1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ có là mảnh đất của cơ hội? Về những người đi tìm cơ hội ở Mỹ (xem từ trang 2). Nên ở lại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi mydream87, 20/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. minhdhs

    minhdhs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Anh Analyst,
    Về những điều anh nói ở trên thì đúng là em không thể biết rõ bằng
    anh. (Ở đây em nói không bằng thì nó có nghĩa là không bằng, không
    phải là muốn cạnh khoé anh đâu).
    Trước hết, em đồng ý với ý kiến của anh và bạn BM là khi ra quyết
    định về hay không về, ta không cần phải quan tâm tới thế nào là đóng
    góp cho đất nước. Em ủng hộ quan điểm về con người duy lý, cái gì
    tốt cho bản thân mình thì mình làm, và nên tìm đến nơi nào tốt cho
    chính bản thân mình trước đã.
    Điều em muốn nói ở bài viết trên là khi mỗi người đưa ra quyết định
    cho chính mình thì cần quan tâm đến sự chính xác của các thông tin
    cũng như sự thay đổi của các xu hướng. Em không tin là chỉ đọc qua
    Internet về Việt Nam mà có thể hiểu được tình hình kinh tế xã hội ở
    đây một cách thấu đáo. Ví như bạn gì trong câu chuyện trên kia làm ở
    Earnst & Young hay PwC thì cũng đi được 5 năm rồi, mà 5 năm thì là
    một qua trình rất dài, các chuẩn mực kế toán hay hệ thống luật pháp
    cũng đã thay đổi rất nhanh để đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO. Tất
    nhiên sẽ có người cho rằng điều này dẫn đến sự bất ổn của hệ thông
    luật pháp nhưng em cho rằng cái gì không tốt thì phải sửa và đó là
    một trong những dấu hiệu tốt.
    Quay trở lại với vấn đề nên về hay ở, thông thường con người ra quyết
    định không phải dựa trên tình hình hiện tại mà dựa trên kỳ vọng vào
    tương lai. Và cũng vì thế nên chỉ có thời gian mới cho ta câu trả lời
    chính xác: nên về hay ở. Câu trả lời cũng tuỳ thuộc vào mỗi người,
    không thể có câu trả lời chung đựơc. Em có cảm giác những điều
    anh KieuPhong nói ở trên cũng hàm ý điều này.
    Nhân nói về chuyện cân nhắc vấn đề ở hay về này, xin được đưa ra
    một cách nhìn khác. Nếu 20 năm trước liệu có người VN nào sang Mỹ
    rồi mà lại còn cân nhắc chuyện nên về hay nên ở không? Chắc chắn
    là không rồi. Vậy điều gì khiến cho mọi người cảm thấy cần
    phải suy nghĩ lại sau 20 năm. Chắc chắn là họ đã cảm thấy một số điều cần cân nhắc lại.
    Được minhdhs sửa chữa / chuyển vào 01:13 ngày 21/06/2007
  2. minhdhs

    minhdhs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    Suy nghĩ của bạn BM thật có điều gì đó không tưởng.
    Đoạn 1: Tôi tin là lính cứu hoả Mỹ hy sinh là do chạy không kịp và bên
    cạnh đó là không lường trước được độ nguy hiểm của tình huống đó
    thôi. Chứ chẳng có ai chịu chết thay cho người khác đâu. Ngay cả tôi
    nếu cho vào đội cứu hoả thì cũng chẳng ai giáo dục được cho tôi cái
    tính cách sẵn sàng chết thay cho ng khác đâu ah. Chẳng qua được
    trang bị hiện đại thì làm cho mình đỡ sợ thôi ah. Chuyện của bạn
    chắc chỉ có trong phim à.
    Bên cạnh đó bạn không thể chỉ dựa vào một trường hợp nghe kể lại
    mà đã vội có những kêt luận mang tính chủ quan như trên được.
    Khi đọc thấy tin một cậu bé người Nhật chặt đầu bà mẹ đẻ (ABC mới
    đưa tin cách đây chưa lâu) thì không phải người phụ nữ Nhật nào cũng phải dè chừng con trai của bà ta phải không.
    Đoạn 2: Xã hội nào cũng vậy, cũng chỉ bảo vệ người có tiền thôi. Ở Mỹ
    không có tiền anh chẳng có gì thì ở VN cũng vậy. Còn nếu có tiền ấy
    à, có vào tù như Paris Hilton cũng được báo chí chăm sóc tới bến.
    Đoạn 3: Mình có đọc trong một cuốn sách về Personal Finance thì
    nghe bảo là ở Mỹ có một đạo luật cho phép công dân nước ngoài
    được nhập quốc tịch Mỹ khi đầu tư vào Mỹ trên 1 triệu đô. Có ai biết rõ
    tính chính xác của thông tin này làm ơn xác thực hộ em cái
    Thanks for your time.
    Được minhdhs sửa chữa / chuyển vào 01:37 ngày 21/06/2007
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư $1 mil, tạo công ăn việc làm cho khoảng 50 người thì phải. Kô thì đi lính, bảo đảm vào quốc tịch. Nhưng nhớ giữ passport VN, lỡ bị đẩy sang Trung Đông, bị bắt thì chìa ra, may ra toàn mạng trở về, khéo nhập quốc tịch Iraq hay Iran luôn ấy chứ.
    --------
    Tớ hiểu rõ common law bảo vệ quyền lợi người làm như bác Analyst nói. Nhưng 1 điều rõ ràng là, law cũng phải dựa trên quan điểm văn hóa của từng xã hội. HQ ít nhiều cũng là 1 XH thi hành common law, nhưng việc chủ quát mắng nhân viên, hay nhân viên phải làm thêm 1 số công việc kô ghi trong hợp đồng là chuyện thường tình. Ai cũng làm, và có thể họ [người HQ] cảm thấy đó là bình thường.
    VN thế nào, tớ kô rõ, vì tớ chưa đi làm ở VN. Tuy nhiên XH VN có nhiều điểm bất cập, kô tính về mặt pháp luật, chỉ tính về mặt XH kô thôi, và người ta vẫn bảo vệ nó với 2 chữ truyền thống. Có thể tớ sai, nhưng với tình hình XH VN, để tiến tới pháp trị, common law, kô chỉ có thay đổi .... [tự hiểu] là xong.
    Tóm lại, về hay ở, nên nghĩ cho bản thân. Chứ còn mơ tưởng thay đổi XH, hoài bão trị quốc bình thiên hạ, xa xôi lắm.
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (cám ơn em BM đã vote cho bài viết của anh, bài viết của em GQH bị lỗi cho nên anh không thể vote được). Xin có thêm một ít ý kiến với tất cả bài viết mới của các bạn:
    (i) Sự thật là hiện nay quê hương bị chảy máu chất xám rất nhiều. Số người du học ra đi nếu họ có cơ hội ở lại số quay trở về rất ít so với số quyết định ở lại. Mong là một ngày em GQH sẽ có dịp sống ở đất nước mới. Lúc đó em hãy so sánh sự đầu tư và phát triển của họ vào những lĩnh vực nền tảng như anh nói rồi em so sánh lại sẽ thấy "sự phát triển" hiện nay của quê hương là như thế nào.
    (ii) Về câu hỏi của em Minh thì em hãy tìm trong mục lục bài viết của Executive về xin green card theo diện investment. Nếu không thì em xem trong USCIS sẽ nói đến việc này.
    (iii) Về việc Minh nói xã hội nào cũng bảo vệ người có tiền là không đúng. Anh không nói rằng xã hội common law là thiên đường. Từ này không bao giờ tồn tại cả trên thế giới cả. Anh đã từng nói xã hội common law là xã hội dựa trên equal footing. Họ cho em cơ hội để phát triển và làm giàu một cách chân chính miễn là em có khả năng. Trong khi xã hội quê hương không cho em như vậy. Luật pháp common law được tạo ra không phải để bảo vệ cho người có tiền (hoặc có thế lực). Nếu chỉ để bảo vệ người có tiền như em nói thì một công ty có nhiều tiền như Microsoft lẽ ra đã phải thắng kiện trong anti-trust case. Trong case đó, họ đã thuê luật sư đến 2000 đồng một giờ làm việc nhưng họ vẫn thua nghĩa là họ đã làm sai thì họ phải thua thôi. Nếu ở một nơi khác mà có thế lực như họ và có tiền có thể mua quan toà, anh nghĩ chắc là kết quả đã khác đi.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 05:45 ngày 21/06/2007
  5. bluemiracle

    bluemiracle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Bạn Minh mến, khi viết những dòng trên, BM chỉ nghĩ đến hình ảnh người lính cứu hỏa làm nhiệm vụ của họ. Bạn thử tưởng tượng xem, khi tai họa xảy ra, người lính cứu hỏa đâu có sẵn ở trong toà nhà đó đâu mà "chạy không kịp". Khi mọi người nhốn nháo chạy ra khỏi vùng nguy hiểm, thì họ xông vào để cứu người còn xót lại đó chứ! Dĩ nhiên nếu biết chắc là mình sẽ chết thì chưa chắc ai dám xông vào. Nhưng thấy nguy hiểm (risk)trước mắt mà vẫn chấp nhận để cứu người thì chính là tinh thần trách nhiệm của họ. Nếu nói như bạn, thấy nguy hiểm cho bản thân thì đứng xa xa để còn chạy trước , có lẽ hổng có mống lính cứu hỏa nào hy sinh hết ráo đó
    Còn về chuyện toà nhà ITC, bạn nói đúng, BM không chứng kiến tận mắt thì không nên phát biểu linh tinh. BM chỉ cảm thông trước sự thất vọng của người anh họ mà thôi.
    Còn chuyện cân nhắc "nên ở hay nên về", theo BM đa số xảy ra ở những trường hợp sao:
    -Về vì có sẵn quyền lợi ở quê nhà. Ngu gì ở lại Mỹ mà cày bừa bắt đầu từ con số không.
    -Về vì không có sự lựa chọn nào khác.
    -Về vì khả năng tồn tại và cạnh tranh trong môi trường lao động ở Mỹ không đủ mạnh. Bài viết trước BM có đề cập, nếu bạn qua đây ở độ tuổi "bánh chưng lại gạo", thì bạn dễ gặp trở ngại với vấn đề ngôn ngữ. Khi chen chân vào thị trường lao động, bạn sẽ phải chấp nhận bắt đầu từ khởi điểm thấp. Trong khi đó, nếu về VN thì bạn có được tấm bằng loè thiên hạ. Ở lại Mỹ nhiều khi còn phải chịu thất nghiệp. Bản thân BM cũng từng cân nhắc vấn đề "về" khi nản chí. Thế nhưng, với những người có khả năng, và tạo được cho mình một vị trí tương đối, thì không mấy người cân nhắc chuyện "về". Không tin, bạn hỏi thử anh Net, anh Thuyền,và những người thành công khác xem...Anh Thuyền có viết một bài phân tích tại sao không dám về, dù chỉ là một thời gian ngắn, rất hay.
    BM cũng thường hay nhận được câu trả lời :"Về chơi thì được" hay "Về hưu thì được".
    Và xin bạn hiểu cho, những ý kiến của BM đưa ra chỉ mang tính tương đối và số đông. BM không dám nghĩ "tất cả" đều như vậy...Vì lúc nào cũng có ngoại lệ mà phải không? Bạn đừng bắt bẻ BM mà tội nghiệp. Mời bạn chai bia Corona trong ngày hè nóng bức nào
  6. gai_quan_ho2005

    gai_quan_ho2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    tôi cũng không đồng ý nhiều với bài viết của bạn minhdhs. Tôi biết tinh thần trách nhiệm trong công việc rất kém, họ hay so đo tính toán mang tính chất cá nhân nhiều. điều đó càng thể hiện rõ ở những công việc nguy hiểm và mang tính chất cộng đồng.
    Đôi khi tôi tự hỏi đó là do văn hoá hay là do nước khác họ giàu có hơn?
    ở mỹ có một cái rất hay, đó là những người giàu có họ thường để gần như toàn bộ tài sản của mình để làm từ thiện. điều gì khiến họ làm như vậy nhỉ trong khi người VN cho thế là buồn cười, phaie chăng họ quá giàu? Người Hàn, người Nhật,......cùng giàu có đó thôi nhưng ít khi làm như vậy.
    có một lần bạn trai tôi về VN, tôi đưa anh ấy đi bằng xe buyt.Bạn nào đã từng đi xe buyt ở vn thì biết rồi đó, chen lấn và rất lộn xộn. Nếu muốn có chỗ ngồi thì bắt buộc phải làm như vậy. Nhưng bạn trai tôi chờ mọi người lên hết rồi mới lên mặc dù việc này làm nhỡ cả chuyến xe, tôi có thúc anh ấy chen lên nhanh, anh ấy cười ngượng bảo không quen làm như vậy, làm tôi cảm thấy xấu hổ quá. còn tôi, bản thân tôi hàng ngày đi xe bus đi học, tôi không thể ung dung, lịch sự như anh được. Tôi phai chen lấn để lên kịp xe, để còn kịp giờ đi học. Mặc dù đôi lúc tôi cũng chán ngán cái cảnh này. đôi lúc nó tạo cho tôi cảm giác mình đang ở một bên xe đò nào đó ở một vùng quê hẻo lánh chứ không phải ở một thành phố lớn.
    Đấy chỉ là một nét rất nhỏ trong cuộc sống của VN, biết là nhiều điều ta không lên làm, nhưng khi ta ở trong cái guồng máy đó, ta bắt buộc phải chạy cùng nó. nếu không ta sẽ ở phía sau, còn không thi ta phải rất manh(trường hợp này chắc tôi phải có xe máy hoặc otô)và dần dần nó ngấm vào máu, tạo thành 1 thói quen.một thói quen mà chính bản thân chúng ta bất bình, nhưng lại do chính chúng ta tạo ra( nhiều lúc tôi còn thấy rất nhiều người nước ngoài đi lên vỉa hè khi tắc đường, cũng vượt đèn đỏ khi ko có công an, và cũng chen lấn xe khi lên xe buyt.đó là những người sống lâu ở VN)
    tôi nghĩ cứ cho là 20 năm nưa VN trúng số độc đắc trở lên giàu có đi nhưng để có được sự tiến bộ trong tư duy, trong suy nghĩ, trong văn minh xã hội thì có lẽ phải qua ít nhất vài thế hệ nữa. nhưng ít nhất giàu có cũng làm cho tiến trình đó nhanh hơn.trước kia người Nhật Bản, người Hàn Quốc cũng đều bị chê như VN,Tôi nghĩ chúng ta lên có cái nhìn lạc quan,
    còn việc một ngày nào đó việc du học sinh du học rồi quay trở về VN, tôi mong muốn ngày đó đến sớm hơn(,vì một ngày nào đó các bạn muốn về nước làm viếc đồng nghĩa với việc đất nước ta thật sự đã phát triển). không phải là 2 hoạc 3 chục năm nũa, nếu như vậy thì thế giới tiến xa đến đâu nhỉ?
  7. minhdhs

    minhdhs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    @BM: M không có ý định bắt bẻ BM đâu. Hôm qua M mới có
    thời gian ngồi đọc topic này. M mới biết được câu chuyện về BM và 2
    người anh. Và khi đọc đến bài viết trên thì M loé lên ý nghĩ ''không thể
    tin được''. Một người đã trải qua bao vất vả và sóng gió mà vẫn giữ
    được cách nghĩ như vậy. BM là người đầu tiên M thấy điều này.
    M thấy tiếc nhất cho anh cả của BM. Anh đã phải hy sinh quá nhiều
    thứ mà bây giờ vẫn chưa ổn định. Nhưng tình cảm của 3 anh em ở
    nơi đất khách quê người thật là đáng quý. Chúc BM thành công trong
    công việc và trong cuộc sống.
    @ anh Analyst: Em nghĩ MS thua kiện còn là do sự thất bại của
    những nỗ lực vận động hành lang của MS. Anh có cho rằng nếu
    không thuê những luật sư 2ooo đồng một giờ thì có thể MS sẽ còn
    phải chịu thiệt hại lớn hơn rất nhiều không. MS có một bộ phận
    chuyên về các vụ kiện chống độc quyền và số tiền bỏ ra cho bộ phận
    này không phải là ít. Nếu không có những nỗ lực này thì MS đã phải
    trả giá từ lâu và với cái giá đắt hơn rất nhiều. Chắc là MS sẽ còn giữ
    được vị thế của mình trong 20 năm nữa (Theo Bill Gates thì phải là
    50 năm). Chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh nhưng
    kẻ mạnh sẽ là người vận dụng được chân lý theo chiều hướng có lợi
    cho mình.
    Cám ơn Kiều phong và anh Analyst đã trả lời những thắc mắc của
    em.
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Có một số điều các bạn nói gần đây mà mình chưa có thời gian viết thêm một ít xin sẽ hẹn trở lại để cung cấp thêm thông tin cho các bạn đọc.
    (1) Về bài viết của em GQH ở trên thì anh nghĩ vấn đề em đang nói là chuyện ý thức. Quê hương mình còn nghèo và, ở đâu cũng vậy, khi nghèo thì ý thức sẽ thấp. Khi giàu lên ý thức sẽ tốt hơn. Vấn đề anh muốn nói với em là không phải chuyện ý thức mà là chuyện ngay từ bây giờ muốn phát triển lâu dài và vững chắc phải tập trung vào phát triển nền tảng thay vì phát triển trên bề mặt.
    (2) Về em Minh thì anh không hiểu rõ lắm câu nói của em là MS thua vì họ thất bại trong việc vận động hành lang. Em vui lòng khi rảnh giải thích rõ việc này cho anh biết. Trong một court case ở common law system, vấn đề là bằng chứng ở toà, anh không hiểu vận động hành lang này có ý nghĩa gì hay là chúng ta ở đây muốn nói là vận động với quan toà để mang đến lợi ích cho mình? Khi anh dùng nó làm dẫn chứng anh chỉ cho em thấy rằng không phải kẻ có tiền là có thể làm đảo lộn quyết định của quan toà được. Tuy nhiên, anh cũng khẳng định lại để mọi người có thể hiểu lầm là không phải toà án common law là mang đến justice tuyệt đối. Anh muốn so sánh nó ở sự khác biệt với một quốc gia khác.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 06:12 ngày 22/06/2007
  9. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    aigu đang ở Việt Nam, thấy các bạn có nhiều bài ở chủ đề này hay lắm, khi nào aigu trở lại Mỹ sẽ trao đổi cụ thể ý kiến của aigu với các bạn.
    Aigu tạm thời có vài ý kiến nhỏ thế này:
    1- Không phải học xong về ngay mới là yêu quê hương hay muốn xây dựng quê hương, một người nếu có cái tâm đó thì dù ở đâu hay cương vị nào cũng sẽ tìm được cách thể hiện nó.
    2- Không phải cứ về nước với trái tim nhiệt tình và vài câu khẩu hiệu sáo rỗng là có thể "xây dựng quê hương" được. It takes a lot & alot more ^^.
    3- Thời buổi bùng nổ du học, không phải chú nào bước chân qua biên giới đều "nên người", rồi nghĩ rằng về VN chú nói gì người ta cũng nghe.
    4- Ý kiến tóm lại của mình là nên về, nhưng không nhất thiết phải về ngay, hãy về sau khi bạn tự khẳng định được mình trong môi trường tư bản, va trước khi bạn "về hưu" một số năm (kẻo người ta lại bảo bạn về dưỡng già)
    Chúc các bạn thảo luận vui vẻ.
    Khi nào mình sang lại Mỹ sẽ kể chuyện cho các bạn về "the road that leads me to the curent man". Mình may mắn hơn bác analyst vì còn bố còn mẹ, còn các cái đoạn vất vả khác thì chắc cũng không kém phần "long trọng". Mình đã từng là "ông nông dân thực thụ" ở tuổi 12-16, từng phải chở những bao tải sắn rất nặng trên đường đi học (cấp 3) . . . khi tốt nghiệp ĐH đi làm rồi thì có những lúc không có cả tiền ăn trưa (lương 189,500đ/tháng, năm, 1996) phải đạp xe về nhà mua chịu mì tôm của cô bán hàng đầu ngõ ăn tạm rồi đi làm tiếp . . .vvv.
    Mặc dù mình được lái oto ở Mỹ nhưng khi ở VN mình chưa từng sở hữu 1 chiếc xe gắn máy, thậm chí chưa có bằng lái xe gắn máy ở VN.
  10. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    aigu muốn thêm một ý nữa:
    Các bạn không cần thiết phải postpone cái việc yêu thương gia đình lại mới có thể "yêu quê hương" được. 2 cái này ko có "conflict of interests".

Chia sẻ trang này