1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

khoa học và khí công

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Hungscorpionking, 28/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hungscorpionking

    Hungscorpionking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    khoa học và khí công


    Theo phưong diện khoa học , khí công là gì trong cơ thể của mỗi chúng ta , mong các cao thủ trong box võ thuật giải đáp giùm
  2. nbs191

    nbs191 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    0
    NBS cũng thắc mắc về vấn đền này .
    Trong topic của huynh Kylong có nói qua về Luân xa ,còn "khí" là trang thái gì của vật chất ,hay chỉ là cảm giác của người tập ??? ...
    Các bác giúp nhé
    NBS
  3. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Khí công hay còn gọI là bài tập hít thở, là một thành tựu của nền y học cổ truyền Á Đông. Đó là các dạng bài tập nuôi giữ khí và là sự tóm tắt những kinh nghiệm quý báu của ngườI xưa trong cuộc đấu tranh chống lạI thiên nhiên và bệnh tật để sinh tồn. LoạI bài tập này có tác dụng rèn cho cơ thể và trí óc sảng khoái, thông qua việc nâng cao và bồI bổ tư chất, nạp thêm năng lượng và tinh thần của mọI người.

    Khí công có thể định nghĩa đơn giản là một nghệ thuật của sự luyện khí (năng lượng sự sống) và tinh thần (ý thức của trí óc). NgườI Trung Quốc có cách định nghĩa đơn giản chữ ??oKHÍ??? nghĩa là sự thở, còn ??oCÔNG??? là tiếp tục điều chỉnh hơi thở và tư thế của mỗI người. Để tập được khí công thì phảI luyện khí và ý, dùng ý dẫn khí lưu thông qua mạng lướI các hệ kinh mạch, tăng sức đề kháng, bồI bổ nguyên khí ??" giúp ta chữa bệnh và có sức khỏe tốt. Khí công là một dạng khoa học giữ cân bằng và kéo dài sự sống thông qua sự tự điều chỉnh và tự kiểm soát quá trình sống. Khí công cũng là một nghệ thuật chăm sóc ??onguyên khí??? của cơ thể con ngườI và tăng cường sức khỏe.
    Qua định nghĩa trên về khí công thật ra chắc các bạn cũng khó lòng biết được cuốI cùng ??oKHÍ??? là gì? Tôi có hỏI thầy tôi ??" lão võ sư Trần Tiến - một bậc thầy về nộI công và khí công. Thầy nói rằng, để cho ngườI ngoài dễ hiểu, thầy lấy ví dụ qua thiên nhiên. Qua hàng ngàn năm, ngườI xưa đã nhận thấy những loài THỞ CHẬM đều sống rất lâu, có khi lên đến hàng trăm năm, điển hình có con rùa, con hạc v.v???còn những loài THỞ NHANH đều chết sớm cả, ví dụ về loài này thì rất nhiều, như chó, mèo, v.v???và cả con ngườI nữa. Vì thế nên con ngườI đã sớm nhận ra ích lợI của việc thở chậm. Khí công chính là nghệ thuật giữ ??okhí??? trong cơ thể. Bạn có thể hiểu nôm na ??okhí??? là ??okhông khí??? cũng được - đốI vớI những ngườI mớI học. Ngay bây giờ, bạn có thể học KHÍ CÔNG đơn giản nhất, học thở chậm. Hãy hít vào thật sâu và thở ra thật chậm, thật chậm. Hãy tập trung tinh thần vào hơi thở của mình. Chỉ cần như vậy thôi bạn đã có thể sống lâu rồi. Thầy tôi là một ví dụ điển hình, hơn 90 tuổI vẫn ra sân dạy khí công và võ thuật cho đệ tử. Trí nhớ cực tốt, vẫn viết rất nhiều sách về Thiếu Lâm Kungfu.
    Còn đốI vớI các nhà khoa học Pháp, khi họ tìm đến thầy tôi để tìm hiểu thì thấy rằng khi thầy vận khí ra bàn tay thì thấy rõ qua máy tia hồng ngoạI là xuất hiện nhiệt ở bàn tay. Thầy vận khí đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể thì bộ phận đó đều nóng lên. Còn sau khi khi vận động mạnh thì chỉ cần vận khí là cơ thể sẽ ngay lập tức trở lạI bình thường, huyết áp và nhịp tim đều giảm xuống.
    ĐốI vớI kinh nghiệm của riêng tôi thì khi tập khí công và nộI công được một thờI gian thì mỗI lần vận khí thì thấy cả ngườI nóng lên, từ đan điền tỏa ra. Các đòn đánh đều mạnh và chính xác hơn. Hãy trầm khí xuống đan điền và thở ra thật mạnh khi bạn tung đòn đánh!!!
    Và nếu những điều trên vẫn chưa thuyết phục được bạn thì hãy tự mình đi tập khí công. Tự bạn sẽ khám phá ra KHÍ CÔNG là gì!!! Nhưng nhớ là phảI kiên trì, tập khí công phảI ít nhất là 3 tháng thì mớI bắt đầu thấy hiệu quả.
    TGNN
  4. PhanHoangKyLong

    PhanHoangKyLong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    " Khí " là từ kinh điển, mà đã là từ kinh điển thì hic hic..đấy bác xem, mấy bộ kinh điển dày cộp định nghĩa về Khí mà đọc xong có hiểu cóc tươi gì đâu.
    Bản chất của Khí là thực hay huyễn thì tuỳ kiến giải của các môn, các đạo. Theo đạo Phật thì : khí, kinh mạch, luân xa.. do Tưởng thức phóng chiếu ra thôi, bản chất là huyễn. Một thực tế là những người luyện được thấu thị , tuỳ môn phái khác nhau mà nhìn thấy đồ hình kinh mạch luân xa trong cơ thể khác nhau. Vì thế luyện theo Mật Tông thì sẽ nhìn thấy hệ kinh mạch khác, luyện khí công Trung Hoa thì hệ kinh mạch khác, luyện Yoga thì hệ kinh mạch luân xa lại khác khí công. Những người thấu thị luyện theo phương pháp khí công thì thấy các Luân Xa không nằm trong cột sống mà trên trục sinh lực, không nhìn thấy 2 nadi quan trọng là IDA và PINGALA bắt chéo nhau qua các luân xa. Còn người luyện Yoga mà có thiên nhãn thì lại khẳng định là luân xa nằm trên cột sống, hệ kinh mạch khác hẳn, không nhìn thấy hệ kinh mạch như khí công miêu tả.
    Tuy nhiên kiến giải về khí thì nhiều điểm tương đồng giữa các môn. Nhưng đối với người luyện thì chỉ cần biết một cách đơn giản : Khí có ở cả trong lẫn ngoài cơ thể. Thu ngoại khí ở ngoài vào tăng cường bổ trợ cho nội khí bản thân. Còn về mặt thực tế, nó là gì, thì chỉ biết nó là cái chạy chạy , tê tê, nặng nặng, tuỳ chỗ mà nóng hoặc lạnh, dùng ý thức điều khiển nó theo ý mình được. Khi đã luyện về công phu chuyên biệt, mỗi lần vận công, nó chạy cuồn cuộn, đến lúc này thì không thể nghĩ nó là tưởng tượng được. Nhưng có điều, nó rất rất rất nguy hiểm, nếu không có thầy trực tiếp dạy mà chỉ đọc sách thì chết. Bởi sách chỉ đưa ra lý thuyết chứ không bao hàm kinh nghiệm, trong khi luyện khí công thì cần nhất là kinh nghiệm .Mà cái gọi là kinh nghiệm thì rất khó viết lên trang giấy, chỉ mô tả được bằng miệng, và ai muốn thành tựu khí công thì phải có thầy dạy truyền miệng. Tớ nghĩ ở HP sẽ có người dạy khí công nếu bạn chịu khó tìm. Hoặc không, nếu bạn có dịp ra HN học hành thì nhân thể học khí công luôn.
    To TGNN : bao giờ sách của thầy Tiến xuất bản thế, nếu lâu nữa thì gửi bản thảo ra đây cho anh em tham khảo với huynh đài !
    Kỳ Long
  5. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Huynh KyLong cứ bình tĩnh. Rồi sẽ có sách thôi mà. Ở đây chỉ là bản thảo nháp thôi. Nhưng mà không biết ở Hà Nội có bán sách của thầy không nhỉ, thầy đã cho xuất bản cuốn "Thập kỳ quyền bí chiêu", "Bí pháp tu luyện nội công", "Kháng đả thần công", "Rèn luyện kỹ năng đối kháng". Huynh có thể mua trước về để coi cho đỡ buồn.
    TGNN
  6. Hungscorpionking

    Hungscorpionking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0

    Đầu tiên em xin cảm ơn các anh nhiều , đọc bài của các anh em hiểu thêm được nhiều điều . Anh KỳLong nè , đúng là khi tập khí công rất cần có kinh nghiệm , em hiểu điều đó nên em không dám tập quá sức , chỉ tập hơi thở thôi ! Nhân tiện anh cho em hỏi , tập khí công vào lúc nào thì thích hợp ạ ! Tập thường xuyên ngay cả trong các sinh hoạt bình thường thì có tốt không ? Cám Ơn Anh Nhiều !
  7. PhanHoangKyLong

    PhanHoangKyLong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Mộng luyện ( luyện tự động lúc ngủ) và Hành luyện ( luyện lúc hoạt động bình thường ) phải siêu rồi, có khi còn phải vẹo mới luyện được như thế cơ. Từ cơ bản tới cao cấp thì cứ theo phương pháp chuẩn mà tuân theo, bao giờ vẹo rồi thì hãy luyện ngẫu hứng đệ ạ.
    Ví dụ : bây giờ đệ mới luyện căn bản, chưa làm chủ được hô hấp, hơi thở chưa tự nhiên sâu đều chậm nhẹ, mà lúc nào sinh hoạt bình thường cũng nghĩ Đan Điền chẳng hạn, hay làm thao tác gì đó, thì lập tức hơi thở của đệ sẽ bị rối loạn, nhịp tim không đều, dần dần sẽ sinh biến loạn không tốt cho thể chất hoặc tinh thần : tim đập mạnh, tay run, thở gấp, hồi hộp lo lắng, hoặc cục cằn nóng nảy...Kể cả căn bản thở cũng phải có thầy chứ đừng tập theo sách, đệ đừng nghĩ chỉ là hơi thở thì tự luyện cũng được. Trong bốn thì thở tưởng như rất đơn giản đó , có hai thì hàm chứa toàn bộ tinh hoa của nội công đấy. Đệ nên tìm thầy rồi hãy học. Nếu nín thở hoặc ngưng thở không đúng cách và không có phương pháp khắc phục lệch lạc sẽ rất nguy hiểm . Biến loạn hơi thở sẽ biến loạn tim mạch, biến loạn tâm thần, ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh.
    Kỳ Long
  8. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ, "khí" là sự vận chuyển, hấp thụ, nhả ô xy của các tế bào mà thôi, chả có gì huyền bí cả nhưng có điều chưa có thiết bị nào đo được hoạt động sinh học này nên mới lắm thứ lý luận tùm lum của các môn phái
    To vua-bọ-cạp: khổ, có mỗi tập thở thôi mà không có ai dạy chú em à, để anh truyền thụ cho tí võ công sơ cấp của bản môn nhá, cứ từ từ mà luyện cả đời cũng khoẻ, chả có hại gì đâu:
    Yêu cầu:
    NÊN:
    - Tập đều đặn e.g. nếu em chỉ tập có 5 phút/ngày thì nên giữ nhịp đúng như vậy nghĩa là đừng có chơi theo kiểu hôm nay tập 1giờ, mai tập 1 phút. Cứ đều đều hàng ngày nhá, nhiều ít khong quan trọng miễn là "đều đặn"
    - tập đúng nguyên tắc, đọc hiểu trước rồi hãy tập
    - tập tối truoc khi ngủ, sáng sau khi ngủ dậy
    - trưóc khi tập uống khoảng 1 chén nước thưòng, âm ấm thì rất tốt
    KHÔNG NÊN
    - đọc sách võ nhảm nhí viết về khí công
    - không ham tìm hiểu hơn, biết đến đâu tập đến đó, sau này nếu có cơ duyên gặp được người giỏi thì học
    - không nên "phát minh, sáng tạo"
    - khong nên tập khi cảm giác mệt mỏi hoặc sau các hoạt động "nặng" e.g. ***, disco, marathon v...v
    Nguyên tắc và chu trình tập luyện:
    Bước 1: khởi động (nói theo tiếng ngoại là warm up)
    - hai chân đứng song song, khỏang cách hai bàn chân bằng vai, thả lỏng mọi cơ bắp
    - xoay cổ theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, mỗi chiều khoang 10 cái
    - xoay các khớp vai, cùi chỏ, cổ tay, hông, đầu gối, cổ chân nhẹ nhàng, thả lỏng
    Bước 2: tập thở
    * Tư thế: đứng thẳng như trên cũng được (nhưng đứng lâu khong khoái lắm, nên ngồi), hoặc là ngồi trên ghế (hai chân chạm đất, lưng thẳng) hoặc ngồi bẹt đít như mấy ông sư ấy (nhưng nhớ giữ cho lưng thẳng nhé). Mắt nhắm hờ, đầu thăng, cơ thể thả lỏng, miệng khép lại.
    * Hơi thở: chu kỳ 04 thời : Hít vào-Nín hơi- Thở ra- Nín hơi
    Bây giờ chú ý tí nhá:
    - thở bằng mũi, cơ bụng chuyển động tích cực: khi hít vào bụng phình ra, thở ra bụng thót lại
    - thời gian hít vào bằng thời gian thở ra, nín hơi nên chỉ bằng một nửa (1/2) của hít vào
    - thở không nhanh khong chậm, sao cho cơ thể thấy thoải mái, đừng cố thở chậm làm gì cho mệt, cứ từ từ, dần dần hơi thở sẽ chậm
    * Ý nghĩ: tập trung tư tưởng bằng cách đếm các con số, ví dụ như hít vào đếm số lẻ, thở ra đếm số chẵn. Có thể dùng cách này để theo dõi lượng tập ra sao.
    Chẳng hạn như mỗi buổi tập chỉ đếm đên 300 thôi. Sau đó - cưòng thời gian tập tăng dần ví dụ như tuần đầu tiên tập đếm đến 300, tuần sau đó tăng lên 350 lần v...v
    tăng đến 600 lần thì cũng tốt lắm rồi đấy, giữ ở mức đó là được rồi
    Bưóc 3: Xả
    - kết thúc quá trình tập, đừng có đứng bật dậy ngay chú biết chạy bộ chứ gì, cuối đường chạy bao giwò cũng chạy chậm từ từ rồi dừng. Đây cũng vậy, thở bình thường vài hơi rồi thong thả đứng dậy.
    - xoay tròn các khớp như ở bước 1, không cần nhiều,
    - nếu biết các động tác thư giãn khi tập các bài tập thể dục thì làm theo 10-15 lần (cái này nếu mà không biết, bật tivi chuogn trinh tập thể dục buổi sáng ấy, sẽ thấy)
    Bước đầu thế thôi nhá, tập chơi chơi vậy chắc cũng mất từ 15-30 phút rồi đấy. Nếu tập chăm chỉ khoảng 3 tháng, ngày nào cũng tập mà thấy thích thì lên đây tớ chỉ cho giai đoạn 2. Tập xong giai đoạn 2 khoảng 3 tháng nữa thì tốt lém rùi, có thể áp dụng bài tập ngay cả khi làm việc, đi lại hay các hoạt động khác.
    Dặn rồi đấy, đọc cho kỹ các nguyên tắc đơn giản trên rồi hãy tập nhá. NẾu đọc sách khí công ba xu nhiều nó ngấm vào đầu đến khi bị khùng khùng (nhập ma), cùng với việc tập tành không đều, trái nguyên tắc, cố sức dẫn tới cơ thể nóng lạnh tùm lum (tẩu hoả) thì đừng oán tớ xúi bậy he he he
    nothing is forever
    Được DHN sửa chữa / chuyển vào 03/07/2002 ngày 19:17
    Được DHN sửa chữa / chuyển vào 03/07/2002 ngày 19:26
    Được DHN sửa chữa / chuyển vào 03/07/2002 ngày 19:27
    Được DHN sửa chữa / chuyển vào 03/07/2002 ngày 19:28

Chia sẻ trang này