1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dân Phượt là những kẻ ích kỷ

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi alfomega, 20/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zorzo

    zorzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    1.233
    Đã được thích:
    16
    Cái nhà cô cậu này lèm bèm cái gì thế?
    @alfomega: mọi người không bảo bạn là bới móc tỉa tót gì gì đâu, chỉ có điều đôi khi hãy nhìn nhận sự kiện bằng mộc con mắt khác, góc nhìn khác đi chứ. Đã đành có những hiện tượng về những người du lịch như bạn nói, nhưng đó không phải là phổi biến, càng không phải bản chất ích kỷ như bạn đang nâng tầm. Cách đặt vấn đề phụ thuộc vào chính Đôi mắt của Nam cao. Hãy nhìn vào mặt tích cực của sự việc, hãy mở rộng tấm lòng, và có thể bạn sẽ có những cách nghĩ và hành động khác, sẽ hài lòng hơn với chính mình trong những chuyến đi.
  2. tvquang2005

    tvquang2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Nói một đằng hiểu một đằng. Hay ghê
    to Alfomega: chị Linhevil là phụ nữ nhưng lại chỉ muốn tiu qua ngọn cỏ lau nên đừng có khiếu nại chị ấy làm gì
    Được tvquang2005 sửa chữa / chuyển vào 23:13 ngày 21/03/2007
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    xóa
    Được chitto sửa chữa / chuyển vào 23:35 ngày 21/03/2007
  4. Kawanon

    Kawanon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
  5. cuoptrengianmuop

    cuoptrengianmuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    hì hì.... cả alfomega và Linhevil nói đều rất đúng. Có chăng chúng ta tự buộc nhau vào cái từ ...dân phượt... và đều cho là bài viết nhắm vào mình.
    Dù sao cũng có người thế này, thế kia, dân phượt cảm nhận về sự việc theo cái vốn sống, vốn hiểu biết của họ.
    Bạn có thể kêu gọi dân phượt cố gắng hơn vào các hoạt động xã hội (với lợi thế hay đi lại nhiều nơi, lấy tư liệu để tìm các tổ chức xã hộ nào đó...) nhưng không nên buộc tội dân phượt như thế.
    Đành rằng tôi nghĩ ối người chúng ta, chả phải dân phượt đúng nghĩa (như các bạn định nghĩa) nhưng khi đọc bài này cũng thấy xót xa và cảm nhận riêng của họ.
  6. hoangbquang

    hoangbquang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    1.522
    Đã được thích:
    1
    Bài này chú loop viết ở topic Tôi có ích kỷ lắm không anh?
    Tôi chuyển sang đây cho trùng chủ đề
    ------------------------------------------------------------
    Nhân dịp có một người nói dân phượt là ích kỷ, cũng có một bức thư xin gửi tới các bạn. Bức thư này viết cũng được một thời gian rồi nhưng thấy ngại nên không dám post lên. Và từ Anh xin được dành cho tất cả các bạn trên box.
    CON ĐƯỜNG NGÀY ẤY BÂY GIỜ
    Anh thân mến
    Tôi đang sợ anh ạ. Có lẽ tôi là một gã ích kỷ.
    12h giờ trưa ở đỉnh đèo Khau Phạ. Chỉ cần một tiếng bốn lăm phút, không hơn không kém, tôi đã tới đây, từ thị trấn Mù Căng Chải mà xưa kia trong sách vỡ lòng được dùng như một trạng từ chỉ nơi chốn xa xôi hiểm trở. Kì lạ là giữa mùa đông nhưng miền Bắc lại đang chịu một trận nóng khủng khiếp. Con đèo với bao huyền thoại về sương giăng mắc võng, hơi lạnh ngun ngút, giờ bỗng bẽn lẽn nép mình dưới cơn gió hầm hập từ xuôi thổi lên. Đường 32 tráng nhựa phẳng lỳ, ta luy âm ta luy dương được kè và xén gọn ghẽ, nên vì thế rừng cứ lùi tít ra phía sau. Tôi ghé tai vào đường hộ lan chạy sát mép vực, cố gắng tìm và nghe một chút gì gọi là tiếng vọng thiên nhiên, rồi để thấy những tiếng u u vô nghĩa. Đứng trơ ra giữa đường thiên lý và bỗng nghèn nghẹn trong cổ họng.. Chợt thèm cái cảm giác co ro trên đỉnh đèo năm nào. Sau 4 tiếng vật vã với con đường nhão nhoét và tù mù đi trong đám sương đặc quánh, chúng ta chinh phục được Khau Phạ, rét quá nên phải vào nhà một người Mông xin đốt lửa sưởi ấm. Ông chủ nhà tốt bụng lôi chăn đệm ra cho mấy cô người Kinh quấn vào đỡ rét. Cả lũ pha chè nóng trong cái gáo bằng gỗ thông được gia chủ gọt đẽo rất cầu kỳ. Ngay bên kia đường, vạt núi vẫn dằng dặc một rừng thông sa mu và sương quện chặt thành một đám mờ mờ và bí hiểm. Bất chợt rùng mình, ngợp và thấy mình nhỏ bé trước thiên nhiên.
    Quên chưa kể với anh. Có lẽ đã lâu anh không tới Mù Căng Chải. Mù Căng Chải giờ khác xa những gì anh có thể tưởng tượng. Vẫn phố huyện chạy dọc con suối, nhưng hoành tráng hơn nhiều và đã có vài nhà nghỉ tư nhân mọc lên, xanh đỏ lòe loẹt. Xe máy đỗ đầy đường, nhà khách huyện thì to khủng khiếp, xây khung nhôm kính, phòng nào cũng lát và ốp gỗ Pơ Mu. Cô em lễ tân người Mông nhà ở mãi trong Nậm Khắt giáp Mường La, có cái tên lộng lẫy chả kém dưới xuôi Giàng Thúy Kiều, tai đeo Ipod còn tay thì nhí nhoáy nhắn tin điện thoại di dộng cho bạn trai, đang làm thầu xây dựng ở xã. Sáng ngồi đầu chợ huyện ăn sáng uống cà phê lại còn nghe loáng thoáng chuyện cổ phiếu mới khiếp chứ anh.
    Tú lệ giờ sầm uất hẳn lên. Hàng xôi lạc dưới gốc tre dẹp rồi anh, thay vào đó là một quán nhậu to đùng, cửa kính sáng choang và biển đề: Đặc sản thú rừng. Tôi cũng cố kiếm nhưng hình như người ta không còn bán xôi lạc nữa, và xôi thổi thì vừa khô vừa cứng chứ ko dẻo và mềm ngọt đầu lưỡi như xưa nữa. À, cái mó nước nóng mà lần trước tụi mình chụp không biết bao ảnh khỏa thân của các cô gái Thái ấy, giờ được xây lên thành nhà tắm, nam riêng, nữ riêng, có phòng thay đồ, bồn ngâm bùn, và thu vé anh ạ.
    Hôm trước nghe anh bồi hồi nói về Sông Mã, nơi tôi, anh và biết bao anh em lần đầu gặp gỡ quen biết, để sau đó thành tri thành kỷ. Con đường vào Sông Mã giờ mở thành hai làn, nghe người ta kể trong bốn năm phải sửa 5 lần, chả biết vì thiên nhiên quá khắc nghiệt, vì người ta xây thiếu trách nhiệm, hay vì không quản lý chặt chẽ khi sử dụng ( cho xe siêu trường, siêu trọng chạy ) nên nhiều chỗ đất vẫn pha đá và lổn nhổn ổ trâu ổ gà, nhưng nó đã là một con đường thật sự, chứ không phải là sợi chỉ vắt ngang sườn đồi mà hồi ấy tôi và anh cứ thắc mắc không hiểu chủ tịch huyện đi họp trên tỉnh bằng phương tiện gì để có thể qua đây. Nà ớt giờ đã lẫn trong xóm trong làng mọc như nấm ven đường. Hôm đó hình như chúng mình phải mất cả buổi sáng để đến được đây từ thị xã Sơn La. 40km cho 5 tiếng, anh có nhớ tới nơi chúng ta mệt phờ phạc và hoảng hốt khi nghe ông chủ nhà chúc mừng vì đã hoàn thành 1/3 quãng đường. Nhớ rằng con đường đến Nà Ớt thì trông như bị cụt, dù thực ra nó lao xuống một con suối sâu, mất hút trong làn nước lạnh để rồi ngoi lên bên kia bờ và tiếp tục hành trình của nó. Nhớ rằng chúng mình quá đói vì ai cũng chỉ có trơ khấc một gói mì không người lái. Ông chủ nhà khoát tay chỉ đàn gà trước cửa và tuyên bố bắt được con nào tao cho luôn mà làm thịt. Chó và lợn lấy đường làm sân chơi và lăn ra tắm nắng.
    Anh có nhớ bạn của chúng ta, một chàng trai mà mai kia thôi sẽ trở thành người chồng mẫu mực, đã hùng dũng tuột giày và lao xuống dòng nước lạnh 5-6 độ để bế từng cô gái vượt suối. Chỉ một đoạn chừng 50 cây số mà chúng ta gặp không biết bao nhiêu là ngầm, rồi lần lượt các tay lái lão luyện đều chào thua và tối đến lại chen nhau bên bếp lửa sấy giầy. Anh có nhớ trời sập tối rất nhanh, con suối bỗng trở nên mênh mông hiểm ác, ánh đèn pin loang loáng mặt nước hắt lên những tia sáng rờn rợn. Một vài người bạn lần đầu tham gia trót rụt rè tay lái nên đổ kềnh xe giữa lòng suối. Chúng mình chẳng kịp cởi giày lội phăng phăng xuống đỡ bạn. Nước lạnh chảy ròng ròng trên mặt, từ mũ xe, từ hành lý, từ mọi nơi trên người. Lạnh và đói nhưng tiếng cười vẫn rổn rảng. Ta xích lại gần nhau, tay siết chặt và hiên ngang bước tới, vì biết, có tôi, có anh và có những người bạn đang ở bên.
    Ngầm bây giờ thành cầu hết rồi anh ạ. Không còn có thể nhận ra những con suối vắt ngang vắt dọc nữa. Mà kể từ khi có cầu, suối hình như cũng ít nước hơn trước.
    Ngã ba Chiềng Khương Sông Mã, cửa khẩu sang Lào. Anh còn nhớ cả lũ chúng ta hăm hở, chỉ vài bước chân thôi sẽ vượt qua cột mốc biên giới, một chút cầu may thông lệ cho một năm xuất ngoại nhiều nhiều. Những cậu lính biên phòng còn trẻ nhưng mặt dạn dầy sương gió, cứ nằng nặc bắt vào đồn uống rượu, rồi nhiệt tình đẫn chúng ta leo qua đỉnh đốc sang nước bạn, chỉ cho chúng ta cánh đồng hoa thuốc phiện mọc rực rỡ. Anh có nhớ ánh mắt bùi ngùi tiễn biệt của họ khi nhìn chúng ta nổ máy và rời đi. Lần này ở Mường Lèo Sốp Cộp anh à, cũng vẫn những chàng trai biên phòng đó, nhưng họ đã biết tung biết hứng kiểu con buôn dưới xuôi, hòng moi được của chúng tôi càng nhiều tiền càng tốt. Những thủ đoạn rẻ tiền được lôi ra áp dụng như giả vờ gọi điện cho người này người kia, rút giấy bút ra khăng khăng đòi viết biên bản, chúng tôi biết và cười khẩy trong bụng nhưng cuối cùng thì cái lý thuyết: Cái gì có thể mua được bằng tiền thì nên mua đã thắng thế. Chúng tôi ra đi sau khi để lại một món tiền kèm lời cám ơn giả lả, gian dối và có thể nói là hơi tởm tởm. Đi mà bụng quặn đau anh ạ. Không biết chúng tôi làm thế có sai không.
    Đọc tới đây anh chắc sẽ tự hỏi: Thế cái gì còn lại đây. Vâng, duy chỉ có thị xã Lai Châu là đang đắm chìm trong giấc ngủ say anh ạ. Cũng không phải vì nó cố giữ bản chất thuần khiết, mà đơn giản vài năm nữa thị xã sẽ chìm sâu dưới lòng hồ thủy điện, nên nhà nước và dân địa phương chả ai còn thiết xây thiết sửa gì nữa. Một phần ba dân đã bỏ lên Phong Thổ hoặc về Điện Biên, thị xã hình như còn tĩnh mịch và hoang vu hơn ngày xưa. Cầu Hang Tôm vẫn đẹp kiểu lạnh lùng và xám xịt. Cầu Lai Hà đường vào Mường Tè giờ đã bê tông hóa, cầu treo cũ thì đập bỏ còn bãi cát dưới sông mà xưa kia anh T. bạn chúng ta đã cất công vẽ một trái tim lớn bằng cát tặng người vợ yêu đứng trên, giờ thì trôi mất đâu rồi. Đoạn sông Đà chảy giữa Sin hồ và Tủa Chùa vẫn đẹp và huyền bí như ngày nào, thi thoảng chúng tôi đi qua một khe núi mà ngước mắt lên thấy cao vời vợi. Núi vẫn ưỡn ngực, hiên ngang khoe bóng xuống sông, và rừng vẫn quằn quại quấn vào núi. Ở một quãng sông hoang vu tôi bắt gặp 2 chiếc thuyền đánh cá nhỏ xíu của mấy gia đình gốc Hòa Bình mò lên tận đây kiếm sống. Anh có thể tưởng tượng nổi không, ở cái chỗ tưởng chừng chỉ có núi, có sông có rừng làm bạn, trên cái thuyền bé tị tẹo chừng 2-3 mét vuông tôi thấy người ta nấu ăn bằng bếp ga, người ta giặt bằng Omo, rửa bát bằng Sunlight chè xanh. Anh Thưởng, người có cái thuyền 6 tấn chuyên tuyến Nậm Ma ?"Pắc Uôn, giọng buồn buồn kể với tôi rằng ngày xưa tuần nào cũng năm bảy chuyến hàng ngược xuôi, chạy không hết việc. Bây giờ nhà nước nó làm đường vào đến tận bản, xe 3 chân bốn chân ( xe tải lớn 8 bánh, 12 bánh ) chở hàng ầm ầm, thuyền giờ chỉ chở khách dọc tuyến hoặc lâu lâu vớ được đoàn khách du lịch thôi.
    Buồn thoảng qua vậy thôi nhưng Thưởng vẫn vui vì cuộc sống đổi thay anh ạ. Không chạy thuyền vận tải, Thưởng hùn vốn vào tàu đãi vàng trên sông. Mà tàu ở đây to và cơ khí hóa toàn phần, chứ không nhỏ và thủ công như cái chúng ta thấy ở sông Lam đâu anh. Nghe nói làm mất cả tỉ đồng, đóng dưới Hà Tây, thuê xe siêu trường chở lên đây. Gầu xúc cát dưới đáy sông chạy bằng động cơ xăng, phân kim bằng thủy ngân, rồi thuê cả kỹ sư hóa làm cho họ, ghê không anh. Có thuyền trong 1 tuần trúng hơn chục ký vàng. Đổi đời đấy. Thưởng cùng quê với anh và tôi đó, nhưng ở xuôi lam lũ quá nên phải bỏ lên đây làm ăn. Thấy kể cũng được. Tháng kiếm hơn hai chục triệu, trên này chi tiêu ít, nên để dành cũng ra tấm ra món anh ạ.
    Nhớ có lần anh bảo tôi Điện Đường Trường Trạm luôn là ước mơ, là mục tiêu phấn đấu của mọi xã vùng sâu vùng sa. Vâng, tôi vui biết bao nhiêu khi thấy những gia đình người Thái tối tối thay bằng tụ bạ bên bếp lửa thì lại dán mắt vào chiếc TV và tha hồ bình luận chuyện Tây chuyện Tàu. Nhà nào cũng có điện dù mấy cục sắt tuốc bin xù xì của thủy điện nhỏ đang phá nát vẻ nên thơ của dòng suối. Nếp nhà đất của người Mông giờ không còn xơ xác và trống hoác như xưa nữa. Đã có bàn gỗ ghế nhựa, trong nhà có gương soi lược chải, và mỗi sáng sáng anh chàng Mông bạn tôi hăm hở dắt chiếc xe Win tàu ra ngoài cửa, kiêu hãnh nổ máy rồi phóng ào ào trên con đường liên xã vắt vẻo trên triền núi. Bạn tôi đi nương đấy.
    Vâng, con đường đã mang đến cho những người bạn bé nhỏ của tôi nhiều thứ. Nhưng có lúc thật kỳ lạ, tôi chỉ mong nơi này bị lãng quên, và nhà nước cứ tiếp tục mải mê đầu tư cho dưới xuôi mà mặc cho miền núi sống và lớn theo cái cách bao đời của nó, hoặc thậm chí mấy cha chủ thầu xây dựng cứ tham nhũng hết tiền đi, để Sông Mã, để Mù Căng Chải, để Mường Tè của tôi vẫn mãi thế, vẫn thuần khiết, trong veo và mộc mạc tới mức xù xì
    Tôi có ích kỷ quá không anh.
    Let me take you far away, you like, a holiday !!!
    Gửi lúc 02:04, 22/03/
  7. ba_gia_bon_chen

    ba_gia_bon_chen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    4.332
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống vật chất không đo đếm bằng mấy cái can nhựa. Cũng không đo bằng thiết bị điện tử. Điều kiện cuộc sống không phải là cứ nhét tất cả những phát minh mới vào một ngôi nhà nghĩa là phát triển, nó là sự cân bằng giữa nhu cầu cuộc sống và sụ phát triển chung của xã hội
    Bạn không ngồi giữa Pù Luông để uống côca côla vì bạn không có nhu cầu uống côca, nó chỉ làm ra để thoả mãn sự thừa mứa của vật chất. Bạn cũng không ngồi trong căn nhà trình tường ở Đồgn Văn để xem phim HBO Holi hút đánh nhau pằng chíu....
    Họ cần những giá trị phát triển thực tế phù hợp với điều kiện sống, với văn hoá của họ...
    [/quote]
    Tớ ko phải là mem của box này nhưng thường xuyên đi ngang đây để tham khảo thêm thông tin. Và tớ rất thích cách đặt vấn đề của bạn chủ topic.
    Cá nhân tớ đồng ý với bạn chủ topic. Tớ thấy bạn Linh đi nhiều nơi, có nhiều trải nghiệm mà vẫn viết thế này thì thật đáng thất vọng. (Vì tớ đọc khá nhiều bài của bạn trên này và bên langven, và rất khâm phục bạn).
    Chúng ta là ai mà có quyền quyết định cho những người dân tộc cái nào là tốt, cái nào không tốt cho họ? Cho dù uống coca-cola là một thứ rất phù phiếm đi chăng nữa, hãy để cho họ được trải nghiệm những điều mới mẻ từ những thế giới khác, cũng như chúng ta (người miền xuôi và nước ngoài) muốn được uống nước từ nguồn suối trong lành vậy.
    Hãy để cho họ được tiếp xúc với những cuộc sống khác (xem TV hay xem HBO pằng chíu) và tự phán xét chúng có phù hợp với họ hay không?
    Nếu có thể, chúng ta chỉ nên cố gắng hết mình để giúp họ có được cuộc sống mà họ mong muốn, chứ không phải là cuộc sống mà chúng ta mong muốn hộ họ. Và bởi vậy, nếu họ có thích các chàng Jun Kim hay ăn hamburger đi nữa, chúng ta chỉ có một quyền duy nhất, đó là quyền tôn trọng ý thích (dù có thể là phù phiếm và nhất thời) của họ mà thôi.
    Và chúng ta rất ích kỷ vì chúng ta không muốn họ trải nghiệm tất cả những điều thú vị mới mẻ (với họ), chỉ vì chúng ta chỉ muốn họ tiếp tục sống như thế để chúng ta có thể tận hưởng cái thú vị mà cuộc sống hoang dã của họ mang lại cho chúng ta
    Được ba_gia_bon_chen sửa chữa / chuyển vào 10:06 ngày 23/03/2007
  8. tamlytrilieu

    tamlytrilieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Hãy để phụ nữ vs với phụ nữ. Vì họ mới có thể hiểu được nhau.
  9. LinhEvil

    LinhEvil Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    À chào bạn ba_gia tớ không viết bên Làng Ven, cũng chẳng chơi ở đâu ngoài Du Lịch.
    Quan niệm của tớ về sự phát triển như vậy, bạn không cần phải thất vọng vì tớ làm gì!
  10. platsmit

    platsmit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì chuyện ăn cỏ bợ cũng chẳng có gì đáng buồn quá cả. Ở nhà em mọi người rất mê món canh bồng khoai, nấu từ những mầm non của cây khoai ngứa (rau của nhợn rõ ràng ), đơn giản vì nó ngon. Trong trường hợp cỏ bợ chẳng có gì là khoái khẩu, thì đôi khi đó là điều ta cần phải chấp nhận. Trồng rau trên miền núi phần nhiều là rất khó khăn do điều kiện không cho phép. Em biết một phụ nữ người Hà Nhì ao ước cải tạo vườn rau của gia đình, để các con không phải ăn cải mèo suốt năm nay sang năm khác. Nhưng những nỗ lực_có trợ giúp của cô ấy chỉ đến mức vườn rau có thêm bí, và 1 loai cải khác- lại rau cải.
    Em không biết định nghĩa "dân phượt" như thế nào là đúng, như thế nào là sai. Nhưng theo như mọi người nói, họ có vẻ là kẻ vất vả trèo đèo lội suối, để kiếm tìm và say mê những vẻ đẹp- những giá trị khác biệt so với cuộc sống của bản thân họ. Như thế ah? Nhưng, người dân miền núi, trước khi là vẻ đẹp, là hoang sơ, là chất phác, la abc hay d để dân phượt đến ngắm nghía, họ phải là con người trước đã. Và vì thế, họ có quyền xây lại nhà bằng bê tông trát xi măng, tuy kệch cỡm trong mắt bạn, nhưng lại phù hợp với túi tiền của họ, và không lo sợ mùa đông sương muối thấm qua khe gỗ luồn vào nhà. Họ có quyền mua VCD Ưng Hoàng Phúc hay bất kỳ thể loại khác nào để thoả mãn nhu cầu giải trí của họ. Và xin đừng có bàn đấy là thứ âm nhạc nhảm nhí, vì chuyện sở thích và thẩm mỹ thì vô cũng. Hơn nữa, chả nhẽ bạn lại hy vọng họ tìm được Ella Fitz trong phiên chợ chủ nhật?
    Còn chuyện phát triển thế nào cho đúng, thì quả là vấn đề to lớn kỳ vĩ quá với em. Em là đứa ba phải, nên thấy cái quỷ gì trên dời này cũng đáng yêu hết, miễn là nó làm người ta hài lòng hơn với bản thân mình, với cuộc sống xung quanh mình. Một em gái người Mông ghìm nụ cười rạng rỡ bằng bàn tay xanh chàm thì yêu chết đi rồi, nhưng nếu cũng em đấy lại mặc áo sơ mi hồng, váy 3 tầng màu cháo lòng và đi tất thể thao thì lại yêu kiểu khác. Đâu phải chỉ có một cách để là một cô gái Mông đáng yêu nhỉ?
    Ối giời ơi mấy chuyện này to nhớn quá, em quay lại chuyện rau cỏ đây. Em đề nghị mọi người khi đi phượt nên mang theo cả hạt giống rau để họ trồng thử nghiệm, lần sau quay lại có khi lại có rau ăn. Đỡ phải ăn cỏ bợ.

Chia sẻ trang này