1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa và các tranh chấp của các bên liên quan với VIệt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi lionking_hau, 15/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Hôm nay đọc bài rất hay trên báo Tuổi trẻ xin post lại để chúng ta cùng đọc biết thêm hiểu thêm lịch sử yêu nước dựng xây bảo vệ tổ quốc của những người anh hùng xưa, những người con Đất Việt đối với Quần Đảo Hoàng Sa của VN:

    Phóng sự - Ký sự Thứ Ba, 01/01/2008, 02:01 (GMT+7)
    Hải đội Hoàng Sa

    Từ nhiều thế kỷ trước, VN đã có các hải đội Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và khai thác quần đảo này. Lớp lớp chiến binh vượt sóng gió biển Đông ghi dấu ấn VN ở đó, và lịch sử đã khắc ghi lòng ái quốc của họ.
    Cho đến hôm nay, những dấu ấn oai hùng của những người anh hùng xưa vẫn còn đó. Phóng viên Tuổi Trẻ đi tìm lại những dấu ấn đủ làm những thế hệ hôm nay tự hào về vùng đất của tổ quốc ở nơi xa.

    Kỳ 1:

    Đội hùng binh của biển


    TT - Người đàn ông xóm chài dẫn tôi men theo con đường lởm chởm sỏi đá quanh năm rì rào sóng vỗ. Ngay tại cửa biển Sa Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi này, hiện vẫn còn nhiều người già đang giữ trong ký ức những câu chuyện lưu truyền về hải đội Hoàng Sa.

    [​IMG]
    Từ đình làng An Vĩnh (đảo Lý Sơn), những người con của Tổ quốc đã đi khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa -Ảnh: QUỐC VIỆT
    Vì nước vong thân
    Dõi mắt nhìn ra đại dương xa xăm, ông Nguyễn Văn Tiếu (ngư dân 75 tuổi ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh) kể rằng ngày xưa ở vùng biển này có một lăng Hoàng Sa rất trang nghiêm thờ tự những người lính Hoàng Sa ra đi không có ngày về. Đó cũng là nơi mà một phần hải đội Hoàng Sa là trai tráng ở hai làng An Vĩnh, An Hải bên cửa Sa Kỳ thường làm lễ tế trước khi giong buồm xuất quân.
    Hàng trăm năm qua, chiến tranh loạn lạc với bao đổi thay thế cuộc đã làm lăng Hoàng Sa ở đây trở thành phế tích. Cổng làng xưa nơi từng tiễn đưa bao đội hùng binh ra biển cũng chỉ còn chút đá vỡ với rêu phong, nhưng con cháu đời sau vẫn không quên công đức tổ tiên mở mang, bảo vệ Tổ quốc. Tiết xuân hằng năm, họ vẫn làm lễ cúng tế ở nơi này để tưởng nhớ linh hồn những hùng binh đã vì nước vong thân.
    Tôi lên thuyền ra đảo Lý Sơn. Cùng với vùng cửa biển Sa Kỳ, Lý Sơn chính là rẻo đất giữa đại dương đã từng dâng hiến biết bao trai tráng cho hải đội Hoàng Sa thuở nào. Sử xưa và những gia phả cổ của các tộc họ ở Lý Sơn kể rằng vào khoảng đầu những năm 1600, 15 vị tiền hiền ở vùng cửa biển Sa Kỳ, phủ Bình Sơn cũ đã giong thuyền ra cù lao Ré, tức Lý Sơn ngày nay, để khai khẩn, lập làng.
    Bảy vị tiền hiền của các dòng họ Phạm Văn, Phạm Quang, Võ Văn, Lê, Nguyễn, Võ Xuân, Đặng đã lập làng An Vĩnh. Ở phía đông của đảo, tám dòng họ Nguyễn, Dương, Trương, Trần, Võ, Lê, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn mở làng An Hải. Theo thời gian, các tộc họ này dần sinh sôi đông đúc trên đảo. Rất nhiều trận, họ đã hợp sức chiến đấu anh dũng chống lại nạn cướp bóc của kẻ thù. Rồi khi Tổ quốc cần, họ đã cống hiến những người con ra đi bảo vệ, khai thác biên cương xa xôi trên hải đảo Hoàng Sa.

    [​IMG]
    Bộ xương cá ông do đội Hoàng Sa đem về nay vẫn được thờ tự ở Tịnh Sơn, Quảng NgãiẢnh: QUỐC VIỆT

    Ở Lý Sơn, Âm Linh tự thờ tự vong hồn đội hùng binh vẫn còn vững chãi giữa phong ba biển cả. Đình làng Lý Vĩnh, nơi bao lần tế sống tiễn đưa người lính Hoàng Sa ra đi không trở về, đã trở thành phế tích trong chiến tranh đang được phục dựng... Dưới tán bàng đại thụ, cổng làng hướng thẳng ra biển Đông như sẵn sàng đối mặt với quân thù. Hàng cây phong ba làm thành bức tường rào như ý chí kiên cường của đội hùng binh năm xưa.
    Ông Lê Hai, 77 tuổi, người chăm sóc hàng cây phong ba và trưởng ban khánh tiết đình làng An Vĩnh, tâm sự rằng từ khi còn nhỏ ông đã nghe ông cố, ông nội nhắn nhủ tâm huyết của tổ tiên bao đời trước: "Con cháu đời sau phải gìn giữ bằng được đình làng cổ này. Bởi đó chính là một trong những nơi từng in dấu chân của các anh hùng trước khi ra biển, hi sinh vì Tổ quốc".
    "Nghĩa tình bồi đắp dải Hoàng Sa"
    Các cụ già là hậu duệ của những người lính Hoàng Sa rưng rưng đọc lại câu đối ghi nhớ công đức tiền nhân: "Ân đức dựng xây miền đảo Lý. Nghĩa tình bồi đắp dải Hoàng Sa". Những mái tóc đã bạc trắng, những đôi mắt đã mờ nhòa theo thời gian, nhưng không ai kiềm được nỗi xúc động khi nhắc lại chuyện xưa!
    Sử liệu cũ trong Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn kể rằng: "Nhà Nguyễn thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở An Vĩnh bổ sung. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển, lấy tháng giêng ra đi nhận lãnh chỉ thị làm sai dịch. Đội Hoàng Sa này được cấp mỗi người sáu tháng lương thực. Họ chèo năm chiếc thuyền câu nhỏ ra ngoài biển cả ba ngày ba đêm mới đến đảo Hoàng Sa. Họ tha hồ lượm nhặt, tự ý bắt chim, bắt cá làm đồ ăn. Họ nhặt được những đồ như gươm và ngựa bằng đồng, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, ngà voi...
    Họ còn lượm những vỏ đồi mồi, những con hải sâm, những con ốc hoa thật nhiều. Đến kỳ tháng tám thì đội Hoàng Sa ấy mới trở về cửa Eo (cửa Thuận An), rồi họ tới thành Phú Xuân trình nạp các vật hạng đã lượm nhặt được. Người ta cân, khám nghiệm và định xong đẳng hạng các sản vật, rồi mới cho đội này bán riêng những con ốc hoa, mai hải ba, hải sâm. Bấy giờ, đội ấy được nhận lãnh bằng cấp về nhà...".
    Lần giở lại các sử liệu cũ như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Nam thực lục do các sử thần trong quốc sử quán biên soạn, Việt sử cương giám khảo lược của Nguyễn Thông, Đại Nam nhất thống chí... đều có những trang ghi chép cụ thể về đội Hoàng Sa. Công việc của họ được ghi lại không chỉ là lượm nhặt hải vật, đồ đạc tàu thuyền bị đắm, mà kiêm quản cả đội Bắc Hải cùng làm nhiệm vụ ở Trường Sa và các đảo phía trong Nam. Đặc biệt, đội Hoàng Sa còn làm nhiệm vụ đo đạc thủy trình, canh chừng giặc biển, dựng bia chủ quyền và giữ gìn các hải đảo Hoàng Sa.
    Suốt cả buổi tối ngồi đợi trăng lên trên biển Lý Sơn, ông Nguyễn Thanh Tùng, hậu duệ của cai đội Hoàng Sa Nguyễn Tám, cứ miên man tâm sự không dứt với tôi về tiền nhân của mình. Từng là hiệu trưởng trường cấp III trên đảo, rồi làm phó chủ tịch phụ trách văn hóa huyện Lý Sơn, ông đã bỏ rất nhiều công sức sưu tầm, biên soạn tư liệu về những hùng binh trên biển năm xưa.
    Theo ông, sở dĩ trai tráng vùng cửa biển Sa Kỳ, mà nhiều nhất là đảo Lý Sơn, được chọn vào hải đội Hoàng Sa vì họ có truyền thống đi biển rất thạo. Ngoài ra, từ đây cũng là nơi có hải trình ngắn nhất để ra quần đảo Hoàng Sa.

    QUỐC VIỆT

    _________________________
    Mùa xuân năm 1836, một người VN đã lên thuyền buồm, vượt sóng gió biển Đông, cắm bia chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Tên ông đã được đặt cho chính hòn đảo ông dựng bia.
    Kỳ tới: Người dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa

    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 13:31 ngày 01/01/2008
  2. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Hải đội Hoàng Sa
    >> Kỳ 1: Đội hùng binh của biển
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=236586&ChannelID=89
    Kỳ 2:Người dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa
    TT - Trong làn khói hương phảng phất, nấm mộ chiêu hồn của người anh hùng Phạm Hữu Nhật nằm lặng lẽ trên triền đồi Lý Sơn. Cách nay 172 năm, từ chính hòn đảo này, Phạm Hữu Nhật đã giong thuyền ra biển Đông để khẳng định chủ quyền Tổ quốc.
    Cuộc ra đi hùng tráng
    http://www9.ttvnol.com/uploaded2/su_30/bia%20chuquyen%20*******.jpg
    Bia chủ quyền VN ở Hoàng Sa được dựng vào những năm 1930 (ảnh chụp tại phòng lữu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng) - Ảnh: V.Hùng chụp lại
    Lần nào ra đảo Lý Sơn, tôi cũng viếng khu mộ gió không hài cốt của những người lính Hoàng Sa thuở nào. Lần này, mộ chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật đã được dời về nằm kế bên khu lăng mộ thủy tổ họ Phạm trông ra biển Đông. Đôi câu đối khắc ghi trên cột đá tưởng nhớ bậc tiền hiền vẫn còn đậm nét: "Tổ tiên khai sáng xây cơ nghiệp. Con cháu đời đời nguyện phát huy". Ngày ngày, người dân Lý Sơn vẫn lên đồi tưới tắm và chăm sóc nơi yên nghỉ của các bậc tiền nhân.
    Tôi ngồi lặng nghe các hậu duệ của tộc họ Phạm kể lại chuyện xưa. Trong ký ức truyền lưu từ cha ông họ, Phạm Hữu Nhật vẫn mãi mãi là một anh hùng, dù bây giờ chứng tích hiện vật về ông không còn nhiều nữa. Sử liệu cũ cũng kể rằng năm Minh Mạng thứ 14 (1833), vua chỉ thị cho Bộ Công chuẩn bị việc phái người ra dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa. Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 165, đã chép rằng từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tấu vua hằng năm cho cử người ra Hoàng Sa cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền và đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ. Vua Minh Mạng phê trong bản tấu của Bộ Công ngày 12-2-1836 rằng: mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ dài 4,5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc làm cột mốc...
    Phạm Hữu Nhật đã vinh dự được chọn phụng mệnh vua đi khẳng định chủ quyền biển đảo Hoàng Sa. Quyển 6, Đại Nam thực lục chính biên chép: Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo mười bài gỗ làm dấu mốc. Mặt bài khắc chữ: Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh ra Hoàng Sa, xem xét, đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ...
    Ngày nay, trong nhiều sử liệu cũ và ký ức của các cụ già ở Lý Sơn vẫn khắc ghi câu chuyện được lưu truyền từ tổ tiên rằng đó là cuộc ra đi hùng tráng. Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật đã dẫn đầu 5-6 chiếc thuyền ra biển Đông. Mỗi thuyền chở khoảng mười người với mười tấm bài gỗ và mang theo lương thực đủ ăn sáu tháng, đi suốt ba ngày ba đêm thì tới bãi Cát Vàng, tức quần đảo Hoàng Sa bây giờ. Cập vào đảo nào, họ cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền ở đảo đó và đo đạc thủy trình, trồng thêm cây cối, thu lượm hải vật, rồi mới về tấu trình hoàn thành nhiệm vụ.
    Không ai rõ Phạm Hữu Nhật đã đi bao nhiêu chuyến. Nhưng có một điều chắc chắn rằng lần cuối cùng ông đi mãi không về, nên người xưa ở Lý Sơn đã phải ngậm ngùi an táng ông bằng nấm mộ chiêu hồn không có hài cốt. Tổ quốc cũng khắc ghi công ơn của ông bằng việc đặt tên Hữu Nhật cho một hòn đảo lớn nằm ở phía nam quần đảo Hoàng Sa. Diện tích của đảo rộng khoảng 0,32km2, có nhiều san hô, cây lùm và cỏ tranh. Mỗi năm vào mùa xuân, hạ, con vích biển thường lên đây đẻ trứng, đem lại dấu hiệu sinh tồn cho đảo.
    [[​IMG]
    Hậu duệ Phạm Thoại Tuyền thắp hương trên mộ anh hùng Phạm Hữu Nhật - Ảnh: Quốc Việt
    size=3]Phạm Hữu Nhật là ai?
    Suốt cả buổi chiều, ông Phạm Thoại Tuyền, một trong những hậu duệ đời nay của người anh hùng Phạm Hữu Nhật, dẫn tôi lang thang khắp đảo Lý Sơn để tìm lại dấu tích người xưa.
    Thắp nén nhang trên nấm mộ tiền nhân, ông Tuyền xúc động kể rằng ba năm trước đã tình cờ phát hiện tông tích Phạm Hữu Nhật trong chuyến sưu tầm tài liệu để viết hồ sơ di tích đình Bà Roi (Nguyễn Tiên Điều), người được xem như phúc thần của cù lao Ré. Các tài liệu phổ hệ, sắc phong, linh vị... viết bằng chữ Hán Nôm trong nhà thờ của hậu duệ Phạm Văn Đoàn đã nói đến một số người trong tộc họ đi lính Hoàng Sa không về như Phạm Văn Sanh, Phạm Văn Nhiên, Phạm Văn Triều...
    Theo ông Tuyền, từ đầu, phổ hệ ghi rõ: Thủy tổ tộc họ Phạm (Văn) tại xã An Vĩnh tên Phạm Văn Tuệ là thế hệ thứ 4 của ông Phạm Văn Nghiêm ở xã Tịnh Kỳ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi có gốc ở Cao Bằng, Bắc bộ. Trong đó, ông Phạm Văn Triều, con của ông Phạm Văn Nhiên và bà Dương Thị Lãng, là thế hệ thứ tư của thủy tổ họ Phạm (Văn) ở cù lao Ré. Và tên Phạm Văn Triều chính là tên húy của Phạm Hữu Nhật. Điều này đã được minh chứng qua linh vị và trên bia mộ cổ có ghi: "Phục vì vong Cao Bình Quận Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh vị sanh Giáp Tý niên 1804, Giáp Dần 1854 tôn điệt phụng tự".
    Ngôi nhà xưa nằm khuất trong vườn kiểng của mẹ ông Tuyền là bà Phẩm, một hậu duệ mấy đời của Phạm Hữu Nhật. Năm nay đã 85 tuổi, dòng thời gian làm nhạt nhòa nhiều ký ức, nhưng bà vẫn hào hứng ôn lại công đức tiền nhân. Bà kể khi phát hiện chính xác Phạm Hữu Nhật tức là Phạm Văn Triều, người đã được tộc họ thờ tự lâu nay, bà và các con cháu đã không thể ngủ được vì xúc động. Từ chân núi Hòn Vung, mộ của Phạm Hữu Nhật được di dời về bên lăng mộ thủy tổ họ Phạm (Văn) của mình và cũng gần bên bia tưởng niệm các liệt sĩ Hoàng Sa. Người anh hùng vì quốc vong thân, thi thể trao cho biển cả, nấm mộ chiêu hồn xưa chỉ có đất cát thay người. Buổi lễ đưa vị tiền nhân về nơi an nghỉ, mọi người rưng rưng bốc nắm cát dưới huyệt mộ thay cho hài cốt. Một con thuyền bằng giấy được thả xuống biển ngay trước nấm mộ ông để nhắc mọi người ghi nhớ cuộc ra đi khẳng định chủ quyền Tổ quốc thuở nào.
    Không chỉ có tộc họ và chính quyền, người dân trên đảo Lý Sơn, mà nhiều người từ tận những nơi xa xôi trong đất liền cũng lặn lội ra đảo, thắp nén nhang tiễn đưa người anh hùng về nơi yên nghỉ mới. Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã đã cảm khái đề bia trước mộ: "Phạm Hữu Nhật đã đưa binh thuyền đi xem xét, đo đạc, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa. Cũng từ đây trở thành lệ hằng năm.
    Sự kiện này là một trong những bằng chứng không thể chối cãi về sự chiếm hữu thật sự của Nhà nước VN tại quần đảo Hoàng Sa! Hoàng Sa đi dễ khó về! Các miếu thờ lính Hoàng Sa cũng như lễ khao lề lính Hoàng Sa hằng năm vào ngày 20-2 âm lịch luôn có linh vị: Phục vì vong Cao Bình Quận Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh vị, là bằng chứng hùng hồn hậu thế khắc ghi công đức Phạm Hữu Nhật cùng các vị vị quốc vong thân để xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa!".
    QUỐC VIỆT
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=236694&ChannelID=89
    ______________
    Ngoài Phạm Hữu Nhật, còn nhiều hùng binh trong hải đội Hoàng Sa đã ngẩng cao đầu ra đi không về.
    Kỳ tới: Bản hùng ca bất tử[/size=3]
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 20:22 ngày 03/01/2008
  3. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết các bên đóng quân chỉ có Việt nam, Philippine, Đài loan, Malayxia và TQ - tổng cộng là 5 bê, còn Bruney chỉ tuyên bố chủ quyền mà không có quân đồn trú. Nhưng chú thích trên bản đồ lại có 7 bên. Bác có thể làm ơn dịch phần chú thích trên bản đồ về tên các nước đang chiếm đóng TS được không?
  4. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    ko hiểu sao bọn Tàu nó có ảnh đẹp thế
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    em ko sửa chữ tàu là có ý nói rằng có thể chúng ta có tay nhà báo nào đó làm nội gián cho tàu
  5. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    http://bbs.chinanews.com.cn/thread-134636-2-1.html
    các bác vào đó xem sao chứ em ko biết tiếng Tàu
  7. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Bác dùng cái này dịch đọc xem bọn Tàu nói gì.
    http://www.google.com/language_tools
  8. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hoặc có khả năng nó thuổng lại của web báo quân đội nhân rân :D
    Chào thân ái và quyết thắng!
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Nhìn mà thấy nao lòng!!!
  10. GoBlue

    GoBlue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    1
    Đơn giản là TQ đã có tất cả những hình ảnh về TS để chuẩn bị cho sau này...nội gian TQ thì nhiều vô kể.

Chia sẻ trang này