1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các bạn Lạng Sơn giúp tôi với

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi xomchuaxitin, 23/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xomchuaxitin

    xomchuaxitin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Các bạn Lạng Sơn giúp tôi với

    Tôi đang làm Quy Họach Chung huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn mà chưa có điều kiện xuống huyện để xin số liệu.Vậy các bạn có thể giúp tôi lấy một vài số liệu như sau không.

    01. Tổng GDP năm 2006
    02. Cơ cấu GDP: Nông nghiệp(?%)
    Công Nghiệp Xây Dựng(?%)
    Thương Mại Dịch Vụ(?%)
    03. Mức chênh lệch thu chi ngân sách năm 2006

    Cảm ơn các bạn trước.
  2. Lang_Chi_Na_VNPT

    Lang_Chi_Na_VNPT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    ko đi thực tế mà muốn biết thì potay.com
    Quy hoạch có giống Kế hoạch ko nhỉ?????
    vạch ra rồi để đấy...
  3. coconutland

    coconutland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Thường mỗi tỉnh có 1 quyển Niên Giám, các số liệu cũng tương đối.
  4. mrkim2006

    mrkim2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Hỏi các bạn ấy chẳng bằng hỏi Tổng cục thống kê hoặc hỏi anh Gú gồ (www.google.com.vn) he he
  5. goodfriend998

    goodfriend998 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, bạn đang làm quy hoạch chung huyện Bắc Sơn của chúng tôi, bạn nên đến trực tiếp để tìm hiểu thì tốt hơn. Nhưng trước khi đến thì bạn cũng nên biết một phần về Lạng Sơn chúng tôi và huyện Bắc Sơn thông qua trang Web của Bộ Kế Hoạch đầu tư, phần trang kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ.
    Thât tiếc hiện giờ Server đang bị quá tải, nên tôi không check xem có các thông tin mà bạn đang cần không.
  6. xomchuaxitin

    xomchuaxitin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài đồ án môn học của tôi.Tôi đã trực tiếp vào trang của Lạng Sơn, nhưng những số liệu tôi cần lại không có.Chỉ có 1 bảng đánh giá từ tận năm 1998.Oải qúa.
    Mấy ngày hôm nay bận đồ Cad lại bản đồ huyện nên cũng không có điều kiện để tìm kiếm.
  7. hocanhhoi

    hocanhhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    1
    Số liệu 2006 thì chắc là khó kiếm, chỉ có 2002 thôi bạn à :
    HUYỆN BẮC SƠN
    Bắc Sơn là một huyện vùng cao của tỉnh Lạng Sơn, khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Tuy không giàu về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu nhưng Bắc Sơn là mảnh đất có truyền thống cách mạng, có sự đa dạng, phong phú về hệ động thực vật, có nhiều hang động Karst với những cảnh quan đẹp, gắn với khu căn cứ địa cách mạng có sức hấp dẫn khách du lịch. Đó là cơ sở, là điều kiện để có thể phát triển nền kinh tế hàng hoá đa dạng có sức cạnh tranh trên thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao với những mặt hàng chủ lực...
    I. NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
    1. Điều kiện tự nhiên
    Bắc Sơn cách thành phố Lạng Sơn 80 km, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh; phía đông giáp các huyện Văn Quan, Chi Lăng, phía tây giáp huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên), phía bắc giáp huyện Bình Gia, phía Nam giáp huyện Hữu Lũng. Bắc Sơn nằm trên trục QL 1B, nối liền từ Lạng Sơn - Văn Quan - Bình Gia - Bắc Sơn tới Võ Nhai - Bắc Kạn. Đây là yếu tố lợi thế tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá, kỹ thuật với các tỉnh và huyện bạn.
    Bắc Sơn có địa hình khá phức tạp, núi đá, núi đất xen kẽ lẫn nhau tạo thành một vòng cung dốc nghiêng về phía tây nam, độ cao trung bình so với mặt nước biển trên 400 m.
    Nét đặc trưng của khí hậu Bắc Sơn là nhiệt độ trung bình tương đối cao, biên độ nhiệt nhỏ; nhiệt độ bình quân năm 20,8 độ C, độ ẩm không khí tương đối cao trên 82 %, lượng mưa trung bình 1.500 - 1.600 mm/năm. Toàn huyện nằm trong vòng cung đá vôi Bắc Sơn, ít bị ảnh hưởng của gió bão và sương muối.
    2. Tài nguyên thiên nhiên
    - Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 69.866 ha, trong đó chủ yếu là đất đỏ vàng trên đất sét chiếm trên 42% diện tích tự nhiên, đất đỏ vàng trên đá macma axits (Fa) chiếm trên 28%, đất vàng trên đá cát (F4) chiếm 3,,4%, chiếm đất phù sa 1,2%, còn lại là đất tụ dốc đất nâu đỏ trên đá vôi, đất vàng biến đổi do trồng lúa, sông, suối, núi đá...
    - Tài nguyên nước: trên địa bàn huyện không có sông, chỉ có 2 suối lớn và các khe lạch tự nhiên cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện: suối tân Tri - Văn Mịch, suối Chiến Thắng - Vũ Lễ - Tân Thành, suối Vũ Lăng - Nhất Hoà - Nhất Tiến, suối Trấn Yên, suối Bắc Sơn - Quỳnh Sơn - Long Đống - Vạn Thuỷ.
    - Tài nguyên khoáng sản: tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện khá phong phú nhưng trữ lượng không nhiều, phân bố không đều, gồm quặng bôxit ở Gia Hoà, Hương Sóc, Lân Hát, Lân Nà, Nà Nâm, Pia Cáng, tân Hương, thuỷ ngân ở Bố Ngần; vàng sa khoáng ở Lân Khuyến, Lân Rào, Mỏ Nhài; vàng gối ở Chiêm Vũ; đá ốp lát ở Vũ Sơn, Mỏ Hao, Vũ Lễ.
    3. Kết cấu hạ tầng
    - Cấp điện: toàn huyện có 1 trạm áp trung gian 35/10 kV cs dung lượng 1.160 KVA. Tổng chiều dài các tuyến cao và trug thế là 45 km, lưới hạ thế là 65 km. Năm 2002: 13/20 xã có điện, số hộ được sử dụng điện hạt 45%.
    - Cấp nước: huyện có 10 hồ chứa nước với tổng dung tích 12 triệu m3 tưới cho khoảng 1.000 ha đất canh tác lúa, đáp ứng được trên 26% tổng diện tích canh tác lúa. Tuy nhiên, các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện hiện nay đang ở tình trạng xuống cấp, kênh mương chua hoàn chỉnh nên hiệu suất sử dụng chỉ đạt 50% công suất thiết kế. Hệ thông cấp nước sinh hoạt đang được quan tâm đầu tư, đến nay trên địa bàn huyện có 1 hệ thống nước công cộng khai thác nguồn nước ngầm công suất 576 m3/ng.đ, 11/20 xã đựơc xây dựng hệ thống đường ống và bể chứa nước sinh hoạt. Năm 2002 số hộ được sử dụng nước sạch đạt 58%.
    - Giao thông: trong những năm qua hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện được tỉnh quan tâm đầu tư, có tổng chiều dài đường bộ là 455,5 km, gồm hệ thống đường QL 1B, đường tỉnh lộ 241 - tam Canh - Nhật Hoà - Ngã Hai và 9 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 80,2 km. Hệ thống đường liên thôn, liên xã cũng được chú trọng đầu tư, đến nay 8/20 xã có đường ôtô đi được 4 mùa.
    - Thông tin liên lạc: trên địa bàn huyện co 1 bưu cục II, 2 bưu cục III: mạng liên lạc nội tỉnh sử dụng truyền viba số loại AWA. Năm 2002, 6/20 xã có điểm bưu điện văn hoá xã, 10/20 xã chưa có đường điện thoại; thông tin liên lạc, thư tới các xã đựơc thực hiện bởi 4 tuyến đường thư cấp III.
    4. Tiềm năng du lịch
    Huyện Bắc Sơn là chiến khu cách mạng, có nhiều di tích lịch sử và danh thắng, nhưng các hoạt động du lịch chưa phát triển, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ du lịch còn rất nhỏ.
    5. Nguồn nhân lực
    Toàn huyện có 19 xã, 1 thị trấn với hơn 12.000 hộ dân, phân bố ở 238 thôn, bản. Theo số liệu năm 2000, dân số toàn huyện có 63.500 ngươì, trong đó khu vực thành thị co 4.500 người, chiếm 7,09% tổng dân số. Tổng số lao động trên địa bàn huyện có 29.629 người, chiếm 6,47% tổng số lao động trong độ tuổi. Như vây, lực lượng lao động chưa qua đào tạo chuyên môn còn chiếm tới 93,53%, đây là yếu tố hạn chế của huyện trong quá trình phát triển.
    II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
    1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
    Tổng GDP (tính theo giá năm 1994) năm 202 đạt 160.136 triệu đồng, GDP bình quân đầu người đạt 3.284 triệu đồng. Nhịp độ tăng trưởng bình quân 9,2%.
    Năm 2002 giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp chiếm 69,47%, công nghiệp - xây dựng chiếm 10,15%, thơng mại - dịch vụ 20,38%. Nhìn chung cơ cấu kinh tế huyện Bắc Sơn có sự chuyển dịch đúng hướng, nhưng còn chậm, nguyên nhân cơ bản là do thiếu vốn và lao động chưa có sự cải thiện tích cực để tạo ra chuyển biến mạnh trong việc phát triển sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp địa phương và mở rộng hoạt động thương mại - dịch vụ cả trong và ngoài huyện.
    Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Quy mô, số lượng học sinh các cấp ngày càng tăng, bình quân hàng năm tăng 4,5%, chất lượng dạy và học đựơc nâng lên đáng kể, cơ sở vật chất trường, lớp tiếp tục đựơc nâng cấp cải thiện qua các năm. Huyện đã phổ cập xong bậc tiểu học năm 1995, năm 2002 tiếp tục thực hiện phổ cập bậc THCS trên địa bàn thị trấn và một số xã có điều kiện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,67% năm 1995 xuống còn 17% năm 2002, bình quân hàng năm giảm 0,5 - 1,0%o. Tỷ lệ đói nghèo giảm từ 20% năm 1995 xuống còn 17% năm 2002, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao,
    2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
    2.1. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
    Giá trị sản xuất CN-TTCN chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu của huyện. Mặc dù có nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao 16,35%, nhưng do điểm xuất phát thấp nên năm 2000 giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp mới đạt 13.286 triệu đồng, chiếm 9,86% GDP của huyện.
    2.2. Nông - lâm nghiệp
    Sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển khá, đây được coi là thế mạnh của Bắc Sơn, với tổng diện tích đất nông nghiệp 37.321 ha, chiếm 53% diện tích đất tự nhiên. Giá trị gia tăng ngành nông - lâm nghiệp tăng liên tục với nhịp độ cao, bình quân hàng năm tăng 7,87%; năm 2000 đạt 93.382 triệu đồng, tăng gấp 2,2 lần so với năm 1990. Bắc Sơn là huyện có sản lượng thuốc lá cao nhất tỉnh, thường chiếm tới 50 - 60% sản lượng toàn tỉnh. Ngoài ra, quýt hàng năm trên địa bàn huyện khoảng 500 - 600 ha, sản lượng khoảng 2.000 - 2.500 tấn. Bên cạnh đó, Bắc Sơn còn phát triển mạnh việc trồng các loại cây khác như lạc, mía, đỗ tương, trồng dâu, nuôi tằm.
    2.3. Thương mại - dịch vụ - du lịch
    Tổng giá trị tăng thêm của ngành thươmg mại - du lịch - dịch vụ năm 2000 (theo giá so sánh năm 1994) là 28.115 tỷ đồng, chiếm 20,86% GDP toàn huyện. Nhịp độ tăng trưởng cao và tơng đối ổn định ở mức 11,91%. Lĩnh vực có giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn là thương nghiệp và quản lý. Năm 2000, giá trị tăng thêm của lĩnh vực thương nghiệp đạt 32 tỷ đồng, chiếm 65,57% tổng giá trị sản xuất toàn ngành; lĩnh vực quản lý đạt 9 tỷ đồng, chiếm 18,44%.
    III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010
    1. Các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
    Tiếp tục khai thác các tiềm năng, các nguồn lực, các lợi thế để phát triển kinh tế. Phán đấu đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm thời kỳ 201 - 2010 đạt 9,19%. GDP bình quân đầu người đạt 4,024 triệu đồng vào năm 2005 và 6,018 triệu đồng vào năm 2010.
    Tranh thủ các cơ hội, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ - du lịch để tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế huyện. Mục tiêu đến năm 2010, ngành nông nghiệp chiếm 52,03% tổng GDP toàn huyện, công nghiệp - xây dựng chiếm 18,19% thơng mại - dịch vụ - du lịch chiếm 29,78%.
    Tích cực áp dụng đồng bộ các biện pháp KHGĐ, giảm tỷ lệ tăng dân số xuống mức 1,35% năm trong thời kỳ 2001 - 2005, tới giai đoạn 2006 - 2010 còn 1,1%/năm. Mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho khoảng 8,5 - 9 nghìn lao động, dịch chuyển khoảng 7 - 8 nghìn lao động từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang sản xuất CN-TTCN - xây dựng cơ bản, hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch. Phát triển kinh tế tăng mức đầu tư, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, tăng thu nhập cho ngời lao động, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ dói nghèo toàn huyện giảm xuống còn dưới 5%.
    2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế
    2.1. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
    Tập trung đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Kết hợp khai thác tiềm năng nội tại với hợp tác phát triển cùng các đối tác ngoài huyện, khai thác được các nguồn lực và lợi thế của huyện. Phấn đấu đến năm 2010 đưa tỷ lệ công nghiệp so vớiGDP toàn huyện đạt 18 - 19%, giá trị gia tăng ngành công nghiệp năm 2010 tăng gấp 4 -4,5 lần so với năm 2000; nhịp độ phát triển công nghiệp đạt mức trung bình hàng năm 15,5% - 17% trong giai đoạn 2001 - 2010; trong đó công nghiệp khai thác tăng 12 - 13%. Đến năm 2010 giá trị gia tăng công nghiệp đạt 15.865 triệu đồng, trong đó công nghiệp khai thác chiếm 18,06%, công nghiệp chế biến chiếm 50,51%, công nghiệp khác chiếm 31,43%.
    2.2. Nông - lâm nghiệp
    Xây dựng nền nông nghiệp có mức tăng trưởng cao và ổn định theo hướng nông nghiệp sinh thái, đa canh, đa dạng hoá sản phẩm. Kết hợp chặt chẽ giữa nông - lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, từng bước HĐH nông nghiệp, nông thôn, tăng nhanh sản phẩm hàng hoá, nâng cao đời dống nhân dân, xây dựng nông thôn mới.
    Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên trên địa bàn huyện, thúc đẩy sản xuất phát triển để đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 33.400 tấn, bình quân lương thực dầu người đạt 477kg/năm; quy mô đất sản xuất nông nghiệp so với năm 2000 tăng thêm 1.136 ha, trong đó đất canh tác cây hàng năm ổn định ở quy mô 6.258 ha, diện tích gieo trồng cây hàng năm tăng 60 -70% so với năm 2000; diện tích đất rừng đạt 41,320 ha, độ che phủ đạt gần 60%.
    2.3. Thương mại - dịch vụ - du lịch
    Phát triển các ngành thương mại - dịch vụ - du lịch với nhịp độ ổn định từ 13 - 14%/năm trong cả giai đoạn 2001 -2010. Phấn đấu đến năm 2010 tổng giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ đạt từ 127 tỷ đồng đến 131 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng từ 29 - 30% tổng GDP toàn huyện, tăng gấp 3,6 lần năm 2000. Trong đó, ngành vận tải, bưu điện chiếm 2,66%, ngành thương nghiệp chiếm 64,42%, tài chính - tín dụng - ngân hàng chiếm 5,05%, ngành du lịch và các lĩnh vực khác chiếm 27,87%.
    ( Theo http://www.langsonqt.info )

Chia sẻ trang này