1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sáo trúc của thày Đinh Thìn

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi vatlyCN, 08/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vatlyCN

    vatlyCN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Sáo trúc của thày Đinh Thìn

    Xin đóng góp:

    Nghệ sĩ Đinh Thìn có học nghề với một ông thầy làm nghề nông phu tri điềm ở Hải Hưng . Thông thường, mỗi cây sáo trúc chỉ có một âm chủ , ví dụ sao đồ, sáo rê v.v. (gọi nôm nôm là sáo trầm, sáo bổng). Một người thổi sáo thường cần có một vài cây sáo dắt lưng để chuyển cao độ khi cần .


    Nhưng lão nông tri điền kia chẳng cần. Chỉ cần một đoạn sáo trúc dắt lưng, cụ có thể chuyển âm vực một cách dẽ dàng giống như người ta dùng mấy loại sáo khác nhau vậy.

    ĐInh Thìn ngày cũng như đêm xoay trần luyện món sáo này nhưng chẳng thế. Vì thế khi thày qua đời, món sáo thần diệu kia cũng vì thế mà thất truyền luôn.
  2. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.285
    Đã được thích:
    2.244
    hồi nhỏ mình cũng khoái chơi sáo, sáo trúc thì không có đâu, mãi tới năm đầu đại học mới kiếm được một cái, quý còn hơn vàng! Có nghe nói về tài nghệ của thầy Đinh Thìn, nhưng tiếc là thời đó muốn tiếp cận được với thông tin như bây giờ rất khó nên coi như mình vô duyên vậy!
    Bây giờ có lẽ chỉ ai học ở nhạc viện mới dùng sáo, còn ngoài đời bây giờ có buồn cũng ráng bật nhạc lên nghe cho đỡ nghiền, mang sáo ra í éo không khéo hàng xóm ném gạch như chơi!
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Theo em biết thì sáo chỉ có âm vực khoảng 2,5 octave, thế cụ lão nông tri điền kia chắc là phải chế tạo được cây sáo 3,5 octave rồi ! .
    Bác nào quan tâm tới sáo thì qua đây chơi với bọn em:
    http://www9.ttvnol.com/forum/f_377/450092/trang-113.ttvn
    hoặc damsan.net cho nó chuyên nghiệp hơn.
    Bác nào muốn thổi sáo mà ko bị ném gạch thì off với bọn em, bảo đảm ng ta sẽ ném ...xu 5k vào nón ạh !
  4. vatlyCN

    vatlyCN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    hay đấy cho địa chỉ đi cậu ơi
  5. leehonso

    leehonso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Cây sáo mà ông Nhân nói đạt được 3,5 octave trước giờ Lee tui chỉ mới thấy cây Flute ( sáo tây ) là xem xém đạt được ngưỡng đó , còn sáo phương đông , do mặt cấu tạo là ko chủ trương dùng phím nên tuyệt nhiên ko thể đạt được 3,5 octave, ko biết nguồn tin của pác VatlyCN đến từ đâu ,đã được xác thực chưa ? Hy vọng là không vì người đã khuất mà muốn dựng nên huyền thoại gì cũng được !
  6. vatlyCN

    vatlyCN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Bác thân mến, xin lỗi vì lời nói của tôi không có bằng chứng, chính vì vậy tôi mới chỉ dám nói đó là huyền thoại
    Huyền thoại này do tôi nghe một nghệ nhân đàn đáy sống ở khu văn công mai dịch, hà nội kể lại đã hơn 10 năm nay.
    Hơn thế nữa tôi cũng chưa bao giờ đọc được báo cáo nào chứng minh rằng cây sáo trúc không thể có được âm vực quá cao hoặc quá thấp. Nếu có thêm được các tài liệu về việc liệu một cây sáo có cấu trúc thế nào thì sẽ tạo ra được một giả âm vực dài, tôi xin post lên đây cùng chia sẽ và thảo luận .
    ---------
    " Xin ngài hãy khuất phục tôi bằng một phương trình "
    (câu nói yêu thích của Haio, box võ thuật ttvnol.com, vatlyvietnam.org)
  7. leehonso

    leehonso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Chuyện vật lý âm thanh trong chế tạo sáo không thể 1 chốc mà nói cho được hết , nếu chủ nhật này (1/4), 8 h sáng có thời gian rảnh thì xin mời bạn hiền ghé Trà Quán 280/14A Huỳnh Văn Bánh , p11, quận Phú Nhuận , TPHCM , chung ta sẽ đàm đạo về việc chế tạo sáo , và mình sẽ giải thích cặn kẽ cho bạn vì sao sáo phương đông không thể đạt được quá 2,5 octave , vậy nhé !
  8. vatlyCN

    vatlyCN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Tiếc quá tiếc quá em lại đang ở ngoài Hà Nội ! Em cũng rất thích có bạn hiền để nói chuyện về sóng âm trong ống sáo !
    Hôm nay em xin nói vài điều em biết về sóng âm, có liên quan tới các quá trình vật lý âm thanh bên trong cây sáo như sau:
    Sóng âm (trong lòng cây sáo ) là loại sóng dọc, trong đó phương truyền sóng và phương dao động là trùng nhau. Sóng âm có thể được biểu diễn bởi các phương trình sóng, dạng sin hoặc cosin.
    Âm sắc : quyết định do tần số
    Âm lượng: quyết định do biên độ sóng
    Âm đơn : sinh ra do một sóng với một tần số
    Hợp âm: là âm sinh ra do sự chồng chất của nhiều sóng đơn
    (còn tiếp)
    ----------
    " Xin hãy thuyết phục tôi bằng một phương trình "
    Được vatlyCN sửa chữa / chuyển vào 11:03 ngày 30/03/2007
  9. leehonso

    leehonso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt hảo , tui như cá gặp dc nước vậy , cảm ơn bạn hiền đã hàn huyên , nhưng mình có 1 điều muốn xác minh lại : bạn nói " Âm sắc : quyết định do tần số " , nhưng theo như mình biết thì , Âm sắc : màu sắc của âm thanh , được quyết dịnh bởi rất rất nhiều yếu tố , độ cao, độ dài , độ phối hợp mạnh yếu của các thành phần kết cấu của âm , nhưng 1 cách dễ hiểu nhất , ta thấy nó bị chi phối bởi thể chất của vật thể dao động ( chất liệu tạo nên nhạc cụ ) , khả năng phối hợp các cộng hưởng âm trên vật thể ấy và cách để tạo ra loại cộng hưởng ấy trên vật thể ( ví dụ Violon thì kéo- miết , sáo thì thổi tách hơi , saxo thì do sự rung của dăm, piano thì dùng búa gõ ...). Do đó bạn nói rằng " Âm sắc : quyết định do tần số " thì đơn giản quá , cần gì phải có nhiều loại nhạc cụ khác nhau trình diễn nhiều âm sắc khác nhau , và các dàn nhạc giao hưởng sẽ tuyệt chủng ! Cái tần số mà bạn nói quyết cao độ của âm ( ví dụ như âm La chuẩn của các nhạc cụ là 440 Hz ) chứ ko phải là âm sắc !
    Thân gửi
    Lee
  10. vatlyCN

    vatlyCN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Vâng để phân tích sâu về âm sắc thì bác nói phải . Khái niệm sắc màu của âm chính là liên quan tới việc tần số. Mỗi một tần số khác nhau liên quan tới một màu sắc khác nhau (cũng rất giống khái niệm dùng trong quang phổ). Khái niệm âm sắc em dùng ở đây rất dễ lộn với khái niệm âm đơn.
    Trong các âm phức, tức là các âm được tạo thành do sự kết hợp của nhiều âm đơn, màu sắc của các âm phức này thực sự phức tạp và mỗi loại nhạc cụ, do cấu trúc riêng của mình, tạo ra được những mảng màu hợp âm đặc trưng riêng cho mình.

Chia sẻ trang này