1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ có là mảnh đất của cơ hội? Về những người đi tìm cơ hội ở Mỹ (xem từ trang 2). Nên ở lại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi mydream87, 20/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namcod

    namcod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2007
    Bài viết:
    1.066
    Đã được thích:
    0
    thế theo ý của bạn nói , họ làm vậy ko ảnh hưởng gì đến hình ảnh VN àh , bạn lầm to rồi đấy bạn ạh, suy nghĩ kỹ đi rồi sẽ thấy tác hại của nó . tui chỉ lấy vi dụ như thế này :
    nhà bạn có cái tiệm tạp hóa , tui tính đến nhà bạn mua ít đồ . đang trên đường đi tôi gặp 1 nhóm người đứng phản đối , sử dụng ngôn từ và hình ảnh ko lấy gì làm đẹp đẽ v về cái tiệm tạp hóa nhà bạn. thì tôi dám cá với bạn rằng 10 người tính ghé tiệm tạp hóa của bạn họ thấy điều đó 9 người phải suy nghĩ lại và 1 nửa số đó quay đầu xe lại. Hiểu sao thì hiểu tôi chi có thể giải thích thế thôi
  2. traitimvietnamchieu

    traitimvietnamchieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác đi xa qua rồi. Đừng tranh cãi về chính trị nữa. Mỗi người mỗi suy nghĩ. Topic này là về nước Mỹ và cơ hội. Các bác hãy nêu cơ hội thách thức, kinh nghiệm sống và làm việc, cách để có thể đến và tồn tại ở US. Còn cảm nhận về US thì tự suy nghĩ.
  3. theloveoflife

    theloveoflife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0

    Rất cám ơn về những thông tin nhiều chiều bổ ích
  4. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay mình xin trả lời vài ý của KP, mình cũng không muốn quote lại những cái chi tiết hay đi vào câu chữ của bạn, có nhiều cái facts bạn nói đúng, có điều cái điểm mà từ đó bạn nhìn cái facts đó thì khác với mình. Ở đây mình chỉ nói chuyện plan, vì bạn cứ hỏi cụ thể nên mình phải ví dụ vào một trường hợp cụ thể nào đó cho dễ, vì plan thì mỗi người mỗi khác, chuyên môn khác, hoàn cảnh gia đình khác, điều kiện công việc hiện tại khác nên plan người này ko thể áp dụng cho người khác.
    Nếu mà về VN làm kinh doanh, muốn làm được thì người đó phải có sự tìm hiểu thị trường, cộng đồng kinh doanh, môi trường kinh doanh, các qui định, luật, v.v.v.v họ phải keep track trong môt thời gian dài rồi mới quyết định là về thì làm cái gì, làm với ai hay làm một mình v.v.. Có khi bên này bạn làm cái này nhưng về bên nhà thì phải làm cái khác mới sinh lợi chẳng hạn . .v.v.v Nhiều tiền mà chỉ biết cắp ba lô về rồi mới tính thì chỉ có thua thôi. Hay là về theo cái kiểu "em ứ ở được nữa nên em phải về" thiếu sự chuẩn bị thì vẫn thua thôi. Ấy là với kẻ lắm tiền về làm biz.
    Về chuyện tiêu tiền và đóng góp qua thuế thì có lẽ nên bàn vào lúc khác, tuy nhiên mình có 1 kết luận thế này, người Việt Nam ở trong nước hoang lắm, (nhậu nhẹt bù khú suốt ngày), còn người Việt ở nước ngoài dù kiếm tiền có dễ hơn nhưng người ta tiêu tiền rất cẩn thẩn chứ ko thoái mái như bạn nghĩ.
    Còn kẻ về để làm thuê (như aigu đây chẳng hạn) thì trước khi về cũng phải xem làm cái gì, làm cho ai, cái cộng đồng cùng làm vấn đề với mình là ai? liệu có hợp tác được với nhau ko? (thời nay kiểu làm ăn standalone đâu có tồn tại được đâu). Keep track, networking . . blah blah, thậm chí trước khi bỏ việc bên này (hay bên bển) thì cứ phải về vài lần ngắm nghía chỗ nọ chỗ kia chán. Hơn nữa, khi bạn vẫn giữ chân ở bên này, thì bạn có cái thế hơn khi thoả thuận với người thuê bạn ở trong nưóc. và nhiều vấn đề khác nữa.
    Mình nói thế có nghĩa là, cái sự về của bạn là có sự so sánh với cái điều kiện hiện tại của bạn ở đây, nếu thấy chấp nhận được (mình ko dám nói tốt hơn, nhưng đôi khi cũng có) thì về.
    Như vậy nếu ông 50 tuoi có về thì ong y cũng có cái vị trí và cái thế của ông ý, chứ không phải cắp hồ sơ đi xin việc cùng với mấy chú mới ra trường.
    Thực tình mà nói, nếu có ý định về làm việc lâu dài tại VN (mà thực ra có làm ở đâu cũng phải thế) thì cần phải theo dõi lĩnh vực của mình dài dài, cố gắng networking để có mạng lưới bạn bè cùng ngành (trong và ngoài nước) tốt thì hãy về, ko thì có về cũng như kẻ ngoài cuộc, ko phải vì họ tẩy chay mình (như nhiều người tưởng thế) mà do mình tự chọn chỗ đứng cho mình như thế.
    Ngoài ra cũng cần có cái nhìn thông cảm hơn với những đồng nghiệp trong nước (có thế mới có quan hệ tốt) tự đặt mình vào their shoes xem có thể làm gì khá hơn không, v.v.v. chỉ trích không thôi thì dễ quá!
    Đọc bài của bạn BM thì mình thích nhất ở chỗ bạn ý đang ở nhà được lo cho mọi thứ nhưng khi phải "lăn lộn" thì bạn ý vẫn làm được.
    Còn chuyện cái tháp đôi và nhiều lính cứu hỏa chết thì nó nằm ở chỗ, người ta đã ko biết được là nó sẽ sập, nếu biết sẽ sập, họ không cho lính cứu hỏa vào để làm cái việc chả cứu thêm được ai nhưng lại chết thêm nhiều người đâu. Đây là Mỹ chứ có phải Iraq đâu mà có cảm tử quân!
    Còn nói thêm nữa về cái 9/11 thì sợ lạc đề nhưng mình thấy cái phim "Loose Change" (đạo diễn người Mỹ) phân tích có nhiều cái hay lắm! Nếu mình còn file thì sẽ share cho bạn nào quan tâm.

    Được aigu sửa chữa / chuyển vào 01:28 ngày 29/07/2007
  5. secretwishes

    secretwishes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2007
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Đây là lần đầu tiên post bài trong topic này nhưng mình đã đọc kỹ từng bài trong đây thấy mọi người tranh luận sắc sảo . Mình chỉ có ý kiến về việc quốc tịch Mỹ, hầu như g là do kết hôn nên mang qtịch chứ dân du học như mình thì cuốn khăn gói về wê sau kho tốt nghiệp . Chán.
  6. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Định tranh luận này nọ rồi lại thôi, biết cả rồi mà. Đi hay ở là quyền cá nhân mỗi người, chẳng thể kết luận đúng/sai 100% được.
    Có nhiều kiểu đi học, nhưng nổi bật có 2 kiểu đối lập: nhiều người học cực giỏi đi nước ngoài; nhiều người học cực kém đi nước ngoài. Thế thì đừng vội phán xét/và cảm thấy bất hạnh thay cho ai vội. Có không ít bạn, nhận tiền đi học từ những nguồn "không sạch" lắm (tớ không ám chỉ ai trên này đâu nhé :D), thế mà vừa đứng ở lằn ranh đường biên giới quốc gia, đã xổ ra một tràng rồi là thế nào??
    Chẳng biết các bác ra sao, chứ tớ đi công tác quanh quanh trong nước thôi mà đã thấy nhớ gia đình, vợ con rồi.
    Nhiều người ở "miền đất hứa" đến lúc già (cái này khỏi cần dẫn chứng nhé, trên google ấy), ngẫm nghĩ lại mới thấy sao mà thèm được ngửi cái mùi ngai ngái của rơm rạ đồng quê đến thế; không biết có bạn nào đã từng nướng châu chấu ăn mùa gặt chưa.
    Nói thế nhiều bạn sẽ cười, tớ cùng cười, nhưng có lẽ vì tớ thuộc kiểu người hướng "quốc nội" đến cái "nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người" nhiều quá.
    "Bác kính yêu" của các bạn và tớ cũng đi nước ngoài đấy thôi. Nhưng trong suốt thời gian "bôn ba" ấy, vẫn canh cánh nghĩ về quê hương; và khi trở về thì đúng là "xây dựng đất nước ngày một tốt đẹp hơn" thật, chứ không nói suông.
    Ai làm được thế, tớ vỗ tay chân ủng hộ.
    @analyst, không biết anh có nghiên cứu cái gọi là văn hoá pháp lý không, hoặc là nghiên cứu luật dưới những góc nhìn văn hoá, triết học... không? Cái đó sẽ gợi ra một cách nhìn "cảm thông" hơn về ý thức tuân thủ pháp luật của người dân VN mình. VN cũng nghiên cứu/tiếp thu common law nhiều đấy chứ, và cũng nên lạc quan đôi chút, về cái gọi là "lẽ công bằng", quyền tự nhiên, quyền con người ở trong nước; thực tế cũng không đến nỗi tệ như anh nghĩ đâu.
    Xin nói thêm ngoài lề, hiện đang có trào lưu nghiên cứu cái gọi là Sự hạn chế quyền lực nhà nước, trên cơ sở (có lẽ quan trọng) là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước Mỹ (những luân văn về vấn đề này có lẽ chưa nhiều lắm). Hy vọng sẽ được trao đổi sâu hơn với anh, nhưng ở một chủ đề khác.
  7. aralle

    aralle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Thật thú vị vì được đọc những trãi nghiệm qua câu chuyện của BM, những phân tích sâu sắc của Aigu , ..., và em cũng chia sẽ với chị BM về những khó khăn và thành công mà chị đã đạt được. Em cũng ấp ủ một giấc mơ MBA, được sống, học tập và làm việc ở Mỹ, hay một nước kiểu mẫu phương Tây nào đó. Chỉ còn 2 học kỳ nữa là em tốt nghiệp đại học ở VN rồi. Em đã thật sự mệt mỏi với cuộc sống ở VN; không hoàn toàn ở xã hội, môi trường học tập, hay công việc mà chính bản thân em cảm nhận điều đó. Em muốn đi thật xa, đến một nước tiên tiến để có điều kiện phát triển, và mở rộng tầm mắt - thay vì nhìn thế giới từ vị trí VN. Em muốn giúp gia đình mình nhiều hơn bây giờ...Không giống như những bạn khác, trong tương lai em sẽ phải tự support cho mình ở đất người, vì vậy e cũng ý thức được cực kỳ khó khăn. Bài viết của chị BM đã giúp động viên và giúp em ra rất nhiều chuyện, cảm ơn chị.
    Được aralle sửa chữa / chuyển vào 02:07 ngày 10/08/2007
  8. online143

    online143 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Đất Mỹ không phải là thiên đường, nó chỉ hơn Việt nam và các nước khác vì nó phát triển hơn. Nó cũng có người xấu và người tốt, nó cũng có những người nghèo, người tàn tật, có điều là họ được đối xử tốt hơn vì nền giáo dục và kinh tế phát triển hơn.
    Có nhiều người thấy nước Mỹ qua phim ảnh và những lời kể lại rồi ước mơ sang nước Mỹ. Ở đâu cũng vậy, miễn là bạn có cuộc sống tốt và có công ăn việc làm ổn định với đồng lương cao là tốt rồi. Ở VN, với ưu thế ngôn ngữ, bạn dể dàng xin việc với công việc phù hợp hơn nếu bạn đã tốt nghiệp đại học.
    Bạn hãy tưởng tượng xem, bạn sẽ phải học lại tất cả khi sang Mỹ, bằng cấp bỏ hết, bạn có đủ tiền để học không?? chưa kể là tiếng Anh có đủ để học hay không??
    Xin đi làm để kiếm tiền học ?? Xin việc gì đây?? Tất cả công việc ở đây đòi hỏi skillfull chứ không phải bằng cấp, rửa chén rửa bát cũng phải làm thật nhanh và sạch để có đồng lương hằng tháng. Thời tiết ở Mỹ khắc nghiệt hơn ở VN nhiều, cần phải có sức khoẻ để làm việc chân tay nếu cần thiết.
    Tôi không nói rằng nước Mỹ là xấu, nhưng nó không phải là thiên đường như nhiều người nghĩ.
    Dù sao tôi chúc các bạn may mắn và có nhiều nghị lực để thực hiện mơ ước của mình.
    -------------------------------------
    http://www.myvietbiz.com
  9. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Nếu muốn thì vẫn có cách đấy bạn ạ, nhưng cần nỗ lực nhiều. Chắc bác Analyst ở đây sẽ biết rõ hơn, nhưng theo aigu hiểu thì dân du học có thể apply greencard theo một trong 2 CAT sau:
    1- Employer based (phải làm OPT-->H1B--> greencard)
    2- National interest (từ bất kể visa gì cũng có thể chuyển thành greencard)
    Hôm cuối tuần mình vừa gặp 1 anh có greencard ở diện (2), ông ý thuê luật sư làm ngay tu luc còn là F1 (phD student) và có offer postdoc, tuy nhiên việc đó xảy ra trước năm 2000, ko biết hiện giờ thì có dễ thế không
  10. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Hi mọi người. Vào đây đọc nhiều ý kiến thấy cũng rất hay của tất cả mọi người. Câu hỏi về hay ở là câu hỏi muôn thủa dành cho mọi du học sinh, cho dù lúc bước chân đi ý định của họ là như thế nào nữa. Tuy thế những người từ đầu đã có ý định ra đi không trở lại thì nhìn chung là sẽ không trở về, mặc dù một đôi lúc cũng có những mối trăn trở hoài hương. Những người lúc đầu có ý định trở về mới gọi là "rách việc". Năm đầu tiên là những năm nhiệt huyết nhất - người sinh viên tràn đầy tự tin và mong muốn cống hiến cho đất nước. Những năm sau này, càng gần ngày về mới càng chất chồng tâm sự. Những khó khăn ở nơi quê nhà đã được các bác ở đây phác hoạ khá đủ (cần nhận xét thêm rằng ở đây ý kiến của các bác đã ở lại rồi thì nhiều mà ý kiến của các bác đã về rồi thì lại không thấy!):
    - Tình trạng pháp luật ở Việt Nam rõ ràng là yếu kém hơn rất rất nhiều so với Mỹ. Cho dù ai đó có thể biện hộ rằng cái gì cũng tương đối, nhưng mà luật của Mỹ nó ở xa hơn Việt Nam rất nhiều trên cái bậc thang tiến bộ. Còn phải rất lâu nữa chúng ta mới đuổi kịp họ, ấy là nếu chúng ta quả thực có nỗ lực để bắt kịp người ta. Từ tình trạng pháp luật này (nói đúng hơn là những cái sâu xa hơn cả pháp luật) cho nên nó đẻ ra đầy đủ những khó khăn khác làm rối lòng người xa xứ.
    Vậy thì tại sao người ta lại muốn về? Ít nhất tôi được biết có những lý do sau đây:
    - Do lòng nhiệt huyết muốn đóng góp cho quê hương.
    - Do tình cảm gia đình, bè bạn, các mối quan hệ xã hội.
    - Do vấn đề văn hoá. Thực tế là các sinh viên sang đây học từ cấp 3 thì hoà nhập rất nhanh, còn các sinh viên sang đây sau khi học đại hoc ở Việt nam thì hoà nhập chậm hơn rất nhiều. Ở mặt nào đó có thể nói là mãi mãi không hoàn toàn hoà nhập nổi "100%".
    - Do những cơ hội và thách thức ở Việt Nam.
    Về pro và con của từng điểm thì các bạn phân tích nhiều rồi. Ở đây tôi chỉ xin đóng góp một điểm mới hơn một chút. Đó là LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ VỀ MỘT CÁCH THÀNH CÔNG NHẤT?
    Trước hết cần nhìn nhận rằng về nhà không nhất thiết phải làm cho nhà nước, cũng không nhất thiết phải tự mở công ty. Làm nhà nước quả thực là hơi phí còn mở công ty thì không phải ai cũng làm được ngay. Việc đi làm cho các công ty "ngoài" ở Việt Nam hiện nay là rất khả thi. Thị trường việc làm ở Việt Nam hiện đang rất khát những lao động có kiến thức, có tay nghề. Điều đáng nói là bạn phải xác định rằng về VN lương bao nhiêu thì bạn hài lòng? Tôi biết một cô gái sinh năm 80 sau khi đi học 2 năm ở đây về nhà với bằng master of economic (cách đây 2-3 năm) kiếm việc khởi điểm trong khoảng $200-$500 gì đó. Sau một năm lương tăng lên gấp đôi, về chức vụ thì nhanh chóng cũng tăng lên làm một lãnh đạo nho nhỏ dưới tay có độ mươi người. So với đi làm ở Mỹ thì lương như vậy là thấp, nhưng giá cả ở Việt Nam rẻ hơn nhiều, vả lại một năm mà lương tăng khoảng 100% thì quá hiếm, sau một năm lên làm manager ở Mỹ cũng rất rất khó trừ khi mình làm cho cty nhỏ đang phát triển nhanh. Điều đáng nói hơn là trong khoảng thời gian đó vẫn có thời gian mua lại vài công ty nho nhỏ, chỉnh đốn một thời gian bán lại cho người ta cũng là cách kiếm lời. Kết luận là ở Việt Nam cơ hội rất rất nhiều, chỉ cần nắm bắt cơ hội tốt và chăm chỉ (không chỉ ở Mỹ, ở Việt Nam thành công cũng đến với những người chăm chỉ lao động và dám nghĩ dám làm). Một trường hợp khác là bà xã của tôi về nước chỉ định là về chơi thăm gia đình trong 1 năm thôi, nhưng mới về có 1 tháng cũng đã kịp interview đến 4 cái job rồi, một cái là của Sing họ trả lương cũng vào khoảng "5 con số" :D - đối với một người mới ra trường hầu như chưa đi làm thì lương khởi điểm như vậy là không nhỏ, và lại công ty start up cho nên cơ hội thăng tiến khá nhiều tuy cũng risky nữa.
    Tuy vậy điều cần phải nhớ khi bạn định về là vấn đề "sock văn hoá". Vấn đề "sock văn hoá ngược" thật ra cũng trầm trọng và stressful không kém so với lần sock văn hoá khi bạn mới ra nước ngoài. Lý do như mọi người đã nêu ở trước, như là tác phong làm việc, luật pháp, rồi mức độ tôn trọng sự riêng tư... Vì thế nếu bạn muốn trở về Việt nam thì lúc nào cũng phải tranh thủ giữ những quan hệ với những người trong nước (ý tôi nói là quan hệ theo nghĩa tích cực, mà nói chung người ta vẫn gọi là networking vì networking là không thể thiếu cho dù bạn ở Việt Nam hay là ở Mỹ). Thứ hai là phải cập nhật tin tức trong nước nhất là những tin tức liên quan đến ngành học của bạn. Thứ ba là chọn ngành học cho phù hợp. Thế nào là phù hợp thì nó tuỳ thuộc nhiều vào mỗi cá nhân. Chẳng hạn nếu bạn là người thích take risk thì có thể bạn sẽ học về năng lượng nguyên tử chả hạn, với ý nghĩ rằng trong 10 - 20 tới Việt Nam chắc chắn sẽ cần những ngành này. Là một người thiết thực hơn và muốn an toàn hơn thì bạn có lẽ sẽ tránh mọi môn khoa học cơ bản và đầu tư vào mấy nghành hoá sinh, điện tử, tin học,.... Thứ tư nữa là sau khi về nên tiếp xúc với những du học sinh giống như mình. Hiện nay ở Việt Nam du học sinh đã trở về không phải là quá hiếm. Nếu bạn may mắn đi làm cùng với vài cựu du học sinh thì quá tốt. Nếu boss của bạn mà là cựu du học sinh thì lại càng hay nữa. Mà điếu này hiện ở Việt Nam, xin nói lại, cũng không quá hiếm.
    Cuối cùng là phải đặt ra một kế hoạch cho sự trở về. Ở trên đã có bạn đề cập đến chuyện nếu không có kế hoạc mà chỉ "không ở được thì về" thì sẽ rất dở. Kế hoạch này có lẽ nên bao gồm một lộ trình mấy năm thì sẽ về, bao giờ sẽ bắt đầu tìm việc ở nhà, tìm ngay khi còn ở đây hay là về rồi mới bắt đầu tìm... Vấn đề tài chính thì ra sao? Khi bạn về thì có những con đường nào cho bạn - kiếm việc với lương bao nhiêu thì vừa? Khả năng mở một công ty ra sao...
    Nói thêm một chút về vấn đề tài chính. Nếu như bạn đã đi làm ở đây cho dù là vài năm thì khi về nhà chuyện tiền bạc sẽ khác rất nhiều. Thứ nhất nếu đã đi làm ở Mỹ vài năm thì về nhà có nghĩa là làm lại từ đầu. Mà cái đích muốn làm vài năm ở Mỹ là rất rõ vì như có bạn đã nói học phải đi đôi với hành (mặc dù với cô gái tôi ví dụ ở trên vị tất đã thế, chỉ học có 2 năm ở đây chưa có thực hành nhưng bắt đầu thực hành ở Việt Nam cũng có cái hay của nó, về mặt kiến thức và tác phong thì rõ ràng là nổi trội so với lao động trong nước nhờ được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp hơn). Với bản thân tôi là một người đã có gia đình thì tôi nghĩ một trong hai chúng tôi sẽ về Việt Nam trước khoảng 1 năm. Như vậy thì trong khi một người đang làm quen với môi trường trong nước thì người kia vẫn có thể đi làm kiếm thu nhập mạnh ở Mỹ (vì nếu cả nhà về một lúc thì rất stressful trong lúc chưa kiếm được việc, cho dù là bạn có mang bao nhiêu tiền về đi nữa). Đến khi một người đã ổn định thì người kia sẽ về sau có lẽ như vậy thì sẽ đỡ sock hơn nhiều :).
    Được masktuxedo sửa chữa / chuyển vào 06:15 ngày 11/09/2007

Chia sẻ trang này