1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện về các tay vợt bóng bàn nổi tiếng

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi cuongphongchina, 08/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Nói về giải bóng bàn toàn quốc lần đầu tiên giữa 2 miền Nam Bắc tôi cũng xin kể vài câu chuyện mà tôi đã có may mắn được dự vào ...
    Tôi cũng là dân mê bóng bàn lắm , và tập dợt với Ba của Trần tuấn Anh là ông Trần văn Mỹ , nên cũng biết rất nhiều anh em trong làng bóng . Lần đó tôi ra Qui Nhơn cùng với ông Mỹ trên cùng 1 chuyến xe đò từ TP HCM . Cái giải bóng bàn toàn quốc lần đầu tiên mà , làm sao có thể bỏ qua được chứ !
    Trong giải có một số sự kiện mà ít người được biết . Tôi sẽ lần lượt kể lại cho các bạn yêu thích bóng bàn nghe ... mặc dù đã gần 30 năm , đúng chính xác là 29 năm 1978-2007 , nhưng cái không khí , cái tình hình , cái mức độ gay cấn , cái tình huống xuýt xoa , cái sôi nổi òa vỡ , cái lặng im hồi hộp nhức nhối tim ... theo từng sự kiện , từng trận đấu , từng điểm một , vẫn còn rõ mồn một trong tôi .
    Sự kiện thứ 1 là tay vợt trẻ nhất giải của miền Nam là La cẩm Phong . Phong năm đó hình như mới 14 tuổi (?) , cầm vợt ngang tay trái , đôi công đều , có cú líp ( giật ) rất chuẩn . Phong đáng lẽ còn vào sâu trong vòng trong nhưng khi đấu vòng tròn để lấy đủ số người vào vòng trong theo thể thức tính điểm thì Phong thua điểm và bị loại ngay đó . Đây cũng là 1 thiệt thòi cho Phong và là 1 điểm cực kỳ xấu trong giải , vì khi 2 người kia muốn loại Phong nên đã chia điểm với nhau , vấn đề chính là chia điểm quá trắng trợn , một người cứ nâng bóng cho người kia đập suốt hầu như cả 3 ván liền ! Tôi nghe nói ngay sau đó ban tổ chức giải có quyết định cấm thi đấu ngay 2 nhân vật đó , nhưng không biết có thật không , vì tôi không nghe thông báo chính thức và cũng không thấy Phong được tiếp tục vào vòng trong .
    Sự kiện thứ 2 là Trần tuấn Anh khi gặp 1 tay vợt miền Bắc dùng vợt phản xoáy , Tuấn Anh đã không hóa giải được và thua ngay ván đầu tiên với tỉ số thấp . Tôi tình cờ loáng thoáng nghe anh em miền Bắc nói với nhau " Đấy , tay này dùng phản xoáy nhưng chưa xoay được mặt vợt mà đã thế này , gặp Phan xoay mặt vợt như chong chóng thì chịu sao được " ... Thế là tôi đi gặp ngay huấn luyện viên của Tuấn Anh và cho biết điều này ... ngay sau đó Tuấn Anh thắng trận này dễ dàng ! Tôi không biết tôi làm điều này đúng hay sai , nhưng âu cũng là những giây phút gọi là ủng hộ gà nhà một cách cuồng nhiệt quên cả cái gọi là công bằng trong thi đấu ...
    Sự kiện thứ 3 , là Huỳnh phú Bé của miền Nam , cầm vợt ngang tay trái , có cú giao bóng cực hiểm mà ngay cả Vương chính Học không chủ động tấn công cũng gặp khó khăn với quả giao bóng này . Khi Bé gặp 1 đấu thủ miền Bắc ( tôi nhớ không lầm thì là Long , người mới vô địch miền Bắc năm trước đó ) , trận đấu theo tôi là 1 trong những trận sôi nổi hào hứng nhất của giải , vì mỗi lần Bé tung bóng giao qua , là y như rằng bên kia đỡ rúc vào lưới hoặc bổng ra khỏi bàn , mà thỉnh thoảng có vào bàn thì Bé cũng líp tiếp chết bóng luôn vì Bé có cú líp gần như là mạnh nhất miền Nam thời đó ! Đấu thủ của Bé sau mỗi lần đỡ bóng hỏng là quay về gặp huấn luyện viên xin ý kiến , nhưng dù ý kiến gì đi nữa thì sau đó đâu cũng vẫn vào đấy , nghĩa là vẫn không đỡ được quả giao bóng khi Bé tung lên và hoàn toàn bị động suốt . Tôi lúc đó chẳng biết tại sao , ngồi ngay kế bên 1 anh chàng nào đó , tôi ngứa mồm " Nếu quan sát kỹ sẽ thấy Bé giao bóng bằng cổ tay mà , nghĩa là khi vợt chạm bóng là Bé giựt cổ tay lại nên khi bóng nẩy lên là có khuynh hướng giựt về lại , nếu bên kia không nhận ra thì chạm bóng bóng sẽ rúc vào lưới ngay " , anh chàng kia hỏi tôi " Vậy thì làm sao mà hóa giải ? " , tôi tình thực khoe cái hiểu biết của mình " Nếu muốn hóa giải thì không thể chỉ đụng mặt vợt vào bóng như đón những quả giao bóng thường , mà phải nắm chắc vợt và đẩy hết cánh tay ngoài ra thì bóng mới sang bên kia lưới được " ... tôi thấy anh chàng kia gật gù và đi ra khỏi hàng ghế ... nhìn theo thì thấy chàng sang bên huấn luyện viên miền Bắc trao đổi gì đó ... tôi nghĩ thầm " Thiệt là tai hại quá ... " , nhưng lỡ rồi đành nín luôn chứ biết nói cái gì bây giờ nữa ! Thế là sau đó đấu thủ của Bé bắt đầu đỡ được những quả giao bóng của Bé và phấn khởi tự tin lên và đã loại Bé trong vòng đó ... Tôi không biết đây có phải là cái mà người ta gọi là quả báo nhãn tiền hay không , nhưng như vậy là tôi cũng đã giúp 2 miền Nam Bắc đều nhau rồi !
    Được tvtt sửa chữa / chuyển vào 10:15 ngày 21/05/2007
  2. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Một sự kiện nữa đáng chú ý là Vương chính Học gặp 1 đối thủ không nổi tiếng lắm của miền Bắc ở vòng ngoài . Học bị lọng cà lọng cọng vì đối thủ của Học cầm vợt ngang tay trái và lại dùng lối đánh điểm rơi , nghĩa là đánh nhẹ và rơi chính xác vào những điểm mình muốn , nên vô tình đã phá cái thế đôi công là cái thế mạnh của Học cũng như của đa số anh em bóng bàn miến Nam .
    Trận này dân miền Nam nói riêng , và cả anh em miền Bắc nói chung đều căng thẳng , vì nếu Học mà thua trận này thì trận chung kết sẽ mất rất nhiều ý nghĩa vì ai cũng cho là trận chung kết đương nhiên sẽ là trận Vương chính Học của miền Nam đụng với Nguyễn ngọc Phan của miền Bắc . Học luôn bị dẫn trước , và qua sự hò hét cổ vũ của cả cầu trường Học mới thắng cực kỳ vất vả với tỉ số 3-2 ! Ngồi xem chắc ai cũng có cái cảm nghĩ là muốn thắng đối thủ của Học không có gì khó khăn cả , chỉ việc đôi công liên tục và phải tranh tiên cơ là chủ động công trước để đưa đối thủ vào thế đôi công là thế mạnh của Học , nhưng khơng hiểu sao Học cứ chập chà chập chờn gò bóng và để đối thủ giựt bóng điểm rơi trước !
    Tôi xem trận này xong tôi nói với ông Mỹ " Chú Mỹ à , theo cháu thấy thì trận chung kết nên để Tuấn Anh gặp Phan vì coi bộ tinh thần của Học yếu quá , sợ sức ép của trận chung kết căng quá khiến Học dễ bị động " . Ô Mỹ trả lời " Chắc không sao , và còn tùy thuộc vào ban chỉ đạo nữa chứ tui không có ý kiến " . Tôi hỏi tiếp sau khi kể lại chuyện tôi vô tình giúp Tuấn Anh trận trước đó về chuyện phản xoáy " Tinh thần Học yếu như vậy , mà gặp phản xoáy nữa thì dễ bị lung lay lắm " , ông Mỹ đáp " Cậu yên chí , cái chuyện phản xoáy thì Châu hậu Ý đã tìm được 1 miếng và Học có dợt qua rồi " ... Tôi nghe vậy cũng chẳng biết nói sao , nhưng không hiểu sao tôi vẫn có cảm giác để Tuấn Anh vào chung kết thì hợp lý và an toàn hơn !
    Sau đó thì đúng như dự kiến , Tuấn Anh gặp Học và Tuấn Anh nhường Học vào chung kết . Còn miền Bắc thì Phan gặp Long . Cái chuyện Long mà gặp Học ở vòng chung kết thì sẽ là 1 thuận lợi cho Học và có thể tình hình đã đổi khác . Khi xem trận đấu giữa Phan và Long , tôi không hiểu sao lại đánh đến 3-2 vì như vậy chỉ làm mất sức của Phan mà thôi ... chứ tôi không ngờ Long lại không chịu nhường Phan vào chung kết !
    Nhìn Nguyễn ngọc Phan đánh từ vòng ngoài vào đến vòng trong , tôi thấy quả thật là 1 tay vợt tuyệt diệu ... hơn hẳn Đình Phiên , Trường thì yếu hơn Phan Phiên thấy rõ ... Nói chung , theo tôi thì chỉ có Ngọc Phan là trị được Học nhờ vào cách dụng vợt phản xoáy xuất quỉ nhập thần ! Chứ nếu Phiên hay Long mà gặp Học thì dù có biến hóa như đánh điểm rơi hay gò công thì Học cũng dễ dàng kéo vào thế đôi công là thế mạnh của Học .
    Về nữ thì trận chung kết cũng y như mọi người dự đoán là Hoa Việt gặp Mai . Hoa Việt cầm vợt dọc tay phải đôi công , nhưng líp lại chưa đủ mạnh để dứt điểm nên không gây khó khăn cho Mai nhiều được . Mai cầm vợt ngang đánh rất khôn , ép bên rờ ve của Hoa Việt liên tục khiến Hoa Việt phải thúc thủ .
    Trận chung kết Học gặp Phan quả đúng như tôi đã nghĩ ! Phải nói là Phan giao đấu với Vương chính Học , tay vợt vô địch miền Nam mà coi như Phan chỉ đánh có 1 mặt vợt mà thôi ... đây là điều mà tôi và mọi người miền Nam đều không thể nghĩ ra được . Phan xoay vợt đúng là cực kỳ điêu luyện thuần thục ... mà khổ nỗi thời kỳ đó chưa có luật bắt 2 mặt vợt phải 2 màu nên chưa hạn chế được cái chuyện mút phản xoáy của những tay dùng thiện nghệ như Phan ! Học lúng túng ngay từ set đầu tiên , và thua điểm rất thấp . Phan coi như hoàn toàn làm chủ trận đấu và tung hoành cho đến giây phút cuối . Tôi phải công nhận Phan hay quá , chỉ mỗi một tư thế giao bóng , chỉ chạm bóng vào 1 mặt vợt thuận chứ không bao giờ dùng mặt rờ ve , và cứ sau mỗi lần chạm bóng là Phan lại xoay vợt , cứ mỗi lần chạm bóng xong là lại xoay vợt ... khiếp thật !!! Cái điều nữa là cái tinh thần giao đấu của Phan cũng độc đáo và mang sắc thái riêng biệt , khác hẳn với bất cứ tay vợt nào trong giải đó , cũng như sau này tôi xem cũng nhiều giải bóng bàn thế giới mà cũng chưa thấy , đó là Phan chỉ biết quả bóng và mặt vợt , trong suốt trận đấu chưa bao giờ Phan nhìn Học 1 lần !!!
  3. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi, hay quá
    Thực ra mấy ông nhà báo chỉ là viết thoáng qua thì hay thôi chứ chưa thể đi sâu vào cái hồn của trận đấu bằng những người trong cuộc được.
    Xin cảm ơn bác tvtt với những hồi tưởng chi tiết, sống động và đầy cảm xúc của bác sau gần 30 chục năm./.
  4. rossicarbon

    rossicarbon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Bac ttvt o biet chu QUYNH PHU BE o ben UC cung o co ai ua thich dau. QUYNH PHU BE danh giai vo dich cong dong ma noi doi thu cua minh hay de cho ong ta thang. Doi thu o chiu, ong ta ra ngoai chui om som.
    QUYNH PHU BE va VUONG CHINH HOC co dung tran qua voi anh PHONG roi nhung tiet la o ha duoc LA CAM PHONG.
    EM co sieu tam video bong ban, cung duoc xem VUONG CHINH HOC thi dau voi WONG YUEN WIN va LO CHUEN TSUNG cua HK, ong ta vi vdv HK danh nhu cai mem.
  5. tvtt

    tvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    @Rossicarbon ,
    " EM co sieu tam video bong ban, cung duoc xem VUONG CHINH HOC thi dau voi WONG YUEN WIN va LO CHUEN TSUNG cua HK, ong ta vi vdv HK danh nhu cai mem. "
    Bạn nói không sai đâu . Từ xưa xem Vương chính Học đánh tôi đã thấy cái bị hạn chế của Học về kỹ thuật ( không có cú dứt điểm , giao bóng thiếu biến hóa , lực không đủ mạnh nếu so với anh em bóng bàn đẳng cấp thế giới ) và cả về tư duy trong trận đấu ( không biết thay đổi lối đánh khi gặp các đối thủ có lối đánh đa dạng nên dễ bị động nếu gặp đối thủ không đôi công chẳng hạn ) . Cái hạn chế chung của anh em bóng bàn miền Nam trưốc đây là chỉ tập đôi công chứ không biến hóa . Trần tuấn Anh cũng mắc vào những sai lầm tương tự nên kết quả thi đấu không ổn định ngay cả khi thi đấu trong nước và đã lên hàng kiện tướng quốc gia . Cái năm Tuấn Anh thi đấu giải bóng bàn toàn quốc lần đầu tiên thì Tuấn Anh chưa biết líp nữa đấy , chỉ biết bạt bóng thôi ... điều này ít ai ngờ , phải không ?
  6. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG GƯƠNG MẶT THỂ THAO HÀ NỘI:
    NGUYỄN NGỌC PHAN - MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
    Ngày 14/5/2007. Cập nhật lúc 18h 7''
    Trường huấn luyện TDTT Trung ương là bệ phóng để Nguyễn Ngọc Phan ghi danh vào bảng vàng của làng bóng bàn Việt Nam với hàng loạt chức vô địch miền Bắc những năm 1963, 1964, 1965, 1971, 1972, 1973? Tất nhiên, chức vô địch quốc gia lần đầu tiên, năm 1978, khi hai miền Nam, Bắc đã thống nhất là thành tích lớn nhất trong đời cầm vợt của ông?

    Ngại nhất Nguyễn Đức Long

    Khi trường huấn luyện giải tán vào cuối những năm 1960 thế kỷ trước, đội bóng bàn vẫn đang làm mưa làm gió tại các giải miền Bắc. Giải tán đội thì phí, thế là Tổng cục TDTT đưa đội về Trường ĐH TDTT Trung ương I. Nghiễm nhiên, trường có một đội bóng bàn mạnh mà bằng chứng là chức vô địch năm 1978 của Nguyễn Ngọc Phan. Đối với Nguyễn Ngọc Phan, giai đoạn 1970 - 1978 là quãng thời gian ông thi đấu thành công nhất. Không kể hàng loạt cuộc lên ngôi tại các giải trong nước, Nguyễn Ngọc Phan còn nhiều trận đấu ?ođáng nói? với những tay vợt quốc tế đẳng cấp châu lục và thế giới như Lý Cảnh Quang, Lục Kỳ Phương (Trung Quốc), Hasigawa Imano (Nhật Bản), Park Sing In , Kim Yung San (CHDCND Triều Tiên). Trước những đối thủ này, Nguyễn Ngọc Phan là tay vợt khó chịu, không dễ khuất phục bởi có cả bản lĩnh, sức mạnh lẫn sự khéo léo.
    Có lần tôi đã hỏi ông:
    - Ai là đối thủ khó chịu nhất trong đời cầm vợt của ông?
    Không ngần ngừ, ông đáp ngay:
    - Nguyễn Đức Long, người đồng hương của tôi. Cậu ấy trở thành đối thủ khó chịu của tôi kể cả khi chưa đạt đến đỉnh cao sự nghiệp.
    Điển hình là cuộc đấu giữa hai tay vợt Hải Hưng này ở vòng tứ kết đơn nam Giải vô địch quốc gia năm 1978. Năm ấy, Nguyễn Đức Long còn trẻ, mới nổi và vừa thắng Nguyễn Ngọc Phan tại Giải vô địch miền Bắc năm 1977 nên hừng hực khí thế. Nhưng so với Vương Chính Học, 5 lần vô địch miền Nam, thì tài còn kém, khó so đọ. Trong các tay vợt miền Bắc khi đó, chỉ Nguyễn Ngọc Phan có khả năng vượt qua Vương Chính Học. Vì thế nhiều thành viên trong đoàn bóng bàn phía Bắc hồi hộp theo dõi trận quyết đấu giữa Nguyễn Ngọc Phan và Nguyễn Đức Long. Trận ấy, sau 3 séc đầu, Nguyễn Đức Long dẫn 2-1. Nghĩ đến đại cuộc - không vượt qua được các tay vợt TP Hồ Chí Minh, nhiều người không khỏi lo lắng. Séc 4, được chỉ đạo phát bóng xoáy vào trái và tấn công ngay vào bụng khi đối phương trả giao bóng, Phan thắng 21-19 đưa trận đấu vào séc 5, phân thắng bại. Séc này, khi tỉ số là 20-19 nghiêng về Long, trong một pha cứu bóng xa bàn, Nguyễn Ngọc Phan bị ngã và đập đầu vào bàn, không còn khả năng cứu bóng nếu đối phương đưa bóng vào bàn. Bóng nảy cao, Đức Long lao vào ?ođập ruồi? hết tay để nhanh chóng kết thúc trận đấu nhưng bóng lại ra ngoài bàn. Sau lần ?ochết hụt? này, Nguyễn Ngọc Phan chứng tỏ bản lĩnh đàn anh, thắng 22-20 để rộng đường vào bán kết, chung kết rồi đoạt chức vô địch.

    Về Hà Nội

    Sau chức vô địch năm 1978, Nguyễn Ngọc Phan còn có cơ hội lên ngôi tại Giải vô địch quốc gia lần thứ nhì - năm 1980 tại Hà Nội. Trận chung kết năm ấy, trước tay vợt mới nổi Trần Tuấn Anh từ TP Hồ Chí Minh, hai năm trước còn bại trận dễ dàng trước Vương Chính Học, Nguyễn Ngọc Phan để mất chức vô địch trong một tình cảnh hiếm thấy ở các trận chung kết. Ông dẫn 20-11 ở séc 5 nhưng lại để đối thủ thắng ngược 22-20.
    Năm 1982, tốt nghiệp ĐH TDTT Trung ương I, Nguyễn Ngọc Phan về công tác tại Sở TDTT Hà Nội. Không còn ở phong độ đỉnh cao nhưng mùa giải vô địch quốc gia nào ông cũng góp phần cùng đội bóng bàn Hà Nội giành từ 3 đến 4 HCV tại Giải vô địch quốc gia, có năm đội giành đến 5 HCV. Bộ tứ Ngọc Phan - Đình Phiên - Trường Huy - Xuân Hưng trở thành đối thủ khó chịu cho bất cứ đội nào. Thời gian cống hiến cho thể thao Hà Nội không nhiều nhưng sự đóng góp lại đáng kể.
    Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, khó khăn mấy Nguyễn Ngọc Phan cũng không tính tới chuyện rẽ ngang nhưng khi đã lập gia đình, chuyện ?ocơm, áo, gạo, tiền? đã khiến ông phải chia tay ngành thể thao vào năm 1985 để vào TP Hồ Chí Minh làm việc ở Viện Nghiên cứu dầu khí Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu. Đối với ông đó là chuyện cực chẳng đã. Sau đó người ta còn thấy Nguyễn Ngọc Phan xuất hiện một số lần tại giải toàn quốc trong vai trò HLV, có năm học trò của ông đoạt HCĐ. Đến giờ, ở tuổi 61, cái chất giọng ông vẫn ẩn chứa đầy sự đam mê khi nói về bóng bàn. Ông bảo: ?oXa rời môi trường bóng bàn đỉnh cao nhưng tôi vẫn quan tâm qua nhiều kênh. Cả đời đeo đuổi môn này, bỏ sao được !?.
    BTK-Theo HNM
  7. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Giải bóng bàn Đạm Phú Mỹ:
    Dân ?ochân đất? đứng cạnh dân chuyên nghiệp
    15:42:00, 21/05/2007



    Bóng bàn nam chuyên nghiệp TP.HCM sau thế hệ Trần Tuấn Anh, Lê Văn Ninh, đã đi xuống thảm hại, thành tích nghèo nàn. Vì vậy, bóng bàn phong trào cũng không còn mạnh và rầm rộ như xưa. Trong nỗ lực tìm lại "thời vàng son" cả thể thao chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, thông qua con đường xã hội hóa thể thao, Liên đoàn bóng bàn TP.HCM đã cho ra đời Giải bóng bàn TP.HCM mở rộng tranh Cúp Đạm Phú Mỹ (gọi tắt là giải Đạm Phú Mỹ).
    "Một giải xưa nay hiếm"
    Khi được "mục sở thị" hệ thống các giải thi đấu bóng bàn ở Mỹ trong một chuyến công tác, ông Nguyễn Trọng Trúc, Tổng thư ký LĐBB TP.HCM, đã đau đáu ý tưởng đưa mô hình giải thi đấu ở Mỹ về VN. Theo ông, một giải bóng bàn giành cho cả VĐV chuyên nghiệp và nghiệp dư trong cùng một nhà thi đấu (NTĐ), cùng thời điểm sẽ lôi kéo sự quan tâm cũng như tham gia của rất nhiều người. Hơn nữa, một giải như vậy chắc chắn thúc đẩy sự tập luyện môn bóng bàn của mọi người trong xã hội.
    Gần 4 năm sau ý tưởng này mới trở thành hiện thực khi ông Trúc gặp Trương Thới Nhiệm, cựu thành viên ĐT bóng bàn thành phố, hiện đang công tác trong ngành dầu khí. Bằng uy tín và mối quan hệ của mình, anh Nhiệm đã không khó thuyết phục lãnh đạo Công ty đạm Phú Mỹ đứng ra tài trợ chính cho giải. Nhờ tìm đúng người (đúng chuyên môn lẫn tâm huyết), một giải bóng bàn xưa nay chưa từng có ở VN đã được tổ chức lần thứ 1 vào tháng 4.2006, thu hút 600 VĐV các hạng tham dự, làm bất ngờ toàn bộ giới bóng bàn cả nước.
    Các nhà tổ chức rất táo bạo khi thuyết phục được nhà tài trợ đưa giải vào NTĐ Phan Đình Phùng, treo tiền thưởng "khổng lồ", giải thưởng mà theo ông Trúc, cao hơn bất cứ giải bóng bàn nào trong nước không có nước ngoài tham dự. Thậm chí, giải còn "chơi sang" khi kêu gọi "nhà đài" HTV trực tiếp và thu hình phát lại rất nhiều trận đấu của giải.
    Cơn sốt "Đạm Phú Mỹ"
    Giải Phú Mỹ năm nay được tổ chức quy mô hơn, điều lệ giải được sửa đổi lại theo hướng tạo sự cân bằng trình độ giữa các hạng A1, A2, B, qua đó các trận đấu của giải sẽ thêm kịch tích, hấp dẫn và bất ngờ. Tuy giải sẽ diễn ra vào ngày 15.5 nhưng từ sau Tết Nguyên đán, các CLB đã rầm rộ tuyển quân và lên kế hoạch tập luyện. Thành phần tham dự giải chiếm đa số là dân amateur hoặc bán chuyên nghiệp và mang tính tự phát. Ngoài các đơn vị thể thao thuộc các quận huyện, các cá nhân, tổ chức vì đam mê hay quảng bá doanh nghiệp của mình bỏ tiền ra lập đội, chiêu mộ "nhân tài".
    Các đội thuộc đủ loại ngành nghề: shop thể thao, thực phẩm, ngân hàng, bưu điện, truyền thông... Vì vậy bên cạnh những đội chuyên nghiệp như Ngân hàng Công thương, Tiền giang, tuyển TP.HCM, còn có các tên rất nghiệp dư: Kim Lương - Thanh Phương (vô địch đồng đội nam giải lần I), Những người bạn, CLB phường 7 Bình Thạnh.
    Các CLB bóng bàn tư nhân thì rầm rộ tổ chức các giải "tiền Phú Mỹ" để các VĐV tập huấn. Cơn sốt "đạm Phú Mỹ" xuất hiện trong giới bóng bàn và lan cả lên mạng khi "thời sự" của giải được "bình loạn" khắp các diễn đàn như ttvnol.com, bongban.org hay trên blog của dân bóng nhựa. Khắp nơi tràn ngập thông tin về "chuyển nhượng", thông tin giờ chót về các cao thủ: Long dù (Phạm Hưng Long), Tuấn gà (Phạm Anh Tuấn), Quế nghéo, Hải cò, Đức vũng tàu, Phương mắt kiến... đánh cho đội nào, tham dự hạng nào... còn các "gà" trẻ mới nổi như Long con, Hoàng vũng tàu, Bo, Phương ròm? có thành tích đánh các giải "vệ tinh" ra sao, ai đánh chung với ai?
    Chưa hết, không như năm ngoái, các đội ở địa phương khác chuẩn bị nghiêm túc và quyết tâm hơn cho cuộc "đánh lớn" năm nay. Ngoài Tiền Giang và Vĩnh Long, Ngân hàng Công Thương sẽ cử tuyến chuyên nghiệp từ Hà Nội vào bên cạnh tuyến nghiệp dư sẵn có ở thành phố tham dự 2 hạng A1 và A2. Đặc biệt Khánh Hòa có sự tham dự của hai anh em nổi tiếng họ Đoàn - Kiến Quốc và Trọng Nghĩa, hứa hẹn sẽ đem lại các trận đấu nảy lửa, chuyên nghiệp trong không khí nghiệp dư nhưng "hoành tráng" của giải.
    Bên cạnh các "Golliath" của bóng bàn VN, các chú "David" như Bình Định, Phú Yên đã lăm le chiêu mộ thêm VĐV ở thành phố. Đội "chuyên trị" giải CLB toàn quốc - Vũng Tàu - cho biết sẽ tạo bất ngờ khi "chào hàng" lứa vận động viên năng khiếu, cho các "cháu" VĐV tuổi "teen" đánh với các "cụ" VĐV của giới bóng bàn "phủi" thành phố ở giải B.
    "Cảm giác của một đời"
    Khi người viết hỏi các anh, chị VĐV "chân đất" về cảm nghĩ của họ khi tham dự giải, hết thảy đều tâm sự: "Đó là cảm giác của một đời người". Cái cảm giác hoành tráng của buổi lễ khai mạc giải, cảm giác lâng lâng khi nghe xướng tên mình ra đấu trong một NTĐ rộng lớn trước bao người chứng kiến, được truyền hình trực tiếp, có trọng tài, bảng điểm hẳn hoi mơ cũng không thấy đối với rất nhiều người chơi bóng vì sức khỏe.
    Xưa này họ toàn chứng kiến và cảm nhận chúng với tâm thế của khán giả, nay chính họ là "diễn viên" chính trong cái ngây ngất của niềm đam mê bóng bàn bất tận. Sự hấp dẫn của giải thưởng chỉ là phụ, cái chính là niềm hạnh phúc ấy bên trong mỗi VĐV nghiệp dư đã tạo nên sự thành công ngoài mong đợi của giải.
    Từ những thành công của giải, người viết muốn kết lại bài này bằng những nghịch lý, tồn tại cần phải nhìn rõ và chấn chỉnh. Tại sao thể thao nghiệp dư vẫn "kiếm"được gần nửa tỉ đồng từ nhà tài trợ, trong khi đó thể thao thành tích cao lại luôn "kêu ca" thiếu kinh phí?!
    Tại sao những giải nghiệp dư lại đầy ắp người theo dõi, thu hút sự quan tâm rất lớn của nhiều giới, trong khi đó, rất nhiều giải đấu chuyên nghiệp luôn buồn tẻ và ảm đạm. Rõ ràng, xã hội hiện nay không thiếu những nhà tài trợ đủ mạnh về tài chính và tâm huyết thể thao. Vấn đề đặt ra là các nhà chuyên môn có đội ngũ chuyên nghiệp trong việc kêu gọi tài trợ và bản thân bóng bàn thành phố có đủ hấp dẫn và thuyết phục các nhà tài trợ bằng chính thành tích và nỗ lực của mình hay không.
    Giải bóng bàn Đạm Phú Mỹ là một ví dụ điển hình cho thấy sự quan tâm của xã hội đối với thể thao và mở ra một hướng đi mới cho việc thực hiện chủ trương của Nhà nước: xã hội hóa thể thao - Nhà nước và nhân dân cùng làm.
    Như Phong
    (Báo thanh niên)
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 11:00 ngày 24/05/2007
  8. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Dư âm giải vô địch bóng bàn toàn quốc-Giải báo Nhân Dân 2007:

    Có những người thầy

    Bóng bàn Việt Nam không những có ngôi sao trên bàn bóng mà còn có những nhà sư phạm của riêng mình, trong đó, có nhiều HLV từng là VĐV có thành tích xuất sắc. Trước khi đề cập đến họ, hãy cùng nhau trở lại những gì diễn ra trên bàn bóng tại giải vừa qua.
    1. Toàn cảnh
    Hơn trăm cây vợt đến từ 14 đơn vị tỉnh, thành phố và ngành, tham dự giải truyền thống lần thứ 25 và tranh 7 bộ huy chương đã thành nếp: đồng đội nam, nữ; đôi nam, nữ, nam nữ phối hợp; đơn nam, đơn nữ. Vắng mặt cây vợt gạo cội Ngô Thu Thủy, chẳng những đội nữ Hà Nội mất đi tay vợt chủ chốt mà bàn bóng nữ tại giải cũng mất hẳn tính hấp dẫn, bởi Thu Thủy tuy đã 34 tuổi mà còn là á quân đánh đơn và giải đồng đội, là nhà vô địch đôi nam nữ khi đánh cặp với Nam Hai và đối thủ xuất sắc trong nội dung đánh đôi nữ... Người hâm mộ ghi nhận sự bền bỉ của lão tướng Thái Thanh Hương, ngót 40 tuổi song vẫn là đối thủ đáng gờm với lối đánh chặn trái đập phải và với mặt vợt gai ngửa tấn công 563 rất khó chịu cho mọi đối thủ. Cũng còn đó tay vợt một thời oanh liệt Vũ Mạnh Cường, người duy nhất có 2 HCV đơn nam SEA Games 18 và 21, 1 HCV đôi nam nữ và nhiều giải cao khác, nay đã xuống sức nhưng vẫn là chỗ dựa vững chắc cho đội Hải Dương đang trẻ hóa từng ngày.
    Về chuyên môn, một lớp trẻ đang định hình, chơi rất hay và chỉ còn thiếu bản lĩnh và bề dày kinh nghiệm. Được tập trung đầu tư xây dựng khá bài bản, họ đang trở thành các VĐV chủ chốt, nhiều người được tập huấn xa nhà và trở về tiến bộ trông thấy. Có thể kể tên những trung tâm và những gương mặt ấy như Dương Văn Nam, Nguyễn Thành Luân, Võ Thị Hà (Quân đội); Đỗ Đức Duy, Nguyễn Văn Ngọc (Hải Dương; Phạm Thị Thiên Kim, Lý Tiểu Lân (Tiền Giang); Trần Huy Bảo, Nguyễn Đăng Vũ (TP Hồ Chí Minh)?
    Thành công nhất tại cuộc chơi lớn nhất ở mùa giải này là hai đoàn Quân đội và Hà Nội, vì lý do quan trọng hơn hết: họ đã trình bày sức mạnh và lấy giải ở các nội dung nam, là mũi nhọn của bóng bàn Việt Nam và cũng là điểm ngắm để xây dựng lực lượng đến với kỳ SEA Games 24, khi mà nữ Xin-ga-po hiện đã trở nên bá chủ tuyệt đối ở khu vực với các cây vợt gốc Hoa có thứ hạng cao trên thế giới.
    Đoàn Quân đội gây bất ngờ khi giành hai HCV ở các nội dung đôi nam-nữ, đôi nữ, giành một HCB đồng đội nam và hai HCĐ đơn nam, đơn nữ, là thành tích cần có sự biểu dương xứng đáng.
    Cùng thành công của Quân đội, Hà Nội, Hải Dương, Tiền Giang, cũng có những đơn vị gặp khó khăn và thất bại, chẳng hạn TP Hồ Chí Minh là ví dụ điển hình. Trung tâm này cũng bị ?omất điểm? vì thái độ cay cú của một HLV sau khi đội nhà thua trận.
    2. Những người thầy
    Cách đây hơn 20 năm, khi Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội, có tay vợt trẻ Quân đội đã làm nên lịch sử khi vượt qua VĐV xuất sắc Trần Tuấn Anh của TP Hồ Chí Minh để giành chiếc HCV đơn nam quý giá cho thể thao quân đội. Đó là Lê Xuân Phong, hiện nay đã trở thành HLV có bản lĩnh và có uy tín của bóng bàn quân đội. Có thể nói, anh đã kế thừa xứng đáng nhiệm vụ rất hệ trọng mà bậc tiền nhiệm-cựu danh thủ Nguyễn Thế Ngọc để lại. Xuân Phong trực tiếp làm việc là dẫn đội nữ Quân đội đi vào cuộc chơi này bằng sự tự tin và lập nên chiến công bất ngờ nhất giải: Lương Thị Tám-Vũ Thị Hà lần lượt vào đến chung kết đôi nữ và lật đổ đương kim vô địch được dư luận đánh giá cao là Mai Xuân Hằng và Mai Hoàng Mỹ Trang, giành HCV lần đầu tiên cho nữ Quân đội. Xin coi đấy là bất ngờ lớn nhất giải. Hai cây vợt quân đội cũng lọt vào tứ kết và họ cũng là chủ lực đội nữ giành HCB.
    Cùng với Lê Xuân Phong, HLV Lê Đức Thọ cũng trưởng thành từ ?olò? Quân đội, được đào tạo và hiện đang ?ocầm? đội nam. Điềm tĩnh, biết làm chủ tình thế, Lê Đức Thọ và học trò giành trận thắng vang dội trước cặp đôi nam vô địch quốc gia của Khánh Hòa là Đoàn Kiến Quốc-Đoàn Trọng Nghĩa. Độâi nam Quân đội do anh chỉ huy đã vào đến trận chung kết sau khi vượt qua những đối thủ lớn là Vĩnh Long, Hải Dương, chỉ chịu dừng bước trước đội nam Hà Nội quá xuất sắc.
    Bên cạnh cặp HLV trẻ của Quân đội, giải năm nay ghi nhận một số ?oông thầy? khác ở cương vị rất đặc biệt và đều có thành công. Đó là HLV kỳ cựu Nguyễn Đình Phiên của Hà Nội, ông là thầy của những Tuấn Quỳnh, Nam Hải, Huy Hoàng? và còn đào tạo ra nhiều cây vợt cừ, xứng đáng được lên tuyển làm nhiệm vụ trong SEA Games 24. Đặc biệt, tại mùa giải 2007, bóng bàn chào đón 3 nữ HLV: Trương Thị Như Thảo (Khánh Hòa), Ngô Thu Thủy (Hà Nội) và Nguyễn Thu Hà (Hải Phòng). Từ những VĐV tài giỏi, họ lần lượt là HLV trẻ như tay vợt lừng danh của Quân đội là Vũ Thị Nô En, nay đã cầm quân thi đấu đỉnh cao và đây là điểm sáng của giải năm nay.
    Có những HLV khác rất đáng được biểu dương vì đã nhiều năm gắn bó với những vùng đất, họ là cựu vô địch quốc gia Nguyễn Minh Hiền (Vĩnh Long), Văn Tài (Tiền Giang), Nguyễn Hữu Việt (Bộ Công an) hay Nguyễn Minh Đạt (Khánh Hòa)?
    Nguyễn Lưu

  9. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Trần Tuấn Anh - Cây vợt bóng bàn cao niên nhất
    Danh thủ bóng bàn (BB) Trần Tuấn Anh sanh năm 1949, thường trú tại 352 Ter đường Nguyễn Trãi - quận 1 TP. HCM, là cây vợt có tuổi đời lớn nhất.
    Trần Tuấn Anh là tay vợt có lối đánh cắt bóng xa bàn, sử dụng mặt vợt phản xoáy gai ngửa. Với phong cách thi đấu trầm tĩnh, khuôn mặt lạnh như tiền, anh Tuấn Anh đã làm nhiều danh thủ tên tuổi trong nước dở khóc dở cười. Năm 1996, Tuấn Anh 49 tuổi vẫn là cây vợt chủ lực trong đội hình BB Tiền Giang, tranh chức Á quân Giải VĐTQ và Các đội mạnh toàn quốc .
    Tại giải Vô địch toàn quốc (VĐTQ) 98, Tuấn Anh tiếp tục đạt danh hiệu VĐV cấp Kiện tướng và suýt nữa Tuấn Anh được tuyển vào Top 12 cây vợt xuất sắc nhất nước. Nhất là đối với các VĐV trẻ, tính đến nay anh vẫn là "khúc xương khó nuốt". Mấy năm cuối cùng của sự nghiệp, anh vẫn đoạt nhiều giải thưởng lớn như 2 lần Huy chương Vàng đôi nam nữ (cùng Lê Thị Kim Tiếng năm 87 và Lê Ngọc Phương Lan năm 92), Huy chương Bạc đôi nam nữ năm 1997 cùng Nguyễn Bích Ngọc (Hà Nội) , vô địch đồng đội nam giải Cây vợt vàng năm 1988 tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, cùng Nguyễn Vinh Hiển, Trần Quốc Cường và Vương Hùng Khánh (đội Công an Nhân dân).
  10. 729_2

    729_2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Anh Dũng chịu khó thật, toàn những bài hay
    Đội bác tập luyện đến đâu rồi? Bao giờ vào SG đấy?

Chia sẻ trang này