1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ dầu trôi dạt trên các khắp dải bờ biển Việt nam

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi doduonghien1980, 04/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doduonghien1980

    doduonghien1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Vụ dầu trôi dạt trên các khắp dải bờ biển Việt nam

    Halo, Chào cả nhà

    Các bạn có quan tam tới vụ này không. Khi mà vụ tràn dầu được nhắc tới rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mà mình cũng hơi ngạc nhiên khi không thấy có chủ đề bàn bàn trong diễn đàn.
    Mình quan tâm tới mấy điểm:

    1. Việc ứng phó của các cơ quan chuyên môn với tai biến này(Các trung tâm cảnh báo, ứng phó dầu tràn dường như không có phản ứng gì cho đến khi các cơ quan thông tin đại chúng vào cuộc; Các sở môi trường cũng vậy)
    2. Xử lý các vết dầu loang hiện nay như thế nào, phải chăng chúng ta không có công nghệ nào khác ngoài đôi bàn tay con người. Thêm nữa, đến thời điểm bây giờ chúng ta đã tìm ra nguồn gốc của đám dầu dạt vào ven biển chưa. ẢNH VỆ TINH CÓ ĐÓNG GÓP Gì vào việc này không (Các kỹ sư, nhà quản lý của chúng ta chắc chỉ giỏi tìm nhà mình trên Google thôi)
    3. Việc quản lý môi trường dải bờ biển của chúng ta hiện nay do cơ quan nào chịu trách nhiệm chính. (Với hơn 3000km bờ biển thì cần fải có một cơ quan chuyên trách chứ nhỉ)
    Ý kiến của các bác thế nào nhỉ

    (Đã ký và đóng dấu)
  2. phocaydang

    phocaydang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Tiếc quá, mình ko có chuyên môn. Bạn đặt vấn đề hay thía này mà sao ko thấy ai reply nhỉ, bác Mod đâu rùi, kích hoạt anh em lên cái.
    Để thời gian tới mình đọc rùi trả lời nhé, topic rất hay. Đau đơn thật, xem phim tài liệu, mấy chú lính hải quan với biên phòng cứ phải ra lấy tay bốc bốc. Đấy, lúc cần thì các đại khoa học đâu hết rùi.
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Ở bên box Thảo Luân cũng có bài viết về đề tài này và được thảo luận sôi nổi lắm. Xin mời các bạn login rồi vào đây đọc
    [topic]897128[/topic]
    u?c nvl s?a vo 08:14 ngy 03/05/2007
  4. thanhtrung04022007

    thanhtrung04022007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    muốn biết thủ phạm thì dễ thôi mà đưa mô hình tính tràn dầu vào là OK thôi, giả thiết 1 số nguồn đổ dầu ở các vị trí khác nhau sau đó chứng minh sau bao nhiêu thời gian nó tràn đến 1 số nơi: Đà Nẵng, TPHCM... => thằng thủ phạm.
    Nhưng hổng hiểu chẳng ai tính nhỉ, chắc các bác còn đang bận đi kiếm đề tài hic hic
  5. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác
    Chủ đề này hay đây. Nhất là bạn @doduonghien1980 đưa ra các câu hỏi rất thú vị. Tớ mong là sẽ nhận được nhiều ý kiến thảo luận thêm từ các bác. Tớ sẽ góp chuyện sau thêm nữa
    @ phocaydang: đâu cần chuyên môn mới thảo luận được bác, rất mong nghe ý kiến từ bác để chia xẽ và học hỏi thêm.
    @ chị nvl: em xem qua cái topic bên Thảo luận kia rồi, chẳng có một chút gì là ý kiến khoa học, toàn là ý kiến đâu đẩu đầu đâu, chính trị chẳng ra chính trị hehe. Chắc mod bên đó làm vất vả hơn mod bên box mình nhiều (hihi, ngoài lề một tý)
    @ thanhtrung04022007: việc tìm nguyên nhân không phải là đơn giản như bạn nghĩ đâu, chứ không thì đâu phải vật lộn đến cả bao nhiêu tháng như vậy.
    Tớ còn nhớ rõ bài tập đầu tiên hồi trẻ, giải bài toán dự đoán đường đi của vết loang để xử lý, linh tinh nào nước, gió, sóng, loại dầu, dụng cụ hỗ trợ, ... phức tap phức tạp lắm, cả lớp cả chục đáp án khác nhau.
    Ở các nước phát triển, họ có phương tiện để phát hiện dầu tràn sớm, việc truy tìm thủ phạm cũng hiệu quả hơn nhiều. Đối với Việt Nam thì vấn sẽ cũng quay về phương tiện thiếu thốn, không tân tiến, vân vân và vân vân.
    Tớ nghĩ, trong trường hợp tối ưu nhất, việc sử dụng các hình ảnh vệ tinh là cách có vẻ dễ dàng và hiệu quả nhất cho trường hợp này. Nhưng trở lại lần nữa, nó sẽ dễ dàng chỉ cho những cơ quan chức năng có sử dụng các nguồn đó (NASA chẳng hạn). Google Earth đại trà thì dùng để tìm nhà, bạn gì đó mong chờ giải quyết được những vấn đề thế này bằng Google thì cuộc sống nó đơn giản quá. Hoặc chi các kỹ sư, nhà khoa học VN dùng Google earth giải quyết được vấn đề thì quả là tài năng.
    Đó là lý do tại sao Vietnam ta phải kêu gọi hỗ trợ từ các nguồn nước ngoài khác hỗ trợ trong việc này.
    Câu hỏi 4 và 1 làm tớ quan tâm.
    Ai sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ bờ biển vàng ngọc của Vietnam?
    Rõ ràng là sự kết hợp của bên Bộ Tài nguyên môi trường, Bô Thủy sản, vv.vv
    Liệu các động thái giải quyết và phát biểu từ phía hai Bộ này đã đủ thuyết phục người dân, đặc biệt những ngưoi quan tâm đên môi trường nhu chúng ta rằng họ đang và sẽ giải quyết vấn đề tốt.
    Ngoài ra, có thêm sự tham gia của Bộ Ngoại Giao, như vậy, có thêm các bên liên quan từ các nước bạn thêm nữa. Hợp tác cùng giải quyết.
    (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/03/070331_viet_oilspillage.shtml)
    Vấn đề tớ quan tâm hơn nữa là:
    5. Các báo cáo về sự ảnh hưởng của 2 đợt dầu loan này đến bờ biển Vietnam mình như thế nào
    6. Các hoạt động dọn dẹp của mình là làm những gì, làm đã hiệu quả thế nào.
    2 câu này tớ chưa biết tình hình là ra làm sao
    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 23:52 ngày 05/05/2007
  6. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Nhớ có đọc rồi ở Tuổi Trẻ, tìm lại để các bác cùng xem:
    Khả năng tìm kiếm nguồn gốc dầu loang: Trong tầm tay, nhưng...
    Ảnh chụp từ vệ tinh Modis thu ngày 2-4-2007 cho thấy vệt dầu loang ở khu vực Bạc Liêu
    TT - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-môi trường Mai Ái Trực xác định yêu cầu số một hiện nay là tìm kiếm nguyên nhân và xác định nguồn gốc dầu gây ô nhiễm biển VN trên diện rộng. Nguồn lực trong nước có thể đáp ứng yêu cầu này không? Các nhà khoa học trả lời ?okhả năng là được...?, nhưng cần thêm thái độ quyết tâm và cách tổ chức, phối hợp một cách khoa học.
    Có nhiều công cụ
    Giới khoa học trong nước khẳng định khả năng tìm kiếm nguyên nhân và nguồn gốc dầu loang gây ô nhiễm nghiêm trọng ở nước ta là hoàn toàn có thể, tuy đây không phải là một công việc dễ dàng và đơn giản. Theo các nhà khoa học, để làm việc này hiện đang có nhiều công cụ hỗ trợ.
    Không chỉ nghĩ cho ngày hôm nay!
    Các nhà khoa học thống nhất rằng vùng biển VN là khu vực nhạy cảm, ngoài khu vực khai thác dầu ở biển phía Nam nước ta (có thể kiểm soát được môi trường) thì vùng biển nước ta cũng là tuyến đường vận tải dầu trên biển rất nhộn nhịp, nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu tại VN là rất cao, trong khi biển VN được xem là biển hở, loại ?orác? gì cũng có thể trôi vào được... Các nhà khoa học cho rằng tuy ?oyêu cầu số 1 hiện nay? là tìm nguyên nhân và nguồn gốc dầu ô nhiễm từ đầu năm đến nay, nhưng không thể chỉ nghĩ cho ngày hôm nay. Về lâu dài, các nhà khoa học đề nghị cần thiết lập hệ thống theo dõi, quan sát các hoạt động trên biển VN một cách liên tục, thường xuyên...
    Một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là tiến hành các thủ tục tham gia ?ohệ thống quan trắc trái đất toàn cầu?. Hệ thống này có thể chia sẻ thông tin về giám sát, cảnh báo thiên tai và môi trường thông qua giải đoán và phân tích ảnh vệ tinh. Ngoài ra cần xây dựng ?ongân hàng dữ liệu dầu thô? nhằm giữ được ?ochìa khóa?, có thể giúp dễ dàng và nhanh chóng xác định được nguồn gốc dầu gây ô nhiễm nếu có sự cố xảy ra...
    Tại hội thảo về ?ophát hiện và xử lý sự cố tràn dầu trên biển? (tổ chức tại TP.HCM hôm 27-4), nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Đình Dương - phòng nghiên cứu và xử lý thông tin môi trường, Viện Địa lý, và TS Hoàng Dương Tùng - Trung tâm Quan trắc và thông tin môi trường, đã đưa ra khả năng sử dụng phương pháp viễn thám trong xác định vết dầu trên biển. Theo đó, nhóm nghiên cứu này đề xuất sử dụng dữ liệu ảnh từ vệ tinh Alos (Nhật Bản) và bộ cảm Palsar để phân tích và nhận diện dầu trôi trên biển ở từng thời điểm mà vệ tinh ghi được hình ảnh.
    PGS.TS Nguyễn Đình Dương cho biết kết quả phân tích ảnh vệ tinh cho thấy được tất cả 14 vệt dầu loang ở bảy trong số 26 ảnh thu được ở từng thời điểm khác nhau của vệ tinh nói trên. Ông Dương cũng cho biết các tư liệu sử dụng để phân tích nhanh đều ở chế độ quan sát rộng, với độ phân giải 100m, bề ngang tuyến chụp khoảng 300km.
    Nhóm nghiên cứu đề xuất triển khai nghiên cứu tổng thể sự cố tràn dầu trên biển VN năm 2006 và đầu năm 2007, sử dụng ảnh vệ tinh ở cả hai chế độ phân giải 100m và 12m. Để phục vụ nghiên cứu này cần mua khoảng 300 ảnh, kinh phí ước tính 1,2 tỉ đồng.
    Trong khi đó, Viện Vật lý và điện tử (Viện Khoa học và công nghệ VN) cho biết viện đã lắp đặt và đưa vào khai thác công nghệ viễn thám, sử dụng ảnh vệ tinh Modis, cũng có khả năng dùng để phân tích và phát hiện các vệt dầu, kể cả chất hóa học. Theo viện này, vệ tinh Modis có khả năng quan trắc hằng ngày và sử dụng đầu đo rađa như Alos, Radasat, Envisat. Trong khi, vệ tinh có sử dụng đầu đo rađa có thể mạnh ?ocó khả năng chụp xuyên mây?, thì vệ tinh Modis lại có thế mạnh có độ phủ rộng, quan trắc hằng ngày, giúp cung cấp nhiều thông tin về không gian và thời gian...
    Một công cụ khác là kỹ thuật phân tích các hợp chất đánh dấu sinh học (bio-marker) trong dầu mỏ. Kỹ thuật này cho phép phân biệt các loại dầu mỏ có nguồn gốc khác nhau, tương tự như kỹ thuật phân tích ADN ở người. Theo giới chuyên môn, đây là một trong những công cụ được đánh giá có khả năng trưng ra được các bằng chứng xác thực nhất để đi đến kết luận về nguyên nhân gây ô nhiễm dầu cũng như xác định ?othủ phạm?, nguồn gốc dầu gây ô nhiễm.
    TS Vũ Công Thắng - phó giám đốc Trung tâm An toàn và môi trường dầu khí (đặt tại TP.HCM) - khẳng định 20 mẫu dầu gây ô nhiễm biển ở nhiều tỉnh thành tại VN đã được phân tích nhận dạng bằng phương pháp nói trên.
    Có ?otang vật? nhưng thiếu mẫu đối chứng!
    Để nhận dạng và xác định nguồn gốc dầu mỏ bằng kỹ thuật phân tích các hợp chất sinh học, điều kiện cần nhất là các mẫu dầu đối chứng hoặc ?ongân hàng dữ liệu dầu thô? - đây được xem là chiếc ?ochìa khóa? để có thể giải mã được các vấn đề liên quan và xác định nguồn gốc dầu gây ô nhiễm. Nguồn dữ liệu này cực kỳ quan trọng trong việc so sánh, nhận dạng và phân biệt nguồn gốc các loại dầu mỏ ở từng khu vực trên thế giới.
    Theo các nhà chuyên môn, kết quả phân tích 20 mẫu dầu gây ô nhiễm biển VN vừa qua đã có những thông số cần thiết để có thể nhận dạng dầu gây ô nhiễm. Song để xác định được nguồn gốc dầu đó từ đâu thì chưa thể vì chưa có ?omẫu đối chứng? trong tay.
    Tuy nhiên, Cục Bảo vệ môi trường cho biết Tập đoàn dầu khí VN đã cung cấp tám mẫu dầu đối chứng từ sáu đơn vị, có nguồn gốc từ các mỏ đang khai thác tại VN. Với những ?ochiếc chìa khóa? này, các cơ quan chuyên môn kết luận các mẫu dầu thu được ở khu vực miền Trung và Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) khác với dầu thô VN. Còn dầu gây ô nhiễm đến từ khu vực nào, có nguồn từ đâu hiện vẫn chưa thể đi đến kết luận. Hiện chỉ có hai nơi có khả năng cung cấp được các dữ liệu về dầu thô ở các khu vực trên thế giới. Cụ thể: Tổ chức nhà nước về môi trường Canada (database of crude oil) và Phòng thí nghiệm công nghệ năng lượng quốc gia của Mỹ (National Energy Technology Laboratory - NETL).
    Trong khi đó, để phát hiện dầu trên biển hay tìm nơi xuất phát của chúng... thì cần nguồn ảnh vệ tinh có chất lượng. Nguồn ảnh vệ tinh hiện nay không khó để có thể mua, nhưng vấn đề là có chịu chi tiền và chi ngay để làm hay không?
    QUỐC THANH
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=198935&ChannelID=17
    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 09:07 ngày 07/05/2007
  7. cutun81

    cutun81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    1
    Bạn nói ngày xưa tức là nói về quá khứ xa lắc xa lơ: trong khi bây giờ công cụ mô hình toán phát triển rực rỡ cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Các số liệu về Sóng Gió Dòng chảy... đều là những thông số đã biết, việc hiệu chỉnh và kiểm tra mô hình hoàn toàn có thể thực hiện được. Các mô hình toán của thế giới đã được áp dụng ở nhiều nơi tôi xin mạn phép đưa ra 2 mô hình sau:
    1) Mô hình MIKE trong đó có mô đun tính dầu tràn LITPACK, đây là mô hình của Viện Nghiên cứu Thủy lực Đan Mạch, đã có rất nhiều cơ quan ở Việt Nam mua bản quyền mô hình này.
    2) Mô hình Delft3D trong đó có mô đun Delft3D-Part, mô hình này của Viện Thuỷ lực Delft3D của Hà Lan.
    và còn rất nhiều các mô hình khác.
    Ưu điểm của các mô hình đều có thể tính toán ảnh hưởng của tất cả các yếu tố khí tượng thuỷ văn có liên quan: gió, áp, sóng, dòng chảy, nhiệt muối.... Mô hình tính toán với các loại dầu khác nhau mà người sử dụng có thể lựa chọn tuỳ ý. Đối với quá trình tràn dầu có thể tính toán quá trình lan truyền theo các cách: bay hơi vào không khí, hoà tan trong nước, khuếch tán theo phương ngang, khuếch tán thẳng đứng, vón cục và lơ lửng trong nước, lắng dọng xuống đáy. Trong đó 2 thành phàn cuối chính là những gì chúng ta thu lượm được ở dọc bờ biển Việt Nam trong thời gian vừa qua.
    Công cụ mô hình toán là công cụ hữu ích, chi phí thấp, đưa ra được nhiều phương án, có khả năng dự báo tốt. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong nhiêu công cụ giúp cho nhà quản lý đưa ra được kết luận chính xác hơn.
    [​IMG]
  8. Hetfield

    Hetfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/08/2001
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Bạn cutun81 đang học hay làm ở đâu thế? Bạn là dân Hải dương hay thuỷ văn vậy? LITPACK ko phải môđun tính tràn dầu đâu.
  9. Hetfield

    Hetfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/08/2001
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Bạn cutun81 đang học hay làm ở đâu thế? Bạn là dân Hải dương hay thuỷ văn vậy? LITPACK ko phải môđun tính tràn dầu đâu.
  10. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, đó mới là điều chúng ta đang cần phải không bạn.
    Bạn có thể giải thích một tý về hình ảnh mô hình mà bạn đã post lên không.
    Mô hình LITPACK có thể không phải chuyên dụng để phân tích vấn đề dầu tràn, nhưng tính năng của nó có thể áp dụng được. Tớ không biết gì cả về các modul này, thế LITPACK thế mạnh chủ yếu làm gì vậy các bác?
    Nghe Tuổi Trẻ, hôm nay lại phát hiện vết dầu loang ở Cà Mau

Chia sẻ trang này