1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ có là mảnh đất của cơ hội? Về những người đi tìm cơ hội ở Mỹ (xem từ trang 2). Nên ở lại Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi mydream87, 20/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PoKePeKo

    PoKePeKo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ e chưa ở đất Mỹ nên e không hiểu kỹ điều kiện sống nhưng đối với người già thì tiền bạc lúc đấy không quan trọng nữa, chủ yếu là tình cảm và sự gần gủi con cháu.
    Và khi đã lớn tuổi thì người ta thường nghĩ đến cống hiến cho đất nước hơn là lợi ích cho riêng mình.
  2. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Thật ra, những câu nói đầu môi như "già thì vào viện dưỡng lão" hay "qua Mỹ cày như trâu" là cách nói vui có thêm một chút mỉa mai, nhưng qua nhiều người nói thì lại bị nghĩ bị chệt đi, làm nhiều người tưởng đó là sự thật.
    Đúng là viện dưỡng lão có khắp nơi trên đất Mỹ, vào đó đúng là chờ chết. Nhưng nghĩ thêm chút nữa, bộ nằm ở nhà là sống dài hơn? Những viện dưỡng lão rất tốt cho những người già cô quạnh, không con cái hay con cái không còn ở chung vì lý do nào đó. Tuy nhiên, người già vẫn có quyền ở riêng nếu họ muốn, như bạn cô đẹp giải thích ở trên.
    Cũng như "Ở Mỹ cày như trâu", ở nước khác thì cũng ... cày bở hơi tai vậy. Điều khác nhau ở chỗ những người mới nhập cư, thấy mình mới đến, còn thua kém nhiều người về vật chất, kiến thức cũng như sự hội nhập. Nên bỏ ra sức lực, thời gian nhiều hơn dân bản xứ và người đã định cư đã lâu để mau chóng bắt kịp họ. Lúc mới qua, KK nhìn những người qua trước, thấy họ chạy xe đẹp, nói tiếng Anh "như gió", ở nhà mua... Cũng ao ước như họ, nhưng ít chịu nghĩ đến là mình không thấy họ lúc mới qua cũng có những cảm giác như mình. Lăn ra "cày", học, hùng hục mỗi ngày 10-12 tiếng, có lúc làm 3-4 công việc 1 lúc. Đến lúc "bằng người ta", và cũng đến lúc thấy "Làm cho nhiều chi dzị ta?" Và đổi suy nghĩ, thay vì cày, cứ tà tà như thiên hạ cho nó sướng! . Âu cũng là sự tranh đua rất bình thường và hợp lý của cuộc sống. Chỉ khác là ở xứ sở này, nếu mình "cày như trâu" thì khoảng cách với "thiên hạ" được rút lại nhanh chóng, còn ở những nước khác, nhiều người ra sức cày cả đời nhưng không phải lúc nào cũng được như ý.
  3. PoKePeKo

    PoKePeKo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    E mới đọc bài trên vnexpress có nói là ở Mỹ cho giáo viên dùng súng. Thế ở Mỹ mọi người mua súng dễ lắm hả bác?
    E thì sợ súng ống lắm, nghe nói đến súng đạn là e run rồi!
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn đúng với câu "trẻ người non dạ" chưa học bài thứ nhất của môn
    Tâm lý. Bài này dạy rằng, phàm là người sống trên đời, yêu cầu thứ
    nhất là ăn ở, thứ hai là an toàn, thứ ba là vui chơi, rồi sau đó mới
    là danh vọng, lý tưởng.
    Bạn hãy nhìn đứa bé mới đẻ: Nó khóc đòi bú, muốn thay tã (đòi hỏi thứ
    nhất); nó khóc khi không thấy mẹ (đòi hỏi thứ hai; Nó không cần vui
    chơi, danh vọng, lý tưởng.
    Bạn hãy nhìn đứa trẻ bụi đời: Nó đâu cần lý tưởng gì cao đẹp?
    Những đứa trẻ có lý tưởng phục vụ nhân dân và đất nước là những đứa
    có cha có mẹ, được đi học, cuộc đời trước mặt thênh thang bằng phẳng .
    Còn tôi thì sao ? Tôi bỏ ViệtNam trốn ra nước ngoài, vì chưa có điều
    kiện cho đòi hỏi thứ nhất. Tôi làm quần quật mà chưa đủ tiền mua gạo.
    Đến Mỹ, đi làm để đủ ăn, và đủ tièn thuê nhà thì dễ, nhưng chưa đủ
    tiền ăn chơi như đi du lịch khắp nơi trên trái đất, vào sòng bài đánh
    bạc, vân vân, nên tôi cũng không có lý tưởng hy sinh hay cống hiến,
    dù chỉ vài đôla, cho nước Mỹ, là đất nước đang cưu mang tôi.
    Đến bây giờ tôi già rồi, chỉ còn lý tưởng phục vụ các con tôi, mong
    sao chúng khôn lớn, học lấy cái bằng bác sĩ Y khoa để kiếm nhiều tiền
    hơn, đỡ vất vả như tôi chỉ có bằng đại học vào cuối đời.
    Hãy nhìn vào người già, xem có ai có lý tưởng phục vụ nhân dân ?
    Còn chuyện họ muốn được tình yêu của con cháu ? Họ sẽ được con cháu
    yêu mến khi còn sức khoẻ trông con cho họ để họ đi làm, đỡ được một
    món tiền gửi con vào nhà trẻ . Đến khi họ không đứng được nữa, vào
    cảnh "giường *** chiếu đái" thì nên vào nhà dưỡng lão, để đôi khi con
    cháu nhớ đến, còn bỏ ra vài giờ để lái xe đến thăm họ . Họ mà nằm lỳ
    trên giường ở nhà, liệu con cháu bưng bô rửa đít hàng ngày có còn giữ
    mãi tình yêu với họ được nữa hay không ?
    Chưa nhìn thấy quan tài thì chưa rớt nước mắt .
    Đến lứa tuổi 60 như tôi, bạn sẽ có cảm giác mỏi mệt mà thời trai trẻ
    không có, và "cái chí tứ phương vẫn còn hăm hở" của bạn sẽ nhụt đi,
    chẳng còn lý tưởng phục vụ nhân dân nữa đâu.
    Bạn cũng nên biết Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập ở vào lứa tuổi
    bốn mấy, chứ không phải đọc trong nhà dưỡng lão đâu nhé.
    Còn chuyện súng ống ở Mỹ thì như thế này:
    Rất nhiều tỉnh lỵ có tiệm bán súng, và ai mua súng cũng được. Có điều
    súng mua xong thì phải có giấy phép mang súng mới được cầm về nhà.
    Không có giấy phép này thì bị bắt về tội mang súng không giấy phép và
    tội này có thể bị phạt tịch thu súng, đền tiền phạt, và ngồi tù.
    Nói chung ở Mỹ có rất nhiều luật áp dụng cho nhiều thứ . Sống giản dị
    thì đỡ rất nhiều luật . Ví dụ không hút thuốc thì đỡ phải tìm chỗ
    được phép hút thuốc mà rít vài hơi khói cho đỡ ghiền . Ví dụ không lái
    xe thì đỡ học luật, thi lấy bằng lái, và tuân theo luật lái xe . Ví dụ
    không mua nhà, chỉ ở nhà thuê thôi, thì không phải theo luật cho các
    chủ nhà phải quét dọn quanh nhà sạch sẽ gọn gàng, xúc tuyết mùa đông,
    cắt cỏ xén cây mùa hè, vân vân .
    Còn chuyện giáo viên được mang súng vào trường học là chuyện nực cười,
    kể ra cho vui mà thôi. Cũng như chuyện bác sỹ vào bệnh viện phải mang
    theo lựu đạn và súng tiểu liên vậy.
  5. FireIce

    FireIce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rồi mới đọc đuợc 1 bài viết hay hay thế này trên box Mỹ.
    Fireice thấy bác khikho cũng khá kiên nhẫn khi vào post bài , giải thích này nọ, em thấy đa số bà con đọc mấy posts trên đây thì im luôn hoặc chẳng vào nơi này nữa.
    Hi vọng có thêm nhiều chia sẻ từ mọi người.
    ---------------------
    Chỉ khác là ở xứ sở này, nếu mình "cày như trâu" thì khoảng cách với "thiên hạ" được rút lại nhanh chóng, còn ở những nước khác, nhiều người ra sức cày cả đời nhưng không phải lúc nào cũng được như ý.
    [/quote]
  6. TieuPhungThien

    TieuPhungThien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi xin thông tin 1 số trường DH ở Mỹ ko yêu cầu diploma với!Em cam ơn nhiều ah!
  7. PoKePeKo

    PoKePeKo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Dân gian ta có câu: " gừng càng già càng cay" và bác CoDep quả là như vậy. Sư từng trải đã làm bác có sự cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc. Cảm ơn bác nhiều!
    Ở Mý bao nhiêu tuổi là vào tại dưỡng lão ha bác? Tui thấy ngoại của đứa bạn gần 70 nhưng vẫn đi làm phò phò mà.
  8. PoKePeKo

    PoKePeKo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Ở Mỹ làm gì có yêu cầu diploma hả chủ? Chú nên qua Box Úc mà hỏi vì ở Úc mới yêu cầu.
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi không biết bao nhiêu tuổi thì vào Nursing home .
    Riêng người Việt rất ít vào nursing home .
    Có lẽ họ sẽ bị đưa vào Nursing home khi họ còn sống mà không thể đi
    lại được nữa . Mấy bà bạn tôi chừng hơn 70 tuổi vẫn ở nhà mà nhà
    nước cấp, tự đi bộ, đi xe bus mua đồ ăn về nhà nấu lấy . Thỉnh thoảng
    nghe nói đi bệnh viện chữa chạy hay đi mổ . Thế mà lúc về lại vẫn ở
    nhà, tự chăm sóc được mình, chưa vào nursing home . Một ông bạn còn
    đang khoẻ mạnh, ở chung với một bà khác trong nhà nhà nước cấp, bỗng
    chết mà không biết nursing home là gì bao giờ.

Chia sẻ trang này