1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Cổ Việt Ngữ Giải Thích

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi OThienVuongO, 16/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Manofwar77

    Manofwar77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    462
    Đã được thích:
    0
    Vâng em hiểu rồi a. Tks bác nhiều nhé. Chúc bác luôn mạnh khỏe.
  2. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Càtha tiếng Miên nghĩa là bùa. Chỉ cà-tha là một loại dây bùa bình an gồm có 5 sợi chỉ ngũ sắc được xe lại. Loại bùa này thường do các vị sư trong chùa Miên làm để dành tặng cho các phật tử trong những ngày lễ, nhất là con nít, vì vậy họ thường làm sẵn rất nhiều và được quấn thành từng cuộn to.
    Có lẽ vì vậy mà người ta khi nói về độ dài (không gian, thời gian) thường so sánh với loại chỉ bùa này lâu dần trở thành thành ngữ ....mút chỉ cà tha. Với nghĩa như ...dài mút tầm mắt.
    TV kết hợp sự liên quan giữa chỉ bùa cà-tha của người Miên và thành ngữ trên vì chắc chắn rằng thành ngữ này chỉ có người miền Nam (cụ thể là miền Tây) mới biết dùng.
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  3. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Nói "người miền Nam" chung chung cũng được rồi, cái "(cụ thể là miền Tây)" chẳng khác gì "vẽ rắn thêm chân".
    Các tỉnh giáp ranh Cambodia ở miền Đông (VD: Tây Ninh, Bình Phước,...) thì không có người gốc Miên và không dùng từ "mút chỉ cà tha" hay sao?
  4. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    "cổ cúa" là từ phái sinh do phát âm sai của từ "cổ quái" Người Quảng thường núa ( nói) "cúa kì"," cổ cúa" để chỉ những thứ kỳ quặc một cách vô hại.
  5. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    chữ "sân khấu" này liệu có phải phát sinh từ "scene" của Anh và "scène" của Pháp không nhỉ.
    Tôi nghi ngờ rằng "sân" khó có thể đi đôi với một từ "khấu" mà có nghĩa là "sân cúi lạy", Tất nhiên là nghi ngờ chỉ là nghi ngờ.
  6. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
  7. datlanh

    datlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Nhớ là có ai nói "thiên vương" là "vua trời", nhưng tui lại nghĩ là "thiên" đây là "cửa", vậy THIÊN VƯƠNG là CỬA NHÀ TRỜI, có đúng không vậy bác tác giả topic này?
    Còn từ "thiên thu" là mười mùa thu? Tại sao lại ám chỉ là "vĩnh viễn"?
  8. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi phải nói thế này: đây có thể gọi là spam cũng được vì chưa thấy có ai dùng tiếng Việt hay Hán-Việt như vậy cả.
    Nếu "thiên" đây là "cửa", vậy THIÊN VƯƠNG là CỬA NHÀ TRỜI thì "vương" là "trời" à? Hay là theo ý bạn thì phải là "thiên thiên", 1 chữ "thiên" là ''trời", chữ kia là "cửa"
    "thiên thu" là mười mùa thu? ! vậy bạn nghĩ là "thiên" = "thập" (mười) à?
  9. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ là phương tiện dùng để giao tiếp, do vậy, luôn có sự giao thoa và tiếp nhận. Vì thế việc tiếng Việt có nhiều từ, ngữ có lai lịch từ nhiều ngôn ngữ khác là điều dễ hiểu.
    Ta có 1 khoảng thời gian dài giao lưu với Pháp, Anh, Mỹ v..v... vì vậy, trong tiếng Việt hiện nay có rất nhiều từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ của những nước đó. Điều này rất hiển nhiên, nên thiết nghĩ TV không cần phải dẫn chứng nhiều.
    Tuy nhiên, thông thường ta chỉ mượn dùng tiếng của họ khi tiếng Việt ta chưa có những từ, ngữ ấy. Như: ăng-ten, cát-sét, công-ten-nơ v..v...
    Và một số từ dùng lâu trở thành Việt hóa như: ma cô, công tắc, sô đa, bi da, v..v...
    Riêng chữ Sân thì bạn có thể yên tâm là ta không mượn của Anh, Pháp, thậm chí ngay cả Tàu cũng không nốt.
    Tiếng Hán dùng chữ Đình 庭 hoặc chữ Trì ? để chỉ cái sân, cái thềm.
    Tiếng Việt ta không những có chữ Sân viết bằng chữ quốc ngữ mà còn có chữ Sân viết bằng chữ Nôm như sau:
    [​IMG]
    Trong Kiều có câu:
    Nàng thì vội trở buồng thêu,
    Sinh thì dạo gót sân đào bước ra .

    Mà như bạn cũng biết, khi Nguyễn Du viết Kiều có lẽ ông chưa bao giờ nghe hoặc biết tới tiếng Anh, Pháp gì cả, phải không nào?
    Với bấy nhiêu dẫn chứng, hy vọng sẽ giúp được cho bạn hết sự nghi ngờ nhé!
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
    TB: Có lẽ bạn chưa xem kỹ bài viết, nên mới hiểu rằng Sân Khấu là ...sân cúi lạy .... chăng? Bạn nên xem lại nhé!
  10. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Thiên Vương 天Z nghĩa thông thường là Vua Trời. Nhưng bạn Datlanh cho là Cửa Nhà Trời kể như cũng không phải sai hoàn toàn.
    Bởi vì khái niệm Thiên Vương vốn xuất thân từ kinh Phật, được gọi là Tứ Đại Thiên Vương. Đó là:
    Dhatarattha (Trì Quốc Thiên Vương - Oo天Zf, có nghĩa là Ngàn. Người Việt ta thường dùng để đếm. Được 1 ngàn thì gọi là 1 thiên.
    Do vậy, Thiên Thu có nghĩa là ngàn năm, 1 khoảng thời gian khá dài nên hàm nghĩa là vĩnh viễn như ....ngàn năm vĩnh biệt (thiên thu vĩnh biệt).
    Có lẽ bạn Datlanh lẫn lộn với chữ Thập là mười, nên mới hỏi như vậy.
    Thân ái,
    -Thiên Vương-

Chia sẻ trang này