1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

A bridge too far bản dịch tiếng ta

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi allah_akbar, 11/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. allah_akbar

    allah_akbar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0

    Vấn đề tiếp theo là tìm thuyền. Trao đổi với công binh của mình, Horrock được biết họ mang theo 28 chiếc thuyền nhỏ khung gỗ phủ bạt. Những chiếc thuyền này sẽ được chuyển gấp tới Nijmegen trong đêm. Nếu muốn kế hoạch hoàn tất đúng dự định, cuộc đổ bộ kiểu Normandy thu nhỏ của Gavin qua sông Waal sẽ phải diễn ra lúc 1 giờ chiều ngày hôm sau, 20/9. Trước đây chưa bao giờ lính dù thử tác chiến kiểu này. Nhưng kế hoạch của Gavin có vẻ là hy vọng tốt nhất để chiếm cầu Nijmegen nguyên vẹn; sau đó, như mọi người vẫn tin vào lúc đó, một cuộc tấn công thần tốc ngược theo hành lang sẽ giúp họ hội quân với lực lượng tại Arnhem.
    Trên bãi cỏ rộng cạnh Eusebius Buiten Singel, tướng Heinz Harmel đích thân chỉ huy màn mở đầu cuộc pháo kích vào người của Frost tại cầu. Cố gắng chiêu hàng của ông ta đã thất bại. Lúc này, tập trung các chỉ huy xe tăng và pháo binh lại, mệnh lệnh của ông rõ ràng: họ phải san bằng tất cả các tòa nhà lực lượng dù đang chiếm giữ. ?oVì đám người Anh không chịu chui ra khỏi lỗ của chúng, chúng ta sẽ thổi bay chúng ra?, Harmel nói. Ông ta yêu cầu các pháo thủ ?ongắm ngay dưới các tầng nhà và bắn sập từng mét, từng tầng, cho đến khi từng ngôi nhà đổ sập?. Harmel đã quyết định cuộc vây hãm phải chấm dứt, và vì những cách khác đã không thành công đây là cách duy nhất. ?oKhi chúng ta kết thúc,? Harmel nói thêm, ?o sẽ không còn gì ngoài một đống gạch nát?. Nằm dán người xuống đất giữa hai khẩu pháo, Harmel chĩa ống nhòm về phía vị trí quân Anh và chỉnh tầm bắn. Khi những quả đạn đầu tiên tới đích, ông ta đứng dậy, hài long, và bàn giao lại cho thuộc cấp. ?oTôi rất muốn ở lại,? ông ta nhớ lại. ?oĐây là một kinh nghiệm tác chiến mới cho tôi. Nhưng với việc quân Anh ?"Mỹ tấn công các cầu tại Nijmegen tôi phải tới đó gấp?. Sau khi Harmel đi khỏi, các pháo thủ của ông ta, với sự chính xác đến từng phân, bắt đầu công việc biến những vị trí phòng ngự của Frost thành một đống gạch vụn.
    Trong số 18 ngôi nhà tiểu đoàn 2 chiếm giữ lúc đầu, người của Frost giờ chỉ còn giữ được 10. Trong khi xe tăng bắn phá các vị trí từ phía đông và phía tây, pháo binh trút trái phá xuống những ngôi nhà quay về hướng bắc. Cuộc pháo kích thật không thương tiếc. ?oĐó là trận pháo kích đẹp nhất, chuẩn xác nhất tôi từng thấy,? binh nhì SS Horst Weber nhớ lại. ?oBắt đầu từ mái, những tòa nhà đổ sụp như những tòa tháp xếp bằng quân bài. Tôi không hiểu làm cách nào người ta sống sót nổi trong địa ngục đó. Tôi thực sự thấy thương hại cho những người Anh nọ?.
    Weber thấy ba chiếc Tiger chầm chậm tiến xuống Groote Markt, trong lúc súng máy bắn xối xả vào tất cả các khung cửa sổ của một cụm nhà đối diện với đầu cầu phía bắc, những chiếc tăng ?onã hết phát đạn này đến phát khác vào từng ngôi nhà, lần lượt từng nhà một?. Anh ta nhớ có một căn nhà ở góc mà ?omái nhà đổ xuống, hai tầng trên bắt đầu nghiêng ngả và rồi, như thịt rơi khỏi xương, cả mặt tiền đổ sầm xuống đường để lộ ra từng tầng nhà trong đó những người Anh đang chới với như những người điên?. Bụi và đổ nát, Weber nhớ, ?onhanh chóng khiến cho không thể nhìn thấy gì nữa. Cảnh tượng tuy thế vẫn thật ghê rợn, trên tất cả chúng tôi có thể nghe những người bị thương đang gào thét?.
    Lùi lại, những chiếc tăng phá bằng những ngôi nhà dọc bờ sông Rhine và dưới rầm cầu. Đôi chỗ, trong lúc người Anh chạy vọt ra, xe tăng nghiến lên đống đổ nát như xe ủi, phá bằng toàn bộ ngôi nhà. Tại vị trí của đại úy Mackay dưới rầm cầu trong ngôi trường bị phá gần như hoàn toàn, trung úy Peter Stainforth ước tính ?otrái phá bay tới mặt nam ngôi trường với tần suất 10 giây một quả?. Tình hình trở nên ?okhá nóng?, anh nhớ lại, ?ovà tất cả mọi người đều bị một vết thương nào đó?. Thế nhưng những người lính dù vẫn bướng bỉnh bám trụ, rút lui khỏi từng căn phòng khi ?otrần nhà sụp xuống, tường nứt, và những căn phòng không còn đứng vững được?. Trong đống đổ nát, bắn trả chính xác từng viên đạn còn lại, những con Quỷ đỏ, Stainforth tự hào nhớ lại, ?osống sót như những con chuột chũi. Bọn Jerry không tài nào lôi chúng tôi ra được?. Nhưng ở những nơi khác có những người cảm thấy vị trí của họ khó lòng giữ được lâu nữa. ?oQuân Đức đã quyết định dùng trái phá xóa bỏ sự tồn tại của chúng tôi,? binh nhì James W.Smith diễn tả lại. ?oCó vẻ như đạn pháo và cối không thể dồn dập hơn được nữa, nhưng thực tế chúng mỗi lúc lại dữ dội thêm. Loạt này tiếp loạt khác, quả này tiếp quả khác rơi xuống như mưa, tiếng nổ của từng quả đạn không còn tách riêng ra được nữa mà trở thành một tràng sấm sét liên tục bất tận?. Cứ mỗi loạt pháo kích tới Sims lại tuyệt vọng tự trấn an mình, ?oGắng lên! Gắng lên! Nó không thể kéo dài thêm nữa.? Trong lúc nằm bẹp người dưới đáy hào, Sims chợt nghĩ mình ?ođang nằm trong một cái huyệt vừa đào xong để đợi bị chôn sống?. Anh còn nhớ lúc đó đã nghĩ ?otrừ khi quân đòan 30 nhanh chân lên, nếu không chúng tôi coi như đi đứt?.
  2. allah_akbar

    allah_akbar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Trung tá Frost hiểu tai họa cuối cùng đã giáng xuống tiểu đoàn 2. Các tiểu đoàn giải cứu đã không thể đột kích tới nơi, và Frost chắc chắn các đơn vị này không còn khả năng tới trợ giúp cho ông. Cuộc đổ bộ của lữ đòan Ba Lan đã không diễn ra. Đạn gần như đã hết nhẵn. Tổn thất cao đến mức tất cả các tầng hầm sử dụng được đều đã chật ních, và những người lính đã phải chiến đấu không ngừng hơn 50 giờ qua. Frost biết họ không thể chịu đựng cực hình này lâu hơn nữa. Khắp nơi trong giải phòng ngự của ông, nhà đang bốc cháy hay đổ sụp, và các tuyến phòng ngự bị chọc thủng. Thế nhưng Frost không hề định buông xuôi trước kẻ thù. Còn hy vọng hay không, ông đã quyết định sẽ không cho quân Đức chiếm được cầu Arnhem cho tới cùng.
    Viên trung tá không phải là người duy nhất có suy nghĩ này. Tình hình hiểm nghèo đã ảnh hưởng tới họ không kém gì Frost. Những người lính dù chia nhau cơ số đạn và thu nhặt tất cả những gì, dù ít ỏi, còn lại từ những người bị thương, chuẩn bị cho giờ phút cuối cùng sắp tới. Hầu như không có dấu hiệu nào của sự sợ hãi. Trong sự kiệt sức, đói, đau đớn của mình, những người lính có vẻ đã tìm ra chủ đề để tự trào về bản thân cũng như tình thế của họ, sự hài hước có vẻ càng tăng lên khi sự hy sinh trở nên hiển nhiên không tránh khỏi.
    Cha tuyên úy Egan nhớ đã bắt gặp Frost đi từ nhà vệ sinh ra. ?oKhuôn mặt trung tá ?" mệt mỏi, căn thẳng, tua tủa râu ria ?" bừng sáng với một nụ cười, ?oEgan nhớ lại. ?oCha này,? ông nói với tôi, ?ocửa sổ thì vỡ, có một lỗ thủng to trên tường, mái thì bị tốc rồi. Nhưng nó vẫn hoạt động tốt?.
    Sau đó, Egan cố gắng vượt qua một con phố để tới thăm các thương binh trong một hầm nhà. Khu vực này bị súng cối oanh kích dữ dội và người tuyên úy phải tận dụng mọi vật che chở tìm thấy. ?oỞ bên ngoài, bình thản đi ngược con phố là thiếu tá Digby Tatham-Warter, người chỉ huy đại đội đã chiếm đầu cầu,? ông nhớ lại. ?oViên thiếu tá thấy tôi rạp người xuống liền đi tới gần. Trên tay ông ta cầm một chiếc ô.? Như Egan nhớ, Tatham-Warter ?omở ô và che trên đầu tôi. Với đạn cối rơi xuống như mưa khắp nơi, ông ta nói, ?oCứ đi tiếp đi, thưa cha?. ?oKhi Egan có vẻ miễn cưỡng, Tatham-Warter trấn an viên linh mục. ?oĐừng lo,? ông ta nói, ?otôi có một chiếc ô đây?. Trung úy Patrick Barnett ngay sau đó cũng gặp viên thiếu tá trứ danh. Barnett đang chạy vọt qua đường tới một khu vực phòng ngự mới mà Frost đã lệnh cho anh giữ. Tatham-Warter, quay lại sau khi hộ thống cha Egan, đang đi thăm người của mình quanh vành đai phòng ngự và giương chiếc ô lên che trên đầu. Barnett ngạc nhiên đến mức anh đứng sững lại. ?oCái đó không giúp được ngài nhiều đâu,? anh nói với viên thiếu tá. Tatham-Warter nhìn anh chàng trung úy vờ ngạc nhiên. ?oChúa ơi, Pat,? ông ta nói, ?oNhỡ trời đổ mưa thì sao??
    Suốt buổi chiều, trong lúc cuộc pháo kích tiếp diễn, thiếu tá Freddie Gough nhìn thấy Tatham-Warter dẫn đầu đại đội của mình, ô cầm trong tay. Xe tăng địch gầm rú lao xuống phố bắn vào mọi thứ. ?oTôi súyt xỉu khi thấy những chiếc kiểu IV đó bắn trực xạ vào chúng tôi gần như đối mặt,? Gough nhớ lại. Thế rồi sự căng thắng đột nhiên được giải tỏa. ?oỞ dưới đường, dẫn đầu người của mình giương lê xung phong, là Tatham-Warter,? Gough nhớ lại. ?oÔng ấy đã tìm thấy một cái ô cũ ở đâu đó và ông ấy chạy tới, vung vẩy chiếc ô rách bươm đó, trông chẳng khác gì Charlie Chaplin với những ai nhìn thấy?.
    Còn những khoảnh khắc khác cũng đáng nhớ không kém. Trong lúc buổi chiều trôi dần đi, nơi ban chỉ huy tiểu đoàn đóng bị pháo kích dữ dội và bốc cháy. Cha Egan chạy xuống hầm xem tình hình thương binh. ?oThế đấy, thưa cha,? thượng sĩ Jack Spratt, người được coi là cây hài của tiểu đoàn, nói, ?obọn chúng đã quẳng vào chúng ta đủ thứ trừ có bếp lò ra?. Anh ta vừa dứt lời thì tòa nhà trúng một phát đạn nữa. ?oTrần nhà đổ ập vào, mảnh vỡ và bụi rơi ào ào xuống chúng tôi. Khi chúng tôi đứng dậy được, ngay trước mặt chúng tôi là một chiếc bếp lò?. Spratt nhìn nó lắc đầu. ?oTôi biết là bọn con hoang này cũng gần đây thôi,? anh ta nói, ?onhưng không thể ngờ chúng nghe thấy được chúng ta nói chuyện?.
    Mackay có thể thấy quân Đức đang dần dần dồn ép lực lượng của Frost. Anh trông thấy lính Anh chạy ra khỏi những ngôi nhà bốc cháy ở bờ sông, hướng tới mấy ngôi nhà nằm gần đối diện với anh, lúc này vẫn còn đứng vững. ?oChúng bắt đầu lùa chúng tôi lại,?anh nhận xét, ?ovà rõ ràng nếu chúng tôi không sớm được giúp đỡ, chúng sẽ nghiền nát chúng tôi. Tôi trèo lên tầng áp mái và nghe bản tin 6 giờ của BBC. Tôi sững sờ khi nghe phát thanh viên nói lực lượng thiết giáp ANh đã hội quân được với lực lượng đổ bộ đường không (CT: Mackay nghĩ bản tin nói về Arnhem; kỳ thực, nó nói tới cuộc hội quân giữa xe tăng của Horrock và sư đòan 82 tại Nijmegen). Gần như lập tức Mackay nghe thấy tiếng kêu từ tầng dưới, ?oXe tăng Tiger đang hướng tới cầu?. (Lúc đó là 7 giờ tối theo giờ Đức; 6 giờ tối theo giờ Anh). Hai chiếc tăng 60 tấn khổng lồ đang tới từ phía bắc. Bên phía mình Frost cũng trông thấy chúng. ?oTrông chúng thận đáng gờm trong cảnh tranh sáng tranh tối,? ông nhận xét. ?oNhư những con quái vật thời tiền sử, trong khi nòng pháo to lớn của chúng quay từ bên này sang bên kia, khạc lửa. Đạn trái phá của chúng phá bung qua tường. Bụi và những mảnh đổ vỡ gây ra sau những vụ nổ lấp đầy các lối đi và các phòng?.
    Cả một mặt tường tòa nhà nơi Mackay có mặt bị trúng đạn. ?oMột số quả đạn hẳn là đạn xuyên giáp?, trung úy Peter Stainforth kể, ?ovì chúng xuyên qua cả ngôi trường từ đầu này tới đầu kia, để lại ở mỗi phòng một mảng thủng rộng đến 4 bộ.? Trần sụp xuống, tường nứt vỡ và ?ocả công trình chấn động?. Nhìn chằm chằm vào hai chiếc tăng trên cầu, Mackay nghĩ giờ cuối cùng đã tới. ?oChỉ vài phát đạn như thế nữa và chúng tôi sẽ đi tong?, anh nói. Tuy thế, với sự ngoan cường bướng bỉnh và không biết sợ hãi mà những người cố thủ tại cầu đã thể hiện từ khi tới nơi, Mackay nghĩ anh ?ocó thể dẫn một toán đột kích ra ngoài phá nổ chúng. Nhưng đúng lúc đó hai chiếc tăng lùi lại. Chúng tôi vẫn còn sống?.
    Tại vị trí của Frost, cha Egan đã trúng đạn. Đang ở trên cầu thang khi những quả trái phá tới nơi, ông bị hất xuống sàn lầu một. Khi tỉnh lại, vị tuyên úy chỉ thấy có một người bên cạnh. Bò tới bên người này, Egan thấy người lính đã gần chết. Đúng lúc đó một đợt pháo kích nữa bắn trúng tòa nhà và Egan lại bất tỉnh. Ông tỉnh lại để nhận ra cả căn phòng lẫn quần áo mình đang cháy. Ông lăn qua lăn lại trên sàn, cố dùng tay dập lửa. Người lính bị thương ông nhìn thấy lúc trước đã chết. Lúc này Egan không thể sử dụng được hai chân mình nữa. Chậm chạp, trong sự đau đớn cùng cực, ông trườn tới một cửa sổ. Có ai đó gọi tên ông, và một sĩ quan quân báo, trung úy Bucky Buchanan, giúp ông chui qua cửa sổ và đặt ông vào tay thượng sĩ Jack Spratt. Trong hầm nhà, nơi bác sĩ James Logan đang làm việc, vị tuyên úy được đặt dưới sàn cùng các thương binh khác. Chân phải ông bị gãy, lưng và tay rách nát vì mảnh đạn gém. ?oTôi đã thoát chết ngoạn mục,? Egan nhớ lại. ?oTôi chẳng thể làm gì ngoài nằm chết gí ở đó?. Ngay gần bên, bị thương nhẹ, là viên thiếu tá đáng nhớ Tatham-Warter, vẫn đang cố động viên tinh thần mọi người, và vẫn cầm chiếc ô của mình.
    Thỉnh thoảng cuộc pháo kích dữ dội tạm ngưng, và đại úy Mackay tin là quân Đức bổ sung đạn. Khi đêm xuống vào một khoảng ngừng như vậy, Mackay phát những viên Benzedrine cho những người lính mệt mỏi của mình, mỗi người hai viên. Tác dụng của chúng lên những người đã mệt mỏi, kiệt sức này thật dữ dội và bất ngờ. Vài người lính trở nên cáu gắt gây gổ. Một số bị song thị và không thể đi thẳng được. Trong số những người bị thương và bị choáng, có những người bị ảo giác. Hạ sĩ Arthur Hendy nhớ đã bị một người lính chộp áo lôi tới một cửa sổ. ?oNhìn kìa,? anh ta thì thầm nói với Hendy. ?oĐó là đạo quân số 2. Ở bờ bên kia. Nhìn xem. Cậu có thấy họ không?? Hendy buồn bã lắc đầu. Người kia bắt đầu nổi cáu. ?oHọ ngay kia kìa,? anh ta hét lên, ?orõ mồn một?.
  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.659
    Đã được thích:
    4.642
    Hức, đợi bác Allah ban phát ơn mưa móc đúng là lâu như đâm trâu. Ai ghiền vào đây down phim về xem đỡ vậy :
    http://www.phimhongkong.com/f/archive/index.php?t-143232.html
  4. tillerorder

    tillerorder Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    15
    Link trên bị hỏng rồi. Cái này tốt hơn. Phim xem hay, gần 180 phút.
    [​IMG]
    http://rapidshare.com/files/28961392/ABTF_cyberwforum.com.part1.rar
    http://rapidshare.com/files/28963379/ABTF_cyberwforum.com.part2.rar
    http://rapidshare.com/files/28951781/ABTF_cyberwforum.com.part3.rar
    http://rapidshare.com/files/28953592/ABTF_cyberwforum.com.part4.rar
    http://rapidshare.com/files/28955562/ABTF_cyberwforum.com.part5.rar
    http://rapidshare.com/files/28957518/ABTF_cyberwforum.com.part6.rar
    http://rapidshare.com/files/28959433/ABTF_cyberwforum.com.part7.rar
    http://rapidshare.com/files/28959492/ABTF_cyberwforum.com.part8.rar
    Pass: www.cyberwforum.com
  5. allah_akbar

    allah_akbar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Mackay tự hỏi liệu nhóm người nhỏ của anh có qua được đêm không. Sự kiệt sức và những vết thương đã bắt đầu gây ra tác dụng. ?oTôi vẫn suy nghĩ minh mẫn,? Mackay nhớ lại, ?o nhưng chúng tôi không còn gì để ăn và không được ngủ. Chúng tôi chỉ có 1 ca nước mỗi ngày, và tất cả mọi người đều bị thương?. Đã gần hết đạn, Mackay lệnh cho người của mình làm bom tự tạo từ chỗ bộc phá ít ỏi còn lại. Anh dự định sẽ sẵn sàng khi xe tăng Đức quay lại. Kiểm điểm lực lượng, Mackay báo cho Frost anh chỉ còn 13 người có khả năng chiến đấu.
    Từ vị trí của mình bên phía đối diện của cây cầu, trong lúc màn đêm ngày thứ Ba, 19/9, buông xuống, Frost nhìn thấy cả thành phố như đang cháy. Những ngọn tháp của hai nhà thờ lớn đang cháy dữ dội và trong khi Frost quan sát, ?ocây thánh giá đặt giữa hai tòa tháp tuyệt đẹp in hình lên những đám mây ở cao trên trời.? Ông nhận thấy ?o tiếng gỗ cháy nổ lách tách và những tiếng động lạ lùng vọng lại từ những tòa nhà đang sụp đổ nghe như của một thế giới khác?. Ở trên lầu, hiệu thính viên Stanley Copley, ngồi bên máy radio của mình, đã không còn dùng mã Morse nữa. Anh lặp lại không ngớt ?oĐây là lữ đoàn dù 1 gọi đạo quân số 2? Tới ngay, đạo quân số 2? Tới ngay, đạo quân số 2?.
    Tại sở chỉ huy ở khách sạn Hartenstein tại Oosterbeek, tướng Urquhart cố gắng vô vọng để cứu những gì còn lại thuộc sư đoàn của ông. Frost đã bị cắt đứt. Mọi cố gắng giải cứu cho ông đều bị đánh bật lại không thương tiếc. Viện binh Đức đổ tới không ngừng. Từ phía tây, bắc, và đông, lực lượng của Bittrich đang dần dần cắt nát sư đoàn đổ bộ Anh số 1 can trường thành từng mảnh. Lạnh, ướt, kiệt sức, nhưng không hề than vãn, những con Quỷ đỏ đang cố gắng bám trụ - đối đầu với xe tăng địch bằng súng trường và tiểu liên Sten. Tình hình làm Urquhart đau nhói tim. Chỉ có hành động thật nhanh mới cứu được những người lính can đảm của ông. Vào sáng thứ Tư, 20/9, Urquhart đã thiết lập một kế hoạch để củng cố những gì còn lại của đơn vị mình và có thể xoay chuyển tình thế.
    Ngày 19/9 ?" ?omột ngày đen tối định mệnh?, theo lời Urquhart ?" là điểm quyết định. Sự gắn kết và chỉ huy thống nhất ông hy vọng tạo ra đã tới quá muộn. Tất cả đã thất bại: lực lượng Ba Lan không tới; chuyến thả hàng đã trở thành thảm họa; nhiều tiểu đoàn đã bị tiểu diệt trong khi cố tới với Frost. Sư đoàn đang bị đẩy dần tới sự diệt vong. Tình trạng những người còn lại của Urquhart đã nói lên một câu chuyện kinh hoàng. Suốt đêm 19, các tiểu đoàn còn giữ được liên lạc với sở chỉ huy sư đoàn báo cáo quân số còn lại. Cho dù những con số này không hoàn toàn chính xác và chỉ là tạm thời, chúng đã cho một bản quyết toán u ám: sư đoàn của Urquhart đang bên bờ của việc biến mất hoàn toàn.
    Về lữ đoàn dù số 1 của Lathbury, chỉ còn đơn vị của Frost là chiến đấu như một đơn vị có tổ chức, nhưng Urquhart không biết tiểu đoàn 2 còn lại bao nhiêu người. Tiểu đoàn 3 của Fitch còn khoảng 50 người, tiểu đoàn trưởng đã hy sinh. Tiểu đoàn 1 của Dobie còn 116 người, Dobie đã bị thương và bị bắt. Tiểu đòan 11 chỉ còn 150 người, tiểu đoàn 2 South Stafford 100 người. Các tiểu đoàn trưởng Lea và McCardie đều bị thương. Tiểu đoàn 10 của Hackett còn 250 người, tiểu đoàn 156 báo cáo còn 270 người. Cho dù toàn bộ sư đoàn của Urquhart còn có các đơn vị khác ?" những con số trên chưa kể tới các đơn vị như một tiểu đoàn của trung đoàn tuần biên, tiểu đòan 7 KOSB?Ts công binh, các đơn vị trinh sát và hậu cần, phi công tàu lượn và các quân nhân khác ?" nhưng các tiểu đoàn tác chiến của ông hầu như không còn tồn tại nữa. Binh lính thuộc những đơn vị dũng cảm đó đã bị phân tán thành những nhóm nhỏ, bị sốc, bị mất tinh thần và hầu như không còn chỉ huy.
    Trận đánh đã đẫm máu và ác liệt đến mức cả những cựu binh dày dạn lửa đạn nhất cũng quỵ ngã. Urquhart và tham mưu trưởng của ông cảm thấy một bầu không khí hốt hoảng lan ra trong sở chỉ huy khi những nhóm nhỏ tàn quân chạy qua bãi cỏ kêu lên, ?oQuân Đức tới?. Thường đó là những tân binh, ?onhững người đã nhất thời bị mất sự tự chủ?, Urquhart sau này viết. ?oMackenzie và tôi đã phải can thiệp trực tiếp?. Nhưng những người khác đứng vững trước tình thế rất bất lợi. Đại úy L.E.Queripel, bị thương vào mặt và tay, dẫn đầu một đợt tấn công vào một hỏa điểm súng máy 2 nòng của Đức và tiêu diệt kíp xạ thủ. Trong lúc quân Đức, liên tục ném lựu đạn, bắt đầu áp sát Queripel và nhóm của anh, Queripel gọi ?ođám xát cà chua? của anh lại. Ra lệnh cho mọi người để mình tại chỗ, viên đại úy yểm trợ cho họ rút lui, ném trả lựu đạn lại quân địch cho tới lúc hy sinh (CT: Queripel được truy tặng Chữ thập Victoria).
    Lúc này, những đơn vị còn lại của Urquhart đã bị xé lẻ và sư đoàn đã tổn thất nặng này phải co dần lại cố thủ. Mọi con đường có vẻ đều dẫn tới khu vực Oosterbeek, với phần lớn lực lượng đổ bộ tập trung quanh Hartenstein trong vài dặm vuông nằm giữa từ Heveadorp và Wolfheze ở phía tây, tới Oosterbeek và trang trại Johannahoeve ở phía đông. Trong hành lang đó, kết thúc tại bờ sông Rhine ở Heveadorp, Urquhart quyết định thiết lập vị trí phòng ngự. Bằng việc tập trung lực lượng, ông hy vọng duy trì được sức mạnh của mình để đứng vững tới khi thiết giáp của Horrock tới kịp.
    Suốt đêm 19 mệnh lệnh được phát ra yêu cầu binh lính lùi về vành đai quanh Oosterbeek, và trong những giờ đầu tiên của ngày 20, Hackett được lệnh bãi bỏ của tấn công ông đã lên kế hoạch về phía cầu Arnhem với các tiểu đòan 10 và 156, đồng thời rút các đơn vị này khỏi vòng chiến. ?oĐó là một quyết định thật khủng khiếp,? sau này Urquhart nói. ?oĐiều đó có nghĩa là bỏ rơi tiểu đoàn 2 tại cầu, nhưng tôi biết cơ hội tới được với họ của tôi cũng chẳng cao hơn cơ hội tới được Berlin?. Theo quan điểm của ông, hy vọng duy nhất là ?ocủng cố lực lượng, thiết lập một vành đai phòng ngự và cố gắng giữ một đầu cầu nhỏ ở phía bắc sông để quân đoàn 30 có thể vượt sông hội quân với chúng tôi?.
  6. allah_akbar

    allah_akbar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Việc phát hiện ra chiếc phà vẫn hoạt động giữa Heveadorp và Driel là một yếu tố quan trọng trong quyết định của Urquhart. Nó đóng vai trò cốt tử trong kế hoạch cố gắng tồn tại của ông, vì nhờ nó, về mặt lý thuyết, tiếp viện có thể tới được từ bờ nam. Thêm nữa, tại các bến phà ở cả hai bờ sông đã có sẵn rầm có thể giúp công binh bắc một chiếc cầu Bailey qua sông Rhine. Cần thừa nhận là bất lợi rất lớn. Nhưng nếu cây cầu tại Nijmegen có thể được chiếm nhanh và nếu Horrock tiến quân khẩn trương, còn người của Urquhart có thể cầm cự đủ lâu trên vành đai của mình để công binh vượt được sông ?" quá nhiều chữ nếu ?" vẫn còn một cơ hội cho Montgomery có được đầu cầu qua sông Rhine và tiến vào Ruhr, cho dù Frost có bị tiêu diệt tại Arnhem.
    Suốt ngày 19, sở chỉ huy của Urquhart đã gửi đi rất nhiều điện yêu cầu chọn một khu đổ quân mới cho những người Ba Lan. Liên lạc, cho dù vẫn chập chờn, đã được cải thiện chút ít. Trung úy Neville Hay thuộc mạng Phantom đang gửi một số bức điện cho sở chỉ huy đạo quân Anh số 2, nơi này sẽ chuyển lại chúng cho Browning. Vào lúc 3 giờ sáng ngày 20, Urquhart nhận được một bức điện từ quân đoàn hỏi ý kiến ông về khu đổ quân cho lữ đoàn Ba Lan. Theo Urquhart, chỉ còn một địa điểm khả dĩ. Theo kế hoạch mới của mình, ông yêu cầu lữ đoàn gồm 1500 người được đổ xuống gần phía nam bến phà lân cận làng Driel.
    Bỏ rơi Frost và người của ông là phần cay đắng nhất của kế hoạch này. Vào 8 giờ sáng thứ Tư, Urquhart có một cơ hội để thông báo cho Frost và Gough tại cầu. Sử dụng kênh radio Munford-Thompson, Gough gọi về sở chỉ huy sư đoàn và được nối với Uruqhart. Đây là lần đầu Gough liên lạc được với tư lệnh kể từ ngày 17, khi ông được lệnh quay về sư đoàn chỉ để phát hiện ra Urquhart đang ở đâu đó trên các tuyến hành quân. ?oChúa ơi,? Urquhart nói, ?otôi cứ nghĩ anh đã chết rồi?. Gough nói nhanh tình hình tại cầu. ?oTinh thần vẫn cao,? ông còn nhớ lúc đó đã nói,? nhưng chúng tôi thiếu mọi thứ. Bất chấp điều đó, chúng tôi sẽ tiếp tục giữ vững?. Sau đó, như Urquhart nhớ, ?oGough hỏi liệu họ có thể trông đợi được tiếp viện không?.
    Trả lời không phải dễ. ?oTôi nói với anh ta,? Urquhart nhớ lại, ?olà tôi không chắc chắn tình thế hiện nay sẽ là tôi tới với họ hay họ tới với tôi. Tôi sợ rằng các anh chỉ có thể hy vọng được giải vây từ phía nam?. Sau đó Frost nghe máy. ?oThật mừng khi nghe tiếng tư lệnh,? Frost viết, ?onhưng ông không thể nói với tôi điều gì thực sự lạc quan. .. Bản thân họ rõ ràng cũng đang gặp khó khăn lớn?. Urquhart yêu cầu rằng ?olời chúc mừng của bản thân tôi về cố gắng xuất sắc được chuyển tới từng người và tôi chúc họ may mắn?. Không còn gì để nói thêm nữa.
    Hai mươi phút sau, Urquhart nhận được một bức điện qua mạng Phantom của trung úy Neville Hay. Điện viết: ?o200820 (từ đạo quân số 2). Tấn công tại Nijmegen bị chặn đứng bởi cứ điểm ở phía nam thành phố. Lữ đoàn cận vệ số 5 còn cách thành phố nửa đường. Cầu còn nguyên nhưng bị địch chiếm. Dự định tấn công lúc 13 giờ hôm nay?.
    Urquhart lập tức lệnh cho ban tham mưu thông báo cho tất cả các đơn vị. Đó là tin tốt đầu tiên ông nhận được trong ngày. Thật bi kịch, Urquhart có trong tay mình một lực lượng bổ sung mà sự đóng góp, nếu được chấp nhận, có thể đã thay đổi tình hình hiểm nghèo của sư đoàn đổ bộ Anh số 1.
    Lực lượng kháng chiến ngầm tại Hà Lan được xếp vào hàng những đơn vị kháng chiến được tổ chức tốt và có khả năng chiến đấu nhất tại châu Âu bị tạm chiếm. Tại khu vực của các sư đoàn 101 và 82, người Hà Lan đã chiến đấu bên cạnh lính dù Mỹ. Một trong những lệnh đầu tiên của các tướng Taylor và Gavin sau khi tiếp đất là phân phát vũ khí và chất nổ cho các nhóm du kích. Nhưng tại Arnhem người Anh đã hoàn toàn lờ đi những người dân thường đầy nhiệt huyết và dũng cảm đó. Cầm lấy vũ khí và lập tức lộ diện để giúp Frost tại cầu, nhóm kháng chiến Arnhem hầu như không được để ý đến, và sự trợ giúp của họ bị lịch sự từ chối. Sau một loạt sự kiện kỳ lạ, chỉ có một người có khả năng phối hợp và đưa lực lượng kháng chiến vào trợ chiến cho người Anh, nhưng người đó đã chết. Trung tá Hilary Barlow, người Urquhart đã cử đi để chỉ huy cuộc tấn công hỗn độn của các tiểu đoàn ở khu vực ngoại ô phía tây, đã hy sinh trước khi kịp thực hiện hết nhiệm vụ của mình.
    Trong kế hoạch ban đầu, Barlow được dự kiến đảm nhiệm vai trò chỉ huy quân quản tại Arnhem sau khi trận đánh kết thúc. Trợ lý của ông và đại diện cho Hà Lan tại tỉnh Gelderland cũng đã được chỉ định. Đó là trung tá hải quân Hà Lan Arnoldus Wolters. Trước khi Market Garden bắt đầu, một ủy ban tình báo Anh ?" Hà Lan đã đưa cho Barlow một danh sách tối mật các thành viên kháng chiến ngầm được coi là hoàn toàn tin tưởng. ?oTừ các danh sách này, ?oWolters nhớ lại, ?oBarlow và tôi có nhiệm vụ xem xét các nhóm và sử dụng họ theo khả năng: trinh sát, phá hoại, trợ chiến v.v. Barlow là người duy nhất ngoài tôi biết được nhiệm vụ thực sự của chúng tôi. Khi ông hy sinh, kế hoạch đã sụp đổ?. Tại sở chỉ huy sư đoàn, Wolters được coi như một đại diện dân sự hay một sĩ quan tình báo. Khi ông đưa danh sách bí mật ra và nêu ý kiến, ông bị nhìn nhận với sự nghi ngờ. ?oBarlow hoàn toàn tin tưởng tôi,? Wolters nói. ?oTôi tiếc là những người còn lại tại sở chỉ huy lại không như thế?.
    Với cái chết của Barlow, Wolters bị trói tay hoàn toàn. ?oNgười Anh tự hỏi một sĩ quan hải quân Hà Lan cứ ở bên họ làm gì,? ông nhớ lại. Dần dần ông cũng được chấp nhận phần nào và cho dù một số thành viên kháng chiến được giao việc, họ quá ít và sự giúp đỡ tới quá muộn. ?oChúng tôi không còn thời gian để kiểm tra tất cả mọi người để những người tại sở chỉ huy hài lòng,? Wolters nói, ?ovà thái độ tại đó chỉ đơn giản là: ?oChúng ta có thể tin ai ?? ?oCơ hội để tổ chức và liên kết lực lượng kháng chiến tại Arnhem đã bị mất (CT: Người Anh đã từ lâu mất lòng tin vào lực lượng kháng chiến Hà Lan. Năm 1942, thiếu tá Herman Giskes, chỉ huy tình báo Đức tại Hà Lan, đã xâm nhập thành công vào mạng lưới tình báo Hà Lan. Các điệp viên gửi từ Anh tới bị bắt và bị buộc làm việc cho ông ta. Trong 20 tháng, trong chiến dịch phản gián có lẽ là ngoạn mục nhất trong Thế chiến thứ Hai, gần như tất cả điệp viên nhảy dù xuống Hà Lan đều bị quân Đức bắt. Theo một thủ tục an ninh, các hiệu thính viên tại Anh được yêu cầu nghe để phát hiện những sai sót cố ý về lỗi Morse trong các tín hiệu radio. Thế nhưng những báo cáo từ những điệp viên hai mang vẫn được chấp nhận mà không bị nghi ngờ bởi tình báo Anh. Chỉ tới khi hai điệp viên trốn thoát thì chiến dịch Bắc Cực của Giskes mới kết thúc. Xỏ mũi được Đồng Minh lâu đến vậy, Giskes không khỏi tự mãn về thành công của mình. Trong một bức điện không mã hóa gửi tới Anh ngày 23/11/1943, ông ta viết: ?oGửi các ngài Hunt, Bingham và đồng nghiệp, Successor Ltd., London. Chúng tôi hiểu các ngài đã cố gắng thực hiện các phi vụ làm ăn tại Hà Lan trong một thời gian mà không trông cậy vào chúng tôi. Chúng tôi lấy làm tiếc về việc này? vì từ lâu chúng tôi đã đảm nhiệm vai trò đại lý độc quyền của các vị tại nước này. Tuy thế? nếu các ngài tiếp tục nghĩ tới chuyện thăm chúng tôi tại Lục địa với cường độ cao chúng tôi sẽ lại dành cho đại diện của các ngài cùng sự quan tâm như chúng tôi đã làm từ trước tới nay?? Kết quả là, cho dù các mạng tình báo được làm sạch và hoàn toàn tổ chức lại ?" và cho dù các nhóm kháng chiến Hà Lan được tách riêng khỏi các hoạt động này ?" nhưng bất chấp điều đó, nhiều sĩ quan cao cấp Anh được cảnh báo trước chiến dịch Market Garden không nên quá tin tưởng lực lượng kháng chiến ).
  7. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.659
    Đã được thích:
    4.642
    Có một phim khác làm riêng về trận Arnhem, do chính mấy tay còn sót lại của sư 1 đổ bộ Anh thủ vai , không biết các bác đã xem chưa:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Theirs_is_the_Glory
    Phim này xem có vẻ không "hoành tráng" bằng phim trận Điện Biên Phủ của Karmen dựng lại. Cũng là do lính đóng lại nhưng lính mình có khiếu làm diễn viên hơn
  8. allah_akbar

    allah_akbar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Tại Anh, gần 7 giờ sáng ngày 20, thiếu tướng Stanislaw Sosabowski được biết các khu đổ quân của ông đã bị thay đổi. Giờ đây lữ đoàn Ba Lan sẽ đổ xuống một khu vực cách khu vực cũ vài dặm về phía tây, gần làng Driel. Sosabowski sững sờ trước tin mới được báo qua sĩ quan liên lạc, trung tá George Stevens. Lữ đoàn đã có mặt tại sân bay và dự kiến lên đường tới Hà Lan trong 3 giờ nữa. Trong khoảng thời gian đó Sosabowski sẽ phải điều chỉnh lại hoàn toàn kế hoạch tấn công của ông cho một khu vực chưa hề được chuẩn bị trước. Đã mất nhiều ngày để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ xuống gần Elden ở phía nam cây cầu Arnhem. Lúc này, viên tướng Ba Lan nhớ lại, ?oTôi nhận được một chỉ dẫn vắn tắt, và chỉ có vài giờ để thiết lập một kế hoạch?.
    Vẫn chưa có nhiều tin tức về Arnhem, nhưng, như Stevens đã thông báo với ông về kế hoạch mới sử dụng phà đưa lực lượng của ông qua sông Rhine từ Driel tới Heveadorp, Sosabowski hiểu rõ tình hình của Urquhart đang xấu đi. Ông lường trước sẽ có vô số trục trặc, nhưng ônh nhận thấy ?okhông ai tỏ ra thực sự được báo cáo đầy đủ. Tất cả những gì Steven biết được là tình hình rất hỗn loạn?. Nhanh chóng thông báo cho ban tham mưu của mình về thay đổi, Sosabowski hoãn cuộc cất cánh từ 10 giờ sáng tới 1 giờ chiều. Ông cần thời gian này để định hướng lại lực lượng của mình và thảo ra một kế hoạch tác chiến mới, và ba giờ trì hoãn cũng có thể giúp Stevens có thêm nhiều tin tức cập nhật hơn từ Arnhem. Dù sao đi nữa Sosabowski cũng không chắc liệu đơn vị của ông có thể cất cánh lúc 10 giờ sáng. Sương mù lại bao phủ vùng Midlands, và các dự báo không được khả quan. ?oĐiều đó cùng những thông tin chúng tôi nhận được đã làm chúng tôi rất lo,? Sosabowski nhớ lại. ?oTôi không nghĩ kế hoạch của Urquhart tiến triển tốt. Tôi bắt đầu tin rằng có thể chúng tôi sẽ nhảy xuống Hà Lan chỉ để tô đậm thêm cho thất bại?.
    Tại cây cầu Arnhem thách thức trước số đông của một nhóm nhỏ can đảm đã gần tới hồi kết. Lúc rạng sáng quân Đức đã tiếp tục cuộc pháo kích khủng khiếp của họ. Trong ánh nắng buổi sớm những đống đổ nát xiêu vẹo đã từng là những tòa nhà và công thự một lần nữa lại trở thành mục tiêu của hỏa lực không thương xót. Ở hai bên cây cầu và dọc những đống đổ nát của Eusebius Buiten Singel, một số vị trí phòng ngự còn tương đối vững chắc đều lần lượt bị bắn tan tành. Dải phòng ngự hình bán nguyện khống chế đầu cầu phía bắc đã hầu như không còn tồn tại nữa. Thế nhưng, bị lửa vây bọc và nấp sau những đống vụn nát, những nhóm nhỏ lính dù bướng bỉnh vẫn tiếp tục chiến đấu, không cho quân Đức sử dụng cầu.
    Chỉ có sự dũng cảm bản năng nhất giúp người của Frost đứng vững đến lúc này, nhưng nó cũng đã đủ mãnh liệt và bền vững để kìm chân quân Đức trong 3 đêm và 2 ngày. Tiểu đoàn 2 cùng những người lính thuộc các đơn vị khác đã tới với họ theo từng nhóm nhỏ hai ba người (một lực lượng theo ước tính cao nhất của Frost chưa bao giờ vượt quá con số 600 hay 700 người) đã sát cánh bên nhau trong thảm kịch. Niềm kiêu hãnh và mục đích chung đã gắn kết họ với nhau. Chỉ mình họ đã tới được mục tiêu của cả một sư đoàn đổ bộ đường không ?" và giữ vững vị trí trong thời gian lâu hơn thời gian mà cả sư đoàn dự kiến phải giữ. Trong những giờ phút tuyệt vọng đầy lo âu, chờ đợi sự giúp đỡ đã không bao giờ tới, tâm trạng của họ có lẽ được nói lên rõ nhất qua suy nghĩ của trung sĩ Gordon Spicer, người đã viết, ?oAi đã không hoàn thành nhiệm vụ? Không phải chúng tôi!?
    Đến lúc này thời gian cầm cự của họ đã sắp kết thúc. Nấp dưới các đống đổ nát và những con hào chật hẹp, vật lộn cố bảo vệ bản thân và những hầm nhà chật ních thương binh, choáng váng và đờ đẫn đi dưới hỏa lực hầu như không ngừng của kẻ thù, mang trên mình những vết thương quấn băng hoen máu đã bẩn cùng thái độ dửng dưng như tấm huân chương danh dự, những con Quỷ Đỏ biết, cuối cùng thì họ cũng không thể đứng vững lâu hơn nữa.
    Phát hiện này tạo ra một tâm trạng bình thản kỳ lạ, hoàn toàn không có chút hoảng hốt nào. Như thể mỗi người đều thầm quyết định họ sẽ chiến đấu cho đến khi gục xuống ?" cho dù chỉ để chọc tức thêm quân Đức. Bất chấp ý thức cuộc chiến coi như đã chấm dứt, những người lính vẫn tìm ra sáng kiến mới để kéo dài nó. Những khẩu đội cối bắn những quả đạn cuối cùng mà không có càng hay đế súng, bằng cách dựng nòng súng lên và giữ bằng dây thừng. Những người khác, thấy rằng không còn kíp nổ cho những quả bom phóng của súng Piat, đã tìm cách kích nổ các quả bom này bằng thuốc cháy lấy từ những hộp diêm. Khắp xung quanh họ bạn bè nằm la liệt, đã chết hay đang hấp hối, thế nhưng họ vẫn tìm ra được nghị lực để chống cự, và trong lúc chiến đấu, thường xuyên pha trò cổ vũ nhau. Nhiều người nhớ có một người lính Ireland bị một quả trái phá hất ngã xuống bất tỉnh cuối cùng cũng mở mắt ra nói, ?oTôi chết rồi?. Sau đó, ngẫm nghĩ một lúc, anh ta nhận xét, ?oKhông thể nào. Mình đang nói cơ mà?.
    Với trung tá Frost, người đã thổi kèn săn để tập hợp họ lại quanh mình vào ngày Chủ nhật nắng đẹp để khởi đầu cho điều vào lúc đó dường như là khởi đầu cho cuộc diễu binh chiến thắng của họ, họ luôn đứng vững không bị khuất phục. Nhưng tới lúc này, vào ngày thứ Tư u ám và buồn bã, ông biết ?othực tế không còn khả năng được giải vây?.
    Số người còn khả năng chiến đấu, cao nhất, vào khoảng 150 đến 200, tập trung chủ yếu xung quanh những ngôi nhà của ban chỉ huy nằm ở phía tây rầm cầu. Chừng 300 thương binh Anh và Đức nằm kín các hầm nhà. ?oHọ chen chúc đến mức gần như nằm đè lên nhau?, Frost nhớ lại, ?okhiến cho các bác sĩ và cứu thương gặp rất nhiều khó khăn khi đi lại chăm sóc họ?. Ông sẽ phải sớm đưa ra quyết định về những thương binh này. Nếu tòa nhà của họ lại bị trúng đạn lần nữa, mà điều này hầu như chắc chắn sẽ xảy ra, Frost nói với thiếu tá Freddie Gough, ông ?okhông thể hình dung ra mình có thể chiến đấu đến phút cuối cùng, rồi rút đi, để cho thương binh của mình bị thui cháy?. Cần có cách đưa thương binh ra trước khi tòa nhà bị sập hay bị chiếm. Frost không rõ còn bao nhiêu thời gian nữa. Ông vẫn tin mình có thể khống chế đầu cầu thêm một thời gian, thậm chí thêm 24 giờ nữa, nhưng vành đai phòng ngự của ông đã yếu đến mức ông biết ?omột cú đột kích kiên quyết của quân địch có thể giúp chúng đâm thẳng vào giữa khu vực của chúng tôi?.
    Bên phía đại úy Mackay, ngôi trường bị bắn phá không thương tiếc, anh nghĩ, trông ?ogiống một cái rây?. Như Mackay sau này nhớ lại, ?oChúng tôi chỉ còn lại một mình. Tất cả các tòa nhà phía đông đã bị đốt trụi, trừ một ngôi nhà nằm về phía nam do quân Đức chiếm?. Trong ngôi trường, cảnh tượng kinh hoàng quá mức tưởng tượng. ?oMọi người kiệt sức và bẩn kinh khủng?, Mackay viết, ?otôi đau nhói mỗi khi nhìn họ. Phờ phạc, mắt đỏ vằn, hầu như ai cũng có trên người những dải băng cứu thương bẩn thỉu, và máu ở khắp nơi?. Khi thương binh được đưa theo cầu thang xuống tầng hầm, Mackay trông thấy ?otại mỗi tầng máu đã đọng lại thành vũng và chảy thành từng dòng nhỏ xuống theo cầu thang?. Mười ba người còn lại của anh được gom thành nhóm ?ohai hay ba người, chốt giữ những vị trí yêu cầu số người gấp đôi như vậy. Thứ duy nhất còn sạch là vũ khí của mỗi người?. Trong đống đổ nát của ngôi trường Mackay và nhóm của anh đẩy lùi ba đợt xung phong của địch trong hai giờ, buộc quân địch để lại quanh trường số xác chết nhiều gấp 4 lần số người của họ.
  9. allah_akbar

    allah_akbar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Buổi sáng trôi dần đi, trận đánh vẫn tiếp tục. Sau đó, vào khoảng gần trưa, người đã thách thức quân Đức kiên cường đến thế bị thương. Trong lúc Frost gặp thiếu tá Douglas Crawley để thảo luận về một toán tuần tiễu chiến đấu nhằm quét sạch khu vực, ông nhớ ?omột tiếng nổ long trời? nhấc bổng ông khỏi mặt đất và ném ông ra xa vài yard. Một quả đạn cối đã nổ gần như giữa hai người. Thật thần kỳ cả hai đều còn sống, nhưng mảnh đạn đã cắm sâu vào mắt cá chân bên trái và xương bánh chè bên phải của Frost, còn Crawley bị trúng đạn vào cả hai chân và tay phải. Frost, chỉ còn hơi tỉnh táo, cảm thấy xấu hổ vì ông đã không thể ?okìm được những tiếng rên như tự mình chui ra khỏi miệng tôi, nhất là khi Doug vẫn yên lặng?. Wicks, cần vụ của Frost, kéo hai sĩ quan vào chỗ khuất, sau đó cứu thương khiêng họ trên cáng xuống hầm nhà cùng các thương binh khác.
    Trong hầm nhà chật ních cha tuyên úy Egan đang cố định hướng. Trong ánh sáng lờ mờ của căn hầm u ám, trung úy Bucky Buchanan, người sĩ quan tình báo trước đó đã giúp đưa Egan xuống hầm, có vẻ như đang mệt mỏi tựa người vào tường. Nhưng Buchanan đã chết. Sức ép của một quả bom đã giết chết lập tức viên trung úy mà không để lại dấu vết nào. Sau đó, ngỡ ngàng và vẫn còn choáng váng, Egan thấy Frost được khiêng vào. ?oTôi vẫn nhớ khuôn mặt của ông ấy,? Egan nói. ?oÔng ấy trông nhợt nhạt như người đã chết và rất ủ dột?. Các thương binh khác trong hầm nhà cũng nhìn thấy tiểu đoàn trưởng của họ. Với trung úy John Blunt, một người bạn của Buchanan, cảnh trung tá nằm trên một chiếc cáng là một cú rất nặng nề. ?oChúng tôi vẫn luôn coi ông ấy là không gì chạm tới được,? Blunt viết. ?oThật đau lòng khi phải nhìn ông bị khiêng đi như thế. Ông ấy chưa từng bị bất cứ thứ gì đánh trúng?.
    Từ đâu đó trong căn hầm, binh nhì James Sims, cũng bị thương vì mảnh trái phá, nhớ có nghe thấy ai đó gọi Frost, ?oThưa ngài, chúng ta còn đứng vững được chứ??
    Tại Anh, thiếu tướng Sosabowski quan sát lữ đoàn của ông leo lên hàng dài những chiếc Dakota chở quân. Từ hôm Chủ nhật, ông đã cảm thấy sự căng thẳng tăng dần khi những người lính Ba Lan chờ xuất trận. Họ đã tới sân bay hôm thứ Ba chỉ để chứng kiến kế hoạch bị đình chỉ. Sáng thứ Tư này, biết được sự thay đổi khu đổ quân, chính Sosabowski đã hoãn chuyến bay lại 3 giờ để vạch một kế hoạch mới. Giờ đây, gần 1 giờ chiều, trong khi những người lính dù mang vác nặng bước về phía máy bay, không khí bồn chồn đã biến mất. Cuối cùng họ cũng lên đường, và Sosabowski nhận thấy ?otâm trạng gần như vui vẻ trong những người lính?.
    Tâm trạng của ông hoàn toàn khác. Trong vài giờ ngắn ngủi sau khi hoãn giờ khởi hành, ông đã cố tìm hiểu mọi thứ có thể về tình hình của Urquhart cũng như khu đổ bộ mới. Ông đã phổ biến lại cho cả ba tiểu đoàn của mình tới tận cấp trung đội, nhưng những thông tin ông có thể cung cấp cho họ thật ít ỏi. Sosabowski cảm thấy họ được chuẩn bị quá tồi, gần như ?okhông biết nhảy xuống đâu?.
    Lúc này, khi các động cơ khởi động, các tiểu đoàn của ông bắt đầu leo lên 114 chiếc Dakota sẽ mang họ tới Hà Lan. Hài lòng với việc đưa quân lên máy bay, Sosabowski leo lên chiếc máy bay dẫn đầu. Với động cơ nổ rền, chiếc Dakota chuyển bánh chạy từ từ theo đường dẫn, quay đầu chuẩn bị cất cánh. Rồi bất ngờ nó dừng lại. Trước sự lo ngại của Sosabowski, động cơ tắt hẳn. Từng phút trôi qua, và sự lo lắng của ông tăng dần. Ông tự hỏi không biết nguyên nhân gì làm chuyến bay bị trì hoãn.
    Bất thần cửa máy bay mở và một sĩ quan RAF leo lên. Đi dọc thân máy bay tới chỗ viên thiếu tướng, anh ta thông báo với Sosabowski rằng kiểm soát không lưu vừa được lệnh đình chỉ cuộc cất cánh. Tình hình lại diễn ra tương tự như hôm thứ Ba: các sân bay phía nam mở cửa và các máy bay ném bom chở hàng tiếp tế đã cất cánh, nhưng ở khu vực Grantham một vùng mây mù dày đặc đang thiết lập. Sosabowski không tin nổi vào tai mình nữa. Ông có thể nghe thấy các sĩ quan và binh lính của mình bật ra những câu rủa khi nghe tin lại bị hoãn nữa. Cuộc đổ quân bị hoãn lại thêm 24 giờ nữa ?" tới 1 giờ chiều ngày thứ Năm 21/9.
    Cả trung đoàn bộ binh đi tàu lượn của tướng Gavin cũng bị chết dí dưới đất thêm lần nữa. Vào đúng ngày dự định thực hiện cuộc tấn công quan trọng vào cầu bắc qua sông Waal ở Nijmegen, lực lượng gồm 3400 người mà Gavin đang trông đợi hơn bao giờ hết, cùng pháo binh và trang bị của họ, đã không thể lên đường. Chiếc phà Driel ?" Heveadorp vẫn còn hoạt động. Vào ngày thứ Tư định mệnh này, ngày N+3, khi lữ đoàn Ba Lan vẫn có thể qua sông được bằng phà để tăng cường cho lực lượng đã kiệt sức của Urquhart, thời tiết lại giáng một đòn trí mạng vào Market Garden.
  10. allah_akbar

    allah_akbar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Model, với viện binh không ngừng đổ tới, chắc chắn rằng lúc này lực lượng của ông đã đủ mạnh để đánh tan cuộc tấn công của Montgomery. Ông dự định bẻ gãy hành lang của Đồng Minh tại Son, Veghel và Nijmegen. Cầu Arnhem, ông biết, gần như đã trong tay ông. Và đạo quân số 15 của Von Zangen ?" đạo quân mà Montgomery đã bỏ quên tại Antwerp - đang từ từ lấy lại được sức mạnh. Các ban tham mưu được tổ chức lại, đạn và khí tài được bổ sung hàng ngày. Trong 48 giờ sau, trong nhật ký tác chiến của cụm quân B, phụ lục 2342, Model sẽ báo cáo cho Von Runstedt về tình hình của Von Zangen như sau: ?oTổng số quân và khí tài đã được đưa qua cửa Schelde của đạo quân số 15 gồm 82000 người, 530 đại bác, 4600 xe cơ giới; trên 4000 ngựa và một lượng lớn khí tài quan trọng??(CT: Cho dù đây là những con số chính xác lấy ra từ nhật ký của cụm quân B, có vẻ như chúng cao hơn sự thật, nhất là về số lượng đại bác, xe cơ giới và ngựa. Cuộc sơ tán đạo quân 15 qua cửa Schelde và quanh Antwerp được chỉ huy bởi tướng Eugene Felix Schwalbe. Vào năm 1946 ông ta đưa ra các con số ước tính sau: 65000 người, 225 đại bác, 750 xe cơ giới, xe kéo và 1000 ngựa (xem Milton Schulman, Defeat in the West, tr.180). Tôi không thể giải thích được sự khác biệt này, nhưng những con số của Schwalbe có vẻ thực hơn).
    Lúc này, Model tự tin về khả năng làm chủ tình hình của Von Zangen đến mức 72 giờ sau ông ta dự định tái tổ chức hoàn toàn cơ cấu chỉ huy của mình. Von Zangen sẽ chỉ huy lực lượng của cụm quân B nằm ở phía tây hành lang của Đồng Minh; đạo quân dù số 1 của tướng Student, lúc này đang được tăng cường một cách hệ thống, sẽ đảm nhiệm sườn phía đông. Đã tới lúc Model bắt đầu cuộc tấn công của mình với các mũi nhọn trọng điểm.
    Tại cầu Son, vào sáng ngày 20, lực lượng panzer, đột kích vào khu vực của sư đòan 101, đã gần thành công trong việc chiếm cầu. Chỉ có hành động mau lẹ của binh lính của Taylor cùng thiết giáp Anh giúp chặn đứng được cuộc tấn công. Đồng thời, trong khi đội hình của Horrock hướng tới Nijmegen, toàn bộ dải hành lang thuộc Taylor kiểm sóat đều bị uy hiếp.
    Vào lúc 11 giờ trưa tại khu vực của tướng Gavin, quân Đức, sau một cuộc pháo kích dữ dội, tiến qua biên giới tấn công vào sườn đông sư đoàn 82. Chỉ vài giờ sau một mũi tấn công tổng lực đã hướng tới khu vực Mook, đe dọa cây cầu tại Heumen. Vội tới đây từ Nijmegen, nơi người của ông đang chuẩn bị cho cuộc tấn công qua sông Waal, Gavin thấy ?ocây cầu duy nhất chúng tôi kiểm soát cho phép xe tăng đi qua? đang bị đe dọa nghiêm trọng. ?oCây cầu này là sống còn với sự tồn tại của lực lượng Anh và Mỹ đang tập trung tại Nijmegen?, ông nhớ lại. Khó khăn của ông rất nghiêm trọng; tất cả các đơn vị của sư đoàn 82 đều đã tham chiến. Gavin vội yêu cầu lực lượng cận vệ Coldstream hỗ trợ. Sau đó, với Gavin đích thân dẫn đầu cuộc phản kích, một trận đánh ác liệt, không ngừng nghỉ diễn ra cho tới tận cuối ngày. Di chuyển lực lượng của mình liên tục như một kỳ thủ cờ vua, Gavin giữ vững và cuối cùng buộc quân Đức phải rút lui. Ông đã luôn e ngại bị tấn công từ phía biên giới Đức. Lúc này Gavin và tư lệnh quân đoàn, tướng Browning, hiểu rằng một giai đoạn mới và khốc liệt hơn của chiến sự đã bắt đầu. Trong số tù binh có người của quân đoàn dù số 2 kỳ cựu của tướng Mendl. Ý định của Model lúc này đã rõ: chiếm lại các cây cầu chiến lược, chặt đứt hành lang và tiêu diệt lực lượng của Horrock.
    Về phần mình, Model tin rằng Đồng Minh sẽ không thể qua sông tại Nijmegen được để tiến tiếp đoạn 11 dặm cuối cùng tới Arnhem. Ông tự tin nói với tướng Bittrich dự kiến chiến sự sẽ chấm dứt nội trong tuần. Bittrich không được tự tin như vậy. Ông ta sẽ cảm thấy yên tâm hơn, ông nói với Model, nếu những cây cầu tại Nijmegen bị cho phá hủy. Model nhìn chằm chằm vào ông và bực bội lớn tiếng, ?oKhông!?
    Thiếu tướng Heinz Harmel rất bất bình với thái độ của cấp trên trực tiếp, tướng Wilhelm Bittrich. Ông ta cảm thấy tư lệnh quân đoàn Panzer SS số 2 đã có một tầm nhìn không sát với tình hình chiến sự. Bittrich ?ocó vẻ hoàn toàn không để tâm đến những trở ngại với việc chuyển quân qua phà tại Pannerden?. Những trở ngại này đã bó tay bó chân Harmel ngay từ đầu, thế nhưng ông có cảm tưởng Bittrich chưa bao giờ có mặt đủ lâu tại thực địa ?ođể tự nhìn thấy công việc gần như bất khả thi khi phải đưa 20 xe tăng qua sông ?" trong đó có 3 chiếc Royal Tiger?. Công binh của Harmel đã mất gần ba ngày để lắp một chiếc phà có khá năng đưa một tải trọng khoảng 40 tấn qua sông Rhine. Cho dù Harmel tin rằng lúc này chiến dịch có thể được đẩy nhanh, lúc này mới chỉ có 3 trung đội tăng (12 chiếc Panther) tới được lân cận Nijmegen. Phần còn lại, gồm cả những chiếc Tiger của ông, đang chiến đấu tại cầu Arnhem dưới sự chỉ huy của một cựu binh từ mặt trận phía đông, thiếu tá Hans Peter Knaust.
    Knaust, 38 tuổi, đã mất một chân gần Moscow năm 1941. Như Harmel nhớ lại, ?oanh ta bước đi vùn vụt với một chiếc chân gỗ, và cho dù luôn bị đau, anh ta không bao giờ phàn nàn?. Tuy thế, Knaust cũng là một mục tiêu cho sự khó chịu của Harmel.
    Để tăng cường sư đoàn Frunsberg, ?oKnaust Kampfgruppe? đã được điều gấp tới Hà Lan với 35 xe tăng, 5 xe bọc thép chở quân và 1 pháo tự hành. Nhưng các cựu binh của Knaust chỉ là lính loại tồi. Gần như tất cả đều đã từng bị thương nặng; theo Harmel đánh giá họ ?ogần như là tàn phế?. Trong điều kiện thông thường những người này không bao giờ được đưa vào quân số chiến đấu. Hơn nữa, lực lượng bổ sung của Knaust còn quá trẻ, một số chỉ mới qua 8 tuần huấn luyện. Trận đánh tại cầu Arnhem đã kéo quá dài khiến Harmel lúc này cảm thấy lo ngại cho tình hình tại Nijmegen. Trong trường hợp người Anh đột phá được, ông sẽ cần tới xe tăng của Knaust để giữ cầu và các vị trí phòng ngự giữa Nijmegen và Arnhem. Lực lượng thiết giáp tăng cường vẫn đang trên đường tới, trong đó có từ 15 đến 20 xe Tiger và thêm 20 chiếc Panther nữa.Nhưng Harmel không biết khi nào chúng tới hay liệu cây cầu tại Arnhem có thể khai thông được để giúp chúng tiến nhanh xuống phía nam hay không. Ngay cả khi đã làm chủ cầu, Harmel dự kiến sẽ mất cả một ngày để dọn sạch các chướng ngại vật để xe có thể đi qua được.

Chia sẻ trang này