1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ROGER FEDERER - Huyền thoại của Tennis hiện đại .

Chủ đề trong 'Tennis' bởi khongtenso0, 06/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quyong76

    quyong76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Tiếc thay, đúng là không ai có thể mãi ở trên điỉnh của thế giới, chỉ hy vọng Ku Móm cố gắng đạt bằng thành tích của Samprat thôi mà gần như tuyệt vọng rồi .
  2. khosimdep

    khosimdep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    9
    Có lẽ thế thật, thấy đánh tennis mà mặt mày nặng nề bí xị quá, đầu gối thì lỏng lẻo, thua thì tức tối bực dục, chả thèm bắt tay trọng tài
  3. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    Về Federe thì chắc chắn chúng ta còn nói nhiều nữa .... vì những gì anh đã làm , đã trải qua thật đáng vinh danh là huyền thoại .... sau những thất bại gần đây , hầu như ai cũng nghĩ anh đã hết thời , thế nhưng bằng sự tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như thiên thời , địa lợi , nhân hòa .. anh đã giành được Grand Slam thứ 14 để ngang bằng với thần tượng của anh Peter , và đặc biệt hơn là trở thành tay vợt thứ sáu trong lịch sử giành trọn bộ 4 danh hiệu Grand Slam trên các mặt sân, sau Fred Perry (Anh), Don Budge (Mỹ), Rod Laver (Australia), Roy Emerson (Australia) và Andre Agassi (Mỹ).
    [​IMG]
    (Mình mượn tấm hình của bạn sidecar2006 nhé )
    ?oTừ bây giờ cho tới cuối sự nghiệp, tôi chẳng còn cảm thấy bất kỳ sức ép gì nữa. Giờ thì chẳng ai có thể nói rằng tôi không thể vô địch Roland Garros nữa?, Federer phát biểu. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa anh đã hết tham vọng. Mục tiêu của Federer bây giờ là vượt qua cả cột mốc của Pete Sampras, để trở thành tay vợt vĩ đại nhất trong lịch sử. Để vươn tới cột mốc 14 Grand Slam, Sampras phải đợi đến năm 31 tuổi và tham dự 52 Grand Slam. Federer giờ vẫn chưa đầy 28 tuổi (anh sinh ngày 8/8/1981) và mới tham dự 40 Grand Slam. Còn nhiều thời gian, nhiều giải đấu để anh có thể thực hiện tham vọng của mình.
    [​IMG]
  4. dxpac

    dxpac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Chúc Mừng RF, hy vọng ku Móm và Nadal gặp nhau ở trận CK Wimbledon (Xem CK US Open và RG không đánh với Nadal chán quá )
  5. sexmovie

    sexmovie Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    2.737
    Đã được thích:
    947
    Nước mưa, hay nước mắt Fed dính trên chiếc cup Roland Garros danh giá thế?
  6. dung005

    dung005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Chiều ngày mùng 6 tháng 6 năm 2009 trên sân Philippe Chartrier, Roland Garros, thuộc quận 16, Paris. Nhà vô địch quần vợt người Thụy Sỹ, Roger Federer, đã giành ngôi quán quân giải đơn nam Pháp mở rộng năm 2009, sau khi vượt qua tay vợt Thụy Điển, Robin Soderling, với tỉ số ba séc trắng trong trận chung kết. Anh san bằng kỷ lục của Pete Sampras với 14 chức vô địch Grand Slam ở thời hiện đại, lập lại được kỳ tích của Andre Agassi sưu tập đủ cả 4 chức vô địch Grand Slam trên 4 mặt sân khác nhau. Anh mới 27 tuổi, và còn nhiều thời gian để bỏ xa những kỷ lục mà mình vừa tự thiết lập.
    Trong lễ trao giải, Robin Soderling đã có một phát biểu rất fair play, anh nói đối thủ của anh, Roger Federer, là người xứng đáng nhất để giành danh hiệu ngày hôm nay, anh đã chịu thua tay vợt xuất sắc nhất của mọi thời đại. Các phương tiện truyền thông cũng ngay lập tức giật hàng tít lớn, coi chức vô địch tại Paris như mảnh ghép hình, kỳ công cuối cùng của Federer để khẳng định anh là tay vợt xuất sắc nhất mà lịch sử đã từng sản sinh, rằng từ nay anh mãi đi vào huyền thoại của môn thể thao này.
    Đây không phải là lần đầu những mỹ từ trên được dùng để ca ngợi tay vợt người Thụy Sĩ, người ta chỉ chờ đợi chức vô địch Roland Garros như một cơ hội để lần cuối ngồi lại cùng nhau, cùng đồng thuận và tái khẳng định cái chức danh kia cho nhà Vô địch. Vốn là người có cái phúc được quy ngộ một chút pháp lý của Phật môn, trước nay tôi vẫn rất băn khoăn với cái khẳng định này. Còn nhớ có một lần Đức phật được một đệ tử buột miệng gọi Người là "Người thầy vĩ đại nhất trên đời". Người bèn hỏi lại:
    - Hãy nói ta nghe, con đã gặp tất cả những người thầy vĩ đại trên thế gian này chưa?
    - Tất nhiên là chưa, thưa Đấng Giác Ngộ.
    - Và con có biết tất cả các vị thần đang sống, hoặc những người sẽ sinh ra trong tương lai hay không?
    - Thưa rằng không.
    - Vậy con chẳng có lý do gì để nói ta là người thày vĩ đại nhất. Nếu như con thấy lời dạy của ta là đúng đắn thì tốt nhất là con hãy thực hiện theo lời dạy ấy, chứ đừng tốn công ca ngợi ta.
    Thuộc lớp người hậu sinh, tôi không có dịp chứng kiến tài năng của những huyền thoại quần vợt trong quá khứ. Tôi hy vọng có thể xem nhiều nhất, nhưng chắc chắn sẽ lỡ những đường bóng của hàng ngàn tay vợt tài năng nữa sẽ sinh ra ở các thế kỷ sau. Điều kiện, bối cảnh của mỗi thời cũng mỗi khác để ngay cả khi có dịp chứng kiến, ta khó có thể so sánh hai tay vợt không cùng trang lứa. Roger Federer có thể là tay vợt xuất sắc nhất của mọi thời đại. Xem anh chơi, với thứ tennis tấn công, cống hiến, hoa mỹ và thượng mã, tôi nghĩ nó là hiện thân chuẩn xác nhất của cái đẹp trong môn thể thao với trái bóng nỉ. Anh là số 1 của mọi thời đại. Điều này rất có thể là sự thật, là chính xác. Nhưng là một sự thật mà tôi không bao giờ có thể chứng minh và khẳng định vậy.
    --------------------
    Trong buổi phỏng vấn sau trận chung kết, các phóng viên có đặt câu hỏi cho Roger rằng bây giờ khi đã ôm chiếc cúp Mousquetaires bên mình rồi, nhưng với anh, người trong ba năm liền liên tiếp trước đó đã lọt vào trận chung kết tại Paris nhưng đều thất thủ trước Rafael Nadal, đối thủ cho đến nay vẫn được coi là tay vợt trên sân đất nện hay nhất mà lịch sử đã từng chứng kiến, người cho đến trước giải năm nay vẫn lập một kỳ tích là bất bại tại Roland Garros, nhiều người đã tin rằng Nadal là bất khả chiến bại tại Giải Pháp mở rộng, vậy sau ba lần thất bại trước một đối thủ như thế, Roger, anh có tin rằng một ngày mình có khả năng chiến thắng tại đây hay không.?
    Federer đã trả lời rất đơn giản:"Ngay cả sau những thất bại liên tiếp tại đây trước cùng một đối thủ. Tôi vẫn tin vào cơ hội vô địch của mình cho đến ngày cuối cùng của sự nghiệp. Thứ tennis mà tôi thường chơi không cho phép tôi mất niềm tin vào điều đó"
    Nghe tới đây thì tôi đã chắc chắn anh chàng người này thực sự đã có chỗ đứng trong lịch sử của môn thể thao của mình. Tôi giở sách Xuân Thu và đọc chuyện người xưa, những người đã tồn tại với vạn đại thiên thu và chuyện về họ được lưu truyền tới tận hậu thế chúng ta. Tôi đọc chuyện của Khương Tử Nha hay Lã Vọng, người sau này đã làm nên cơ nghiệp 800 năm của nhà Chu, đến 60 tuổi ông vẫn thong dong ngồi câu cá bên dòng sông Vị với một lưỡi câu thẳng, có ai hỏi ông nói mình câu thời thế chứ đâu có câu cá nên dùng lưỡi câu này mà thôi. Đến 60 tuổi trước khi gặp vua Văn Vương, ông vẫn tin rằng mình chỉ ngồi đó nhưng rồi vẫn sẽ câu được hoặc Công hoặc Hầu và làm nên những điều lớn lao. Cũng như Gia Cát Khổng Minh khi còn nằm ngâm vịnh trong lều tranh nhưng vẫn tự tin để tự ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị.
    Đọc chuyện người xưa rồi ngẫm chuyện thời nay. Khi nghe lời phát biểu của Federer, cho dù biết đem hai nền văn hóa Đông Tây để kết hợp với nhau nhiều khi là gượng ép, nhưng tôi bỗng khẳng định anh ta đã đi vào huyền thoại, không phải vì hàng loạt kỷ lục mà Roger vừa phá bỏ, mà là vì anh ta luôn tin rằng với khả năng của bản thân mình, rằng mình sẽ đi vào huyền thoại. Chỉ có những người tự có niềm tin rằng mình sẽ đi vào huyền thoại, mới có thể làm được điều đó.
    --------------------
    Trong khoảng khắc này tôi bỗng chợt nhớ đến một người vắng mặt tại chung kết ngày hôm nay, đối thủ lớn nhất của Roger Federer, ông vua sân đất nện Rafael Nadal.
    Có rất nhiều tay vợt sau khi thúc thủ trước Federer đã từng phát biểu rằng họ nói riêng và môn tennis nói chung phải cảm ơn Roger, vì nhờ có anh mà họ cứ phải đặt cái ngưỡng để mình cố gắng vươn lên cứ cao lên mãi. Rồi một ngày chính Roger Federer đã tìm được một đối thủ khiến anh cũng phải đào xâu thêm mãi vào cái tài năng thiên phú của mình, đó là Rafael Nadal.
    Còn nhớ cách đây chừng 4, 5 năm, khi đó lối chơi của Rafael còn thiên nhiều về sức và chưa toàn diện và chưa mang dáng dấp của tay vợt số 1 thế giới bây giờ, hình như khi đó Nadal mới tròn 20 tuổi hay chưa đầy 20, sau một thất bại tróng vánh ở vòng ngoài Wimbledon, anh đã tuyên bố mình hoàn toàn có khả năng vô địch tại mặt thảm cỏ London, và sẽ cho xây một sân cỏ tại nhà mình trên đảo Mallorca chỉ với mục tiêu chinh phục giải đấu này. Lúc đó đa phần đều mỉm cười và coi đây là sự ngông cuồng của tuổi trẻ, mặt sân cỏ chưa bao giờ là sở trường của những ông vua đất nện mà vốn cẫn chỉ dành cho những tay vợt có khả năng tấn công và áp đặt lối chơi thiên phú. Để rồi tất cả phải ngỡ ngàng khi thấy Rafael lọt vào ba trận chung kết Wimbledon liên tiếp trước khi tước danh hiệu của Federer tại giải năm ngoái trong trận đối đầu mà đa phần giới chuyên môn đều đánh giá có thể coi đây như trận đấu hay nhất mọi thời đại. Nadal cũng giống Federer ở một chỗ, anh luôn tin vào bản thân mình có thể làm được những điều to lớn. Khi ca tụng Roger ta vốn chóng vội quên, nếu tháng 9 tới Rafael ghi tên mình vào bảng vàng US Open trên đất Mỹ, anh cũng sẽ lập kỳ tích sưu tập đủ 4 giải Grand Slam khác nhau như Roger vừa lập.
    Federer có thể là tay vợt xuất sắc nhất của mọi thời đại. Vì anh may mắn có người đối đầu là Nadal. Để tạo thành cặp đấu vĩ đại nhất mà lịch sử đã từng sản sinh. Trên một sân quần vợt cần cả hai đối thủ mới làm nên một trận đấu. Cũng như khi ta chỉ thực sự vỗ đùi đen đét nếu Gia Cát Lượng bày mưu đối đầu với Tào Tháo, Chu Du rồi Tư Mã Ý mà thôi. Không có gió Đông Nam của Gia Cát Khổng Minh thì làm sao có chiến công của Chu Du tại Đại chiến Xích Bích anh hùng, mà không có Chu Du thì cái thế thiên hạ chia ba của họ Gia Cát cũng khó thành hiện thực. Nếu chạy đến đường Hoa Dung không phải Tào A Man, vây tòa thành chống không phải Tư Mã Trọng Đạt, thì độc giả chúng ta quả là khó có cơ hội xem Gia Cát Võ hầu trổ hết cái thần tài dụng binh.
    Vậy nên, có một nghịch lý mà không phải là nghịch lý, Roger Federer đi vào huyền thoại của bộ môn quần vợt khi chính thức ra, trên bảng xếp hạng thế giới, anh không còn giữ ngôi vị số 1 nữa.
  7. minhtuanvfc

    minhtuanvfc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2009
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Với Cup Roland Garros vừi rùi thì Ku móm cùng giữ kỷ lục 14 Grand Slam với Pete Sampras nhưng theo tui Ku móm có đôi chút xuất sắc hơn cây vợt đàn anh người Mỹ:
    - Ku móm chỉ cần 12 năm thi đấu chuyên nghiệp từ (1998-2009) để đạt được 14GS ở tuổi 28 (quỹ thời gian còn khá nhìu để nâng cao thành tích) trong khi đó Pete Sampras phải đến tận năm 31 tuổi sau 15 năm thi đấu mới đạt được mốc này (US Open 2002 thắng Andre Agassi 6-3, 6-4, 5-7, 6-4).
    - Đã giành cả 4 Grand Slam trong khi Pete Sampras thậm chí chưa từng vào CK giải Roland Garros (mới 1 lần vào BK năm 1996 thua Yevgeny Kafelnikov 7-6 6-0 6-2)
    Tuy nhiên để trở thành tượng đài vĩ đại nhất trong làng banh nỉ thì Ku móm còn phải cố gắng giành thêm 1 kỷ lục nữa mà 2 bậc tiền bối Don Budge (USA) & Rod Laver (AUS đã làm được. Đó là thâu tóm đủ bộ 4 Grand Slam trong cùng 1 năm (Don Budge 1938, Rod Laver 1962 & 1969). Để lượm đủ 4 GS trong 1 năm trong quần vợt hiện đại là cực khó nhưng chúng ta vẫn có thể tin tưởng vào Ku móm vì anh chàng này hiện có khả năng thích ứng với mọi loại mặt sân tốt nhất trong các tay vợt hàng đầu, bất kể là Clay (Roland Garros), Hard (Australian Open & US Open) hay Grass (Wimbledon). Thực ra Ku móm cũng đã suýt làm được điều này 3 lần vào các năm 2004, 2006 & 2007 nếu không sổng mất danh hiệu Roland Garros. Năm sau (2010) có lẽ sẽ là cơ hội cuối cùng, nếu mà không cố được thì khéo Ku móm già mất
  8. Nightduke

    Nightduke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Grand Slam mà bác làm như nho trên cành muốn hái lúc nào thì hái vậy. Lần gần nhất Rod Laver làm được điều này là năm 1969, tức là cách đây 40 năm. Số người chơi tennis bây giờ gấp 100 lần so với 40 năm về trước. Hơn nữa, internet và sự phát triển của tennis đã làm cho khoảng cách về trình độ của các tay vợt đã rút lại khá đáng kể. Nếu chỉ cách đây 20 năm, việc tay vợt hạt giống bị loại bởi các tay vợt dướt top 20 là chuyện cực hiếm thì bây giờ nó xảy ra như cơm bữa. Chỉ cần một hôm hơi xuống phong độ là có thể bị loại như chơi.
    Bây giờ làm một phép tính đơn giản. Để giành được grand slam thì mỗi tay vợt phải thắng 7 trận liên tục. Đặc biệt trong đó các trận tứ kết là rất căng thẳng vì phải đối đầu với các tay vợt có thứ hạng top 10. Vị chi các trận căng thẳng là 12. Do đó chỉ, cần phong độ hơi không ổn định khoảng 1/12 là bác có khả năng thua rồi. Bác nào chơi tennis dám đảm bảo phong độ bác luôn ở đỉnh cao và sự ổn định luôn hơn 92%???
  9. sexmovie

    sexmovie Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    2.737
    Đã được thích:
    947
    Tôi cũng có chung ý kiến với bác. Việc vô địch cả 4 GS một mùa là rất khó xảy ra. Nếu Fed trẻ lại 4 tuổi và đã có tuyệt kĩ bỏ nhỏ như mùa này thì may ra, chứ với thể lực và tuổi tác như hiện này thì việc đạt đến 2 GS đã là khá lắm rồi.
    Rafa cũng khó có thể đạt được điều đó dù Rafa còn trẻ và có phong độ cao. Điều này thì tôi chỉ cảm nhận thôi, chứ lí do thì không biết nói sao.
    Theo tôi Fedex không cần phải đạt cả 4 GS một mùa để trở thành huyền thoại số 1, việc anh cần làm bây giờ là cố hết sức làm thêm một cái GS nữa để chính thức vượt qua Pete Sampras.
  10. dangduy2005

    dangduy2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    @Trần Việt Dũng : bài của bạn rất hay , rất sâu sắc, một trãi nghiệm rất hay. Nó khiến tôi phải suy nghĩ :-)... cảm ơn bạn. Mong có dịp trò chuyện cùng nhau.
    mình xin vote cho bạn nhé !
    Mến
    Dang Duy

Chia sẻ trang này