1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vụ dầu trôi dạt trên các khắp dải bờ biển Việt nam

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi doduonghien1980, 04/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, đó mới là điều chúng ta đang cần phải không bạn.
    Bạn có thể giải thích một tý về hình ảnh mô hình mà bạn đã post lên không.
    Mô hình LITPACK có thể không phải chuyên dụng để phân tích vấn đề dầu tràn, nhưng tính năng của nó có thể áp dụng được. Tớ không biết gì cả về các modul này, thế LITPACK thế mạnh chủ yếu làm gì vậy các bác?
    Nghe Tuổi Trẻ, hôm nay lại phát hiện vết dầu loang ở Cà Mau
  2. Hetfield

    Hetfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/08/2001
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    LITPACK dùng để mô phỏng trầm tích không cố kết (dính) và biến đổi đường bờ. Sử dụng mô đun Oil Spill để tính tràn dầu trong MIKE.
    Cái hình bạn cutun81 đưa lên là bản đồ thể hiện địa hình, độ sâu trên biển đông. Đấy chỉ là 1 trong nhiều số liệu yêu cầu phải có để mô phỏng được cả quá trình. Điều kiện biên thì đúng rồi nhưng chia màu như thế ko biết được địa hình tốt hay ko, vùng nông và sát bờ nên chia kỹ hơn.
  3. Hetfield

    Hetfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/08/2001
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    LITPACK dùng để mô phỏng trầm tích không cố kết (dính) và biến đổi đường bờ. Sử dụng mô đun Oil Spill để tính tràn dầu trong MIKE.
    Cái hình bạn cutun81 đưa lên là bản đồ thể hiện địa hình, độ sâu trên biển đông. Đấy chỉ là 1 trong nhiều số liệu yêu cầu phải có để mô phỏng được cả quá trình. Điều kiện biên thì đúng rồi nhưng chia màu như thế ko biết được địa hình tốt hay ko, vùng nông và sát bờ nên chia kỹ hơn.
  4. cutun81

    cutun81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    1
    sorry vì đã type nhầm OilSpill thành LITPack
    đó là độ sâu và lưới tính cho Biển Đông VN chia bằng lưới Phần tử hữu, tất nhiên để tính tràn dâu còn rất nhiều những thành phần khác nữa.
    Độ sâu thể hiện trong bản đồ được lấy của Hoa Kỳ trong NOAA với khoảng cách 2'' có 1 điểm độ sâu.
    Đã kiểm tra lại hiện tại mô hình MIKE chưa tính đc tràn dầu trên lưới PTHH, đang xem xét lại trên lưới Vuông.
    MIKE sử dụng Phương pháp Lagrange để tính phân bố các hạt dầu trên miền tính
  5. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Bài dưới đây là một cuộc phỏng vấn của đài RFA với ông cục trưởng cục bảo vệ MT.

    ----------------------------------
    Tình hình dầu loang tấp vào vùng duyên hải Việt Nam xảy ra từ cuối năm ngoái cho đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách rốt ráo. Đối với người bị tác động trực tiếp bởi tình trạng dầu loang thì các cơ quan chức năng đã phản ứng quá chậm chạp trong tình thế lâu nay. Thực tế về điều đó ra sao? Đó là chủ đề của tạp chí khoa học & môi trường kỳ này.

    Thu gom dầu tràn tại khu du lịch Biển Đông TP. Vũng Tàu. Photo courtesy VnMedia
    Thống kê cho thấy đến khỏang cuối tháng tư vừa qua, có 20 tỉnh thành của Việt Nam bị tác động bời dầu tràn. Đến ngày 7 tháng 5 thì Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường ra quyết định cho thành lập tổ công tác xác định nguyên nhân, đánh giá thiệt hại và khắc phục tình trạng ô nhiễm dầu gây ra cho các tỉnh ven biển Việt Nam.
    Ông Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường Trần Hồng Hà, cũng được chỉ định là tổ trưởng tổ công tác mới.
    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của chúng tôi trước khi nhậm chức tổ trưởng tổ công tác, ông Trần Hồng Hà có cho biết như sau:
    Ông Trần Hồng Hà: Vấn đề ô nhiễm dầu là chuyện cực lớn rồi.Hiện nay chúng tôi đang tham mưu là bằng các phương tiện khoa học để tìm ra nguyên nhân. Trong thời gian tới tham mưu cho chính phủ cần phải có đầu tư, giải pháp gì để quan trắc; vì như vừa qua khi sự cố xảy ra rồi thì việc xử lý rất khó khăn.
    Gia Minh: Đến này đã tìm ra nguyên nhân chưa?
    Ông Trần Hồng Hà: Chưa có kết luận nào vì sự việc không đơn giản. Hiện chúng tôi đang phải khắc phục sự cố.
    Vấn đề ô nhiễm dầu là chuyện cực lớn rồi.Hiện nay chúng tôi đang tham mưu là bằng các phương tiện khoa học để tìm ra nguyên nhân. Trong thời gian tới tham mưu cho chính phủ cần phải có đầu tư, giải pháp gì để quan trắc; vì như vừa qua khi sự cố xảy ra rồi thì việc xử lý rất khó khăn.
    Ông Trần Hồng Hà
    Gia Minh: Lượng thu gom về đang được xử lý ra sao?
    Ông Trần Hồng Hà: Hiện thu về đưa vào ba trung tâm xử lý chất thải nguy hại có đủ tiêu chuẩn để xử lý.
    Gia Minh: Việc phối hợp trong vấn đề này ra sao?
    Ông Trần Hồng Hà: Hiện cũng có phối hợp tốt giữa các ngành trong nước và chúng tôi cũng có phối hợp với một số tổ chức quốc tế để phát hiện nguyên nhân.
    Gia Minh: Việc bồi thường thiệt hại ra sao?
    Ông Trần Hồng Hà: Việc tính toán thiệt hại còn đang ngòai khả năng. Nhưng khi phát hiện ra nguồn gốc gây ô nhiểm thì có thể người gây ô nhiễm phải bồi thường. Hiện nay thì chủ yếu là tập trung vào khắc phục ô nhiễm. Nhà núơc chỉ hổ trợ thôi.
    Gia Minh: Do tác động của ô nhiễm dầu loang thì có vùng không thể theo nghề cũ được, vậy việc chuyển đổi ra sao?
    Ông Trần Hồng Hà: Hiện Bộ Thủy sản đang phải đối phó với ô nhiễm và cảnh báo cho người dân trong việc nuôi trồng thủy hải sản. Những vùng mà không xử lý được phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất; Bộ thủy sản đang kết hợp chặt chẽ với người dân.
    Hiện nay đó là vấn đề tốt để triển khai; nhưng phải nghiên cứu xem các sản phẩm đó có thể ứng dụng tại Việt Nam hay không vì điều kiện vi sinh biển của Việt Nam có khác. Vào tháng sáu tới sẽ có đòan của OTI sang Việt Nam làm thử nghiệm chính thức.
    Một viên chức thuộc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ
    Sản phẩm xử lý dầu thô tràn trên đất
    Vào ngày 9 tháng 5, Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ thuộc Bộ Khoa học Công Nghệ phối hợp với công ty xử lý dầu quốc tế OTI của Thụy sĩ giới thiệu một số lọai sản phẩm vi sinh có thể giúp phân hủy dầu thô tràn vào vùng duyên hải Việt Nam. Đó là các sản phẩm xử lý dầu thô tràn trên đất, dầu dạng rắn, và dầu dạng lỏng.
    Đối với các tỉnh thành đang chịu tác động bởi dầu tràn thì mọi biện pháp giúp họ vượt qua tai nạn dầu tràn là mong muốn mà họ chờ đợi bầy lâu nay như phát biểu của ông Nguyễn Boa, phó giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong những tỉnh chịu tác động nhiều nhất của nạn dầu loang.
    "Sử dụng hình thức đó với giá thành rẻ và không gây ô nhiễm. Hiện nay chúng tôi thu gom dầu vào bờ rồi đốt thôi.
    Từ đợt phát hiện dầu ngòai khơi thì nay chúng tôi mới xây dựng kế họach ứng phó cho tương lai. Đặc thù của Bà Rịa- Vũng Tàu là có dầu khí và vận tải biển lớn nên chúng tôi có kế họach cụ thể riêng."
    Dù các nơi bị nạn đang trông ngóng sự giúp đỡ từ phía cơ quan chức năng trung uơng; thế nhưng các sản phẩm mà công ty xử lý dầu tràn của Công ty OTI đưa ra vẫn chưa thể đem vào áp dụng. Một viên chức thuộc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ cho biết:
    "Hiện nay đó là vấn đề tốt để triển khai; nhưng phải nghiên cứu xem các sản phẩm đó có thể ứng dụng tại Việt Nam hay không vì điều kiện vi sinh biển của Việt Nam có khác. Vào tháng sáu tới sẽ có đòan của OTI sang Việt Nam làm thử nghiệm chính thức."
    Tính đến nay thì đã hơn nửa năm thế nhưng vẫn chưa có kết luận cụ thể nào về tình trạng dầu loang tác động đến 20 tỉnh thành duyên hải Việt Nam. Một tựa báo trong nước đặt rằng? Sự cố tràn dầu- thừa nghiên cứu, thiếu kết luận?.
  6. cecs_vn

    cecs_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    xin chào các bạn, tôi cũng chỉ "nghe hơi" được từ người khác làm trong lĩnh vực tái chế dầu, đây có thể là cặn dầu tái sinh. Một số người dân mình thu gom dầu đã sử dụng, sau đó họ chở ra phao số O để tái sinh dầu, tại đó có tàu khác với trang bị như 1 cơ sở tái sinh sau khi tái sinh phần cặn họ thải xuống biển và bị trôi dạt vào nước ta, không biết có thật thế không nhỉ, nếu thật thì cũng khó tóm cổ được họ lắm.
  7. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    theo tôi thì không.
    1. Thu gom dâu cặn rất tốn kém, nhưng thành phẩm thì giá trị thấp.
    2. Hiện có công ước quốc tế cấm thải rác và các chất độc hại ra biển quốc tế.
    3. Mặc dù ở ngoài phao số 0 nhưng vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Có nghĩa là VN có quền kiểm soát các hoạt động (kinh tế).
    ---------------
    Cái đáng nói ở đây là sự yếu kém về quản lý của cơ quan chức năng. Khai thác dầu thô mang lại một khoản lợi nhuận lớn, đầu tư bảo vệ MT bị coi thường. Hơn thế nữa khi có sự cố, thì ngư dân ven biển là người chịu thiệt mà không được bồi thường hay hỗ chợ.

Chia sẻ trang này