1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Về việc mua và sử dụng máy GPS

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi DatHL, 10/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Toàn vấn đề to tát, nhưng trước hết phải viết đúng chính tả đã.
    Trắc địa là trắc địa, GPS là GPS. Một cái là công cụ, một cái là ngành học và kỹ thuật cầu đường, giao thông vận tải.
    Không hiểu cẩn thận dẫn đến ngộ nhận. Hi hi
  2. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    OK! Anh và SgBlue có thấy việc nầy, tuy nhiên Bác DatHL dùng từ "... máy trắc địa và đi học cái này ..." không dùng từ "Trắc địa Học" thì cũng không phải là sai!, Cám ơn Em đã góp ý! HiHi!
    Tham khảo:
    "1. Khái niệm về trắc địa: "trắc địa" là môn khoa học về các phương pháp, phương tiện đo đạc và xử lý số liệu nhằm xác định hình dạng kích thước trái đất; thành lập bản đồ, bình đồ, mặt cắt địa hình phục vụ xây dựng các công trình kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế quốc dân và quốc phòng.
    Với sự pháp triển mạnh mẽ của các ngành khoa học như quang học, cơ khí chính xác, điện tử, tin học đã chế tạo ra các thiết bị đo hiện đại như: toàn đạc điện tử, thủy chuẩn điện tử, máy định vị GPS. Máy móc, thiết bị đo đạc hiện đại cùng với công nghệ tiên tiến thực sự là cuộc cách mạng sâu rộng của ngành Trắc địa, mở ra khả năng không chỉ nghiên cứu đo đạc trên bề mặt trái đất, dưới lòng đại dương mà còn trong không gian ngoài trái đất.
    2. Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS) Hệ thống định vị toàn cầu GPS gồm ba bộ phận: đoạn không gian, đoạn điều khiển và đoạn sử dụng.
    -Đoạn không gian (space segment)
    -Đoạn điều khiển (control segment)
    -Đoạn sử dụng (User segment) Đoạn này gồm các máy móc thiết bị thu nhận thông tin từ vệ tinh để khai thác sử dụng. Đó có thể là máy thu riêng biệt, hoạt động độc lập (định vị tuyệt đối) hay một nhóm từ hai máy trở lên hoạt động đồng thời (định vị tương đối) hoặc hoạt động theo chế độ một máy thu đóng vai trò máy chủ phát tín hiệu hiệu chỉnh cho các máy thu khác (định vị vi phân). "
    Trích giáo trình Trắc Địa do GV. Lê Văn Định biên soạn dùng cho sinh viên khối kỹ thuật
    http://dut.ud.edu.vn/giao_trinh/Khoa%20XD%20Cduong/Giao%20trinh%20Trac%20dia/phan1.pdf (địa chỉ nầy hiện đang mất sóng)

    -------------------------------------------------------------------
    "Đo đạc - bản đồ là một ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu trước hết là trái đất và nay mở rộng đến vũ trụ, có phương pháp nghiên cứu là đo đạc các tham số của đối tượng và sản phẩm là thông tin về đối tượng nghiên cứu. Căn cứ vào đối tượng cụ thể và phương pháp cụ thể người ta chia đo đạc - bản đồ thành nhiều chuyên ngành nhỏ như sau:
    1. Trắc địa (Geodesy): Đây là chuyên ngành có nhiệm vụ nghiên cứu hình học của trái đất, các hành tinh và vũ trụ bằng các phương pháp đo đạc chính xác. Nhiệm vụ cụ thể của trắc địa là sử dụng các phương pháp đo đạc để xác định mô hình vật lý, mô hình toán học, xây dựng hệ quy chiếu và hệ thống điểm toạ độ cho các đối tượng nghiên cứu, từ đó xác định mức độ biến động theo thời gian của các đối tượng này. Trong trắc địa có nhiều chuyên môn sâu như: thiên văn trắc địa, trọng lực trắc địa, trắc địa vũ trụ, xây dựng lưới toạ độ trắc địa, tính toán trắc địa, xác định hệ quy chiếu trắc địa, địa động lực học, v.v. Chuyên ngành trắc địa thường phối hợp chặt chẽ với các ngành khác trong lĩnh vực vật lý địa cầu có nhiệm vụ nghiên cứu vật lý của trái đất, các hành tinh và vũ trụ bằng các phương pháp vật lý.
    2. Bản đồ (Cartography): Đây là chuyên ngành có nhiệm vụ xây dựng mô hình thực của trái đất, các hành tinh và vũ trụ nhằm chuyển tải các thông tin đã đo đạc được về vị trí không gian và các đặc trưng thuộc tính tới những người sử dụng. Trong bản đồ có nhiều chuyên môn sâu như: bản đồ địa hình, bản đồ địa lý, bản đồ chuyên đề, toán học bản đồ, địa danh học, tự động hoá thành lập bản đồ, hệ thống thông tin địa lý, v.v. Chuyên ngành bản đồ có liên quan tới hầu hết các ngành có nhu cầu thu nhận thông tin phục vụ riêng cho mình.
    3. Đo đạc ảnh và viễn thám (Photogrametry & Remote Sensing): Đây là chuyên ngành có nhiệm vụ thu nhận các thông tin ảnh chụp được bề mặt đất, bề mặt các hành tinh từ các thiết bị bay và xử lý các thông tin trên ảnh. Hiện nay có nhiều người gọi chung bằng tên gọi viễn thám. Trong đo đạc ảnh và viễn thám có nhiều chuyên môn sâu như: bay chụp ảnh máy bay, chụp ảnh vệ tinh, xử lý ảnh hàng không - vũ trụ, đo đạc ảnh địa hình, đo đạc ảnh phi địa hình, xử lý ảnh phổ, v.v. Một mặt chuyên ngành này phục vụ cho việc lập bản đồ, mặt khác phục vụ trực tiếp cho việc điều tra cơ bản và theo dõi biến động về tài nguyên và môi trường.
    4. Đo đạc đất (Land survey): Do các loại bản đồ địa hình cơ bản đều được thành lập bằng phương pháp ảnh nên đo đạc đất bằng các thiết bị đặt trên mặt đất có mục tiêu chủ yếu phục vụ cho các chuyên ngành quản lý, kinh tế và quốc phòng. Các chuyên môn sâu của đo đạc đất bao gồm: đo đạc phục vụ quản lý lãnh thổ (biên giới và địa giới hành chính), đo đạc địa chính phục vụ quản lý đất đai, đo đạc thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn phục vụ quản lý đô thị và xây dựng các công trình, đo đạc biến dạng các công trình, v.v.
    5. Đo đạc thuỷ (Hydrographic survey): Do đặc thù khác biệt của đo đạc đáy nước sông, hồ, biển, đại dương so với đo đạc trên đất liền nên đo đạc thuỷ được tách thành một chuyên ngành riêng. Các chuyên môn sâu của đo đạc thuỷ bao gồm: định vị các đối tượng động, đo sâu hồi âm, đo sâu giải ven bờ, phân tích địa hình đáy biển, xác định mức nước biển, trọng lực biển, xác định các tham số môi trường biển, v.v. Đo đạc thuỷ là chuyên ngành phục vụ điều tra cơ bản cho vùng đất có mặt nước và vùng biển thông qua việc thành lập các thể loại bản đồ biển.
    Như trên đã nói chuyên ngành trắc địa có liên quan chặt chẽ với các chuyên ngành của vật lý địa cầu, vì vậy ở đây cũng cần giới thiệu qua về các chuyên ngành này. Các chuyên ngành của vật lý địa cầu bao gồm: địa chấn, địa từ, núi lửa và động đất, vật lý lòng đất, hoá học lòng đất, khí tượng, thuỷ văn, đại dương. Các chuyên ngành này cùng với chuyên ngành trắc địa (bao gồm cả trọng trường trái đất và thiên văn trắc địa) đã tạo nên một một ngành khoa học hoàn chỉnh nghiên cứu trái đất với tư cách là một thực thể vật lý.
    Tại đây cần giải thích thêm một số thuật ngữ có liên quan tới các ngành có đối tượng nghiên cứu là đất. Do tính không rõ ràng của thuật ngữ tiếng Việt nên đã gây ra nhiều nhầm lẫn về quan niệm. Đối với những ngành nghiên cứu đất với tư cách trái đất là một thực thể vật lý thì thuật ngữ tiếng Anh có tiếp đầu ngữ ?~Geo?T, thuật ngữ tiếng Việt đều có từ ?~địa?T kèm theo (ví dụ địa lý là geography, địa chất là Geology, trắc địa là geodesy, địa vật lý là geophysics, v.v.). Đối với những ngành nghiên cứu đất với tư cách trái đất là một đối tượng để sử dụng thì thuật ngữ tiếng Anh có từ ?~Land?T đi kèm, thuật ngữ tiếng Việt cũng có từ ?~địa?T (chữ Hán) hoặc ?~đất?T (chữ Nôm) (ví dụ địa chính là land management, định giá đất là land valuation, quy hoạch sử dụng đất là land use planning, thuế đất là land taxation, v.v.). Đối với những ngành nghiên cứu chất lượng đất phục vụ mục tiêu nông nghiệp thì thuật ngữ tiếng Anh có từ ?~Soil?T đi kèm, thuật ngữ tiếng Việt có từ ?~thổ?T (chữ Hán) hoặc ?~đất?T (chữ Nôm) (ví dụ thổ nhưỡng là soil, đất cát là sandy soil, đất sét là clay soil, v.v.). Như vậy thuật ngữ tiếng Anh có 3 dạng khác biệt ?~Geo?T, ?~Land?T và ?~Soil?T tương ứng với 3 chuyên ngành khác nhau về bản chất, thuật ngữ chữ hán chỉ có 2 dạng là ?~Địa?T và ?~Thổ?T, trong khi đó thuật ngữ chữ Nôm chỉ có 1 dạng là ?~Đất?T. Chính vì vậy người ta thường nhầm lẫn giữa ?~Thổ nhưỡng - Soil?T với ?~Địa chính - Land Management?T và với ?~Trắc địa - Geodesy?T."
    Trích bài "Tổ chức và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
    về đo đạc bản đồ trên thế giới hiện nay" của Gs. Ts Kh. Đặng Hùng Võ, Phó Chủ tịch Hội TĐ - BĐ - VT Việt Nam, Hội Trắc địa - Bản đồ - Viễn thám Việt Nam,
    http://vgcr.cidala.gov.vn/Vietnamese/PUBLIC/phichinhphu.htm (địa chỉ nầy hiện đang mất sóng)

  3. 2uangtrung

    2uangtrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    ...
  4. 2uangtrung

    2uangtrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    ---
  5. shonbh

    shonbh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Thành thật khuyên chú thuyết phục Ông lãnh đạo nhà chú bỏ tiền ra thuê chú nào đó rành trắc địa mà làm cái dzụ này. Còn nếu chú khăng khăng làm thì nói cho mọi người biết cái công trình chú đang làm ở đâu...biết để còn tránh.
    Anh chưa thấy ai lại dùng GPS để xác định, định vị cọc tim và tim cột để xây nhà bao giờ cả. Chú mà làm + ko biết nhiều về kiến thức trắc địa thì chắc chắn nhà vuông thành hình thang, hình bình hành,...và chắc chắn nghiệng + sập.
    Nên vào room "Trắc địa và bản đồ" hỏi để kiếm người giúp đỡ.
    Thân !
  6. DatHL

    DatHL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    0
    Ôi sòi oi. tui muốn mua máy và học thui , tự nhiên bài này được mod sửa thành GPS Oan quá .
  7. gps

    gps Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    2.035
    Đã được thích:
    0
    Em đã thấy người ta dùng GPS để đo đạc trong xây dựng công trình rồi ạ. Mà là công trình lớn hẳn hoi nhé. Công trình này do nước ngoài đầu tư và nhà thầu nước ngoài đảm nhận.
  8. shonbh

    shonbh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Những công trình lớn người ta sử dụng rất nhiều thiết bị đo đạc.
    Thông thường khi xác định lứơi khống chế thì có thể người ta sử dụng GPS, nhưng khi vào chi tiết như xác đinh tim, cọc,...để thi công cho đúng thiết kế thì người ta thường dùng các thiết bị khác như Total Station, máy laser, thủy chuẩn,... vì ngòai việc xác định tọa độ, người ta còn phải xác định góc, độ cao, độ nghiêng,...cái này thì GPS làm sao làm được.
  9. tdang82

    tdang82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Về máy trắc đạc theodolite và GPS, trước đây đúng là 2 cái riêng biệt khác nhau. GPS chủ yếu dùng định vị tọa độ x,y dựa thông qua vệ tinh, không đo cao được. Tuy nhiên hiện nay đã có máy kinh vỹ loại total station tích hợp GPS nên coi như vừa xác định tọa độ vừa đo cao được luôn. Có thể tìm hiểu máy của Leica như TC1700 - khá chính xác và uy tín được sử dụng nhiều ở các công trình lớn.
    Nói về surveying trong building thì nhiều ứng dụng: lập lưới khống chế, kiểm tra kiểm soát toạ độ, cao độ, xác định toạ độ cọc, cao độ đập đầu cọc, cao độ sàn, kiểm soát độ co ngót của cột, lõi cứng (đặc biệt quan trọng trong nhà cao tầng), kiểm tra độ lún...
    Về tính khối lượng san lấp thường dùng trong thi công đường, có thể dùng kèm với phần mềm LISICAD Plus kiểm soát hướng tuyến, cao độ, toạ độ và cân bằng khối lượng đào-đắp-vận chuyển.
    GPS đặc biệt hữu dụng khi thi công cảng - công trình biển, dàn khoan, định vị cọc trên mặt nước, xà lan nổi...
    Học và làm survey hay đấy, không có gì là không làm được nếu thích và quyết tâm.
    Được tdang82 sửa chữa / chuyển vào 11:48 ngày 10/11/2007
  10. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    OK! nhưng mà ''không có gì là không làm được nếu thích và quyết tâm'' không chắc đúng đâu!
    Thân ái!

Chia sẻ trang này