1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vietnam Airlines

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi love_travel, 08/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. escada06

    escada06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Nghề... lau máy bay
    Không xinh đẹp như những tiếp viên hàng không, cũng không xuất hiện trên những chuyến bay, thậm chí có người chưa một lần đi máy bay. Họ lặng lẽ làm việc, lặng lẽ rời máy bay khi tất cả đều trở nên sạch đẹp, thơm tho. Họ là những người làm công việc khá đặc biệt: lau máy bay.
    Chiếc Boeing 777 của Vietnam Airlines vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, ngay lập tức chiếc xe mang theo 8 nhân viên của đội phục vụ trên tàu trờ tới. Khi vị khách cuối cùng rời khỏi máy bay, chỉ chờ tiếp viên trưởng ra hiệu "OK" là họ ào lên máy bay với máy hút bụi, giẻ lau, xô nhựa, xà bông, nước hoa... Rất chuyên nghiệp, họ bắt tay vào thu dọn những gì hành khách vứt lại, rồi hút bụi, lau sàn, cửa kiếng, toilet, sửa lại chăn mền, gối, tai nghe, xịt nước hoa... Chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, chiếc máy bay bề bộn, uế mùi sau một chuyến bay dài đã trở nên thơm tho, sạch đẹp. Sau khi đội trưởng đội lau máy bay hoàn tất thủ tục bàn giao cho tiếp viên trưởng của chuyến bay tiếp theo, cả đội rút lui. Rồi họ lại âm thầm tiếp tục công việc của mình trên một máy bay khác vừa hạ cánh...
    Anh Nguyễn Hữu Chí Linh - Đội trưởng đội phục vụ trên tàu cho biết: "Hiện toàn đội có 127 nhân viên thực hiện nhiều công việc khác nhau, từ cung cấp báo chí, chăn mền, gối, tai nghe, giấy vệ sinh... đến lau dọn máy bay. Mỗi ngày có 8 nhóm làm việc 24/24 giờ. Chúng tôi luôn cố gắng hết sức để giúp hành khách có được cảm giác thoải mái như ở
    Chuẩn bị báo đưa lên máy bay
    trong chính nhà mình".
    Lúc này, đội đang chờ chuyến bay tới hạ cánh. "Những giờ phút như thế này thật hiếm đối với chúng tôi. Những ngày giáp Tết, có khi 5 - 8 chuyến bay hạ cánh gần như cùng lúc, cả đội phải vắt giò lên cổ mà chạy" - anh Linh cho biết. Và trong những phút giây rảnh rỗi hiếm hoi này, chuyện đời, chuyện nghề của các anh chị mới được thổ lộ...
    Chị Trần Thị Mỹ Hạnh - một "tân binh" mới vào đội được 8 tháng cho biết: "Lau cho sạch từng ngõ ngách của máy bay không phải là công việc đơn giản. Rất may, mình đã được đào tạo và được biết một chút về "nghệ thuật lau" nên đến nay đã khá thành thạo và không còn thấy khó khăn gì nữa". Thế chị được đi máy bay chưa? Chị cười nắc nẻ: "Mơ được đi một lần cho biết mà chưa được", rồi như chợt nhớ, chị tiếp: "À, một lần đang lau máy bay thì ở dưới người ta đẩy máy bay đi được một đoạn, và đó là cảm giác đầu tiên "đi máy bay" của mình".
    Công việc nhiều, luôn phải khuân vác đồ đạc, thiết bị nặng lên xuống máy bay, phải làm cả ca đêm... đó là cái khó của nghề, nhất là với phụ nữ như chị Hạnh. Tuy vậy, niềm vui trong công việc của các anh chị thì nhiều lắm.
    Chúng tôi được cho xem một cuốn sổ khá dày, trong đó là vô vàn những lá thư của các hãng hàng không quốc tế, của những hành khách từ tận những nơi xa xôi như Úc, Mỹ, Canada, Venezuela, Hàn Quốc, Nhật Bản... Họ gửi thư cảm ơn đội đã trả lại những món hàng có giá trị và cả những vật kỷ niệm mà họ bỏ quên trên máy bay. Trong số đó, chúng tôi chú ý nhất đến lá thư của một người Hàn Quốc tên Kim Dong Joun. Trong thư, anh đã hết lời cảm ơn anh Nguyễn Văn Hân, người đã nhặt và trả lại hai vật dụng thân thiết của anh. Dù món hàng chỉ trị giá khoảng 1.400 USD nhưng đó là những vật có giá trị tinh thần rất lớn đối với anh.
    Hút bụi trên máy bay
    Theo anh Nguyễn Hữu Chí Linh, tài sản mà đội đã trả lại cho khách nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Lớn lên đến mấy chục ngàn USD, nhỏ có khi chỉ là cây viết, cái nón, chiếc cà-vạt, điện thoại di động... Tất cả đều được trả lại cho chủ nhân. Không để thất thoát bất kỳ cái gì khách bỏ rơi, đó đã là nguyên tắc và cũng là bài học đầu tiên của mỗi thành viên trong đội. "Đối với những vị khách lần đầu tiên đến hay rời Việt Nam, lỡ bỏ quên một món đồ quý và được trả lại, chắc chắn họ sẽ có ấn tượng tốt đẹp không chỉ với đội mà còn với cả đất nước và con người Việt Nam" - anh Linh nói.
    Chị Phan Thị Vân, quê ở Nghệ Tĩnh - hơn 10 năm thâm niên trong nghề - không thể nhớ hết số lần nhặt được tài sản và trả lại cho khách, dù hoàn cảnh chị chẳng khấm khá gì. Chị nói đơn giản: "Mình nghèo thật nhưng phải giữ lòng sạch, tâm trong". Năm nay chị Vân đã 35 tuổi, có 2 con, ông xã của chị cũng làm việc trong sân bay. Vì cả hai vợ chồng cùng làm theo ca nên có khi suốt cả tháng trời không thấy mặt nhau. Thế nhưng, chị cho biết: "Tuy vậy, tôi rất an tâm với nghề. Nghề nào có ích cho đời đều là cao quý, dẫu cho có phải hy sinh chút riêng tư".
    Câu chuyện giữa chúng tôi lẽ ra sẽ còn tiếp tục nếu như không có một chuyến bay vừa hạ cánh. Mọi người trong đội vội vã lên xe, tiến về phía máy bay và bắt tay vào công việc thường nhật. Bất kể ngày nghỉ, lễ hay Tết, cả đội vẫn âm thầm làm việc, giúp những chiếc máy bay luôn sạch, đẹp khi vút lên trời cao...

  2. love_travel

    love_travel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2006
    Bài viết:
    731
    Đã được thích:
    0

    Nhân viên cứu hỏa Nhật nỗ lực dập lửa
    Sáng sớm ngày 30.7, sau khi hạ cánh xuống sân bay Narita (Nhật Bản), chiếc máy bay Boeing 777 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) bị xì khói ở phần động cơ. Chuyến bay trên xuất phát từ TP.HCM đi Tokyo, có số hiệu VN950, chở 264 hành khách.
    Ông Phạm Ngọc Minh - Tổng giám đốc Vietnam Airlines xác nhận thông tin trên và cho biết: "Chuyến bay VN950 ngày 30.7.2008 từ TP.HCM đi Tokyo sau khi máy bay hạ cánh tại đường băng bình thường và thoát ly vào đường lăn thì tổ bay phát hiện chỉ thị đèn báo nhiệt độ tăng cao quá giới hạn, có khói tại động cơ số 2 bên phải. Tổ bay đã tiến hành thao tác kỹ thuật theo đúng quy trình. Sau khi hệ thống cảnh báo trên máy bay trở lại bình thường, cơ trưởng tiếp tục lăn máy bay vào đường ống và hành khách vào nhà ga bình thường. Vì máy bay đậu tại nhà ga nên để đảm bảo an toàn, nhà chức trách sân bay Narita đã sử dụng xe cứu hỏa phun bọt để khống chế hoàn toàn khói còn lưu lại tại động cơ. Toàn bộ 264 hành khách và 13 nhân viên phi hành đoàn đều an toàn".
    Hiện Vietnam Airlines đang phối hợp với nhà chức trách sân bay Narita tiếp tục xem xét điều tra làm rõ nguyên nhân. [​IMG]
  3. love_travel

    love_travel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2006
    Bài viết:
    731
    Đã được thích:
    0
    lâu quá không thấy ai vào thảo luận nữa
  4. hama83

    hama83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    2.800
    Đã được thích:
    0
    tình hình kinh doanh của Vietnam Airline trong năm 2009 ra sao bác ơi? Có còn ngon lành cành đào không?
  5. ruouvodkanga

    ruouvodkanga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi có cách nào mua được vé phổ thông tiết kiệm của VNA chuyến Phú Quốc đi HCM bây giờ không ah
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bác Love travel có các tài liệu về số hiệu của các máy bay chiến lợi phẩm sau ngày giải phóng không?
    Ví du6 như chiếc DC-3 bị không tặc bay sang Singarore mang sô` VN-C509. Các chiếc mang số hiệu C507 và C505 cũng là DC-3?
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chiếc Boeing đơn độc giữa Sài Gòn
    TT - Chiếc máy bay Boeing B707 Hãng hàng không Pan Am (hãng hàng không quốc tế chính của nước Mỹ trong những năm 1930-1991) đã đến VN để làm hai nhiệm vụ: chở quân và bán cà phê.
    Dưới cánh của chiếc Boeing B707 là quán cà phê - Ảnh: M.Đ.
    ?oCà phê Boeing? là tên gọi của một quán cà phê nhỏ nằm trong Câu lạc bộ (CLB) thể thao hàng không thuộc Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) tại đường Hồng Hà, Q.Tân Bình, TP.HCM.
    ?oNgài Boeing? đầu tiên tại VN
    Quán cà phê này ở ngay dưới cánh chiếc máy bay Boeing 707 cũ được đặt tại đây từ nhiều năm trước. Ngay cả nhiều nhân viên của Trung tâm huấn luyện bay thuộc Tổng công ty Hàng không VN đặt tại TP.HCM, nơi quản lý chiếc máy bay này, cũng không rõ lai lịch của nó. Người ta chỉ biết rằng ít lâu sau ngày đất nước thống nhất, xác chiếc Boeing này đã được kéo tới đây. Đó cũng là lần đầu tiên cà phê Boeing xuất hiện và người Sài Gòn thời đó được tiếp cận với những dịch vụ có một không hai tại TP.
    Sau năm 1975, Tổng cục Hàng không dân dụng VN (tên gọi cũ của Hãng hàng không quốc gia VN) chủ yếu sử dụng các loại máy bay IL18, Yak-40... của Liên Xô với sức chuyên chở chỉ trên 30 hành khách. Trong khi đó, đường bay quốc tế còn chưa được khai thác nên nhu cầu đi lại của hành khách bằng đường hàng không bị hạn chế rất nhiều. Lúc này, tại Mỹ đã lần lượt xuất xưởng tới ba chiếc máy bay của Hãng Boeing có sức chuyên chở từ 156-450 hành khách/chuyến bay. Thời đó, Boeing 707 cũng là một trong những máy bay được các nước sử dụng làm chuyên cơ cho các nguyên thủ quốc gia với sức chuyên chở 156 người.
    Câu chuyện di chuyển ?ongài Boeing? từ đường băng trong sân bay về khu vực thuộc CLB hàng không cũng ?odài kỳ? vì thời đó Hãng hàng không dân dụng VN chưa có nhân viên kỹ thuật có thể tháo, lắp ráp máy bay như bây giờ. Để di chuyển được máy bay phải nhờ các chuyên gia của Hãng Boeing tháo cánh máy bay và lắp bánh xe kéo nó về vị trí bây giờ.
    Vì vậy, sự kiện chiếc Boeing B707 xuất hiện tại VN vào năm 1977 trong điều kiện tài chính eo hẹp của ngành hàng không là điều ít ai tưởng tượng nổi.
    Ông Phan Tương, nguyên tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng khu vực phía Nam, kể lại câu chuyện đưa Boeing B707 về sân bay Tân Sơn Nhất: ?oTrước 30-4-1975, chính quyền Sài Gòn cũ bị Hãng Pan Am thu nợ một chiếc máy bay trên đường bay quốc tế tại Hong Kong. Sau ngày đất nước thống nhất, đường bay A1 của VN lúc bấy giờ vẫn cấm các chuyến bay của các hãng hàng không Mỹ và Israel. Do vậy, phía Mỹ đã thương thuyết với thiếu tướng Trần Mạnh, nguyên tổng cục trưởng Cục Hàng không dân dụng, để được bay qua vùng trời VN theo luật hàng không quốc tế. Ngoài việc đóng các loại thuế theo luật hàng không quốc tế, Mỹ tặng lại VN một chiếc máy bay mà theo họ, Pan Am đã thu nợ của VN tại Hong Kong. Đó là lý do mà lần đầu tiên trong lịch sử ngành hàng không VN đón nhận một trong những chiếc máy bay hiện đại nhất thời đó?.
    Nhiệm vụ ít ai biết
    Hành trình đến VN của chiếc máy bay Boeing B707 không chỉ ?ođơn độc? bởi nó là chiếc Boeing duy nhất ở VN lúc đó, mà còn vì việc tìm ra người lái được chiếc Boeing hiện đại này khó như ?obói sao trên trời?. Ông Trịnh Đình Thu, ?ohành khách? đầu tiên được cử đi đón chiếc Boeing B707 từ sân bay Gia Lâm về sân bay Tân Sơn Nhất, kể lại: ?oTôi còn nhớ rất rõ cảm giác ngỡ ngàng và thích thú khi lần đầu được bay đi, bay về chặng Hà Nội - Sài Gòn ngay trong ngày.
    Năm 1977, tôi được anh Phan Tương nhờ làm giúp một công việc đặc biệt ở Hà Nội chỉ trong vòng một ngày. Không thể tin là mình có thể di chuyển từ Bắc vào Nam trong khoảng thời gian đó nên tôi cứ nghĩ anh Tương chỉ nói chuyện cho vui. Mãi cho tới khi vào sân bay Tân Sơn Nhất vào buổi chiều sau khi phái đoàn VN ký các giấy tờ nhận chiếc Boeing B707, tôi mới tin là mình vừa được bay thật sự! Khi đó, đoàn phi công lái chiếc máy bay Boeing này do phía Pan Am cử tới giao máy bay cho VN. Ở Tân Sơn Nhất lúc đó, anh Tương vẫn đang đau đầu vì chưa tìm ra phi công có thể lái chiếc Boeing sau khi đoàn phi công do Pan Am đưa Boeing tới?.
    May mắn là ngay sau đó, ông Phan Tương tìm được một phi công có thể lái chiếc Boeing từ những người quen trong ngành. Đó là phi công trẻ Huỳnh Minh Bon, người từng được đào tạo lâu năm tại các trường hàng không danh tiếng của Mỹ và Pháp. Điều thú vị là Huỳnh Minh Bon chính là phi công đã lái chiếc máy bay bị ?oxiết nợ? ở Hong Kong mười ngày trước khi đất nước thống nhất.
    Với sức chuyên chở và chứa hành lý được xếp hàng số một trong số các máy bay thời đó của hàng không VN, Boeing B707 được khai thác tối đa. Mỗi ngày nó có thể bay 3-4 chuyến từ Nam ra Bắc, thậm chí bay quá cảnh tới Bangkok (Thái Lan) trong các chuyến bay hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc.
    Hình chiếc máy bay Boeing B707 trên Google Maps
    Cà phê Boeing và những dịch vụ
    Từ những năm 1980, do quá hao xăng nên chiếc Boeing phải dừng bay. Lúc này, ông Phan Tương và một số người trong ngành nghĩ ra một dịch vụ mới phục vụ nhu cầu người Sài Gòn chưa từng được đi máy bay.
    Đó là mở dịch vụ cà phê Boeing và chụp hình lấy ngay lần đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn do ngành nhiếp ảnh VN cùng với Cục Hàng không dân dụng phía Nam kết hợp. Khoang chứa hành khách trong máy bay được sắp xếp lại thành những bàn cà phê nhỏ có thể ngồi 4-5 người/bàn. Đặc biệt, dịch vụ chụp hình lấy ngay thu hút rất đông khách Sài Gòn. Vì lý do an ninh nên những người thân của hành khách đi máy bay thường không được vào sân bay, vì vậy chiếc Boeing này được dân Sài Gòn chọn làm nơi chụp hình lưu niệm trước khi chia tay với người thân.
    Chúng tôi tới quán cà phê Boeing, nơi hầu như tất cả học viên trong Trung tâm huấn luyện bay đều biết nhưng không ai biết rõ về lai lịch của nó. Bây giờ, người ta khó mà nhận ra ?ongài Boeing? ngày nào vì bị các chậu cây cảnh của quán cà phê dưới hai cánh máy bay bao vây. Phần đuôi máy bay bị những bức tường đổ nát ôm sát mà theo người dân ở đây, trước đó là những quán nhậu, sau này lúc dời quán đã để lại khung cảnh bừa bộn như vậy.
    Trong khoang chứa hàng của xác chiếc Boeing giờ chứa đầy xoong nồi và các dụng cụ gia đình lỉnh kỉnh. Trên thân máy bay còn những dòng chữ dán mờ: ?oCơm thêm, trà đá miễn phí. Cơm sinh viên 4.000 đồng?. Dưới hai cánh máy bay là một quán cà phê nhỏ mà nếu nhìn lên sẽ thấy ngay dòng chữ in số hiệu VN-304.
    ?oVN-304 là tên số hiệu chiếc Boeing mà khi đó chúng tôi lấy để kỷ niệm ngày thống nhất đất nước? - ông Phan Tương lý giải.
    Chiều muộn một ngày cuối tháng 4, khi trở lại nơi đặt chiếc Boeing B707 tại CLB thể thao hàng không, ông Phan Tương loay hoay đi vòng quanh chiếc máy bay để xem có góc nào có thể nhìn toàn cảnh nó vì xung quanh ?ongài Boeing? bây giờ là quán xá và những bức tường đổ nát. Chỉ còn chiếc ăngten dò tín hiệu trên phần đuôi máy bay là hướng lên bầu trời.
    Có lẽ ?onỗi buồn? của chiếc Boeing đúng như ông Phan Tương nói: ?oLâu không gặp lại ?ocố nhân?, thấy tiếc và buồn vì ít nhất chiếc Boeing này đã khoác lên mình một vài sự kiện lịch sử đặc biệt, để rồi giờ phải đơn độc giữa Sài Gòn trong cảnh khá nhếch nhác này...?.
    LÊ VÂN
    ------------------------
    Bài này sao có nhiều lỗi thế nhỉ?
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Mời các bác tham gia một topic có liên quan
    Những điều chưa biết về tai nạn máy bay ở Việt Nam
    http://ttvnol.com/forum/gdqp/1239833.ttvn
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Máy bay "cháy" tại Tân Sơn Nhất


    [​IMG] Một chiếc máy bay A320 bốc cháy ngùn ngụt, khói um một góc sân bay Tân Sơn Nhất. Ngay tức thì, lực lượng cứu nạn khẩn cấp sơ tán 145 hành khách trong máy bay đến vị trí an toàn và kịp thời dập tắt vụ cháy.








    Đây là một kịch bản được dựng lên trong buổi diễn tập ngày 10/12.

    [​IMG]
    Máy bay A380 hạ cánh đã gặp phải tai nạn

    [​IMG]

    Bên cánh phải máy bay bốc lửa, khói um

    [​IMG]

    Mô hình máy bay bị cháy

    [​IMG]

    Lực lượng cứu hộ cứu nạn có mặt tại nơi xảy ra tai nạn sau khi nhận được tin báo

    [​IMG]

    Phương án dập tắt đám cháy và cứu người được triển khai

    [​IMG]

    Lực lượng cứu hộ cứu nạn đi qua bọt khí để tiếp cận máy bay

    [​IMG]
    Hành khách bị thương trong máy bay A380 được khẩn trương đưa đến nơi an toàn và làm các biện pháp sơ cứu.

    [​IMG]

    Cứu hành khách bị nạn

    [​IMG]

    Các lực lượng chức năng diễn tập cứu nạn tại sân bay Tân Sơn Nhất

    [​IMG]

    Toàn cảnh lực lượng cứu nạn cứu hộ dập tắt đám cháy và triển khai cứu hành khách bị nạn
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Hai máy bay ATR 72 của VN bị tai nạn trong cùng một ngày

    [​IMG]Một chiếc đáp khẩn cấp vì khói tràn khoang, một chiếc bị xe bồn chở dầu đâm phải
    TUY HÒA – Một chiếc máy bay loại ATR 72 từ phi trường Tuy Hòa bay vào Tân Sơn Nhất đã phải đáp khẩn cấp vì bốc khói tràn vào khoang hành khách vào chiều 8 tháng 6.
    Báo Tuổi Trẻ cho hay, chuyến bay bị trục trặc là của hãng hàng không Vasco mang số hiệu VN-B210 xuất phát từ Tuy Hòa đi Sài Gòn. Nhiều hành khách trên chuyến bay cho biết chuyến bay khởi hành lúc 16g chiều cùng ngày, sau khi bay được 15 phút hướng ra biển thì khói tràn ngập khoang máy bay, máy lạnh không hoạt động, cả khoang máy bay tỏa nhiệt rất nóng, mùi khét đầy khoang.
    [​IMG]
    Ngành Hàng Không Việt Nam hiện đang sử dụng nhiều máy bay ATR 72. (Hình minh họa: lot.com)
    Báo Tuổi Trẻ trích lời một số hành khách cho biết các tiếp viên chuyến bay phải xé các túi khăn giấy chuyển cho hành khách trẻ em, người già bịt miệng để tránh ngạt thở vì khói. Cả khoang máy bay nhốn nháo, có người còn xé áo phao mặc vào vì sợ máy bay rơi xuống biển.
    Phi công chuyến bay quyết định cho máy bay quay lại sân bay và hạ cánh an toàn. Ðại diện hãng Vasco tại sân bay Tuy Hòa cho biết do không có phụ tùng thay thế và chưa kiểm tra được trục trặc máy bay nên chiếc ATR 72 này phải nằm lại sân bay Tuy Hòa chờ sửa chữa.
    Trước đó, cũng trong ngày 8 tháng 6, cũng một chiếc máy bay loại ATR 72 thế hệ mới đang chờ khách tại phi trường Tân Sơn Nhất đã bất ngờ bị một chiếc xe bồn chở dầu đâm vào, rất may không có ai thiệt mạng.
    Sự việc xảy ra vào khoảng 5 giờ 30 sáng 8 tháng 6, khi chiếc máy bay ATR 72 thế hệ mới sau khi nạp nhiên liệu cho chuyến bay VN-B220 đang đỗ chờ làm thủ tục từ Sài Gòn đi Cà Mau đã bất ngờ bị xe chở dầu của công ty Xăng Dầu Hàng Không (Vinapco) đâm sầm vào đuôi gây hư hỏng.
    Theo tường thuật của báo Tiền Phong, chiếc xe bồn do tài xế Lê Văn Dũng và nhân viên kỹ thuật Lê Doãn Thọ điều khiển đã không thực hiện đúng quy trình, quy định. Khi điều khiển cho xe lùi ra khỏi máy bay cách đường lăn 3m đã dừng xe và bỏ vị trí mà không kéo thắng tay dẫn đến xe trôi về phía trước và va chạm vào đèn tín hiệu phần đuôi phía dưới của máy bay.
    Tiền Phong cho biết tiếp: “Ngay sau khi sự việc xảy ra, ban giám đốc công ty Vinapco đã họp khẩn cấp với các phòng ban liên quan và ra quyết định tạm đình chỉ công tác, thu hồi chứng chỉ công tác đối với lái xe Lê Văn Dũng và nhân viên kỹ thuật Lê Doãn Thọ để tường trình làm rõ vụ việc.”
    Trước đây, tại phi trường Tân Sơn Nhất cũng đã xảy ra tai nạn tương tự vào đêm 9 tháng 5, chiếc Boeing 777 của VN Airlines đang đỗ ở bãi số 19 để chuẩn bị khởi hành đi Frankfurt (Ðức) cũng bị xe chở dầu của Vinapco đâm vào cánh và đã khiến động cơ bên trái của máy bay bị hỏng nặng.

Chia sẻ trang này