1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Cổ Việt Ngữ Giải Thích

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi OThienVuongO, 16/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. datlanh

    datlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
  2. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    1/ Khi tra tự điển bạn phải lưu ý xem cho kỹ chữ. Vì Thiên hay Phiến chỉ là cái Âm Hán Việt mà thôi! Cùng một âm có thể có nhiều nghĩa. Huống chi là khi khác âm như Thiên và Phiến.
    Chữ này ?? với âm Phiến thì có nghĩa cánh cửa, nhưng với âm Thiên thì không còn nghĩa đó nữa mà sẽ đồng nghĩa với chữ . (Phiến) này, với nghĩa là ...quạt lên cho cháy.
    Hơn nữa, chữ Hán Việt có trật tự từ đảo, nên dù chữ Thiên có nghĩa là Cánh Cửa đi nữa thì muốn nói ...cánh cửa của ông vua ...phải là ...Vương Thiên, như những từ ta quen dùng ...vương triều, vương quốc, vương phi, vương gia v..v...
    Khi dùng theo trật tự ...Thiên Vương ... thì chỉ có nghĩa là ....ông vua ...cửa! :-) (nếu xét chữ Thiên là cánh cửa như bạn nghĩ)
    2/ Cái tên TV của tại hạ thì bàn ở đây không tiện. Không khéo người ta lại cho rằng mình cao ngạo thì càng khiến cho họ thêm tội. Hãy xem như là 1 cái tên như bao cái tên thông thường khác mà ta dùng để xưng hô mà thôi nhé!
    3/ Chữ Thiên trong ...Biến Thiên ...thì không còn nghĩa là Ngàn nữa. Ở đây Thiên là chữ này 遷:có nghĩa là thay đổi, dịch chuyển. Tiếng Việt ta vẫn thường dùng cụm từ ...Thiên Chuyển...là với ý này đó!
    Vài hàng trao đổi cùng bạn!
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  3. datlanh

    datlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn thienvuong giải thích rõ ràng , thiệt tình cái chữ THIÊN đó có nhiều nghĩa theo bộ... mà nghĩa chính của từ Hán việt thì nằm đàng sau, tui nhớ rồi.
    Nhưng mà tui lọ mọ tìm kiếm thêm thì thấy có Phù Đổng Thiên Vương nữa, là một truyền thuyết của Việt Nam mình, có phải Thiên Vương này đồng nghĩa là THÁNH (Thánh Gióng) ?
    Có lẽ tại bạn tui tên là Thiên Kim nên rất chi là yêu mến cái chữ "thiên"
    Ngoài ra, nếu bạn có hứng, làm ơn nói về 2 chữ "văn" trong câu này: " Phản văn văn tự tánh", cách viết sang Hán văn và nghĩa từ của nó.
    Cám ơn
  4. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Thiên Vương của Phù Đổng Thiên Vương không phải là Thánh mà hàm nghĩa như là ...Tướng. Hai chữ Thiên Vương này cùng nghĩa với Tứ Đại Thiên Vương trong văn hóa Trung Hoa mà bạn thấy ở phim Tây Du Ký đó! Ở đây, Tứ Đại Thiên Vương là 4 vị Tướng trời, sẵn sàng nghe lệnh để ...thế Thiên hành đạo.
    Do vậy, khi gọi Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương, có thể người dân cũng hàm ý rằng bọn giặc Ân sang xâm lấn là vi phạm Thiên Điều. Do vậy, Trời mới sai Tướng Trời xuống trừng phạt chúng và cứu dân ta thoát khỏi sự xâm lăng đó.
    2/ Phản văn văn tự tánh ....viết sang chữ Hán là....反zz??.
    Ở đây, chữ Văn có nghĩa là ...Nghe.
    Đây là 1 câu của nhà Phật, với nghĩa là .... Không nên nghe bên ngoài ngoại cảnh mà hãy nghe nơi Tâm của mình. Đó là 1 cách lắng đọng tâm thức để trở về với bản thể chân Tâm của mình vậy. (ở đây Tâm và Tánh tương đương với nhau.)
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  5. Manofwar77

    Manofwar77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    462
    Đã được thích:
    0
    Các bác tìm giúp em mấy lỗi sai trong các câu sau và sửa giúp em với:
    1. Nàng muốn mình thật xinh đẹp để biểu tượng cho đất nước Philippin này.
    2. Cuộc chiến tranh mà nước Pháp đã đi lầm vào từ năm 1945 đến 1954 là một trong những trả giá nặng nề nhất.
    3. Những năm ấy đang có rầm rộ phong trào thanh niên xung phong đi xây dựng miền Tây.
    4. Trong hai mươi năm ấy, bố và bác ấy đã thất lạc nhau.
    5. Ngược lại, những người đàn ông mà tôi đã từng sống, họ không bao giờ phàn nàn về nghề nghiệp của tôi...
    Tks các bác nhiều
  6. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Những chỗ vàng vàng, theo ý em là lỗi.
    Vàng 1: nên chăng sửa lại là "để là biểu tượng", hay là "để xứng là biểu tượng"...
    Vàng 2: "trả giá" mà đi sau "những" phải là danh từ. Nên chăng sửa lại là " một trong những cái giá phải trả"
    Vàng 3: theo ý em nên bỏ từ "có" đi
    Vàng 4: Lặp từ, không phải ý bác đây là dùng biện pháp tu từ:điệp từ điệp ngữ đấy chứ. Nên bỏ bớt một từ ấy đi. Bỏ từ nào là tùy bác.
    Vàng 5: Miễn bình luận. Sửa thế nào là tùy bác
    Được giacnamkha sửa chữa / chuyển vào 19:53 ngày 19/01/2008
  7. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    5: "...đã từng sống cùng..."
  8. Manofwar77

    Manofwar77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    462
    Đã được thích:
    0
    Vâng ý các bác sửa cho em thế là cũng chính xác và hay hơn rồi đấy ah. Tks các bác nhiều.
  9. nhutran

    nhutran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bác Thiên Vương.
    Tr đi tìm thông tin về Chương Dương độ và Chương Dương công, tình cờ vào được chỗ anh chauphi hỏi bác, thế là đã hiểu được. Nhưng Tr lại có một thắc mắc mà Tr đồ rằng bác có thể giúp Tr.
    Ấy là từ "độ" trong Chương Dương độ. Tr cũng biết chữ này là đơn vị chỉ vùng đất đai, nhưng không biết cụ thể thế nào. Bác giải thích giúp Tr nhé!
    Cảm ơn bác nhiều.
  10. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Bạn Trân mến, chữ Độ 渡 trong cụm từ ...Chương Dương Độ....có nghĩa là bến nước, bến sông, bến đò ..v...v... Vì vậy, Chương Dương Độ có nghĩa là ...Bến Chương Dương.
    Cũng nói thêm rằng chữ Đò trong tiếng Việt ta vốn xuất thân từ chữ Độ này đó!
    Nghĩa gốc của chữ Độ là ...qua, đi từ đầu này sang đầu kia. Như ...Độ giang: nghĩa là qua sông. Cứu giúp người vượt qua sự khó khăn gọi là ...Tế Độ. Phật giáo truyền bá rộng rãi để giúp người vượt qua sự khổ của sinh tử luân hồi thì gọi là ...Phổ Độ. Do vậy, chữ Độ dần dà hàm ý ...giúp đỡ như ...Độ Nhân (giúp người), hay cụm từ người ta thường khấn vái cầu xin thánh thần ....Phù Hộ Độ Trì ....cả 4 chữ đó, chữ nào cũng có nghĩa là ...giúp đỡ cả. Đúng là ...lòng người tham thật, phải không bạn? :-)
    Thân ái,
    -Thiên Vương-

Chia sẻ trang này