1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sáo trúc của thày Đinh Thìn

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi vatlyCN, 08/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. music_heal_mysoul

    music_heal_mysoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    em không giỏi vật lí, nhưng em chắc chắn rằng khái niệm âm sắc không liên quan tới tần số, tần số chỉ liên quan tới cao độ của âm thanh, còn âm sắc là do các sóng âm quyết định, mỗi âm thanh của 1 nhạc cụ phát ra một âm sắc có dạng sóng khác nhau và hình dạng các sóng đó rất phức tạp không đơn giản như hình dạng sóng mà ta học ở phổ thông.
  2. c27_a1985

    c27_a1985 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Cố thổi không dc thì dịch giọng vậy.
  3. saotruc

    saotruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Tôi có nhớ là ở đâu đó, người ta cũng đã từng bàn luận rất nhiều về âm sắc của âm thanh. Thành phần vật lý nào quyết định âm sắc. Vấn đề này đã làm nhiều nhà vật lý tốn nhiều thời gian, tiền bạc và đầu óc để tìm hiểu. Tuy nhiên kết quả như thế nào thì tui cũng chư rõ (theo tui nhớ ở phổ thông, trong sách giáo khoa vật lý có nói thì phải). Vì thế, theo tui, chúng ta muốn biết phải tìm hiểu thật kỹ xem sao. Tìm kiếm cái tài liệu về vấn đề này và đưa ra những dẫn chứng, những kết quả thí ngiệm từ các nguồn tài liệu tin cậy thì vấn đề này mới sáng tỏ cho chúng ta đựoc.
  4. leehonso

    leehonso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Qua những bài trên , có thể thấy các thành viên trong topic này đều có hiểu biết về vật lý sơ cấp và vật lý âm thanh, những chuyện khái niệm ấy thôi thì ai hiểu sao cũng dc, miễn là có diễn giải là OK .
    To VatlyCN : điều khiến mình đau đầu và khó nắm bắt nhất trong việc chế tạo sáo là ở 4 điểm sau :
    * chất liệu tre ,trúc... ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tạo ra âm sắc của sáo khi có sóng dừng trong lòng ống ( cái này chắc ko chỉ liên quan đến vật lý âm thanh mà còn liên quan đến vật lý vật liệu nữa phải ko pác ) ?
    * Không xét 1 ống sáo thẳng , mà xét đến trường hợp ống sáo bị côn ( tức là bị loe ra, 1 đầu nhỏ , 1 đầu to ) thì lúc này định luật Bernuli cho sóng dừng trong lòng ống phải điều chỉnh ra sao ?
    * Góc độ , bề rộng của lỗ thổi phải thiết kế trên nguyên tắc vật lý nào , để khi thổi thì tiếng sáo vang và ấm nhất ?
    * Các sóng dừng sẽ bị tác động như thế nào khi có các thế bấm đặc biệt của sáo và rất nhiều nhạc cụ bộ hơi trong việc tạo ra octave giả cua những âm cao vút hoặc bội âm ? Xin pác cho biết quy luật
    Sơ sơ có 4 vấn đề thật lòng rất muốn trao đổi với pác trong việc chế tạo sáo , mong pác cùng nghiên cứu với bọn em !
  5. vatlyCN

    vatlyCN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Bạn hiền Lê Hồng Sơn
    Câu hỏi của bạn hiền quả là không dễ trả lời .
    Nếu có thế, xin bạn hiền bớt chút thời gian giải thích sự giới hạn của sáo trúc !
    Hi vọng sớm được nghe tin của bạn hiền.
  6. leehonso

    leehonso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Điều khiến diễn đàn này còn kéo dài có lẽ là sự hiểu lầm "huyền thoại" này , nếu mình không lầm thì cây sáo của cụ già chính là cây sáo 10 lỗ , có thể chơi được nhiều loại chủ âm ( còn gọi là các gam hay cung ) . Qua chuyện này mình cũng cảm thấy bạn hiền hình như không chuyên về loại nhạc cụ này nên mới đưa ra nhận định là "chưa bao giờ đọc được báo cáo nào chứng minh rằng cây sáo trúc không thể có được âm vực quá cao hoặc quá thấp".
    Cây sáo trúc sau khi được cải tiến thành 10 lỗ , có thể nói rẳng nó đã trở thành 1 thứ nhạc cụ ưu việt : nhỏ , gọn nhẹ , khả năng diễn tấu phong phú ,đặc biệt là có thể diễn tấu được loại nhạc khó nuốt là giao hưởng - cổ điển , ngày nay 1 người cầm sáo trúc và diễn tấu trọn vẹn "Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ" của Mozart đã không còn là huyền thoại .
    Tuy nhiên có thể nói rằng , khuyết điểm chí tử của sáo trúc cũng cũng như của hầu hết các nhạc cụ bộ hơi khác là âm vực diễn tấu chỉ trong khoảng từ 3,5 octave trở lại , sáo trúc còn tệ hơn , chỉ khoảng 2,5 octave ( nên nhớ âm vực của Piano là gần 8 octave ) , đây chính là 1 trong những giới hạn của sáo trúc .
    Mình rất vui khi bạn đã có hồi âm , hy vọng hữu duyên thiên lý năng "diễn đàn" , tụi mình sẽ còn có những thảo luận sâu hơn về vấn đề này vì dù gì bạn cũng có những kiền thức nền về vật lý mà mình hằng ao ước
    số điện thoại di động của mình là : 095.557.6674 , mong dc học hỏi nhiều từ bạn
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    X*quyền + Y*Cước = Không (sống không? )
    vui vẻ tí, cho tớ tham gia topic flute với nhá:)
  8. saotruc

    saotruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    Nếu luc_thao muốn tham gia nhóm sáo trúc, xin mời bạn qua đây
    http://damsan.net/forums/default.aspx

Chia sẻ trang này