1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

my pham estee' lauder tuong trung cho dieu gi

Chủ đề trong 'Làm đẹp' bởi phanhcun, 13/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dirosemimi

    dirosemimi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2001
    Bài viết:
    954
    Đã được thích:
    0
    Dimi cũng là 1 fan của Estee Lauder. Nhất là parfume Pleasure Classic. Tuy ko mode nhưng sao mê mùi này hoài. Son môi EL cũng đẹp và mịn, màu mắt rất đẹp.
    Ở VN tất nhiên EL thuộc dòng mỹ phẩm cao cấp, tuy nhiên ko phải loại quý tộc, cực sang trọng. Nhưng giá cả thì cũng mắc xỉu luôn á, cũng ngang ngửa Lancome, Clinique, Laneige....
  2. wendy

    wendy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2001
    Bài viết:
    2.229
    Đã được thích:
    0
    Làm gì đến nỗi, showroom chính thức của EL ở VN bán giá cũng bt thôi, có nhiều cái còn rẻ hơn ở nước ngoài ý
    Thông tin bạn Dung viết chắc là lấy từ báo Đẹp, heee
    Mà chả hiểu bạn chủ topic hỏi EL tượng trưng cho điều gì là sao
    Bobbi Brown được xếp trên hay dưới EL hả mọi người ui?
  3. choupat

    choupat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    2.401
    Đã được thích:
    0
    Ở VN cả bộ cũng chẳng đến 20tr . Choupat vào parkson nhòm đồ EL của nó thấy giá nó còn rẻ hơn bên Châu ấu đó và xem giá trên mạng đồ EL bên US thì đồ EL ở VN chỉ nhỉnh hơn một chút thôi .
    Bobbi Brown rẻ hơn EL mà em, nó chỉ đắt hơn đồ MAC tí xíu mà đồ MAC thì chị thấy cực kỳ rẻ , rẻ nhất trong các loại mỹ phẩm được bán ở store. Ngoài ra đồ Bobbi Brown ở bắc mỹ mọi người còn biết và có vẻ nổi tiếng chứ bên châu âu thì không nổi tiếng và ít người biết.
  4. kimkim_dung

    kimkim_dung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    Tớ hay đọc báo lắm và cũng hay tìm hiểu những loại mỹ phẩm nữa! Chứ cũng chả ăn ốc nói mò đâu!
    Cũng giống như hoa for get me not. Nó cũng đâu có hiện lên là đừng quên nhau đâu nhỉ?
    Thấy mọi người và báo chí đánh giá thế chứ.

    Trăm hoa đua sắc
    Xu hướng mới trong tiêu dùng mỹ phẩm
    Doanh thu thị trư�?ng mỹ phẩm Việt Nam hiện nay đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 15 20%/năm. Nhu cầu làm đẹp của ngư�?i Việt Namngày càng tăng, đi cùng với đó là những quan niệm và xu hướng mới trong tiêu dùng mỹ phẩm: Một sản phẩm mỹ phẩm tốt phải gắn kèm với một dịch vụ làm đẹp hoàn hảo.
    Năm 1997, thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài đầu tiên chính thức có mặt tại Việt Nam là DeBon của LG. Chưa đầy 10 năm sau, trên thị trư�?ng đã có hơn 200 thương hiệu mỹ phẩm ngoại và con số này còn chưa dừng lại.
    Trăm sắc ngàn hương
    Thị trư�?ng mỹ phẩm đang ngày càng sôi động với sự góp mặt của các gương mặt nhi�?u đẳng cấp, từ bình dân đến siêu cao cấp: Pond, Hezaline, Essance, Rohto... DeBon, Amore, Maybeline, Nevia, Avon... Shiseido, Carita, L''''Oreal, Kanebo, Clarins, Pupu, Christian Breton, Feraud, Fendi, Lower... Wigleys, Clinique, Estee Lauder, Lancôme... tất cả đ�?u đã có mặt tại Việt Nam.
    Thị trư�?ng mỹ phẩm Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhưng ổn định. Mức chi tiêu của ngư�?i VN cho mặt hàng mỹ phẩm vẫn đang ở mức rất thấp (bình quân chỉ 4 - 5 USD/ngư�?i/năm) nhưng con số này hứa hẹn sẽ tăng tịnh tiến theo sự phát triển của đ�?i sống xã hội. �?ây được coi là cơ hội để phát triển mạnh thị trư�?ng mỹ phẩm VN. Tuy nhiên, thị trư�?ng mỹ phẩm Việt Nam hiện nay gần như là "sân chơi" dành riêng cho mỹ phẩm ngoại nhập và sản phẩm của các liên doanh. Các sản phẩm mỹ phẩm trong nước đang lặng lẽ đứng ngoài cuộc chơi giành giật thị phần sôi động này. Nếu nhìn nhận một cách công bằng, các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất được các sản phẩm không thua gì sản phẩm ngoại nhập hoặc các sản phẩm liên doanh nhưng không thể phát triển được thương hiệu, hay nói cách khác là chưa tìm được phương thức tiếp cận và kênh phân phối sản phẩm đến với ngư�?i tiêu dùng. Trong thị trư�?ng mỹ phẩm hiện nay, thương hiệu chính là yếu tố để "định vị" khách hàng. Không quảng bá, không đầu tư, mỹ phẩm nội đành chấp nhận hoạt động ở các tỉnh thành xa xôi trong cả nướcnhư�?ng hẳn sân chơi lớn cho mỹ phẩm nước ngoài.
    Dịch vụ thể hiện đẳng cấp
    Thị trư�?ng mỹ phẩm hiện được phân cấp rất rõ rệt. Cấp 1: Dòng quý tộc (lady) với Wigleys, Clinique, Estee Lauder, Lancôm... Cấp 2: Mỹ phẩm cao cấp (high class): Shiseido, Carita, L Oreal, Kanebo, Clarins, Pupa... Cấp 3: Mỹ phẩm hàng hiệu (grand name)hiện đang chiếm lượng lớn tại VN như DeBon, Amore, Maybeline, Nevia... Cấp 4: Hàng phổ thông như Pond, Hezaline, Essance, Rohto... và các nhãn hiệu VN như Lan Hảo (Thorakao), Lana, Mỹ phẩm Sài gòn... Kênh phân phối và dịch vụ gia tăng chính là những yếu tố thể hiện đẳng cấp của các nhãn hàng mỹ phẩm. Dòng sản phẩm quý tộc cao cấp rất hiếm trên thị trư�?ng, mà chỉ có ở các spa, beauty salon. Dòng sản phẩm cao cấp chủ yếu được phân phối tại những cửa hàng ủy quy�?n tại các thành phố lớn. Dòng sản phẩm hàng hiệu được phân phối qua hệ thống đại lý. Còn dòng sản phẩm phổ thông được phân phối qua các kênh bán lẻ truy�?n thống (chợ, tiệm tạp hóa) hoặc hiện đại (siêu thị, cửa hàng tự ch�?n).
    Có một xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm mới là sử dụng sản phẩm hệ thống beautysalon - spa với một hệ thống dịch vụ tinh tế. Tại đây, ngư�?i tiêu dùng không chỉ được sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm chất lượng cao mà còn được hưởng các dịch vụ thư giãn - làm đẹp chuyên nghiệp và được tư vấn, hướng dẫn sử dụng sản phẩm theo yêu cầu. Hầu hết các nhãn hàng thuộc dòng quý tộc hoặc cao cấp đ�?u có các trung tâm chăm sóc sắc đẹp dạng này.
    Các thương hiệu mỹ phẩm hàng hiệu lại chủ yếu tập trung phát triển hệ thống cửa hàng đại lý kết hợp với trung tâm tư vấn trang điểm với nhi�?u dịch vụ gia tăng cho khách hàng.
    Giá thành _Bài toán khó cho ngư�?i tiêu dùngVới mức thu nhập của ngư�?i tiêu dùng hiện nay thì giá của các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trư�?ng hiện nay đang cao một cách... phi lý. Giá các sản phẩm dòng quý tộc có thể đến 20 triệu đồng/bộ sản phẩm dưỡng hoặc trang điểm. Dòng cao cấp trung bình khoảng 5 triệu đồng/bộ.
    Dòng hàng hiệu cũng hơn 1 triệu đồng. Các nhãn hàng phổ thông hiện nay ngoài các sản phẩm chủ yếu thiên v�? làm sạch thì cũng đã bắt đầu thâm nhập vào lĩnh vực sản phẩm dưỡng và trang điểm với giá cả khoảng vài trăm ngàn/bộ sản phẩm. �?ấy là chưa kể đến dòng mỹ phẩm chuyên dụng: làm trắng, chống nhăn, chống nám... hay các dòng mỹ phẩm chuyên biệt dành cho đàn ông... Các loại mỹ phẩm có thành phần đặc biệt được chiết xuất từ các loại dầu thực vật, hương liệu cao cấp lấy từ thiên nhiên hay các loại hoá mỹ phẩm đặc biệt khác... Giá cả của những sản phẩm này mới thực sự là một "thách thức" đối với ngư�?i tiêu dùng. Thương hiệu nổi tiếng, chất lượng tốt thì giá cao là đi�?u tất nhiên.
    Tuy nhiên, có những sản phẩm giá bán tại Việt Nam cao hơn ở chính quốc tới... 10 lần (ví dụ các sản phẩm của Hàn Quốc). �?i�?u phi lý này đang tạo đi�?u kiện cho mỹ phẩm lậu có đất sống tại Việt Nam. Và ngư�?i tiêu dùng thì vẫn chưa được hưởng đúng giá trị của những sản phẩm mà h�? đã tin tưởng sử dụng trong suốt th�?i gian qua.
    Nguyễn Anh Hồng
    Tư vấn Tiêu dùng - No.11 [ 2006-06-05 ]

    Bản để in
  5. kimkim_dung

    kimkim_dung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    Thị trường mỹ phẩm chia làm 4 cấp độ chính:
    Cấp 1: Dòng quý tộc (lady): Hiện trên thị trường rất hiếm, chưa bán đại trà ở trung tâm thương mại, siêu thị mà chỉ có ở các spa, beauty saloon. Mặc dù bán ít nhưng doanh thu dòng lady rất cao vì giá ít nhất cũng từ 18 - 20 triệu đồng/bộ dưỡng da (gồm 3 chai là dưỡng da, nước hoa hồng và sữa rửa mặt), chưa kể dùng thêm sản phẩm khác. Một số thương hiệu lady là Wigleys, Clinique, Estee Lauder, Lancôm?
    Cấp 2: Mỹ phẩm cao cấp (high class): Để nằm được ở cấp này, DN sản xuất phải ở những nơi có viện nghiên cứu khoa học về mỹ phẩm chứng nhận. Thế giới hiện chỉ có 4 nước có viện này là Pháp, Nhật, Thụy Sĩ? Một số nhãn hiệu high class trên thị trường là Shiseido, Carita, L?TOreal, Kanebo, Clarins, Pupa?
    Cấp 3: Mỹ phẩm hàng hiệu (grand name): Dòng này hiện đang chiếm lượng lớn tại VN. Vài thương hiệu grand name điển hình là DeBon, Amore, Maybeline, Nevia?
    Cấp 4: Hàng phổ thông như Pond, Hezaline, Essance, Rohto? và các nhãn hiệu VN như Lan Hảo (Thorakao), Lana, Kao (Biore), Mỹ phẩm Sài gòn?
    Ngoài ra, thị trường vẫn còn có một thị phần mỹ phẩm giá rẻ chỉ từ 2.000 - 8.000đ/sản phẩm, loại này phục vụ cho dân lao động và được bán phổ biến ở các tỉnh thành trong cả nước với các nhãn hiệu Thanh Hiền, Phong Lan, A-mon, Ac-cer, Top-gel, Top-sin...
    Mỹ phẩm cấp thấp này là hàng Trung Quốc nhập lậu, hàng sản xuất tại các DN trong nước hoặc là sản phẩm do một số tiệm tóc, lang vườn tự pha chế.
    http://blog.360.yahoo.com/rss-FlESvT40KaQYPRkJalcfQKRVdTQ0OLcwdu7bTw--?cq=1
    Chắc báo chí viết sai hết! Thế thì tớ chắc cũng sai rồi! hihi
    Được kimkim_dung sửa chữa / chuyển vào 22:51 ngày 14/01/2007
  6. kimkim_dung

    kimkim_dung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    trang web nữa này!
    http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/sanh/95124/
    file:///C:/DOCUME~1/NGUYEN~1/LOCALS~1/Temp/News-7623.html
    Nói thật là nhiều lắm! tớ cũng chả nhớ và tìm lại được nữa!
    Được kimkim_dung sửa chữa / chuyển vào 22:54 ngày 14/01/2007
  7. kimkim_dung

    kimkim_dung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0

    Mua hàng hiệu ở Sài Gòn
    Sài Gòn giữa mùa hè 2004 này tuy chưa phải là "thiên đường mua sắm" như Thái Lan, Singapore hay Hongkong nhưng vẫn có thể chọn mua được hàng hiệu thời trang.
    Nhiều người đã bỏ thói quen mua hàng hiệu từ nước ngoài để quay về mua hàng hiệu ở trong nước. Nếu biết chọn lựa, có thể họ vẫn chọn được những món hàng ưng ý với giá chấp nhận được.
    Hàng hiệu không chính thức
    Thị trường mỹ phẩm đã mở cửa. Hàng loạt các nhãn hiệu cao cấp đã chính thức có mặt ở Việt Nam. Một vài loại mỹ phẩm được mệnh danh là "dành cho giới quý tộc" như Lancôme, Christian Dior, Chanel, Estee Lauder... vẫn chưa bước chân vào chính thức nhưng vẫn có thể tìm thấy trên thị trường. Khi những bộ kem phấn trang điểm, dưỡng da của Shiseido, Kanebo, Carita... thông qua nhà phân phối độc quyền trong nước và được quảng cáo rộng rãi, bán trong cửa hàng sang trọng có kèm dịch vụ chăm sóc chu đáo thì vẫn có nhiều quý bà quý cô thích tìm những hàng hiệu mà họ thường mua ở nước ngoài.
    Bà Vương Nguyệt, chủ cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý ở quận 5 vốn rất mê hàng hiệu thời trang. Mỗi năm bà thường đi nước ngoài ít nhất hai lần để sắm sửa mắt kính, túi xách, quần áo, son phấn. Nhưng từ vài năm nay, các chuyến đi nước ngoài của bà chỉ để thăm con, du lịch nghỉ ngơi còn bản thân bà lại hầu như chẳng mua gì bởi lẽ bà đã phát hiện ra ở Sài Gòn bây giờ hiệu gì cũng có, giá không đắt hơn mà chẳng phải xách cho nặng.
    Những phụ nữ mê mỹ phẩm thường nhắc đến một trong những địa chỉ chuyên cung cấp hàng xách tay như Thủy Chanel, Phụng Intershop, Lan Lancôme, Phụng An Ðông... Có lần người viết gặp cả những ca sĩ nổi tiếng từ Hà Nội vào Sài Gòn cũng ghé chị Phụng Intershop để mua sắm khi thì vài món, khi thì vài ba bộ với hàng chục món.
    Chưa rõ sản phẩm của các hãng "top" này tốt hơn đến mức nào nhưng bà Thủy Chanel, một thương nhân chuyên kinh doanh hàng hiệu xách tay phân tích: "Với giá thấp nhất là 50 USD/hộp, đẳng cấp của nó phải khác với mấy loại phấn đang bán ở ngoài shop. Nó không chỉ đảm bảo cho em làn da mịn màng đẹp hơn, mà nó thể hiện sự sang trọng, tự tin khi em đi làm".
    Nếu so với giá mua ở các cửa hàng chính hãng ở nước ngoài, giá hàng hiệu xách tay mang về bán thường rẻ hơn vì người buôn hàng luôn "canh me" để mua vào các đợt khuyến mãi giảm giá. Nhưng người xài quen cũng có lúc phải chấp nhận giá cao hơn khi hàng về không kịp. Ðiều mà khách hàng sẵn sàng trả tiền để mua hàng hiệu xách tay ở trong nước chính là họ tìm thấy sự chia sẻ, niềm vui, sự tận tình của người bán một cách ân cần hơn.
    Cô Hoàng, một khách hàng đã mua mỹ phẩm hàng hiệu ở cả trong nước và nước ngoài so sánh: "Mua ở nước ngoài có cái lợi là có nhiều hàng để chọn. Nhưng họ nói gì mình hiểu không hết được. Còn mua ở trong nước, có những điều tư vấn nho nhỏ trao đổi được với người bán, mình thấy vui hơn. Chẳng hạn như những lời khuyên không nên bắt gió vì nó tạo nếp nhăn cho trán khó khắc phục; khi ngủ không nên nằm gối quá cao để tạo nét phẳng cho da cổ, giúp trẻ lâu?.
    Hàng hiệu chốn bình dân
    Chị Kim Anh, nhân viên văn phòng nhận được e-mail của bạn ở Mỹ nhắn nhe: "Quần áo ở California bây giờ toàn là hàng made in Vietnam; bạn coi giá có rẻ hơn 15 USD/áo thun thì mua cho một mớ; có người quen về Việt Nam thì sẽ gửi qua giùm". Kim Anh khá ngạc nhiên vì từ xưa đến nay những loại hàng "xịn" thường là quà bạn bè mang từ nước ngoài về, chưa nghe nói hàng hiệu lại đi ra từ Việt Nam. Mất 4 buổi ròng rã đi dò những địa chỉ được mách bảo, chị đã lần ra những điểm chuyên bán hàng hiệu với "giá rẻ bất ngờ?.
    Lần đầu tiên vào shop A-Nam mua hàng, Kim Anh hầu như chẳng thấy có gì hay ngoài quần áo cứ chất đống, cái này che cái kia thật khó thấy được mẫu mã. Nhưng thấy nhiều người cứ lục lọi tìm kiếm, Kim Anh cũng thử lục tìm. Thì ra giữa chồng áo thun nữ xếp lớp lớp có đủ cả, kiểu áo dệt kim sọc ngang phối 5 màu thật tươi tắn của Tommy Hilfiger giá 190.000 đồng; thun cotton 100% vải mịn và mềm trang trí bằng đường viền hiệu Arizona giá 85.000 đồng, thun cổ tim cắt theo kiểu áo sô rộng viền bằng ren chỉ cotton Olgilvy giá 90.000 đồng... So với giá mà bạn của Kim Anh gửi trong thư điện tử thì chị đã mua được giá chỉ bằng 1/5.
    Ở cửa hàng có vẻ lặng lẽ và vắng khách trên đường Nguyễn Văn Thủ quận 1, cứ khoảng hai tuần lại có đợt hàng mới và nhiều bạn trẻ thích tìm đến đây để mua những kiểu áo thun sọc ngang, thun cotton màu hiệu Hang Ten. Thỉnh thoảng có thể gặp các bộ quần áo thể thao Adidas hoặc jean CK. Trong khi đó ở cửa hàng Lenna, lúc nào cũng có sẵn hàng loạt quần jean CK, Columbia hoặc áo thun trẻ em Nautica in hình màu sắc hoặc sọc màu khá rực rỡ. Chọn hàng hiệu ở Sài Gòn có thể không tốn nhiều tiền nhưng phải tốn nhiều công là như vậy.
    http://www.sgtt.com.vn/web/oldweb/cacsobaotruoc/472_26/p09_hanghieu.htm
    trang web đây!
    Được kimkim_dung sửa chữa / chuyển vào 22:46 ngày 14/01/2007
  8. kimkim_dung

    kimkim_dung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    Các nghiên cứu chuyên sâu về từng hoạt chất trên đây đã giúp các thương hiệu mỹ phẩm lớn như Guerlan, Estee Lauder, Givenchy, Orlane, Clinique... nhanh chóng hình thành nhiều công thức mỹ phẩm cao cấp mới chứa chiết xuất rau má dưới dạng crème, lotion, gel chống lão hóa, chống nhăn, chống cellulite và dưỡng da. Người ta cũng đưa hoạt chất rau má vào các dạng mặt nạ chăm sóc mặt và toàn thân, vào các loại dầu massage và mỡ thoa giúp cho ngực và nhũ hoa nảy nở no tròn cân đối, và cả vào thế hệ xà bông mỹ phẩm mới gọi là cream bar dùng vào việc điều trị chàm, mụn nhọt và một số biến chứng khác của da. Một lần nữa, chúng ta tiếp cận một thứ thực phẩm chức năng mà chức năng chính ở đây là dinh dưỡng làm đẹp. Trong những ngày hè nóng bức này chắc không mấy ai từ chối những ly rau má tươi, rau má dừa, rau má đậu... rất Việt Nam.
    http://www.khoahocphothong.com.vn/index.php?mag=Mg==&nid=NjQw&act=dmlld2RldGFpbA==&PHPSESSID=993b9d8aa64faeae70adb476b8892f8e
  9. kimkim_dung

    kimkim_dung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    Chế độ chăm sóc sắc đẹp hàng ngày của cô ra sao?
    Thực sự rất đơn giản. Tôi rửa mặt và dùng một loại kem dưỡng tốt có tác dụng chống nắng. Gần đây, tôi có dùng một số loại mỹ phẩm mới của Estee Lauder. Cụ thể, tôi thích DayWear Plus, bởi nó hơi loãng, có mùi dưa chuột và có thể chống nắng.
    http://depvamot.ektanet.com.vn/article/article.php?category_id=44&article_id=694
  10. kimkim_dung

    kimkim_dung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    Thứ năm, 10/6/2004, 10:06 GMT+7
    Học phí để sành mỹ phẩm
    Bước vào phòng riêng của bà, không ít người ngạc nhiên trước dàn mỹ phẩm được trưng bày bắt mắt. Sự phối hợp giữa không gian nội thất, kiểu dáng tủ kính, đèn chiếu sáng làm nổi bật mẫu mã độc đáo của từng chai, lọ mỹ phẩm thuộc loại cao cấp nhất trên thị trường hiện nay.
    Bà Thu Nguyễn, người Sài Gòn, sau khi lấy chồng quốc tịch Úc có cơ hội đi nhiều nước cho Sài Gòn Tiếp Thị biết: ?oChơi cùng hội cùng nhóm phải biết thể hiện đẳng cấp của mình". Nhóm của bà gồm hầu hết làm nghề buôn bán vàng nữ trang hoặc là phu nhân của các thương gia. Nhưng sắm được là một chuyện, còn biết xài đúng hay không lại là chuyện khác. Những mẩu chuyện của quý bà cho thấy để tiêu xài theo ?ođẳng" cũng không dễ...
    Bà Thu Nguyễn kể: "Lúc mới chơi thành nhóm, tôi cứ ngỡ mình xài nước hoa Revlon, son phấn Cover Girl đã là xịn. Dần dà đi chơi, đi mua sắm với mấy bà bạn tôi mới biết mua hàng giá mắc cũng mới chỉ là bước tập xài hàng hiệu. Dân sành phải biết cách chọn mỗi hiệu loại tốt nhất để dùng. Mà hiệu đó phải được công nhận qua những cửa hàng bán ở khu vực sang trọng ở nước ngoài. Chẳng hạn như kem dưỡng mắt chống thâm loại tốt nhất phải dùng loại làm từ ngọc trai kết hợp trứng cá bào chế dưới dạng hạt Skin Caviar của La-Prairie giá 150 USD/15ml hay mỹ phẩm phải là Christian Dior, Estee Lauder, Lancôme...".
    Những buổi đánh tennis, ăn sáng hay đi gội đầu, mở bóp trang điểm lấy ra hộp phấn, cây son thì mỗi sản phẩm phải bóng đẹp, sang trọng mới là người đúng điệu. Trong nhóm này, thói quen của các bà là dùng son tối đa nửa cây rồi bỏ, hộp phấn dùng phân nửa, chỉ cần miếng mút ngả màu hoặc vỏ bọc mất nước bóng là thay hộp mới. "Không ai xài son tới mẩu cuối cùng rồi dùng cọ tô môi để vét vét", bà Thu Nguyễn nói.
    Đã thế, mỗi loại phải có nhiều hộp, nhiều màu. Như nước hoa phải có đủ loại Eau de Toilette, Eau de Cologne, Eau de Parfum... dùng cho ban ngày, buổi tối, khi đi tập thể dục hoặc lúc trời quá nóng, trời se lạnh... và dĩ nhiên loại nào cũng phải là hàng hiệu.
    Nguyễn Thị Mỹ Thy, giám đốc nhân sự cho một công ty của Mỹ đặt tại quận 1, TP HCM đã phải tốn 18 tháng để biết... xài đồ mỹ phẩm. Năm 1997, bắt đầu đi làm ở công ty nước ngoài mức lương khởi điểm 120 USD/tháng, Mỹ Thy cảm thấy mình lạc lõng khi các chị bạn cùng công ty luôn biết chọn lựa quần áo, giày dép, kiểu tóc và màu son rất "ton sur ton". Cô quyết định đăng ký học lớp trang điểm cá nhân. Vốn tay chân vụng về, cầm cọ cầm chì kẻ không thẳng nét nên cô phải học đến 3 khóa. Cộng tiền học phí, mua mỹ phẩm tốn hết gần 6 triệu đồng.
    Tiếp theo, cô học kỹ năng phối màu trang phục bằng cách đặt mua các loại báo chuyên về thời trang, mua thêm băng đĩa về xem. Tiền báo mỗi tháng ngốn hết gần 500.000 đồng. Những tháng đầu tiên Mỹ Thy cứ mua và mặc y chang như báo giới thiệu, dần dà cô biết cách phối màu đậm và nhạt cùng tông. Hiện nay Mỹ Thy có thể phối các bộ trang phục mà theo nhận xét bạn bè là "có gu riêng". Đồng thời với sự thay đổi cách mặc, cô tập làm quen việc đến với những tiệm làm tóc nổi tiếng và mỗi lần đổi kiểu tóc mới, đổi màu móng tay móng chân mới là lại tốn vài trăm ngàn đồng.
    Theo "mốt" của giới trẻ, cô không dùng trang sức vàng, bạc mà mua sản phẩm phalê, hàng xi mạ hoặc các loại làm bằng nhựa, bằng cói thiên nhiên đan kết theo tông, theo màu của trang phục. Mỗi tháng ít nhất một lần, Mỹ Thy bổ sung vào trong hộp trang sức khoảng 3-5 bộ mới.
    Đến nay, trong mắt bạn bè, đồng nghiệp, Mỹ Thy đã trở thành "người sành điệu về thời trang". Thế nhưng mặt trái của nó chính là mức lương 550 USD/tháng có tháng chỉ vừa đủ cho cô mua sắm làm đẹp!
    Nữ diễn viên T.T hiện là một doanh nhân đã phải mất mấy năm để học cách tiêu dùng mỹ phẩm đúng cách, phù hợp với mình. Nước hoa, mỹ phẩm dưỡng da, mỹ phẩm trang điểm, nước sơn móng tay... có hàng trăm nhãn hiệu với cả ngàn chủng loại. Người biết xài phải chọn một loại có mùi hương, có tính chất hợp với đặc điểm cá tính, làn da, sở thích để tạo gu riêng của mình.
    Có dịp đi Singapore, Pháp tìm hiểu cách phân biệt mùi nước hoa, cách thử và chọn mỹ phẩm, T. tự tìm ra cách tiêu dùng riêng cho mình. Ví dụ như nước hoa, có người thích chọn mùi hương khác nhau, nồng độ khác nhau cho buổi sáng và tối, cho đi làm và dự tiệc, nhưng T. chỉ "trung thành" với mùi duy nhất là Chanel số 5 và thay đổi nồng độ theo thời tiết và công việc bằng liều lượng. Đến văn phòng, trong môi trường phòng lạnh, chỉ dùng một chút ở cổ vừa đủ tạo hương thoang thoảng, tăng cảm giác sảng khoái. Khi đi dự tiệc, cũng loại ấy nhưng cô gia tăng liều lượng cho mùi đậm và mạnh hơn. Khi đi ra ngoài nắng thì hầu như cô rất hạn chế dùng nước hoa.
    Theo T., cơ sở để xác định đẳng cấp cho mỹ phẩm hàng hiệu chính là thứ tự bình chọn xếp hạng của các tạp chí chuyên ngành mỹ phẩm nước ngoài. Mỗi năm, thậm chí mỗi mùa các hiệp hội mỹ phẩm thế giới đều bình chọn các top sản phẩm bán chạy hoặc hàng hiệu sang trọng nhất. Dựa trên bảng top này, chọn cho mình loại phù hợp là cách đơn giản hơn là theo những quảng cáo riêng của từng nhãn hiệu.

    http://srv.ngoisao.net/News/Dan-choi/2004/06/3B9AD2A1/

Chia sẻ trang này