1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nghiến răng khi ngủ, có ai kooooooo

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi cogn_fm, 04/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. foetus_vn

    foetus_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    mì?nh toà?n ngĂ?u mẶt mì?nh nĂn chà? bìt cò bì hay kĂ nưfa
  2. HUYHOANG_WRU_164

    HUYHOANG_WRU_164 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    1.567
    Đã được thích:
    0
    Đặt cái máy ghi âm ghi lại !!
  3. binhjuventus

    binhjuventus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    37
    Mình cũng từng bị tật nghiến răng khi ngủ, đến cấp II (lớp 7 hay 8 gì đó) thì ông mình lên chơi nhà mình, biết mình bị bệnh này ông bắt mình gặm đũa cả mỗi lần sau khi ăn cơm xong. Hồi trước còn đũa cả chứ giờ kô biết có còn không.
    Giờ hết tật đó rồi...
    Bonne chance
  4. thuy_ed

    thuy_ed Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    5.059
    Đã được thích:
    0
    cái cách này thế nào í nhỉ
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Tật nghiến răng (Bruxism) là hiện tượng khi bạn thường xuyên nghiến chặt hàm răng, có thể phát ra tiếng ken két hoặc không, trong khi ngủ hoặc trong những trường hợp bạn cảm thấy lo âu căng thẳng. Triệu chứng có thể nhẹ và thường xuyên nhưng cũng thỉnh thoảng nặng lên. Thường xảy ra khi mới bắt đầu ngủ làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đa số nghiến răng phát ra tiếng kêu lớn mà bình thường lúc thức hay lúc thư giãn họ không thể tạo ra được như vậy; một số nghiến răng nhưng không phát ra âm thanh.
    Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên khoảng 5-10% trường hợp người bệnh nghiến răng mạnh đến mức có thể làm gãy răng, nhức đầu, đau mặt, rối loạn cơ và khớp thái dương hàm, gây khó khăn cho việc nhai hay nói chuyện,?
    Tật nghiến răng là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp đứng hàng thứ 3 sau nói mớ và ngáy. Người ta tin rằng những người bị tật nghiến răng lúc ngủ có nguy cơ ngáy và ngưng thở lúc ngủ cao hơn bình thường.
    Triệu chứng
    Nghiến hoặc cắn chặt răng (có thể gây ra tiếng ken két) trong lúc ngủ hoặc lúc lo âu căng thẳng hay stress.
    Mặt tiếp xúc của răng bị bào mòn, phẳng dẹt hoặc bị nứt vỡ.
    Men răng bị mòn, để lộ phần bên trong.
    Tăng nhạy cảm răng.
    Co, căng và đau cơ hàm.
    Rối loạn khớp thái dương hàm (cử động khó hoặc phát tiếng kêu).
    Có thể gây đau tai do co thắt mạnh cơ hàm (không phải do bệnh của tai).
    Đau vùng mặt mạn tính.
    Đau đầu âm ỉ mỗi sáng thức dậy.
    Có thể có vết thương mô mặt trong má (bị cắn vô thức khi ngủ).
    Phụ nữ thường mắc bệnh này nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi
    Đa số là nguyên nhân tâm sinh lý hay giải phẫu học:
    Khớp cắn (giữa răng hàm trên và hàm dưới) bị lệch.
    Lo âu, căng thẳng hay bị stress.
    Kích động hay xúc cảm quá mức.
    Thường xảy ra trên type người có tính cách mạnh, hiếu động và không cân bằng.
    Đôi khi là biến chứng của một thương tổn nặng ở não (như bệnh thần kinh cơ có ảnh hưởng mặt); cũng có thể do tác dụng phụ của một số thuốc thần kinh (như thuốc chống trầm cảm),?Tật nghiến răng xảy ra ở trẻ con thường liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của chúng: răng phát triển không đều, đau tai, mọc răng,?Tuy khoảng thời gian nghiến răng ở trẻ thường không lâu dài nhưng có thể làm ảnh hưởng vĩnh viễn đến sự phát triển của răng. Hầu hết trẻ bị tật này ở độ 3-10 tuổi, hơn một nửa hết tự nhiên lúc khoảng 13 tuổi.
    Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị nghiến răng như:
    Bất thường khớp cắn.
    Stress, kích động, xúc cảm mạnh,?
    Típ người hay hiếu động.
    Chất gây kích thích như cà phê, thuốc lá có thể làm tăng thêm tật nghiến răng có sẵn.Biến chứng
    Một số biến chứng có thể xảy ra như:
    Tổn thương răng và hàm.
    Làm phát triển hoặc làm xấu thêm những tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm có sẵn.
    Làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, nhất là về đêm.Điều trị
    Mục tiêu là ngăn ngừa tổn thương vùng răng miệng và giảm đau các cơ nhai và cơ vùng mặt. Tùy theo nguyên nhân:
    Nếu bạn bị stress: điều trị chủ yếu bằng tâm lý liệu pháp và thư giãn (thể dục, thiền tâm,?). Có thể sử dụng thuốc gây giãn cơ để tạm thời giảm co thắt cơ hàm.
    Nếu có những vấn đề về răng: bạn cần khám bệnh ở một bác sĩ răng hàm mặt, có thể sẽ phải làm chỉnh hình răng để bạn có khớp cắn tốt hơn, hoặc bác sĩ sẽ giúp bạn những dụng cụ có thể bảo vệ răng của bạn tránh tổn thương trong trường hợp nghiến răng quá nặng.
    Do bệnh lý thần kinh cơ hay tổn thương não: rất khó điều trị . Chủ yếu là dùng các biện pháp bảo vệ răng và khớp cắn.
    Do thuốc: một số thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ nghiến răng nhiều. Có thể ngưng thuốc hoặc dùng thêm thuốc khác để giảm tác dụng phụ này (như nhóm gabapentin) tùy theo chỉ định của bác sĩ của bạn.
  6. tuvilyso

    tuvilyso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này lâu quá rồi, không biết còn ai bị không.
    Mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm chữa bệnh nghiến răng, mình từng bị trong một giai đoạn nên có tìm hiểu về vấn đề này.
    Thông thường các bệnh tật thường gặp ngoài cách chữa đông tây Y... còn có thể chữa bằng một số động tác yoga đơn giản.
    Bệnh nghiến răng khi ngủ (hoặc cả khi thức) thường do tắc nghẽn tại sau kênh năng lượng số 6 ở mạch Nhâm. Nguyên nhân có thể có nhiều tạm liệt kê:
    - Suy nghĩ quá nhiều, khí lực chạy lên Bách hội nhiều nhưng không xuống được theo mạch nhâm. Bạn nên giảm bớt các căng thẳng trong cuộc sống.
    - Do bệnh xoang, năng lượng tập trung nhiều ở vùng khoang gây ra bế tắc ở vùng răng miệng
    ...
    Cách chữa là bạn nên chủ động go răng lúc thức và tập động tác căng mặt ở vùng khoang miệng. Nên vào chỗ kín đáo như nhà tắm để tập. Khi bạn tập gõ 2 hàm răng một cách đều đặn sẽ làm giải tỏa bế tắc năng lượng tại vùng này. Còn khi bạn nhăn mặt theo thế sư tử gầm của Yoga (căng hết vùng hàm dưới) sẽ khiến dòng sinh lực chảy xuống hàm dưới giảm sự bế tắc ở đây .
    Ngoài ra có thể làm thêm 2 động tác đơn giản: đó là nhai kẹo cao su lâu và tập Cười nhiều hơn . Vì cười là cách giải tỏa đơn giản nhất .
    Về động tác gõ răng chú ý gõ thật đều để 2 hàm chạm nhau tối đa nhé .
  7. S_B_C

    S_B_C Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    49
    Em gái mình cũng bị "tật" này. Ko biết có nên gọi là bệnh ko vì khi ngủ nó hay nghiến răng ken két và thỉnh thoảng kèm nói mê, nhưng các biểu hiện hay nguyên nhân mà mọi người nói đều ko thấy rõ mấy như là căng thẳng hay trầm cảm, cũng ko có dấu hiệu đau đầu hay đau răng. Chính vì thế nên mặc dù thấy nó bị vậy từ nhỏ đến giờ học ĐH rồi vẫn bị nhưng nhà tớ ko nghĩ là vấn đề gì nghiêm trọng cả. Liệu bệnh này có tự khỏi không?
  8. provtc

    provtc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Bài viết:
    333
    Đã được thích:
    0
    bạn muốn hết bị nghiến răng thì phải ăn dái lợn với dái bò vào là hết ngay
  9. langtu50022003

    langtu50022003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    3.345
    Đã được thích:
    0
    phải lấy chồng ạ
  10. minhuct

    minhuct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Cái vấn đề này mình gặp hồi mới nhớn, mẹ trêu là họ hàng nhà cóc. Cóc kêu thì trời mưa còn tui kêu thì Mơ thấy trời mưa (dấm đài). Thế mà chả hiểu sao nó khỏi

Chia sẻ trang này