1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những nhân vật kỳ cựu của làng võ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi haio, 03/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Anh Bảy!
    Thế đỡ mà Cư sỹ tâm thân nói trong bài Huỳnh Miêu Thể Diện cũng là thế trong mấy bài Miêu tẩy diện, Song Sĩ, Kim Kê mà em học (hồi 14 tuổi). Thế đó tương đối phổ biến trong mấy bài quyền mà em học hồi nhỏ (thường đỡ 4 cái liên tục gọi là "tứ bộ liên"). Trong SLC ít thấy thế này.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 10:04 ngày 19/06/2007
  2. tiachopxanh8

    tiachopxanh8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Nghe anh em nói ghê quá. LÀm như nọi người gặp được cao thủ đễ quá nhỉ, Vậy khi nào có dịp lên HN mong anh em dẫn tui đi 1 vòng thám thính nhé. Thank
    Tui thì rất mong gặp được cao thủ để học hỏi kinh nghiệm nhưng cao thủ ở HP thì mai danh ẩn tánh lắm nên ko thể biết được nhưn em đảm bảo làm dân HP ngoạ hổ tàng long nhưng vấn đề là khai quật được nó là 1 vấn đề
  3. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Phân cao thấp cái gì chứ, ông già 70 mà mọi người cứ dứt khoát phải giao đấu là thế nào nhỉ.
    Ở đây không ai muốn tranh hơn thua mà đấm với đá , (vú lấp miệng em) trò chụp mũ bỉ ổi. thường thấy ở VN , lên tiếng nói khi tổ tiên người Việt bị xúc phạm đó là điểm chính .
    ên chỉ cần chạm tay để nghiệm ra cái gân - lực và chút ít võ thuật còn rơi rớt lại ở cái tuổi thất thập cổ lai hy. Giao tay nghiệm lực chẳng qua chỉ là chò chơi vận động để thử cảm giác, sự linh hoạt, độ khéo léo, sự biến hoá trong đòn thế,...
    Đối với bana đố ai nghiệm ra gân lực ,khi 2 tay chạm và đứng nhìn nhau ,có thử qua rối nhé đừng có lăn tăng , mặc may mấy em chạm vào tay sảy ra hiên tượng lớn bảo nhõ không nghe .
    game của tàu giử đó mà chơi ai cao tay hơn rồi tạo ra huyền thoại,
  4. chochoi

    chochoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Tổ tiên người Việt bị xúc phạm như thế nào thế, kể cho tui nghe với, lạ quá hén.
  5. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    thôi, đang chuyện võ thuật hay thì lại bị lái sang chủ để bức xúc chính trị rồi, chán thật, thế là topic này lại tèo rồi, giống hệt tôi hồi hay sang mấy diễn đàn giải toả bức xúc chính trị, topic đang ngon trớn, tôi thò vào mấy bài lăng nhăng về dưỡng sinh, giữ gìn sức khoẻ, võ thuật,.... bị dân tình phản đối rần rần, bên box võ thuật này mọi người là con nhà võ, phóng khoáng hơn, nên thỉnh thoảng vài bác bức xúc, cứ nói một câu võ lại phải đá tí chính trị vào, không nói chuyện chính trị không chịu được, thế mà vẫn chẳng ai phản đối gì.
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ông tổ của nền võ nghiệp Việt Nam
    ?oTài năng chính trị và quân sự kiệt xuất, tấm lòng tận trung với nước. Những quốc sách về dựng nước tiến bộ đã giúp cho nhà Trần đạt tới đỉnh cao cả về võ công và văn trị, tạo nên hào khí Đông A của nước Đại Việt trong gần hai thế kỷ?.
    Trần Quốc Tuấn sinh cuối thập kỷ 20 của thế kỷ 13. Bấy giờ nhà Trần cũng đang đối đầu với thế lực Mông Cổ hết sức hung hãn và đầy tham vọng, trực tiếp uy hiếp Đại Việt, nhằm lấy đường tràn xuống Đông Nam Á. Trong giai đoạn thử thách lịch sử ấy, Trần Quốc Tuấn trở thành trụ cột của vương triều nhà Trần. Ông được phong làm Quốc phong tiết chế, thống lĩnh toàn bộ quân đội, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên, đánh bại ý chí xâm lăng của Hốt Tất Liệt đối với nước ta.
    Là người gần gũi với quân binh, ông viết trong Hịch tướng sĩ: ?oCác ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan nào nhỏ thì ta thăng thưởng, lương ít thì ta tăng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười?.
    Trước khi mất, ông còn để lại kế sách giữ nước cho đời sau. Ông căn dặn vua Trần Anh Tông: ?oPhải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ, tùy thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào để quân lính như cha con một nhà mới có thể dùng để chiến thắng. Và phải khoan sức dân để làm cái kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn?.
    Ông mất đi, được vua sắc phong là Hưng Đạo Đại Vương. Theo di chúc, thi hài ông được hỏa táng, tro xương thu vào chiếc bình đồng chôn trong rừng An Sinh, đất san bằng phẳng trồng cây xung quanh, không có dấu vết lăng mộ gì. Đền thờ ông được lập ở Vạn Kiếp và anh linh ông được thờ khắp các điện miếu trong nước với lời truyền ?otháng tám giỗ cha...?.
    Trong Võ miếu do nhà Lê lập ở Thăng Long và Võ miếu nhà Nguyễn lập ở Huế, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn luôn được các nhà nước quân chủ xác nhận là một binh gia võ tướng hàng đầu của dân tộc Việt Nam. Cho dù trước thời Trần, dân tộc ta đã có huyền thoại Thánh Gióng, và các võ tướng đã lập võ công chói lọi từ Hai Bà Trưng đến Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt..., nhưng Trần Quốc Tuấn mới thật sự là nhà quân sự thiên tài, nhà chiến lược có tầm nhìn xa trông rộng. Ông còn là người biên soạn bộ Binh thư yếu lược, huấn luyện quân đội theo binh pháp, đưa nghệ thuật quân sự đời Trần lên một đỉnh cao mới.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lời tựa quyển sách Trần Hưng Đạo - nhà quân sự thiên tài (Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia năm 2000) đã đánh giá ông là ?otài năng chính trị và quân sự kiệt xuất, tấm lòng tận trung với nước. Những quốc sách về dựng nước tiến bộ đã giúp cho nhà Trần đạt tới đỉnh cao cả về võ công và văn trị, tạo nên hào khí Đông A của nước Đại Việt trong gần hai thế kỷ?.
    Binh thư của ông cũng là võ kinh, võ trận của ông cũng là võ pháp, chiến công của ông cũng là võ công. Có thể xem ông không chỉ là vị anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là ông tổ của nền võ nghiệp Việt Nam. Người xưa đã đánh giá, lịch sử đã xác nhận.
    PGS.TS MAI VĂN MUÔN
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Võ sư vang bóng một thời
    [​IMG]

    Ông Sáu Trừ cùng chưởng môn đời thứ ba Tô Đình Thanh (ngồi, áo trắng) và các môn sinh Tây Sơn Nhạn - ảnh L.N
    Ông Ngô Văn Trừ (ông Sáu Trừ, biệt danh Phi Hùng) thuở nhỏ mê võ nên được cha cũng là võ sư cho theo học võ của rất nhiều sư phụ. Ông thật sự trưởng thành khi thọ giáo môn phái Tây Sơn Nhạn - Bùi Văn Hoá (tự Chín Hoá) làm thầy. Nói về vị võ sư này, ông Sáu Trừ rất ngưỡng mộ, thần tượng: ?oSư phụ của tôi là một trong 3 người thời ấy đánh được hổ?. Sau khi được thầy Chín Hoá truyền dạy võ nghệ, ông trở thành võ sĩ thực thụ "chân đá miền nam, tay đánh miền bắc".
    Chúng tôi tìm gặp ông trong một căn nhà nhỏ lụp xụp, nằm sâu trong con hẻm heo hút bên quận 2. Tuy gương mặt đã hằn sâu nhiều nếp nhăn dấu ấn những năm tháng khó khăn vật lộn cùng cuộc sống nhưng thần sắc của ông vẫn tinh tường. Trước khi gặp ông, chúng tôi được nghe rất nhiều giai thoại về những trận đấu trên bộ, dưới sông một thời trai trẻ của ông nhưng phải mất khá nhiều thời gian chúng tôi mới tiếp cận được những hồi ức xưa cũ.
    Kể về những trận đấu võ đài của ông Sáu Trừ chắc nghe cả tuần chưa hết. Tuy nhiên trong những trận đấu vang danh một thời của ông đáng nhớ nhất là trận đấu ở bến cảng quận 4. Lúc đó là thời trước giải phóng có một số cai thầu bức hiếp dân, bóc lột phu bến cảng quận 4. Sự nhẫn nhịn cũng có giới hạn, cuối cùng giọt nước cũng tràn ly khi các cai thầu ngày càng vênh váo, thậm chí còn xúc phạm các môn phái võ sĩ thời bấy giờ ở miền Nam. Khi ấy, ông Sáu Trừ về tham vấn với sư phụ chín Hoá và được sự đồng thuận của sư phụ, ông và các môn đệ của phái Tây Sơn Nhạn đã lên đài tỉ thí võ thuật. Trận đấu có một ý nghĩa rất lớn trong giới võ sĩ và cả những phu khuân vác, bởi thắng thua cũng đồng nghĩa với việc sống còn của các cai thầu.
    Đêm đó, võ đài được dàn xếp trong một nhà kho cũ với một bóng đèn nhỏ leo lét ở hẻm Hiệp Thành (hãng phân cũ, Q.4). Mỗi bên cử ra 3 võ sĩ thi đấu. Sau khi hai sư đệ của ông Sáu Trừ hạ đo ván 2 đối thủ võ Bình Định và võ Tiều, ông Sáu Trừ phải đấu trận thứ ba với võ sĩ được thuê về từ Thái Lan. ?oNhìn thấy võ sĩ Thái lan, lúc đó tôi đã thấy khớp?, ông thành thật. Võ sĩ Thái Lan có thể hình tốt hơn đã đánh phủ đầu bằng một quả thôi sơn ?oăn? ngay vào mắt làm ông Sáu Trừ té ngã vào dây đài. Mọi người thót tim. Đột nhiên, ông dùng chiêu bộ chân nội quyền để áp sát đối thủ. Một mắt nhắm, một mắt mở nhưng ông vẫn tung đòn ?othôi sơn cản lộ? chính xác trúng vào quai hàm đối thủ. Bất ngờ trước cú ra đòn của ông, đối phương không kịp ra đòn chống đỡ. Thế cờ lật ngược, tiếp đó ông bồi thêm cú đá ?obình sa lạc nhạn? hạ gục đối phương. Trong lúc đang được các anh em phu bến cảng tung hê chiến thắng thì thình lình đối phương phá luật, tắt đèn vung mã tấu hung hăng xông vào. Trong gang tấc giữa sự sống và cái chết ấy, ông và những đồ đệ của Tây Sơn Nhạn cùng những anh em phu bến cảng đã được ông Năm sếp bót Dương Văn Ba cứu khỏi thương vong vì trước đó binh lính đã được lệnh ém sẵn. Sau trận đài này, đời sống của phu bến cảng đã trở nên dễ thở hơn.

    Thỉnh thoảng trong căn nhà nhỏ đơn sơ của ông lại có những môn đệ làng võ tìm đến ngồi nghe ông kể những ?okỳ tích? của phái Tây Sơn Nhạn, học hỏi chuyện chữa bong gân, trật khớp. Những câu chuyện của ông dường như kể hoài không hết như chuyện đấu quyền anh với võ sĩ da đen của Mỹ ở Đà Nẵng, chuyện đấu đài ở sân Tinh Võ với 5 võ sĩ người Campuchia, câu chuyện huyện thoại về những đòn cước ?obình sa lạc nhạn?, ?odi ảnh thân pháp?...
    Một câu chuyện cũng đáng nhớ khác là vào khoảng thập niên 50, chính quyền lúc bấy giờ có qui định miễn phí tiền đò cho học sinh qua lại giữa hai bờ Thủ Thiêm và Sài Gòn. Một số băng nhóm như cánh Đông đại ca ở Phú Nhuận và một cánh nữa ở Hoà Hưng tập trung về đây làm mưa làm gió chuyên chặn thu phí của học sinh ở bến phà Thủ Thiêm. Quá bức xúc khi hằng ngày thấy bọn xã hội đen chận đường lấy tiền ngày càng lộng hành nên ông cùng với người anh phối hợp ?oxử? nhóm xã hội đen này một trận. Câu chuyện ở bến phà Thủ Thiêm ầm ĩ một thời gian thì chính quyền thời đó đã can thiệp đổi nhà thầu khác và ổn định tình hình bất an tại đây.
    Sau giải phóng, người dân khu vực Thủ Thiêm còn một phen khiếp vía khi chứng kiến trận đối đầu giữa gia đình ông với băng nhóm Lệ ?oquè?, Ve sầu (sau này nhiều đối tượng bị lãnh án tử hình vì dính đến mua bán trái phép chất ma tuý). Đó là cuộc chiến không cân sức giữa 6 cha con ông Sáu Trừ với cả trăm đàn em hai băng nhóm kể trên. Bọn chúng tay mác, tay kiếm kéo từ 3 hướng cả trên sông lẫn trên bộ bao vây nhà ông suốt 2 ngày ròng rã. ?oCuộc chiến? chỉ kết thúc khi người con trai lớn của ông Sáu đánh rớt một tay anh chị "có số có má".
    Qua khỏi bến phà Thủ Thiêm hỏi nhà ông Sáu Trừ, bất kể là ai cũng đều có thể chỉ dẫn được đến tận nơi. Người dân khu vực này còn biết đến ông vì những chuyện cứu người giữa hai bờ Thủ Thiêm ?" Sài Gòn. Đó là thời gian ông làm lái phà Thủ Thiêm. Cứ hễ nghe thấy tiếng ?oùm? là biết ngay có người nhảy sông tự vẫn. Bất kể là lúc nào, ông cũng sẵn sàng lao mình xuống dòng nước bạc, vật lộn với hà bá giành giật mạng sống của những mảnh đời trẻ trung bất hạnh. Cả chục mạng người đã được ông ?okhai sinh? lần nữa. Khi hỏi đến tên các nạn nhân, ông bảo không thể nhớ được mà cũng không muốn nhớ, mình quên đi cũng là để người quên đi một thời lầm lỡ. Tuy nổi tiếng là tay bơi giỏi nhưng cũng có lần ông hú vía vì mạng sống ngấp nghé miệng tử thần. Đó là lần nạn nhân có chút ?onghề? vùng vẫy lôi ông xuống sâu dưới dòng nước...
    Ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy ông lang thang sưu tầm cây thuốc để chữa bệnh cho bá tánh. Hiện nay, ông vẫn ngày ngày mưu sinh bằng nghề bốc thuốc Đông y trong xóm lao động nghèo. Trong những câu chuyện ông kể, chúng tôi vẫn thấy ẩn chứa những dằn vặt, ray rứt vì chưa làm cho sự nghiệp võ học vẻ vang hơn. Đưa ánh mắt trìu mến nhìn trưởng môn đời thứ ba phái Tây Sơn Nhạn Tô Đình Thanh ông bảo: ?oNhưng giờ tui cũng được an ủi phần nào vì đã có anh Thanh đây, người vừa có tâm, vừa có tài phát huy sự nghiệp của Tây Sơn Nhạn?.
    Ông Bùi Văn Hoá (tự Chín Hoá sinh 1894 tại Quảng Đông, mất 1958 tại quận 8) đồ đệ của phái Tây Sơn Nhạn. Sau gần 30 năm luyện võ, ông đã đạt đến cảnh giới siêu phàm. Trong một chuyến bảo tiêu qua Việt Nam, ông đã quyết định dừng chân ở lại. Sau một thời gian dạy võ cho lực lượng kháng chiến ở Bình Định, 1945 ông vào Sài Gòn mở lò dạy võ tại Chợ Quán và đã đào tạo được nhiều danh sư tên tuổi như Lưu Văn Liễn (Ba Liễn), Ba Vè, Ba Sửu, Ba Lai, Ba Tốc, Nguyễn Văn Mách (Mười Mách), Bạch Sa Lý Nhạn, Kim Kê....
    Sau khi ông mất, võ sư Nguyễn Văn Mách (tự Mười Mách) được giao giữ trọng trách chưởng môn năm 1960. Ông Mười Mách đã huấn luyện được nhiều sõ sĩ của Sở Cứu Hoả Đô Thành, nổi tiếng với việc đào tạo ra những ?otay đấm khó chịu? chẳng hạn như võ sĩ Hùng Nhạn vô địch nhiều năm liền trong thập niên 1970 ở hạng cân 45 - 48kg. Ông cũng từng tham gia Tổng cuộc quyền thuật Việt Nam.
    Hiện nay, ông Tô Đình Thanh đang làm chưởng môn đời thứ ba của phái Tây Sơn Nhạn. Suốt 30 năm qua, ông luôn âm thầm góp công sức, phục hưng, bảo lưu giữ gìn những vinh quang của môn phái. Ông tham gia liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam và đã đào tạo hơn 50 HLV và hơn một ngàn võ sư. Trong đó đáng chú ý nhất là 4 võ sư cấp lớn nhất của làng võ cổ truyền Việt Nam như võ sư Nguyễn Văn Lòng, Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Hoài Nam, Tô Đình Phi.

    Lê Nga - Hà Huy

  8. henryfrance

    henryfrance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Trong trường hơp của thieulam_vietnam
    "Giao tay nghiệm lực chẳng qua chỉ là chò chơi vận động để thử cảm giác, sự linh hoạt, độ khéo léo, sự biến hoá trong đòn thế,... trong 1 phép tắc lịch sự, dĩ hoà vi quí....
    Mà mọi người biết không, giao tay nghiệm lực là tên gọi theo kiểu Hán - Việt thôi, còn thực tế chính bác Đặc Công già đó đề nghị chạm tay nghiệm lực để thử cảm giác võ thuật chứ không phải tôi đâu. 70 tuổi rồi mà chân tay của bác già đó rất nhanh, rất linh hoạt chứ không lề mề đâu, mỗi động tác rất tinh, lúc cương - lúc nhu, công thủ nhịp nhàng là đằng khác." đây chính là cách thử võ theo chất "Văn".
    Nhưng tôi thường thấy các bác đặc công tầm khoảng 60 đến 70 tuổi đều là những người rất giỏi vì ngày xưa thời các bác được tuyển chọn vào đặc công đều dựa vào căn bản có sẵn sau đó nhiều người lại được gửi sang TQuốc để học chuyên sâu. Do đó riêng về võ thuật các bác ấy rất giỏi.
  9. Koone

    Koone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    0
    Bài trên nhảm bà cố.
    Tắt đèn tối thui lãm sao phân biệt được ta vói bạn. Ko sợ chém
    lầm à.
    Mối lẫn nhảy xuống sông cứu người ông Trừ để cho phà tự chạy
    hay là ông giao cho lơ phà lái.
    Công an ở chỗ ông Trừ bận bịu gì mà để lưu manh bao vây nhà
    ông ta 2 ngày ròng rã.
  10. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Người lập kỷ lục ?othiết đầu công? ở Việt Nam
    Đó là anh Nguyễn Quang Hiển, 24 tuổi, ngụ tại 108 đường Phạm Đình Hổ, P.2, Q.6, TP.HCM, đã dùng đầu ?ocứng như thép? của mình để đẩy chiếc taxi Đức Linh 7 chỗ ngồi mang biển số 56K - 4171 chạy một đoạn dài trên đường Cống Quỳnh, Q.1, vào sáng 25.7 trước sự chứng kiến của đông đảo khách đi đường...
    [​IMG]
    Dùng đầu đẩy xe trên đường phố - Ảnh : Diệp Đức Minh
    Khi đến tòa soạn báo Thanh Niên vào sáng nói trên, Quang Hiển chưa biết mình sẽ dùng đầu để ?ohúc? vào chiếc xe nào, song anh rất tự tin vì anh đủ sức dùng đầu đẩy xe tải nặng đến 5 tấn chạy cả trăm thước. Chúng tôi ngoắc một chiếc xe taxi tình cờ chạy ngang qua tòa soạn và xin tài xế được dùng xe ấy để Hiển biểu diễn tại chỗ. Mặc dù xe taxi này nhẹ hơn 5 tấn, song vẫn có thể giúp Hiển thể hiện lại kỷ lục đã lập cách đây chưa lâu tại Công viên Đầm Sen.
    Rất nhanh, Hiển xuống tấn, vận lực, kê ?ochiếc đầu thép? của mình vào phía sau xe taxi sát chỗ gắn biển số, từ từ giang rộng hai tay. Người và xe đứng yên vài giây, rồi bỗng xe chuyển bánh nhè nhẹ lăn đi, một thước... hai thước... đến mười thước. Khách đi đường bất ngờ chứng kiến màn biểu diễn hiếm thấy này đã đứng lại khá đông hai bên đường để xem. Xe vẫn tiếp tục di chuyển tới phía trước theo lực đẩy từ đỉnh đầu của kỷ lục gia ?othiết đầu công? Quang Hiển.
    Một số bạn trẻ móc điện thoại di động để chụp lia lịa cảnh ?othiết đầu thôi xa? ngoạn mục này. Chắc hẳn nhiều người trong họ không khỏi ngạc nhiên, thú vị khi thấy kỷ lục gia trước mắt họ là một thanh niên trẻ măng, đột ngột xuất hiện với cái đầu cạo trọc, đi chân đất, bận bộ đồ vàng để hở phần ngực bên trái, trông tựa một nhà sư chùa Thiếu Lâm ?ođi lạc? vào đời.
    Đá bể trái dừa tươi bằng ống quyển
    Để rồi, giữa đường phố đầy bụi, huyên náo, anh ta im lặng gồng mình đẩy chiếc taxi tới gần ngã ba Cống Quỳnh ?" Bùi Thị Xuân, để mang lại một chút gì là lạ vui vui cho cuộc đời... Càng lúc người xem bu lại càng đông, sợ cản trở lưu thông, chúng tôi giơ tay ra hiệu để Hiển dừng lại mặc dù anh có thể đẩy chiếc xe qua tuốt bên kia Bệnh viện Từ Dũ! Hiểu ý, anh không vận lực nữa, đứng yên và lấy tay xoa nhẹ đỉnh đầu của mình.
    [​IMG]
    Đá bể trái dừa tươi bằng ống quyển
    Cái ?ođầu thép? ấy trước kia cũng ?ogiòn và mềm? dễ vỡ như mọi người khác, song về sau, được Hiển rèn luyện dài ngày, đã dần dà trở nên cứng cáp, đập vỡ hàng trăm viên gạch Tàu chỉ trong 1 phút 22 giây và Đài truyền hình Việt Nam trao giấy công nhận anh đạt ?okỷ lục công phá gạch bằng đầu trong thời gian ngắn nhất?. Được như thế, theo anh, cũng nhờ chút duyên với võ thuật từ rất sớm. Lúc mới 11 tuổi (1994) anh đã say mê các đường quyền linh hoạt và theo học võ Vovinam với thầy Lê Đình Phước ở quận 6, TP.HCM trong 4 năm liền.
    Do cộng tác cũng như quen biết các đoàn lân sư rồng ở Sài Gòn ?" Chợ Lớn như Phù Đổng, Thắng Nghĩa Đường, anh để tâm theo dõi kỹ và thuộc lòng những động tác nhanh nhẹn, lạ mắt, đòi hỏi lòng can đảm bình tĩnh của các võ sinh trước công chúng. Một lần anh xem đoàn Thiếu Lâm của Trung Quốc giới thiệu môn ?othiết đầu công? dùng đầu đập vỡ gạch ngói cùng một số vật cứng khác, anh bị cuốn hút ngay và tự nhủ, mình cũng làm được như thế.
    Từ đó anh hỏi han các võ sư lão luyện, trao đổi với các bạn đồng môn, lắng nghe những chỉ dẫn cần thiết của các bậc thầy trong làng võ và bắt đầu khổ luyện. Những tháng đầu, anh lấy tấm ván bằng gỗ thông dài chừng nửa thước, dày chừng gang tay, đưa mặt ván ấy lên xoa đầu 50 lần mỗi ngày, từ nhẹ đến mạnh dần, để sọ não của mình quen tiếp xúc vật cứng. Giai đoạn tiếp đó anh mua 100 cây mây dài, mỗi cây to bằng ngón tay, cột chúng lại thành một bó treo lên lủng lẳng trước mặt (như các bao cát của võ sinh dùng để tập võ, đấm bằng tay). Khi luyện, anh đẩy bao mây tới trước, hết đà nó lại quay lui, bấy giờ anh mới dùng đầu đón nó. Va chạm giữa bao mây cứng với đầu mình khiến anh rất đau, nhưng sau ?ochai? dần đi, lần lần bó mây bị khuất phục và bị đầu anh ủi tới ủi lui tùy ý. Ngang đó, anh chuyển sang ?ođương đầu? với vật cứng hơn: những viên gạch Tàu cỡ bự.

    Tuần thứ nhất, đập chưa sứt mẻ gì, chúng cứ trơ ra không bể, mà đầu anh lại bị sưng lên. Không nản chí, các tuần tiếp theo, anh kiên trì đập mãi đến khi đầu ?oquen? đụng độ với gạch không thấy sưng như trước mới chịu. Tiến bước nữa, anh đập viên gạch bể làm hai ngon lành. Dần dà chồng lên 2 viên, 3 viên, 4 viên và nhiều hơn, tất cả đều bị vỡ dưới sức ?othiết đầu công? của Hiển.
    [​IMG]
    Sau nhiều năm khổ luyện, đến cuối tháng 12.2005, nhân ngày đội múa lân sư rồng Tâm Hoa đường làm lễ khai quang điểm nhãn tại tòa nhà Thuận Kiều ở Chợ Lớn, anh mới có dịp giới thiệu môn ?othiết đầu công? đập vỡ 20 viên gạch. Một năm sau, khoảng đầu tháng 11.2006, lúc Hiển 23 tuổi, đã dùng đầu đập vỡ 60 viên gạch trong 45 giây tại Nhà thi đấu Phú Thọ. Đầu năm nay, Hiển đập 55 viên trong 45 giây (lần thứ nhất) và 45 viên với 37 giây (lần hai), cộng chung hai lần đập 100 viên gạch với thời gian 1 phút 22 giây, được cấp giấy xác nhận kỷ lục như đã nói trên. Giờ đây, đến tòa soạn Báo Thanh Niên, kỷ lục gia ở độ tuổi trẻ trung này trông dồi dào sức sống, nhưng... chưa có việc làm hợp lý. Anh lo lắng nói :
    - Nói thiệt mấy anh tôi đang chở hàng thuê cho một chủ sạp ở chợ Bình Tây. Hàng chở đi giao là đường cát. Tôi ao ước có được một chiếc xe gắn máy để đi lại làm ăn. Còn chiếc xe gắn máy chở hàng hằng ngày là của chủ sạp. Tôi không có xe. Đi đâu phải đi xe ôm...
    Vì thế sáng ấy anh nhờ một người quen chở đến tòa soạn, cặp kè trước sau 3 trái dừa tươi để biểu diễn mục đá bể trái dừa bằng... ống quyển. Anh cũng đem theo những chiếc giáo dài bằng mây, với mũi giáo nhọn bằng inox, để thể hiện màn ?othiên lý nhãn?. Anh đặt một đầu cây giáo vào chân tường, còn đầu nhọn chĩa thẳng vào 2 mắt mình, thả tay ra và vận công chịu đựng sức đâm của 2 cây giáo ấy trong một phút trước sự hồi hộp của nhiều người. Để hoàn thiện hai tiết mục này, anh phải dày công khổ luyện sao cho ống quyển và xương ở hốc mắt mình ?ocứng như sắt? mới được. Một kỷ lục gia kiên gan và hiếm có như anh hằng ngày lại đang quanh quẩn chở hàng và bốc vác thuê quanh chợ. Anh tâm?,sự:
    - Hồi nhỏ tôi là một đứa trẻ mồ côi mẹ từ năm 14 tuổi, nhà nghèo thiếu thốn đủ thứ tôi phải phụ giúp công việc nhà để cha tôi xoay xở gạo cơm cho gia đình. Lớn lên, tôi vừa luyện ?othiết đầu công? vừa đi làm ở các đội múa lân sư rồng nhưng các đội này chỉ hoạt động mạnh vào các dịp lễ, Tết nên thu nhập không đều. Tôi phải làm phu khuân vác ngoài chợ cho đến nay.
    Hiện nay anh vẫn là ?ongười đi bộ xuyên Việt? vì chưa sắm nổi cho mình một chiếc xe ra hồn để đi làm. Mà nói cho đúng, anh cũng chưa có việc làm phù hợp với khả năng cũng như công sức, kết quả khổ luyện mà vẫn đang sống lăn lóc, vất vả với phận làm thuê chở mướn. Chúng tôi hy vọng sẽ có những bàn tay giúp đỡ vươn ra đối với kỷ lục gia trẻ tuổi này, liên lạc theo số điện thoại của anh: 0906.838.402.
    Giao Hưởng.
    (Nguồn: Thanh Nien online)

Chia sẻ trang này