1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NGƯỜI VIỆT NAM Ở THÁI LAN

Chủ đề trong 'Thái Lan' bởi banthitaa, 11/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duongchan

    duongchan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Linh kim giáp ơi ,tham khảo thông tin dưới đây thử xem
    Tờ Phuchatcan của Thái Lan, ra ngày 12/9, có đăng bài viết "Phong cách Việt Nam ở Thái Lan" của tác giả Meri Muktari viết về người Thái gốc Việt, trong đó nhấn mạnh cộng đồng Việt kiều, trải qua 3 thế hệ sinh sống ở Thái Lan, vẫn duy trì những nếp sinh hoạt tốt đẹp của dân tộc.
    Bài báo cho biết những món ăn thuần Việt như cháo, bánh cuốn, bánh mì kẹp và cà phê vẫn hiện diện hàng ngày trong cộng đồng người Việt. Và đối với số người tuổi ngoài 70, tiếng Việt vẫn được sử dụng trong sinh hoạt gia đình hàng ngày.
    Cộng đồng người Việt tại Thái cũng rất quan tâm đến việc dạy tiếng Việt cho các thế hệ sau. Trường dạy ngôn ngữ các nước láng giềng thuộc tỉnh Nakhon Phanom luôn mở các lớp dạy tiếng Việt cho mọi lứa tuổi, mỗi ngày có hai ca học. Tham gia giảng dạy là người Thái gốc Việt với sự góp sức của một số sinh viên Việt Nam đang theo học tiếng Thái ở địa phương. Đến nay, trường hoạt động đã được 3 năm và hoàn toàn miễn phí với mục đích giúp phục hồi tiếng Việt trong các thế hệ con em gốc Việt.
    Nhiều hộ gốc Việt ở tỉnh lỵ Nakhon Phanom đã sử dụng các công nghệ thiết bị hiện đại để có thể theo dõi các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam.
    Bái báo kết luận trong cuộc sống thường nhật ngày nay ở Nakhon Phanom, khó có thể phân biệt giữa người Thái thực thụ với người Thái gốc Việt, không ít cá nhân thuộc thế hệ con cháu của người Việt ở Nakhon Phanom đã vươn lên vị trí doanh nghiệp hàng đầu tại địa phương. Tuy nhiên điều chắc chắn rằng cộng đồng người Thái gốc Việt vẫn bảo tồn rất tốt phong tục, tập quán Việt của ông cha./.
  2. banthitaa

    banthitaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Hee..Cám ơn mày nha! Lâu quá ko gặp, nhớ mày quá! Hic..hic.... Qua Tết đi ọp nha!Kì này đông dzui lém đó!
  3. quach_tinh

    quach_tinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Người Việt ở Thái: Trải bao thăng trầm
    Lê Quỳnh - BBC Việt ngữ, Nong Khai
    Đã có nhiều thế hệ người Việt di cư sang đất Thái, từ tận thế kỷ XV do quan hệ giao thương và có cả những tù binh trong chiến tranh.
    Lớp người gần đây hơn và số phận của họ cũng trôi nổi cùng số phận dân tộc Việt trong nửa cuối thế kỷ 20, là khoảng 5 ?" 6 vạn người Việt tản cư từ Lào sang Thái năm 1946, khi Pháp trở lại Đông Dương và đưa quân đánh sang Lào.
    Chính phủ Thái lúc này của Thủ tướng Pridi Phanomyong, người có cảm tình với phong trào *********, đã giúp đỡ để số người này ở lại các tỉnh đông bắc, được cư trú, làm ăn.
    Thời cuộc
    Trong thời gian này, nhiều chiến khu của ********* cũng được thành lập trên đất Thái. Ông Mai Văn Khai, 84 tuổi, sinh ra ở Lào và đi theo bộ đội Lào từ năm 18 tuổi, kể lại việc xây dựng các đơn vị Việt kiều tại Thái Lan.
    ?oÔng được Trung ương Hội Việt kiều cứu nước giao đi tổ chức 5, 10 gia đình thành Hội cứu nước. Kiều bào ở đây trong hai cuộc chiến tranh rất đoàn kết để ủng hộ kháng chiến.?
    Sang năm 1947, đảo chính xảy ra ở Thái, đưa tướng Phibun Songkhram lên nắm quyền.
    Chính phủ mới sau đó công nhận chính phủ Bảo Đại và đến năm 1951, buộc phái đoàn đại diện của VN Dân chủ Cộng hòa đóng cửa văn phòng ở Bangkok.
    Suốt thời gian chiến tranh Việt Nam và cho cả đến đầu thập niên 1990, chính phủ Thái vẫn xem cộng đồng Việt Nam ở các tỉnh đông bắc là đe dọa về an ninh. Chính phủ miền Bắc thì xem Thái Lan là ?o*********? vì thân Mỹ và chỉ công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Có lúc, năm 1964, đài phát thanh Hà Nội và Bắc Kinh loan báo ?oPhong trào Độc lập Thái Lan? đã được thành lập để ?ogiải phóng? nước Thái.
    Những người Việt di cư bị dồn về sống ở bốn tỉnh đông bắc (trong đó có Nong Khai) và một tỉnh gần Bangkok vào năm 1950, bị cấm kinh doanh 28 nghề. Tổ chức của **********************, vốn đã hoạt động ở Thái từ trước 1945, cũng muốn giữ những người di cư ở lại khu vực chiến lược gần mạn sông Mekong giáp ranh với Lào.
    Thái Lan có lúc nghĩ đến việc tản bớt cộng đồng người Việt sang các vùng khác, nhưng một phần vì lo ngại ảnh hưởng của Bắc Việt sẽ lan xa hơn trong nước Thái, nên chính phủ Thái cuối cùng quyết định vẫn dồn người Việt di cư ở các tỉnh đông bắc trong lúc chờ có thỏa thuận đưa họ hồi hương.
    Gian nan
    Một thỏa thuận ký năm 1959 đã đưa hơn bốn vạn người Việt hồi hương về lại miền Bắc Việt Nam từ 1960 đến 1964, nhưng vẫn còn nhiều người ở lại đất Thái.
    Sách vở tiếng Việt đã nói nhiều đến các phong trào ?oNở hoa đánh Mỹ?, ?oDũng sĩ diệt Mỹ? trong công đồng người Việt ở Thái thời kì chiến tranh. Thậm chí hàng trăm triệu baht đã được người Việt ở đây gửi về cho miền Bắc.
    Nhưng những cực khổ của người Việt ở Thái cũng là một mảng khác cần nhắc tới.
    Theo lời kể của một số người đã sống ở Thái Lan từ 50, 60 năm qua, thì có dạo hồi thập niên 1950, chính phủ Thái mở hai đợt kêu gọi người Việt nhập quốc tịch Thái. Nhưng các tổ chức cách mạng Bắc Việt hoạt động trên đất Thái khi ấy vận động bà con không nhập tịch, và hầu hết đã nghe theo.
    Một người không muốn nêu tên, đã sống ở Nong Khai nửa thế kỷ nhưng mới đây mới được nhận giấy chứng nhận quyền thường trú, nói với tôi: ?oTrung ương vận động bà con không nhập tịch, vì khi đã có giấy Thái, người ta có thể muốn đi sống tỉnh nào thì đi, không còn tập trung làm thành tổ chức được.?
    Ông nói ?oTrung ương đã rất sáng suốt? khi vận động bà con làm như vậy, tuy thế, trong nhiều người đến ngày nay vẫn nuôi một cảm giác oán không tiện nói ra về một ?ocơ hội để mất.?

    Bà Trần Thị Loan sinh ra ở Thái Lan sau khi bố mẹ chạy sang lánh nạn chiến tranh.
    Có hai cách thức kiểm soát chính của chính phủ Thái đối với những người Việt còn ở lại: khó khăn trong việc xin giấy chứng nhận thường trú (vẫn được ở lại Thái, nhưng là người ?~vô tổ quốc?T về mặt giấy tờ), và hạn chế đi lại.
    Có lẽ nỗi khổ lớn nhất của nhiều người Việt ở Thái Lan là việc họ không được nhập tịch. Trong nhiều năm, những người Việt không có giấy tờ của Thái, mỗi lần muốn rời khỏi địa phương nơi họ cư trú, là phải xin giấy của cảnh sát địa phương. Thậm chí, nếu lên Bangkok chữa bệnh cũng phải có giấy bác sĩ chứng nhận là ở quê bệnh này không chữa được.
    Bà Trần Thị Loan, 50 tuổi, sinh ra ở Thái Lan sau khi bố mẹ của bà chạy sang lánh nạn chiến tranh.
    Bà kể: ?oMẹ của tôi là con ông giáo ở Sài Gòn, sang Lào dạy học. Đến lúc phải tản cư thì sang đây.?
    Bà cho biết mặc dù sinh ra tại Thái, nhưng đến năm 27 tuổi bà mới được nhập tịch.
    Vươn lên
    Cụ bà Lương Vỵ bảo đời sống người Việt ở Thái bảo ?o40 năm là khổ, phải 20 năm trở lại đây mới được sướng.?
    ?oHết giai đoạn bắt bớ, thì nó lại tẩy chay kinh tế, không cho người Việt buôn bán chung với người Thái. Có dạo nó đưa tin ăn thức ăn VN thì bộ phận của đàn ông teo lại, bác bán phở mà không có ai vào ăn.?
    Một điều mừng đối với tôi trong chuyến gặp người Việt ở Nong Khai lần này là nghe mọi người kể đời sống nói chung đã có của ăn của để.
    Ở Nong Khai có những nhà của người Việt to không kém gì các biệt thự ở Sài Gòn hay Hà Nội.
    Người Việt ở đây buôn bán khá thành công. Đơn cử như bà Lương Vỵ, sau nhiều năm cực khổ, nay bà là chủ một cửa hàng nem nướng đông khách, thuê mướn gần 100 nhân viên.
    Nhiều người cũng được nhận giấy thường trú, con cái được nhập tịch Thái. Nhưng một số thì vẫn tiếp tục chờ xin giấy tờ.
    Và nguyện vọng lớn nhất của nhiều người dân ở đây là làm sao có đủ giấy tờ và sức khỏe để được về thăm quê cũ, như lời ông Mai Văn Khai.
    ?oNguyện vọng lớn nhất của họ là được về thăm quê hương. Có những người xin giấy vẫn chưa được, người thì đã qua đời. Mọi người mong về thăm quê lắm.?
    Nguồn BBC
  4. banthitaa

    banthitaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Hehe...bài hiển thị lại rùi,mừng wé
  5. similacmom

    similacmom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Theo mình thì người Việt ở Thái có thể nói đến thế hệ thứ 3 rồi. Khác với ở Mỹ thì mới đến thế hệ thứ 2.
    Thế hệ 1 người già trên 60-70 biết chút tiếng Việt nhưng chắc do ít nói quá trong suốt 50 năm qua nên quên gần hết, mình gặp một số người như vậy
    Thế hệ thứ hai 40-50 tuổi, sang Thái khi còn trẻ con, hoặc sinh ra ở Thái trong thời kỳ bị phân biệt, nên không biết tiếng Việt, rụt rè trong việc khẳng định mình la người Việt, hoặc dấu hẳn.
    Thế hệ mới ra đời gần đây, lai lung tung Thái Việt rồi, nói chung hết gốc.
    Ở một số nơi vì cộng đồng người việt đông nên còn giữ được một số nét văn hoá Việt. Ở những nơi người Việt phải sống chui lủi (hồi xưa) hoà đồng với người Thái thì văn hoá Việt mai một nhiều , hầu như chẳng còn.
    Tóm lại là mình thấy bạn viết chủ đề này hầu như rất ít có thể nói được gì. Nếu phân tích về văn hoá của người Việt ở thái thì hầu như không có gì đặc sắc đâu, vì hầu hết họ đã bị hoà đồng vào văn hoá Thái. Chỉ có một số nét còn tồn lại rất nhạt nhoà mà thôi.
    Sự tìm về cội nguồn, tự nhận lại là người Việt theo mình có ý nghĩa kinh tế nhiều hơn. KHi Việt Nam bắt đầu lớn mạnh về kinh tế thì người ta sẽ tự tào, thấy được nhiều lợi ích hơn từ việc có gốc gác Việt nam. Hồi xưa VN nghèo, bị cô lập, có ai dámnhận mình là người Việt đâu. Đi chơi Bangkok hỏi mày là người nước nào nhiều khi nói dối mình là người Cam bỏ xừ. Đi pạtpông nói mình là người Việt, bọn nó tự dưng thay đổi cả thái độ. Chắc chê VN nghèo. Thật sự là vậy. Giờ thì không biết, chắc thay đổi nhiều, đại gia VN sang đó ăn chơi cũng nhiều nên chắc là VN thay đổi được hình ảnh.
    nghe nói có một từ tiếng Thái mà người Thái dùng để chỉ người Việt , có bạn nào biết ko nhỉ, tự dưng quên, hình như là "Dzùng" thì phải. Đấy là cái tên mà người Thái gốc Việt nào cũng muốn tránh bị gọi.
    Được similacmom sửa chữa / chuyển vào 23:43 ngày 10/04/2007

Chia sẻ trang này