1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Viết cho Ngày của cha, 15/6/08

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi 7miles, 14/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Viết cho Ngày của cha, 15/6/08

    Làm văn...
    12 năm đi học ở bậc phổ thông, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc viết thật như thế này. Tôi tin rằng đại đa số đều như thế. Bởi lẽ chúng tôi bị áp đặt quá nhiều từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong viết văn, trong cái suy nghĩ bị bó hẹp đã định sẵn đâu là đúng, đâu là sai như một lối mòn của những người đi trước.

    Tôi vẫn nhớ trong câu chuyện Tấm Cám mà lớp 6 khi học văn, cô phân tích nó trong giờ giảng bài ở lớp. Tôi đã đưa ra chính kiến của mình là Tấm độc ác không thua gì Cám. Đẹp như tiên ư? Nhân từ ư? Không đâu, kết thúc mẹ ăn thịt con khen ngon đó không có một tí giá trị nhân văn nào cả. Vô tình trong bài học đó đã dạy cho bọn tôi đừng nhân nhượng với ai cả, và có oán phải báo oán. Tất nhiên cô của tôi đã ú ớ với cái lập luận đó, nhưng cô đã bảo tôi đừng bao giờ viết những lời đó ra trong bài làm văn khi thi. Còn cả lớp thì nhìn tôi như kiểu người ngoài hành tinh rơi xuống, trong khi ngày thường tôi không hé răng nói một lời nào trong lớp.

    Sáng nay đọc báo, tôi đã bật khóc khi đọc bài này. Đó là cảm xúc thật. Hồi nhỏ, thậm chí một bài văn miêu tả cảnh nhộn nhịp của sân trường giờ chơi thôi tôi cũng phải vất vả chật vật lắm mới làm xong, đầu óc tối hẳn vì không biết bịa thế nào cho lời hay ý đẹp. Trong khi cô giáo chưa bao giờ bảo chúng tôi hãy ra sân trường xem các bạn trải qua giờ ra chơi như thế nào để thấy gì viết đó. Chúng tôi không có cảm xúc thật khi viết, nhiều khi phải viết như điên để bài văn càng dài càng tốt mà trong đầu thì rỗng tuếch không hơn không kém. Điều nực cười là tôi phải đi ca ngợi những áng văn bi hùng, bất hủ với những lời lẽ nhiệt huyết tâm đắc nhất trong khi thực tế tôi lại xem những bài đọc trong sách cực kỳ tầm phào và dở hơi, không còn hợp với thế hệ của tôi tí nào nhưng vẫn phải xem đó như một tấm gương. Dù điểm có cao nhưng điểm là cái gì khi môn văn không đem lại cảm giác yêu thích khi học? Ra đời rồi, điểm lại chẳng là cái gì cả.

    Bài văn dưới đây... tôi có một sự đồng cảm đặc biệt khi đọc nó. Từ lúc hiểu chuyện cho đến bây giờ, tôi đã không còn theo khuôn rập của những người đi trước. Tôi cũng có niềm kiêu hãnh và suy nghĩ của chính mình... Và giá như không có thi cử, không có điểm số, chỉ là tự do thanh thoát trong viết lách, để có thể viết bất cứ lúc nào, nộp những bài làm tâm đắc nhất trong mọi môn học chứ không chỉ riêng gì văn thì chắc chắn nền giáo dục của xứ mình không đến nỗi phải rơi nhiều vào khủng hoảng như thế...

    ------------------------------------------------------------------------------------​

    Đề: Em hãy kể một câu chuyện vui hoặc buồn đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em.

    Ai cũng có được một người ba để chăm lo, để bảo vệ, để dạy ta nên người. Hầu hết đều có hạnh phúc được ở bên cạnh ba cho đến khi ba lìa đời, còn tôi thì không được như thế.

    Hồi tôi còn nhỏ, mẹ đi làm cả ngày nên từ sáng sớm đến chiều tối ba luôn là người ở bên cạnh chăm sóc tôi. Mỗi ngày trôi qua, lúc đó đối với tôi phải nói là một hạnh phúc với đầy ắp những kỷ niệm vui buồn. Đến tối, khi mẹ đi làm về, gia đình tôi lại cùng nhau đi dạo phố, uống nước mía hay mua kem về nhà cùng nhau ăn. Rồi trước khi đi ngủ, ba mẹ lại ôm hôn tôi, ngồi chờ cho đến lúc tôi chìm vào giấc ngủ. Tôi vào học mẫu giáo, sáng sớm mẹ đưa đi, chiều ba đạp xe đạp rước tôi về. Lên lớp 1, ba chở tôi đi học trên chiếc xe máy mua lại từ người bạn cũ. Tuy chiếc xe không mới, chạy lại khá chậm nhưng mỗi khi ngồi trên xe, vòng tay ra ôm thật chặt bụng của ba, tôi luôn cảm thấy hạnh phúc và rất an toàn.

    Ngày qua ngày, cho đến một hôm, tôi nghe được cuộc cãi vã giữa ba mẹ. Lúc đó khoảng chừng một hai giờ sáng, tôi nằm ngủ cạnh ba và bị giật mình. Tôi nghe được câu nói của mẹ: ?oCô gái đó chẳng có gì tốt đẹp như anh nghĩ đâu?.

    Nghe xong câu nói của mẹ, tự nhiên nước mắt tôi ứa ra mà không hiểu tại sao. Lúc đó tôi sợ lắm. Tôi sợ một ngày nào đó, ba sẽ không ở bên cạnh tôi nữa. Sáng hôm sau, mẹ về ngoại, tôi ở với ba đến chiều. Nhân lúc ba bận nấu cơm, thấy chiếc xe đạp cũ ba để trong nhà kho, tò mò, tôi liền lấy ra đạp thử. Vừa mới ngồi lên xe, tôi bị mất thăng bằng rồi ngã liền ra đó. Tôi rất đau nhưng không dám rên rỉ vì sợ ba biết, rồi lại leo lên lần nữa. Đột nhiên từ phía sau, có một cánh tay choàng qua người tôi, bế tôi xuống khỏi chiếc xe. Đó là cánh tay của ba tôi. Ba xoa đầu tôi, nhẹ nhàng bảo: ?oĐợi con lớn thêm chút nữa, cỡ 13-14 tuổi ba sẽ tập cho con đi xe đạp?.

    Đến tuần sau, như thường lệ, mẹ con tôi lại về nhà. Đến cổng khu phố, mẹ con tôi chợt thấy ba chở một người phụ nữ khác đi ra. Mẹ đứng sững sờ, hai tay bắt đầu run. Khi ba về, mẹ vờ như không biết chuyện gì.

    Một tuần nữa trôi qua, mẹ con tôi lại về nhà. Khi đưa chìa vào ổ khóa, mẹ mở không được, lúc đó mẹ và tôi mới biết ba đã thay hết ổ khóa. Tối hôm đó, mẹ con tôi đứng đợi ba từ bốn giờ chiều đến chín giờ tối. Vừa đợi mẹ vừa khóc, còn tôi thì cứ ngóng ra chỗ con hẻm để mong nghe thấy tiếng xe của ba. Một hồi lâu sau, bàn tay run run của mẹ đặt lên vai tôi và nói: ?oCô gái đó chỉ đáng tuổi chị con?.

    Nói rồi, mẹ bật khóc nức nở. Dù mẹ chỉ nói bấy nhiêu nhưng cũng đủ để tôi hiểu hết mọi chuyện. Tôi đã khóc vì thương mẹ, khóc vì giận ba và khóc vì tôi, một đứa bé gần mười tuổi sắp phải mất ba.

    Lúc ấy, chỉ còn một tháng nữa là đến sinh nhật 10 tuổi của tôi, chỉ một tháng nữa là đến cái ngày mà tôi mong chờ suốt mười năm. Vậy là trong buổi tiệc ngày hôm đó sẽ không có sự hiện diện của ba như chín lần sinh nhật trước, sẽ không có tiếng cười của ba, sẽ không có vòng tay thương yêu của ba như trước nữa, sẽ không có gì cả. Tại sao vậy hả ba?

    ... Đã ba năm rồi, đã ba năm tôi không được gặp ba, không được nghe ba cười, không được ba khuyên răn, dạy bảo. Chỉ còn bốn tháng nữa là tôi tròn 14 tuổi. Chỉ còn bốn tháng để ba thực hiện lời hứa của mình. Hơn ba năm qua tôi vẫn nhớ như in lời hứa của ba và chờ ba thực hiện lời hứa đó? Ba ơi...

    T.L. (lớp 8 Trường THCS LQĐ, Q.3, TP.HCM)

    Tất cả thầy cô chấm thi cùng đọc và rơi nước mắt; cùng thống nhất cho bài thi điểm cao nhất trong câu này (5 điểm, toàn bài được 9,5 điểm).
  2. chip_quay

    chip_quay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    4.495
    Đã được thích:
    0
    Thật ra...chip đã từng học một cô giáo dạy Văn rất tâm huyết! Có lẽ đối với bọn bạn thì đó là bà cô dở hơi chưa chồng (lúc đó cô cũng hàng "băm" rồi) nhưng cô là ng tớ tôn trọng nhất... năm đó là năm chip viết văn thoải mái nhất, có thể viết mọi thứ, nhớ loáng thoáng có lần đem cả hiện tượng "giáo viên trù dập học sinh" vào bài viết ^^
    Còn nếu không tính những bài văn trong lớp học thì... chip có rất nhiều bài viết với cảm xúc thật nhất trong đầu+trong lòng!
    À, tự nhiên nhớ ra thế này. Năm lớp 7 viết văn tưởng tượng lạc vào thế giới cổ tích. Chip kể là gặp được cô bé bán diêm, 2 đứa ngồi nép vào nhau, cùng nhau đánh lên những que diêm nhỏ nhoi... nhưng rồi chip phải quay về thế giới thực, khi quay lại nhìn thì cô bé đã lạnh cóng bên lề đường từ bao giờ... lúc đó suýt khóc trong lớp... bỗng nhiên cảm xu''c về câu chuyện Cô bé bán diêm nhiều hơn bất cứ bài giảng nào đã từng được nghe!
  3. sonaki

    sonaki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    snk khi học cấp 2, 3 là dân chuyên văn, nên có thể nói , cảm xúc thật khi làm văn cũng hơi nhiều, nhưng có thể nói trong chừng ấy năm học chuyên văn, snk chỉ tâm đắc nhất l ầtầy dạy năm lớp 9..............thầy cho làm văn mà đứa nào làm giống ý thầy là chết.......thông cảm vì thầy bảo lớp chuyên văn, thì các cô phải có suy nghĩ riêng của mành, đó cũng là năm snk tha hồ hành băn theo cảm xúc của mành. có thể nói, cũng là dân chuyên văn, nhưng trong lớp snk là đứa hành văn cứng và khô nhất.........choáng.nói thật đọc mí bài văn sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp và đại học ...............snk choáng thật.
  4. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Không biết từ khi nào, chỉ biết rằng từ khi nhận thức được, con bé trong tôi luôn tự hỏi: " sao mẹ hay bị bà nội và bố đánh thế, sao mẹ không đánh lại giống như mình đánh lại khi bị tụi bạn trong xóm đánh?"
    Mẹ chỉ khóc.
    10 tuổi. Bố bỏ theo người đàn bà khác. Con bé trong tôi đã khóc, van xin bố đừng đi. Mẹ cũng chỉ biết khóc.
    Tình cảm cha con là gì, đến giờ này tôi vẫn không cảm nhận được... mặc dù ở tuổi xế chiều, bố tôi quay về, tay trắng.
    Tôi vẫn gửi tiền hàng tháng để ông chi tiêu, người ngoài nhìn vào, sẽ nghĩ tình cảm cha con thiêng liêng thắm thiết lắm. Nhưng tôi biết, đó chỉ là nghĩa vụ của người làm con là tôi. Trong sâu thẳm con người tôi, chẳng có chút cảm xúc nào... yêu thương hay ghét bỏ, hận thù hay thương hại, hoàn toàn không có. Chẳng có cảm xúc nào cả.
  5. chauaulagi

    chauaulagi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài viết của 7miles và CO thấy sống mũi cay cay...
    Có lẽ điều duy nhất có thể thốt lên: Giá như...
    Người lớn đôi khi làm những việc thật khó hiểu mà có lẽ phải đợi thêm 10 năm nữa khi có gia đình, có con cái và trải nghiệm những gì họ đã trải nghiệm.... để tìm ra câu trả lời tại sao họ làm như vậy?.
    Liệu khi đó có thể tha thứ...
    Có lẽ là không, phá bỏ tổ ấm gia đình là hành động không thể tha thứ cho dù câu trả lời có như thế nào đi chăng nữa.
    Một bộ phim nói về nạn bạo hành trong gia đình, người mẹ bị ngộ sát khi tranh cãi với chồng. Khi thẩm phán hỏi đứa con "Cha con đã đánh mẹ con vào tối hôm đó phải không?" Cô bé 6 tuổi đã trả lời "Không, người đó không phải là cha tôi".
    Quá khứ, đành phải cố quên thôi. Mỗi khi nhìn lại, buông một tiếng thở dài.
    Regards

Chia sẻ trang này