1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRƯỜNG SA : Biển đảo quê hương !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi motthoang_hn02, 06/01/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. abtomat47

    abtomat47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2008
    Bài viết:
    1.083
    Đã được thích:
    1
  2. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7
    Cám ơn bác. Những lời động viên như của bác làm tớ cảm thấy vui hơn khi khi biết rằng hình ảnh mình post lên được mọi người chia sẻ.
    Những hình ảnh này chủ yếu lấy từ các báo online, blog, ... Hy vọng có một ngày được ra Trường Sa săn hình phục vụ các bác
    Thiếu nhi ở Trường Sa
    [​IMG]
    [​IMG]
    (ảnh sưu tầm)
  3. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7
    Lớp học với cô giáo Nhung và chỉ 2 học sinh ở thị trấn Trường Sa
    [​IMG]
    Trẻ em và những ngôi nhà của nhân dân trên xã đảo Sinh Tồn (nếu không nói ra thì chắc chẳng ai nghĩ tấm hình này chụp ở Trường Sa nhỉ )
    [​IMG]
    Cuộc sống mới nơi đảo xa
    Chuyện của những ?oMai An Tiêm? trên đảo
    Từ ngoài nhìn vào, Sinh Tồn như một con rùa khổng lồ nằm dập dềnh trên ngọn sóng. Tiếng loa vọng xuống đọc danh sách những người đi xuồng vào thăm đảo. Các phóng viên được ưu tiên đi chuyến đầu để có thời gian tác nghiệp lâu hơn. Vừa vào đến cầu cảng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên thấy mấy em bé đang nô đùa dưới tán cây phong ba, bão táp, xa xa là đàn lợn, gà đang kiếm mồi gần mấy luống rau xanh được quây bằng lưới B40 chắc chắn. Theo chân mấy đứa trẻ, chúng tôi đến dãy nhà của những người dân sinh sống trên đảo. Đó là những ngôi nhà cấp 3 khang trang được xây dựng san sát bên nhau, nhà nào cũng có vườn rau, chuồng chăn nuôi lợn, gà. Trong căn hộ còn thơm mùi vữa mới, anh Trần Văn Sơn đang cho 2 đứa con nhỏ ăn sáng, đon đả mời chúng tôi vào nhà. Anh kể: Là người dân miền biển Cam Ranh (Khánh Hoà) mới ra đảo. Là con trai thứ 3 trong một gia đình chính sách, do nhà đông anh em, bố mẹ lại đau ốm luôn, nên cuộc sống rất khó khăn, nhất là sau khi anh lấy vợ và đẻ 2 đứa con. Hàng ngày, Sơn đi biển mò cua, bắt ốc, vợ ở nhà vừa buôn bán lặt vặt, vừa trông 2 con nhỏ. Khi có chủ trương ra đảo xây dựng kinh tế mới, anh bàn với vợ làm đơn tình nguyện ra đảo với suy nghĩ ?oBiết đâu cuộc sống sẽ thay đổi?. Khi hay tin anh quyết định ra đảo, nhiều người thân đã khuyên can, vì đảo không có đất canh tác, không có phương tiện đánh bắt thì lấy gì mà sống, chưa kể con cái đi học, lúc ốm đau, làm gì có trường lớp, bệnh việnv.v.. Nhưng anh đã quyết tâm, cũng may, vợ anh lại hết sức đồng tình. Khi đặt chân lên đảo, gia đình được cấp đất làm nhà, đất canh tác, được hỗ trợ chài, lưới, trên đảo cũng có lớp học, trạm xá, có điểm vui chơi cho trẻ em. ?oĐiều kiện sống như thế này, nếu ở đất liền, vợ chồng em có ?omơ giữa ban ngày? cũng không dám nghĩ tới?. Chị Võ Thị Bích Liên vợ anh Sơn, nói thêm: ?oNgày xưa, gia đình Mai An Tiêm chỉ có một tấc sắt và một đồ dùng còn sống được ở trên đảo. Còn ở đây, tuy nắng, gió, nhưng biết cách canh tác thì rau xanh đủ dùng quanh năm. Đợt này về quê, em sẽ mang một số giống cây mới ra thí điểm các anh ạ!?. Đến một số hộ khác trên đảo, chúng tôi cũng thấy được sự quyết tâm lập nghiệp nơi đảo xa của nhiều người dân. Anh Lê Xuân Xin đang chuẩn bị đi biển, nói: ?oVợ chồng tôi ra đảo làm kinh tế mới để nuôi sắp nhỏ trong đất liền ăn học. Cuộc sống cứ ổn định như thế này, vài năm nữa, thằng con lớn học xong, tôi sẽ cho nó ra đây làm ăn, nếu thuận thì lấy vợ luôn ở đảo?.
    Vừa chụp xong hình mấy em học sinh trên đường đến lớp, chúng tôi gặp anh Kim Thanh Hoa, Chủ tịch UBND xã Sinh Tồn đang chỉ huy công nhân xây dựng trụ sở UBND xã và trường học. Anh cho biết: Trước đây, khi chưa thành lập huyện, thì nơi làm việc của bộ máy hành chính trên đảo phải ở nhờ các đơn vị bộ đội. Nhưng hiện nay, UBND xã đã được thành lập, trụ sở đang gấp rút được đầu tư xây dựng?. Sinh năm 1985 ở tỉnh Tuyên Quang, sau khi tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Quốc gia TPHCM và đã có việc làm, thu nhập ổn định ở một doanh nghiệp trong Nam, nhưng khi tỉnh Khánh Hoà tuyển công chức cấp xã, Hoa liền mạnh dạn làm đơn thi tuyển và được đề bạt làm Chủ tịch UBND. Sau khi ra đảo nhận công tác, Hoa đã từng bước đề nghị với cấp trên kiện toàn hệ thống chính quyền nơi đây. Đến nay, hệ thống hành chính đã cơ bản được hoàn thiện, các tổ chức, đoàn thể cũng đã được thành lập từ phụ nữ, đoàn thanh niên đến Hội CCB của xã đã bắt đầu hoạt động nhịp nhàng. Trước khi chia tay chúng tôi, anh Hoa cho biết: ?oCuộc sống ở đây tuy khó khăn, nhưng bù lại, có rất nhiều tiềm năng phát triển, nhất là đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản. Hiện chúng tôi đang thí điểm nuôi một số loại con giống như tu hài, tôm và cá song. Nếu thành công, đây sẽ là hướng phát triển bền vững của địa phương.
    Những lớp học đặc biệt
    Có một điểm khác biệt với hệ thống giáo dục trên đất nước, là lớp học trên các xã thuộc quần đảo Trường Sa hầu hết là do cán bộ của xã từ chủ tịch đến trưởng các đoàn thể tham gia giảng dạy. Hôm ở đảo Sinh Tồn, chúng tôi vừa làm việc với đồng chí Mai Thành Tiến, Bí thư Đoàn Thanh niên, thì một lúc sau đến thăm lớp học lại thấy đồng chí đang dạy toán cho học sinh lớp 2. Hiện trên đảo có 4 học sinh, nhưng lại thuộc 3 lớp khác nhau (1 học sinh lớp 1, 1 học sinh lớp 2, 2 học sinh lớp 3), nhưng chưa bố trí được giáo viên. Không để các cháu thất học, UBND xã đã cử cán bộ của địa phương kiêm luôn phần dạy chữ cho các cháu. Tuy nhiên, không vì thế mà chất lượng dạy và học bị giảm sút. Minh chứng cụ thể là các cháu học sinh lớp 2 đang ngồi học rất chăm chú, cháu nào cũng đọc thông, viết thạo, chữ viết rất đẹp. Đến thị trấn Trường Sa, chúng tôi càng ngạc nhiên hơn vì chỉ có một cô giáo, nhưng phụ trách 4 lớp học, từ mẫu giáo đến lớp 3. Cô giáo Bùi Thị Nhung, vốn là giáo viên Trường Tiểu học Suối Cát, huyện Cam Lâm (Khánh Hoà), khi ra đảo được phân công phụ trách giảng dạy các lớp. Hiện trường của thị trấn đang được xây dựng, lớp học được bố trí tạm tại một phòng nhỏ trong gia đình cô giáo Nhung. Cô Nhung tâm sự ?oCuộc sống gia đình em ở đất liền khá ổn định. Ban đầu em cũng không muốn đi nhưng khi nghe cán bộ của huyện Trường Sa đến phân tích về những khó khăn của học sinh trên đảo nếu chưa có giáo viên dạy học. Nghĩ thương các cháu, em chấp nhận ra đảo. Các chế độ cho giáo viên, cũng như thiết bị học tập cho học sinh ở đây được quan tâm khá đầy đủ, nên việc dạy và học đều tiến triển rất tốt?.
    Trong những ngày lưu lại Trường Sa, chúng tôi thấy những tiềm năng của đảo đang tích cực được đánh thức...
    Nguồn: http://www.baoquangninh.com.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=24141&CatID=64&MN=64
    Được binhnhat sửa chữa / chuyển vào 02:39 ngày 30/11/2008
  4. bigradeon

    bigradeon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    135
  5. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    cây này ngoài bắc gọi là cây bàng , ngoài bắc lá bàng trước đây dùng để các bà bán hàng xôi gói xôi , mùa bàng chín học sinh các trường cấp 1 -2 hay hái để ăn ( có vị hơi chua chua ) , cái hạt ( hột ) đập ra cung lấy cái nhân ăn luôn có vị (bùi bùi như lạc) cong học sinh cấp 3 hay SV tôi cũng thường thấy hái từng chùm tặng các nhau.
    quả bàng khi non màu xanh - khi chín màu vàng hình dáng giống quả mai nhưng to hơn . cây bàng có thể rất to và sống lâu , nhưng rễ không sâu nên nếu bão lớn có thể bật gốc ,nhưng kéo lại bàng là loại cây không khó tính dễ trồng và không cần nhiều nước
    diều tôi ngạc nhiên là ở ngoài đó hay có bão lớn mà cây bàng vẫn xanh tốt khoẻ mạnh vậy có lẽ đó cũng là 1 điều không tưởng
  6. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7

    [​IMG]
    [​IMG]
    (ảnh sưu tầm)
  7. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7

    [​IMG]
    [​IMG]
    (ảnh sưu tầm)
  8. aitymo

    aitymo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    2
    Các bác cho em hỏi cái là sao hệ thống giáo dục ở đảo vẫn chưa hoàn thiện nhỉ. Em tưởng nó cũng phải như trên đát liền rồi chứ? Em nghĩ khoản 30 giáo viên cho cả 3 cấp là đủ.
    p/s Nhìn cuộc sống của đồng bào ta ở đảo mà chứ có gì đấy làm tôi ngẹn nghào.
    Nhìn nước ngoài ở đấy lộn hết cả mề , gan
    Kính
  9. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7

    Xuồng máy do UBND TPHCM tặng bộ đội Trường Sa
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhớ trong box có 1 topic về xuồng máy cho Trường Sa, trong đó kể hồi xưa xuồng máy là mơ ước của bộ đội Trường Sa, anh em trong box còn định quyên góp mua xuồng cho đảo. Nhìn chiếc xuồng máy này có thể thấy điều kiện trang bị của bộ đội trên đảo đã được cải thiện nhiều lắm. Mừng thay
  10. BALOO1000

    BALOO1000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2008
    Bài viết:
    1.041
    Đã được thích:
    0

    Ảnh đảo Ba Bình
    [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này