1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữ Việt mới dùng cho công nghệ thông tin

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi NgNinh, 07/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Thanh điệu: có 6 thanh trong đó thanh ngang không dùng dấu, còn lại các thanh khác lần lượt thể hiện bằng dấu: huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã => f, s, z, r, x. Cả 5 phụ âm thay dấu này đều là những âm xát, ồn gần gần nhau. Sau các âm cuối T (D), P (B), C (K,Q) thì bỏ dấu sắc (s) đi cũng được. Thanh được đánh cuối cùng trong tiếng.
    Âm đầu: có 25 âm đầu:
    PH => F
    Đ => D
    D => Z
    GI => J
    C, K, Q => K
    G, GH => G
    NG, NGH => NG
    P, B, M, V; T, TH, N, L, NH; X, S, CH, TR, R; KH, H: giữ nguyên
    Thêm Y vì nó có trong những từ Ya-ly, Niu-Yoóc, Yo-ga,?
    //-------------------------------------------------------------------
    Thử viết bài "Đây thôn Vĩ Dạ" xem sao:
    Daj thoun Vix Zaz
    Sao ah khoug veif choj thoun Vix
    Nhinf naegs hagf kau naegs mojs lein
    Vuolf ai muod koas xah nhuh ngocz
    Las truc che ngag medz chuhx dienf
    Jos theo loys jos maj duoghf maj
    Zogf nuok buonf thiu hoa beb lay
    Thuyenf ai dawz beins soug traeg dos
    Kos chohr traeg veif kipz toys nay
    Moh khaq duoghf xa khaq duoghf xa
    Aos em traegs koas nhinf khoug ra
    Ohr daj suogh khois mohf nhal ahr
    Ai biet tihf ai kos davz daf.
  2. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Tiếc một mùa thu sắp đi qua, mình tặng các bạn bài thơ " Thu điếu " của đại thi hào Nguyễn Khuyến . Bạn nào thích đọc hãy xem phần chú thích.
    THEU DIYS
    Ngylk Qyls
    Ao theu lawbleok nyqs trogveo,
    Mosb ciks thylfkaa bees teodteo.
    Sogs biks theo lanf hoe gorb tis,
    Las vagf tryqs jos seek dyo veof!
    Tajf mae loulijd troef xawngass,
    Ngok treqs kwwko qaxs vazsteo.
    Tyob goys ov karf laa cazd dyqb,
    Kas daa dobs dozb zyis car beof.
    CHÚ THÍCH :
    PHỤ ÂM ĐẦU : d(đ); q(kh); c(ch); k(c,k,q); z(d)...
    VẦN : eu(u); iy(iêu); yl(uyên); aw(anh); yq(ươc); og(ong); os(ôt); ik(iêc); aa(âu); ee(e); oe(ơi); or(ơn); ag(ang); yo(ưa); aj(âng); ae(ây); ou(ơ); ij(ưng); as(ăt); eq(uc); ww(oanh); ax(ach); az(ăng); oy(ôi); ov(ôm); ar(ân); ob(ơp); oz(ông); yi(ươi)...
    CHỮ THANH: Nằm cuối mỗi đơn âm, gồm:
    f(huyền); d(hỏi); k(ngã); s(sắc); b(nặng).
    Được NgNInh sửa chữa / chuyển vào 21:32 ngày 09/12/2009
  3. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Lối "Chuhx Hina" của bác rất thú vị. Tại hạ thích các bảng của bác, rất có ích cho tại hạ.
    Nhưng xin có một vài góp ý:
    - thường thì tại hạ thấy người ta đặt dòng (4) (các diphthong IA, ƯA, UA) phía dưới dòng (1) cơ.
    - Em thấy bác phân biệt hai loại "dấu" (diacritics): một loại dấu gắn liền với con chữ, và chữ có dấu kiểu này được xem như một con chữ khác trong bảng chữ cái, ví dụ Â là một chữ cái khác với A; một loại dấu khác để chỉ thanh điệu (accent mark). Bác khử mỗi loại dấu theo một phương pháp khác nhau, đây là một điểm rất hay mà nhiều người hay nhầm lẫn. Tuy nhiên cách thay dấu thanh bằng các con chữ telex không có điểm gì xuất sắc, nói thẳng là chưa hay (dùng cùng nguyên tắc giống tiếng Hmong và tiếng Zhuang).
    Em nhờ mod tách các bài của bác Hina riêng thành một topic để chúng em tập trung thảo luận khỏi làm lạc đề của bác Ninh được không ạ?
    Giờ đang bận, lát viết tiếp.
  4. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Tặng các bạn bài thơ rất hay " Đèo Ngang " của Bà Huyện Thanh Quan :
    DEOF NGAG
    Baf Hylb Thawkwn

    Byqs toes Deof Ngag bogs xestaf,
    Kod kae cel das, las cel hw.
    Lomqom zyis neis tiyf vaif ceus,
    Lacsdacs ben soz roub maes nhaf.
    Nhous nyqs daulogf kon kuqskuqs,
    Thyj nhaf moidmizb kais jaja.
    Zijf car ngwwdlaib troef non nyqs,
    Mosb mawdtiwfriz ta voes ta.
    Chữ cũ:
    ĐÈO NGANG
    Bà Huyện Thanh Quan

    Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
    Lom khom dưới núi tiều vài chú,
    Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
    Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
    Thương nhà mòi miệng cái gia gia.
    Dừng chân ngoảnh lại trời non nước,
    Một mảnh tình riêng ta với ta.
    Được NgNinh sửa chữa / chuyển vào 20:01 ngày 17/12/2009
  5. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Muốn đọc bài thơ trên bạn hãy xem phần chú thích sau đây :
    CHÚ THÍCH :
    PHỤ ÂM ĐẦU : d(đ), k(c,k,q), c(ch), z(d), j(gi)
    VẦN: ag(ang), yl(uyên), aw(anh), wn(oan), yq(ươc), oe(ơi), og(ong), e(ê),ae(ây), el(en), w(oa), yi(ươi), ei(ui), iy(iêu), eu(u),en(ên),
    oz(ông), ou(ơ), uq(uôc), yj(ương), iz(iêng), ij(ưng), ar(ân), ww(oanh),
    oe(ơi), os(ôt), iw(inh), iz(iêng)...
    CHỮ THANH : f(huyền), d(hỏi), k(ngã), s(sắc), b(nặng)
    Được NgNinh sửa chữa / chuyển vào 20:19 ngày 17/12/2009
  6. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Quên đi Seagames đã qua, giờ trở về với tiếng Việt nào!
    Cám ơn bác Liv đã quan tâm, em đã lập chủ để mới để tổng hợp về nó, mong mọi người góp ý. Về kiểu chữ của bác NgNinh, cũng có nhiều thứ đáng quan tâm xem xét, để lúc nào rảnh, em xin đưa ra ý kiến vậy.
  7. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn thưởng thức bài thơ " Hương sơn phong cảnh ca ", một tuyệt tác của Chu Mạnh Trinh:
    HYJSOR FOGKAWD KA
    Ceu Mawb Triw

    Baaftroef kawd bedb,
    Theus Hyjsor ao-yqs baeslaanay.
    Kiaf non non, nyqs nyqs, mae mae...
    "Debnhads dozb", hoid razf dae kos faid ?
    Thodtheed rijf mai cim kejs trais,
    Lijklouf qee Ils kas ngee kiw.
    Thwgd ben tai mosb tizs cayf kiwf,
    Qaxs taghaid jadbmiwf trog jaqsmozb.
    Nayf suis Jaid-wn nayf ceaf Kyodvogk,
    Nayf am Fadbtixs, nayf dozb Tysskyw.
    Nhacs troz len ai qeos hwbhiwf,
    Das ngeuksaks loglaw nhio gahs zetb.
    Thavthavd mosb hag lozf bogs ngysb,
    Gabbgewf maes loys urs thag mae.
    Cijf jagsor konf doeb ai dae,
    Hay taobhws qeos ratay xepsdasb ?
    Larf tragfhatb, nivb "Nam voo fadb...",
    Kyod tiofbi kozdiqs xiss laf bao.
    Kagf troz fogkawd kagf iy...
    Chữ cũ:
    HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA
    Chu Mạnh Trinh

    Bầu trời cảnh bụt,
    Thú Hương sơn ao ước bấy lâu nay.
    Kìa non non, nước nước, mây mây...
    "Đệ nhất động", hỏi rằng đây có phải ?
    Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
    Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
    Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
    Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
    Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
    Này am Phật Tích,này động Tuyết Quynh.
    Nhác trông lên ai khéo họa hình,
    Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
    Thăm thẳm một hang ***g bóng nguyệt,
    Gập gềnh mấy lối uốn thang mây.
    Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
    Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt ?
    Lần tràng hạt, niệm "Nam vô Phật...",
    Cửa từ bi công đức xiết là bao.
    Càng trông phong cảnh càng yêu...
    Được NgNinh sửa chữa / chuyển vào 19:31 ngày 25/12/2009
  8. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Quí vị và các bạn thân mến,
    Một số độc giả email cho tôi rằng chữ VIệt mới do tôi đề xuất rất khó nhớ và tài liệu viết về chữ này nhiều quá không có thời gian đọc. Để phục vụ yêu cầu nhớ nhanh chữ này, tôi soạn lại một bài tóm tắt thật ngắn gọn để chúng ta chỉ cần đọc môt bài này là đủ nắm chắc và ứng dụng đuọc ngay chữ này.
    Khi dùng bài này,quí vị và các bạn nên điều chỉnh máy tính cho chữ nhỏ đi mới nhìn rõ các bảng hệ thống các vần và dễ so sánh. Nếu để chữ to quá, màn hình bị hẹp, các dòng chữ viết liền bắt buộc phải xuống dòng nên rất khó nhận ra các bảng này.

    CHỮ VIỆT MỚI RẤT DỄ NHỚ !

    I. CẤU TẠO CỦA MỘT TỪ ĐƠN ÂM TIẾT:

    Từ (đơn âm tiết) = Phụ âm đầu + Vần + Thanh.

    II. PHỤ ÂM ĐẦU:

    Đa số phụ âm đầu vẫn như cũ, chỉ có 9 sửa đổi: Chỉ dùng chữ k để biểu thị âm “cờ” và “quờ” thay cho c, k, qu; dùng c thay cho ch; d thay cho đ; f thay cho ph; q thay cho kh; j thay gi; z thay d; bỏ h trong gh, ngh.

    III. VẦN :

    Cách xây dựng các vần của Chữ Viêt Mới rất đơn giản: Mỗi vần được cấu tạo chỉ bằng một con chữ (nguyên âm) hoặc hai con chữ ghép lại ( môt nguyên âm và một phụ âm) mà vẫn xóa bỏ được hoàn toàn các dấu phụ. Thí dụ: og (ong); ok (ôc); yl (uyên); yj (ương)…
    Mặt khác, vần cũng rất dễ nhớ vì chỉ cần học một số nhỏ vần từ đó suy ra nhiều vần khác nhờ hai phép biến đổi sau:
    1/Phép chuyển vần: (đuọc biểu diễn bằng dấu )
    -Chia vần thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm những vần bắt đầu bằng các nguyên âm a(a), e(ê), i(i, y) và nhóm 2 gồm những vần bắt đầu bằng các nguyên âm w(oa), u(uê), y(uy).
    -Mỗi vần ở nhóm này tương ứng với một vần ở nhóm kia tạo thành những cặp vần tương ứng có các "nguyên âm bắt đầu" là: a tương ứng với w, e tương ứng với u, i tương ứng với y.
    -Bằng cách chuyển đổi "nguyên âm bắt đầu" trong từng cặp vần tương ứng, ta có thể chuyển đổi một vần ở nhóm này thành một vần tương ứng với nó ở nhóm kia.
    Thí dụ: Nếu ta đã biết vần ai(ai), có thể suy ngay ra vần wi(oai) bằng cách thay nguyên âm a->w. Nếu ta đã biêt vần uo(oeo) có thể suy ra vần eo(eo) bằng cách thay u->e...
    2/Phép biến âm: Phép này dành riêng cho vần loại 3 (trình bày ở dưới)

    Để dễ nhớ ta tạm chia vần thành 4 loại:

    1. Vần loại 1: Chỉ có một nguyên âm.

    Trừ o (o) là ngoại lệ, số còn lại chia thành 2 nhóm:
    Nhóm 1……. Nhóm 2
    a (a)….….w (oa)
    e (ê)….….u (uê)
    i(i, y)...…. y (uy)

    2.Vần loại 2: Nguyên âm + bán phụ âm ( là nguyên âm thứ hai đóng vai trò phụ âm)

    ai (ai)…..wi (oai)…....|..ee (e)…...ue (oe)…....|..ia (ia)……ya (uya)
    ao(ao)....wo (oao)...|..eo (eo).....uo (oeo)...|..iu (iu)……yu (uyu)
    au(au)....wu (oău).. |...ey (êu)….uy (uêu)....|..iy (iêu,yêu) khuyết
    ay(ay)..…wy (oay)...|..ei (ui)…...ui (uôi)….....|..io (ư)…..…yo (ưa)
    aa(âu)..…khuyết......|..ea (ua)…..ua (uơ)…...|..ii (ưi)…..….yi (ươi)
    ae(ây)…..we (uây)...|…………………………................|..ie (ưu)…….ye (ươu)

    Các vần ngoại lệ: eu (u), oo (ô), ou (ơ), oi (oi), oy (ôi), oe (ơi).
    Những vần hiện nay chưa được dùng trong tiếng Việt có ghi chữ “khuyết”

    3. Vần loại 3: Nguyên âm+ phụ âm cuối.

    -Cần nhớ 3 nhóm phụ âm cuối:
    Phụ âm cuối nhóm 1 (FK1): c, t, p, m, n, g.
    Phụ âm cuối nhóm 2 (FK2): k, s, f, v, l, z.
    Phụ âm cuối nhóm 3 (FK3): q, d, b, h, r, j.
    -Phép biến âm: Mỗi nguyên âm mới có thể biến đổi cách phát âm tương đương với 3 nguyên âm cũ, tuỳ theo nó đi với phụ âm cuối thuộc nhóm nào. Thí dụ: nguyên âm a đi với FK1 đọc a, đi với FK2 đọc ă, đi với FK3 đọc â. Vậy nếu ta đã biết vần ac(ac) có thể suy ra các vần ak(ăc) hoặc aq(âc) bằng cách thay c->k hoặc c->q ...Biết vần et(êt) suy ra es(et) hơặc ed(ut) bằng cách thay t->s hoặc t->d ...

    Sau đây là bảng liệt kê các vần loại 3:.

    a (+ FK1) = a ; a (+FK2) = ă ; a (+FK3) = â.
    w (+FK1) = oa ; w (+FK2) = oă ; w (+FK3) = uâ.

    ac (ac)....wc (oac)….|..ak (ăc)…..wk (oăc)…...|..aq (âc)…..khuyết
    at (at)….wt (oat)…....|..as (ăt)…...ws (oăt)… ..|..ad (ât)…...wd (uât)
    ap (ap)...wp (oap)...|..af (ăp)…...wf (oăp)…...|..ab (âp)…..khuyết
    am (am).wm(oam)..|..av (ăm)....wv (oăm)...|..ah (âm).....khuyết
    an (an)...wn (oan)...|..al (ăn)…...wl (oăn)…....|..ar (ân)…...wr (uân)
    ag (ang).wg (oang)..|..az (ăng)...wz (oăng)...|..aj (âng)...…wj (uâng)

    e (+FK1) = ê ; e (+FK2) = e ; e (+FK3) = u
    u (+FK1) = uê ; u(+FK2) = oe ; u (+FK3) = uô

    khuyết…..khuyết…..|..ek (ec)…...khuyết…...|..eq (uc)…..uq (uôc)
    et (êt)…...ut (uêt)….|..es (et)…...us (oet)…..|..ed (ut)…...ud (uôt)
    ep (êp)…..khuyết....|..ef (ep)…...khuyết…...|..eb (up)…...khuyết
    em (êm)....khuyết..|..ev (em)....uv (oem)..|..eh (um)…..uh (uôm)
    en (ên)…..un (uên)..|..el (en)…..ul (oen)…...| ..er (un)…...ur (uôn)
    khuyết....khuyết.....|..ez (eng)....uz (oeng).|..ej (ung)…..uj (uông)

    i (+FK1) = i ; i (+FK2) = iê ; i(+FK3) = ư
    y (+FK1) = uy ; y (+FK2) =uyê ; y (+FK3) = ươ

    khuyết…..khuyết…...|..ik (iêc)…..khuyết…......|..iq (ưc)…..yq (ươc)
    it (it)…...yt (uyt)…....|..is (iêt)…...ys (uyêt)…..| id (ưt)…...yd (ươt)
    ip (ip).....yp (uyp)...|..if (iêp)…...khuyết… .....|..khuyết…..yb (ươp)
    im (im)...khuyết......|..iv (iêm).....khuyết......|..khuyết….yh (ươm)
    in (in)....yn (uyn)…..|..il (iên)…...yl (uyên)…...|..ir (ưn)…...yr (ươn)
    khuyết..khuyết........|..iz (iêng)....khuyết.......|..ij (ưng)…..yj (ương)

    o (+FK1) = o ; o (+FK2) = ô ; o (+FK3) = ơ

    oc (oc)…..|…ok (ôc)…...|…khuyết
    ot (ot)…...|…os (ôt)…....|…od (ơt)
    op (op)…..|…of (ôp)…...|…ob (ơp)
    om (om)..|…ov (ôm)....|…oh (ơm)
    on (on)…..|…ol (ôn)…....|…or (ơn)
    og (ong)..|…oz (ông)…..|…khuyết

    4. Vần loại 4: Cấu tạo đặc biêt.

    aw (anh)….…ww (oanh)............|..ow (oong)……khuyết
    ew (ênh)….…uw (uênh)…………….|…ox (ooc)……...khuyết
    iw (inh)…..…yw (uynh)……………..|
    ax (ach)......wx (oach).............|
    ex (êch)......ux (uêch)..............|
    ix (ich)........yx (uych)..............|

    IV. THANH : Thanh điệu được biểu thị bằng các chữ cái đặt ở cuối mỗi từ đơn (chỉ có một âm tiết) gồm: chữ huyền (f); chữ hỏi (d); chữ ngã (k); chữ sắc (s); chữ nặng ( b ). Thanh ngang không được biểu thị bằng chữ gì cả

    V. CHÚ Ý : Các từ kép của chữ mới phải viết liền.
  9. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Em đọc bài của bác Ninh, thấy ý tưởng của bác khá hay, và cũng cảm phục công sức của bác nữa. Tuy nhiên, em thấy có 2 vấn đề chính như thế này:
    1. Làm sao thay đổi thói quen của mọi người? Em còn nhớ có một dạo người ta phát minh ra cái bàn phím mới, nghe bảo là tiết kiệm được mấy chục % quãng đường ngón tay phải di chuyển để gõ, tóm lại là đỡ mỏi tay hơn hẳn. Tuy nhiên không phải ai cũng chịu bỏ thời gian ra học lại nên số người dùng cái bàn phím đó lèo tèo, ít dần cho đến khi mất hẳn. Dạy người ta từ không biết chữ sang biết chữ thì dễ, chứ bảo biết chữ rồi bỏ đi học chữ mới thì không dễ đâu ạ. Giờ cứ thử tưởng tượng số sách, tài liệu của 90-100 năm vừa qua chuyển hết qua chữ kiểu mới thì... Đại khái điều bác muốn bây giờ tựa như là bảo nhà nước phá sạch sành sanh Hà Nội đi để xây mới cho rộng hơn, đẹp hơn, đỡ tắc đường hơn ấy ạ.
    2. Sẽ lại phải xây dựng lại hệ thống từ ngữ, ngữ pháp. Ví dụ: Bác cho "viện nghiên cứu" là phải viết liền, đại khái là "việnnghiêncứu", nhưng em lại nghĩ nó phải là "viện nghiêncứu" cơ. Không thống nhất được như thế thì lại mất nhiều thời gian và công sức để xây dựng chuẩn.
    Em có vài lời thế thôi, mong bác cứ suy nghĩ cho kỹ.
    Được phicau sửa chữa / chuyển vào 15:49 ngày 09/03/2010
  10. NgNinh

    NgNinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Bạn Phicau mến,
    Bận quá hôm nay mình mới trả lời bạn được. Thông cảm nhá !
    Bạn đừng lo xa quá ! Mình đã nhấn mạnh nhiều lần là chữ mới không thay thế chữ cũ (QN) mà chỉ nhằm hỗ trợ chữ cũ tránh những nhược điểm khi dùng trong tin học , chữ mới giúp mã hóa tiếng Việt một cách đơn giản, ngắn gọn và thuận tiện hơn. Hơn nữa, nó cũng tạo ra nhiều tiện ích mới rất tốt. Mọi thứ báo chí, sách vở, học hành?vẫn dùng chữ cũ không có gì thay đổi. Lấy ví dụ vui vui: chữ mới cũng như khu đô thị mới bao quanh Hà nội cũ, chứ không phải phá Hà nội đi để xây lại.
    Từ "viện" có nhiều nghĩa lắm. Mình viết "việnnghiêncứu" liền nhau thành một từ kép để phân biệt "viện" này là một cơ quan nghiên cứu (institute) khác với "viện" là trình ra (produce) trong"viện cớ, viện lý" để khỏi hiểu nhầm ý của câu sau đây: " nhà báchọc X. viện nghiêncứu của ông ra để chứngminh sailầm của lýthuyết đó ".Việc xây dựng hệ thống từ ngữ, ngữ pháp để tiếng Việt khoa học hơn, văn minh hơn là do nhu cầu của thực tế cuộc sống hiện đại chứ đâu phải do chữ mới , phải không bạn?














    Được NgNinh sửa chữa / chuyển vào 09:22 ngày 17/06/2010

Chia sẻ trang này