói với bạn, nhưng khi đọc hết bài của bạn, tôi mới nhận ra rằng có nói cũng bằng thừa. Khi thằng Chí Phèo đã bị cái thế giới trong tù làm biến chất thì ai có thể lôi nó trở về bản chất ban đầu của nó, ngoại trừ chính nó? Ngày xưa, nó cũng "viết văn theo cảm xúc", nhưng dần dần, đời đã dạy nó phải làm theo những gì người ta bảo, để tồn tại như một cái xác không hồn, như một người trí thức đầy đầu mà tâm hồn trống rỗng. Để rồi điều đó đã ăn quá sâu vào nhận thức của nó, đến nỗi bây giờ nó còn cười chính nó của quá khứ, của những ngày nó sống bằng chính mình, chứ không phải bằng những gì người ta mớm cho nó.
  5. lonelycoldheart

    lonelycoldheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    1
    hì hì
    ý kiến của tôi cũng chỉ là 1 ý kiến thôi mà
    cứ bình tĩnh
    tôi thì viết văn cũng giàu cảm xúc lắm chứ
    có khi nhiều hơn bạn
    có điều cái tôi muốn nói ở đây
    đó là để đỗ dc Đh
    học thuộc quan trọng hơn là cảm xúc của mình
    văn ai chả biết là nuôi dưỡng tâm hồn
    bạn muốn nuôi bao lâu mà chả dc
    nhg mà nếu trượt đh rồi
    còn muốn nuôi ko
  6. lonelycoldheart

    lonelycoldheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    1
    à còn cái đoạn thì ra mà bạn ... đằng sau
    là j thế
  7. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Mệt nhỉ?
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Học gì chẳng thế: Tiếp thu + có sáng tạo. Văn học có lẽ là môn cần sự sáng tạo nhiều nhất, thế mà ở mình nó lại được bắt học thuộc nhiều nhất!
  9. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    căm ơn bạn đã tham gia chủ đề
    căm ơn bạn đã phân tích mổ xẻ đã phê bình bài viết cua luuchivi dù chỉ là ở 1 góc độ nào đó
    tôi cũng không đồng tình lắm về ý kiến của bạn
    tôi không bao giờ nói rằng học thuộc lòng chỉ có thể được điểm cao chứ không thể hhọc giỏi VĂN được
    các bạn thì tôi không biết nhưng đứng trước một tắc phẩm VĂN học
    nếu là thơ tôi sẽ học thuộc rồi mới phân tích bình giảng
    nếu là văn xuôi tôi sẽ đọc thật kĩ tác phẩm đó
    tôi đề nghi lần sau bạn hhắc đến tên tuổi của 1 số nhà phê bình VĂN HỌC thì bạn hãy cố gắng viết hoa nhé
  10. A.Q

    A.Q Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2002
    Bài viết:
    1.890
    Đã được thích:
    0
    có anh ca sĩ đang cao hứng thì lại hát sai lời. Có cô chưa thuộc bài thì hát như đánh vần, thế có chán ko cơ chứ. Em nghĩ các bác cứ bám vào tác phẩm phân tích theo ý chủ đạo. Bên ngoài mặt chẳng ra gì. Bên trong đầy đủ tiện nghi bất ngờ Xấu nhưng kết cấu nó ổn các bác ạ

Chia sẻ trang này