1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cơ chế "tranh cãi trước tòa"

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 10/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Bạn nhầm sang tố tụng dân sự rồi.
  2. LegiS

    LegiS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Ủa, pháp luật dân sự lại có cái gọi là Có Tội hay không có tội à
  3. vithanh00

    vithanh00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Iem hok bít nói sao với pak, vì sợ hỗn với người nhớn. Chỉ nguyện dâng nguyên xi cho pák và mấy chiên da pháp lý đọc rồi tự bình lựng. Nhà iem chỉ mong là các pak đánh nhầm. Nếu ko phải như thía thì...
    Điều 10. Xác định sự thật của vụ án
    Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
    Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
    Được vithanh00 sửa chữa / chuyển vào 18:07 ngày 22/08/2007
  4. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Té ra ku Nâu Phia (? ) vẫn còn lưu luyến box KHPL này à...gứm thật...
  5. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, tôi định nói về nghĩa vụ chứng minh.
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Hi, các bạn thân mến, hôm nay chúng ta lại tiếp tục thảo luận tâm tình với nhau về adversarial hay inquisitorial và hôm qua mình chỉ mới giới thiệu đến phần chọn lựa jury từ jury pool bỏ vào jury box phần tiếp đến sẽ là cãi nhau như thế nào trong toà giữa luật sư hai bên với nhau, vai trò của quan toà và vai trò của jury trong một vụ kiện có jury như vậy theo adversarial. Tuy nhiên trước hết mình nghĩ mình nên ghi ra một số điều bình luận về những post của các bạn tham gia từ hôm qua trước khi mình nói đến phần cuối cùng của vụ kiện.
    + Trước hết, để tránh hiểu lầm ngay từ đầu mà sometimes có bạn đọc trong đây là người của hành pháp ở Việt Nam. Như mình đã thể hiện rất rõ trước đây, mình không phải là loại người như các Việt Kiều khác đi tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Như mình đã thể hiện với các bạn, mình hiểu hệ thống luật Việt Nam và mình hiểu common law biết được nó khác biệt thế nào cho nên mình học xong mình thích hành nghề ở nơi mà một luật sư và quan toà có quyền lực thật sự cho nên mình không về. Việc Việt Nam có thay đổi thế nào không quan trọng với mình. Lúc trước mình nói với NN trên đây là một luật sư Việt Nam học ở common law với ít hơn 5 năm kinh nghiệm về Việt Nam làm luật sư nước ngoài cho văn phòng nước ngoài kiếm khoảng 3000 một tháng là chuyện có thật việc bạn có tin hay không tin mình nghĩ không quan trọng với mình. Tuy nhiên, mình không muốn về vì những điều mà các bạn đã thấy và đã hiểu. Ở đây với hai bằng của mình như vậy, mình kiếm còn nhiều hơn bao nhiêu lần. Vì những điều mình đã nói, Việt Nam có thay đổi luật pháp tốt hơn hay tệ hơn chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến mình nhưng mình bảo đảm là 10-20 năm đến nó cũng sẽ là no separation of power mà thôi.
    + Vì lẽ nói ở trên cho nên cách bạn đừng hiểu lầm là mình chỉ trích luật quê hương là mình muốn tuyên truyền theo kiểu RFA. Mình thật sự chỉ muốn cho các bạn là sinh viên, luật sư ở Việt Nam cũng thông minh và có khả năng tương đương thấy được sự khác biệt giữa hai nền giáo dục thật sự là như thế nào mà thôi. Sometimes, anh thấy anh có hai nói em ST chưa hiểu điều này điều kia, anh xin lỗi nhe nếu làm cho em buồn. Ý anh chỉ muốn nói là anh sẽ giải thích từ cơ bản cho em hiểu nếu thật sự chưa và cũng có thể anh đoán sai. Mong các bạn đừng hiểu lầm là mình có malicious intention.
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Trong trang trước em ST có quote ra cho thấy adversarial cũng có vấn đề của nó. Anh hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ này. Anh không sùng bái common law system với adversarial vì anh tin rằng không có công bằng thật sự ở bất cứ nơi đâu. Adversarial cũng có điểm yếu của nó. Theo anh nghĩ, anh không quan trọng là adversarial hay inquisitorial mà anh quan trọng ở hai điểm:
    ++ luật sư có quyền thật sự, và
    ++ quan toà và legislative phải có quyền thật sự theo Hiến Pháp và không phải là một công cụ của hành pháp.
    Chỉ có hai điều đó thì adversarial hay inquisitorial bất chấp dùng cái gì cũng sẽ có thể làm cho một vụ án được xử công bằng hơn. Một điểm nữa mà anh biết là luật sư Việt Nam không thích nhưng không thay đổi được là việc Việt Nam không cho phép quan toà bắt bên này phải bồi thường chi phí kiện tụng cho bên kia nếu họ thua.
    + Em nghĩ xem, tự nhiên có thằng củ chuối nào kiện mình mình tốn tiền luật sư nó thua xong mình phải tốn tiền luật sư đi ra toà với nó mà không lấy lại được. Làm vậy ai dám thuê luật sư giỏi đây?
    + Trong bài viết trên của em VT, anh thấy là quy định đó của luật hình sự là không đúng. Nhiệm vụ của prosecutor không phải là để tìm ra bằng chứng "chứng minh bị cáo vô tội" hoặc đi kiếm "những tình tiết giảm nhẹ". Đó không phải là công việc của công tố. Đó phải là công việc của luật sư bào chữa.
    + Trong hệ thống common law system, công tố phải chứng minh từng điểm một trong cáo buộc của họ để cho jury hoàn toàn tin ở họ (beyond reasonable doubt - standard of proof) và ra phán quyết có tội. Nếu họ không làm được bị cáo là vô tội không cần họ phải tốn thời gian đi kiếm tình tiết giảm nhẹ làm gì cho mất công tiền của nhân dân đóng thuế. Anh lấy ví dụ là theft có 5 điểm thì họ phải chứng minh đủ 5 elements này thiếu một cái là bị cáo vô tội. Bởi vậy chúng ta sẽ thấy khi ra toà common law người ta sẽ hỏi onus of proof là của bên nào. Bên nào phải chứng minh đây?
    Hẹn các bạn lại ngày mai về phần còn lại của phiên toà theo adversarial.
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thân mến, hôm nay mình có thêm một chút thời gian mình lên lại đây mình viết tiếp phiên toà adversarial cho các bạn tham khảo nhe. Bài này sẽ tiếp trong trang trước sau khi đã chọn xong jury và chắc là mình không kịp viết đến cuối cùng nên thôi phần nào chưa xong mai mình viết tiếp:
    + Sau khi associate lo xong phần jury và quan toà giải thích khởi điểm cho jury biết họ cần phải làm gì thì đến phần cãi nhau của luật sư hai bên. Những vấn đề này thủ tục thế nào bạn cần phải xem thủ tục tố tụng dân sự hoặc hình sự của từng tiểu bang một và nói chung nó khác nhau một ít chứ không hoàn toàn giống nhau tùy theo truyền thống từng tiểu bang một do ông cha cua họ viết lại và quy định lại. Ở đây chúng ta sẽ làm quen với hai cái
    ++ onus of proof và
    ++ standard of proof
    + Nếu là toà dân sự thì onus phải là do plaintiff bắt đầu và nhiệm vụ của họ phải chứng minh cho được bên kia vi phạm dân sự nếu không thì họ thua kiện. Nếu trong toà hình sự thì công tố phải mang onus này (bear the onus). Trước khi họ lên toà thì họ đã phải trao tất cả giấy tờ cho nhau xem (gọi là quá trình discovery) hoặc hình sự thì công tố đã trao trước cho luật sư biện hộ arraignment hoặc indictment để cho luật sư biện hộ chuẩn bị câu hỏi và trình bày trước toà. Nếu bạn nào muốn hiểu thêm thì hãy Google từ discovery sẽ rõ ràng thôi.
    + Trong vụ án hình sự thì standard là phải beyond reasonable doubt (BOD) nghĩa là quan toà hoặc jury (nếu có jury) phải không có bất cứ nghi ngờ hợp lý nào về buộc tội của công tố nếu không là bị cáo vô tội. Khi luật sư bào chữa lại công tố và đưa ra defense cho bị cáo thì defense đó lại theo standard nhẹ hơn là on the balance of probabilities nghĩa là chỉ cần hơn 50% có thể tin được là OK. Trong các vụ án dân sự thì tất cả standard đều là BOP như đã nói nghĩa là chỉ cần tin là có thể xảy ra hơn không thể xảy ra là được.
    + Trong phiên toà không phải cái khổ là tìm ra luật áp dụng mà chính là làm sao để cho jury tin rằng sự thật đã xảy ra như thế nào và đâu là sự thật nhất là mấy cái vụ mà không có nhân chứng ví dụ bắt con gái vào rừng hiếp + giết.
    + Giả sử là hình sự đi thì công tố đi trước trình bày trước jury và justice về sự kiện từ đầu đến cuối. Sau đó gọi nhân chứng của mình lên hỏi. Cái này là examination in chief.
    + Sau khi hỏi xong (thường họ hỏi có lợi cho họ nhưng phải make sure là chỉ hỏi facts (có luật quy định việc này) không hỏi comments trừ phi là hỏi expert witness) thì luật sư biện hộ lên hỏi gọi là cross examination.
    + Cả hai bên chỉ cần hỏi để cho jury thấy là bên nào đáng tin hơn bên nào và nếu là họ là người dân bình thường thì anh nói có vẻ tin hơn.
    + Đối với một loại tội nào đó (ví dụ aggravated assault) thì nhiệm vụ của quan toà sẽ là giải thích cho jury hiểu trong tiếng Anh bình dân là cái này có bao nhiêu elements và muốn phạm tội sẽ xem như thế nào yếu tố nào ra sao vân vân họ phải có nhiệm vụ cho jury biết trước. Nếu có gì jury không hiểu thì hỏi quan toà chứ không được phép hỏi ai khác.
    Ok, mình xin hẹn lại ngày mai tiếp tục phần nói về re-examiniation và sau đó là luận tội. Mình muốn hỏi một câu nếu ai muốn trả lời cũng được để xem các bạn nghĩ thế nào:
    "Tại sao trong vụ án hình sự lại bắt buộc jury phải đưa ra số phiếu tuyệt đối khi tuyên bố có tội hay không có tội?"
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 11:17 ngày 23/08/2007
  9. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất cảm ơn analys đã cung cấp và chia sẻ những thông tin trên, tôi đó đọc qua web, nhưng không hiểu gì, lần này được bạn giải thích cặn kẽ quá, tôi luôn chờ những bài viết kiểu này. và sẽ tiếp tục trao đổi về luật úc nhé.
  10. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Ở Việt Nam làm gì có cái gọi là "tranh tụng", mới đây thôi tớ tham gia một cuộc toạ đàm, một vị cước sắc Viện kiểm sát còn nói thẳng rằng "còn lâu mới có tranh tụng, mà hiện nay có tranh luận đã là tốt lắm rồi", pó tay thật

Chia sẻ trang này