1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PHIẾM quán - Chất hóm hỉnh trong ca dao tình yêu Nam bộ

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi CO, 23/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Bony Dad này thì... khỏi bàn.
    Còn 8'' nữa phải ra khỏi nhà, hay em làm 1 lèo từ trên xúông dưới như Bony Dad nhé
  2. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Không rõ là tình cờ hay có sắp đặt sẵn, dịp Lễ Lao Động ở Mỹ năm nay tôi mở hộp điện thơ và được khoảng chục cái e-mail có cùng một tựa đề ?oNgười Quốc Tế? do bạn bè và người thân chuyển tới, nội dung như sau:
    ?oJoe Smith dậy sớm bắt đầu một ngày nhờ cái đồng hồ báo thức (Made in Japan) 1úc 6 giờ sáng. Trong khi cái bình nấu cà phê (Made in China) của anh ta đang lục xục, anh ta cạo râu bằng cái đồ cạo râu bằng điện (Made in Hong Kong). Anh mặc cái áo sơ mi (Made in Sri Lanka), quần jean loại designer (Made in Singapore) và đôi giầy để đi đánh quần vợt (Made in Korea). Sau khi làm đồ ăn sáng bằng cái chảo phẳng bằng điện (Made in India), anh ta ngồi xuống trước cái bàn tính (Made in Mexico) để tính xem hôm nay anh ta có thể tiêu ra bao nhiêu tiền.
    Sau khi điều chỉnh lại giờ trên đồng hồ đeo tay (Made in Taiwan) cho đúng với giờ trên máy radio (Made in India), anh ta lên xe hơi riêng (Made in Germany) đã được đổ đầy xăng nhập cảng của Saudi Arabia và tiếp tục đi tìm một việc làm có lương cao của Mỹ. Sau thêm một ngày chay nhong kiếm việc không có kết quả, về nhà mở máy vi tính (Made in Malaysia) ra xem một lúc, Joe Smith quyết định nghỉ xả hơi một lát. Anh thay giầy xăng đan (Made in Brazil), rót một ly rượu vang (Made in France) và mở máy truyền hình (Made in Indonesia) ra, rồi thắc mắc không hiểu tại sao anh ta không kiếm được việc có lương cao ở ? Mỹ.?

    Câu chuyện của Joe Smith bên trên khiến người ta không khỏi bật cười để rồi cảm thấy chua xót liền sau đó, nhất là khi bỗng thấy mình hay vài người thân, bạn bè cũng cùng cảnh ngộ với anh chàng Joe - thất nghiệp vì hãng sở mình làm việc, (có khi đã mười mấy, hai mươi mấy năm) đã một sớm một chiều thu vén bàn giấy dọn ra nước ngoài, bỏ lại mình bơ vơ giữa chợ đời. Còn trẻ thì còn có thể xoay trở. Trung niên hay đã lớn tuổi là cả một vấn đề.
  3. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Đầu năm đầu tháng, lấy cái bài này về đây post xông đất. Chúc cả nhà ai muốn có đôi thì có đôi, ai muốn có cặp ắt có cặp, đã có cặp rồi thì mau mau sanh em bé
    Chất hóm hỉnh trong ca dao tình yêu Nam bộ
    [​IMG]
    Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công, toát ra một cách tự nhiên qua những từ ngữ mộc mạc; không hề chau chuốt chân thật đến độ người nghe phải bật cười. Một anh chàng quá đỗi si tình đã trở thành "liều mạng":
    "Dao phay kề cổ, máu đổ không màng
    Chết thì chịu chết, buông nàng anh không buông"

    Một cô nàng thật thà cả tin đã giật mình "hú vía" vì kịp thời nhận ra "chân tướng" đối tượng:
    "May không chút nữa em lầm
    Khoai lang khô xắt lát em tưởng cao ly sâm bên Tàu"

    Có những nỗi niềm tương tư ấp ủ trong lòng, nhưng cũng có khi người ta không ngại ngần thổ lộ trực tiếp với ********:
    "Tôi xa mình hổng chết cũng đau
    Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền"

    Họ là những người lao động chân chất, nên cũng bày tỏ tình cảm với nhau bằng thứ khẩu ngữ thường ngày không chưng diện, màu mè, tuy vậy, cái tình trong đó cũng mãnh liệt và sâu sắc.
    Đây là lời tâm sự của một anh chàng đêm hôm khuya khoắt lặn lội đi thăm người yêu:
    "Thương em nên mới đi đêm
    Té xuống bờ ruộng đất mềm hổng đau
    May đất mềm nên mới hổng đau
    Phải mà đất cứng ắt xa nhau phen này"

    Chàng thật thà chất phác, nhưng mà cũng có chút ranh ma đấy chứ? Chất hóm hỉnh đã toát ra từ cái "thật thà tội nghiệp".
    Nhưng phần lớn vẫn là sự hóm hỉnh mang tính chất đùa nghịch. Một chàng trai đã phóng đại nỗi nhớ người yêu của mình bằng cách so sánh ví von trào lộng:
    "Vắng cơm ba bữa còn no
    Vắng em một bữa giở giò không lên"

    Nỗi vấn vương tơ tưởng đi vào tận giấc ngủ khiến chàng trở nên lú lẫn một cách buồn cười:
    "Phòng loan trải chiếu rộng thình
    Anh lăn qua đụng cái gối, tưởng bạn mình, em ơi!"

    Nhưng cái độc đáo là ở đây nỗi niềm đó lại được bộc lộ một cách hài hước:
    "Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa
    Canh ba tôi nói sáng, giữa trưa tôi nói chiều"

    Có một chút phóng đại làm cho lời nói nghe hơi khó tin! Nhưng hề gì. Chàng nói không phải cốt để đối tượng tin những điều đó là sự thật mà chỉ cốt cho nàng thấu hiểu tấm tình si của mình. Nàng bật cười cũng được, phê rằng "xạo" cũng được, miễn sao hiểu rằng mình đã phải ngoa ngôn lên đến thế để mong người ta rõ được lòng mình.
    Lại có một chàng trai đang thời kỳ tiếp cận đối tượng, muốn khen cô nàng xinh đẹp, dễ thương mà khó mở lời trực tiếp. Để tránh đột ngột, sỗ sàng, chàng đã nghĩ ra một con đường vòng hiếm có:
    "Trời xanh bông trắng nhụy huỳnh
    Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương"

    Mục đích cuối cùng chỉ đơn giản là khen "mình dễ thương" mà chàng đã vòng qua năm non bảy núi. Bắt đầu từ thế giới tự nhiên - trong thế giới tự nhiên lại bắt đầu từ ông trời - tạo hóa sinh ra những loại cây, hoa đẹp đẽ - rồi mới bước qua thế giới của loài người - trong thế giới loài người lại từ hiện tại ngược dòng lịch sử để bắt đầu từ tổ tiên ông bà, tới thế hệ cha mẹ, rồi tới nhân vật chính - "mình". Thật là nhiêu khê, vòng vo tam quốc làm cho đối tượng hoàn toàn bất ngờ. Những lời ngộ nghĩnh kia dẫn dắt tới sự hiếu kỳ háo hức muốn biết "chuyện gì đây", cho đến khi cái kết cục thình lình xuất hiện làm cho cô nàng không kịp chống đỡ... Nhưng mà nó thật êm ái, thật có duyên biết bao, nên dù phải đỏ mặt, cô hẳn cũng vui lòng và không thể buông lời trách móc anh chàng khéo nịnh!
    Ngược lại, cũng có những lời tỏ tình khá táo bạo, sỗ sàng, nhưng hình ảnh thì lại hết sức ngộ nghĩnh, dí dỏm:
    "Con ếch ngồi dựa gốc bưng
    Nó kêu cái "quệt", biểu ưng cho rồi"

    Những người nghe câu "xúi bẩy" này không thể không bật cười, còn đối tượng xúi bẩy cùng lắm cũng có thể tặng cho người xúi có phần trơ tráo kia một cái nguýt dài.
    Những câu ca dao hóm hỉnh không chỉ bật lên từ tâm trạng đang vui, tràn đầy hy vọng, có khi "rầu thúi ruột" mà họ vẫn đùa. Những trắc trở trong tình yêu nhiều lúc được trào lộng hóa để ẩn giấu nỗi niềm của người trong cuộc:
    "Thác ba năm thịt đã thành bùn
    Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em"

    Quả là "khối tình thác xuống tuyền đài chưa tan", nên chàng lại quyết tâm chờ tiếp ở kiếp sau cho đến khi nào nên duyên nên nợ. Kiên nhẫn đến thế là cùng!
    Khi chàng trai cố gắng đến hết cách vẫn không cưới được người mình yêu, không biết trút giận vào đâu, bèn đổ lỗi cho một nhân vật tưởng tượng:
    "Quất ông tơ cái trót
    Ổng nhảy tót lên ngọn cây bần
    Biểu ông xe mối chỉ năm bảy lần, ổng không xe"

    Thái độ quyết liệt trong tình yêu lắm lúc được thể hiện đầy ấn tượng. Anh chàng hay cô nàng trong câu ca dao dưới đây đã xem cái chết nhẹ như lông hồng. Thà chết còn hơn là lẻ bạn!
    "Chẳng thà lăn xuống giếng cái "chũm"
    Chết ngủm rồi đời
    Sống chi đây chịu chữ mồ côi
    Loan xa phượng cách biết đứng ngồi với aỉ"

    Có chàng trai thì quyết tâm đem tuổi thanh xuân gửi vào cửa Phật:
    "Nếu mà không lấy đặng em
    Anh về đóng cửa cài rèm đi tu"

    Chàng vừa muốn tỏ lòng mình vừa muốn thử lòng người yêu. Và cô nàng cũng tỏ ra quyết tâm không kém. Chàng đi đến đâu nàng theo đến đó để thách thức cùng số phận:
    "Tu đâu cho em tu cùng
    May ra thành Phật thờ chung một chùa"

    Bằng câu đùa dí dỏm của mình, cô nàng đã làm nhẹ hẳn tầm nghiêm trọng của vấn đề trong tư tưởng anh chàng và cũng hóa giải tâm tư lo âu, phiền muộn của chàng - "Có gì đáng bi quan đến thế? Cái chính là em vẫn giữ vững lập trường" - đồng thời cũng hàm thêm chút chế giễu - "Mà có chắc là tu được không đấỷ".
    Khi yêu, nhiều cô gái cũng mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình không kém các chàng trai.
    "Phải chi cắt ruột đừng đau
    Để em cắt ruột em trao anh mang về"

    Không tiếc cả thân thể, sinh mạng của mình, nhưng cô gái chỉ... sợ đau, thật là một cái sợ đầy nữ tính rất đáng yêu. Hay khi chàng trai muốn liều mình chứng tỏ tình yêu, nhưng cũng lại "nhát gan" đến bật cười:
    "Gá duyên chẳng đặng hội này
    Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy... tôi chèo vô"

    Tinh nghịch, hóm hỉnh những lúc đùa vui và cả những khi thất vọng, đó là vũ khí tinh thần của người lao động để chống chọi những khắc nghiệt của hoàn cảnh. Những chàng trai, cô gái đất phương Nam đã lưu lại trong lời ca câu hát cả tâm hồn yêu đời, ham sống, hồn nhiên của họ trên con đường khai mở vùng đất mới của quê hương tiếp nối qua bao thế hệ - Đó là tinh thần phóng khoáng, linh hoạt, dày dạn ứng biến của những con người "Ra đi gặp vịt cũng lùa; Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu"...
  4. chip_quay

    chip_quay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    4.495
    Đã được thích:
    0
    Trên tay cầm 4 lạng vàng
    Cha mẹ bảo bỏ, thiếp bỏ
    Bảo bỏ chàng, thiếp không.
    Bè chuối mà thả trôi sông,
    Trôi lên trôi xuống, thiếp không bỏ chàng
    => dại trai toàn tập, thiên hạ đệ nhất ^^
  5. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Mới đọc trang đầu thầy con be H chửi đứa nào kinh quá. Thế thì làm sao Nguyện tuỳ phu tử thiên vận thượng, nhà dữ tiên nhân tảo lạc hoa được hả em.
    ------------------------------------------
    Thấy có người post bài về ca dao miền Nam khí thế quá, trai anh hùng đâu thể ngồi yên. Vậy nên, lục lọi từ đống đồ ăn cắp khi xưa mà mạn phép post lên vài cái đặc sắc mà mộc mạc, giản dị mà chân thành của ca dao miền Nam:
    1/ Tính uyển chuyển.
    Một trong những nét dễ nhận thấy là người miền Nam không chịu bó trong những khuôn mẫu có sẵn, có lẽ do cuộc sống quá được ưu đãi từ thiên nhiên hào phóng, con người cũng trở nên phóng khoáng. Từ một câu có tính nhận xét trong đời sống hàng ngày, mà chúng ta thấy ở đâu cũng đúng:
    Chiều chiều quạ nói với diều
    Tìm nơi đống trấu có nhiều gà con
    vào đến miền Nam chúng ta nghe thấy nó biến thể thành:
    Chiều chiều quạ nói với diều
    Cù Lao Ông Chưởng (5) có nhiều cá tôm
    Người miền Nam có thể chuyển nhóm chữ "Cù Lao Ông Chưởng" thành một nhóm chữ nào đó thích hợp với địa danh họ đang sống, họ chẳng hề bị bó buộc phải rập khuôn theo câu ca có sẵn. Vùng Ô Môn, Bình Thủy (Cần thơ) cũng có câu tương tự, chỉ đổi bốn chữ cù lao Ông Chưởng bằng bốn chữ Ô Môn Bình Thủy. Chúng ta có thể tìm thấy dạng này khắp nơi ở miền Nam, lâu dần chúng ta không còn biết câu nào là nguyên bản, câu nào là sao chép. Ở vùng Cao Lãnh, Đồng Tháp Mười chúng ta có câu:
    Nước chảy Láng Linh, chảy ra Vàm Cú
    Thấy dáng em chèo, cặp vú muốn hun
    Nhưng vùng Trà Cú (Vĩnh Long - Vĩnh Bình), ta lại nghe:
    Nước chảy sông xa, chảy qua Trà Cú
    Thấy dáng em chèo, cặp vú muốn hun
    Một câu khác mà chúng ta ai cũng biết:
    Nam Vang đi dễ khó về,
    Trai đi có vợ, gái về có con
    để chỉ Nam Vang là xứ ở xa, rất xa, đi lại không tiện, ai đi Nam Vang (nghĩa là qua Miên) làm ăn thì thường lập gia đình luôn ở bên ấy. Ở miền Nam, chúng ta nghe không thiếu gì câu hát trên, chì đổi chữ Nam Vang thành Long Xuyên, Cần Thơ, Gò Công... và nghe những câu ấy, chúng ta cảm được cái tình ấm áp của người địa phương làm cho kẻ lãng du phải dừng chân:
    Tới đây thì ở lại đây,
    Chừng nào bén rễ xanh cây rồi về
    Thật ra. tính uyển chuyển vừa nêu không phải là một đặc thù của ca dao miền Nam, nhưng ở miền Bắc và miền Trung, những dị bản của những câu ca dao ít tìm thấy hơn ở trong Nam. Một trong những câu điển hình là câu:
    Gió đưa cành trúc la đà
    Hồi chuông Trấn Quốc, canh gà Thọ Xương
    ở ngoài Bắc, vào đến Huế biến thành:
    Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
    Cũng vì tính chất này mà ở miền Nam, chúng ta thấy ca dao thường ở dạng lục bát biến thể nhiều hơn. Số chữ trong mỗi câu hoàn toàn tùy thuộc vào cách nói, không bị gò cho đủ 6 hay 8 chữ, miễn sao diễn tả đủ ý muốn nói và có vần điệu dễ đọc, dễ nhớ. Phải chăng tính thực tiển và phóng khoáng của người dân Nam bộ đã làm cho sự uyển chuyển dễ xảy ra hơn? Nhân đây, xin nói thêm về tính uyển chuyển đó: ở trong Nam: Ai đã từng sống ở nông thôn vùng Cửu Long đều biết, khi cúng dựng nhà người nông dân miền Nam thường bày dĩa trái cây trên bàn thờ theo công thức: dừa, đu đủ, xoài; hay mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài biểu thị lòng mơ ước của họ: vừa đủ xài hay cầu vừa đủ xài, họ không bao giờ cúng chuối, dù trên bàn thờ của gia đình vào ngày Tết, cho rằng như vậy là chúi nhủi, khác với cư dân từ Nha Trang vào đến Xuân Lộc luôn có chuối trên bàn thờ, bất luận dịp nào- Đó là do cách phát âm trong Nam không phân biệt dừa và vừa, xoài và xài, chuối và chúi. Ở đồng bằng Nam Bộ người ta chỉ bày chuối trên bàn thờ Phật. Cũng do sự dễ dãi trong phát âm, không chàng trai gốc ngoài Bắc hay Trung nào, lần đầu tiên khi vào miền Nam (đặc biệt miệt vườn Cửu Long) không hết hồn khi gặp mấy cô gái ruộng tay cầm vòng hái (lưỡi hái) chấp lại kính cẩn chào xin vái thầy hay bị chới với khi cô gái vườn niềm nở mời hôm nào "quởn" ( hưởn), mời anh vô vườn em chơi. Xin nhắc lại là người miền Nam không phân biệt được âm v và âm d, gi .
    2/ Tính cường điệu:
    Người bình dân miền Nam nói riêng, và cả nước nói chung ít học, nhưng ở miền Nam, người bình dân lại thường ra vẻ "ta đây" hay chứng tỏ mình ngon lành, thích nói chữ như muốn chứng tỏ mình là người hay chữ, đôi khi không trúng trật vào dâu
    - Bước vô trường án, vỗ ván cái rầm
    Bủa xua (6) ông Tham biện, chớ bạc tiền ông để ở đâu?
    - Cách một khúc sông, kêu bằng cách thủy (?)
    Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa (7) ...
    Chính vì tính hay phô trương không đúng chỗ, nên chúng ta đừng chờ đợi ở ca dao miền Nam những cách sử dụng đúng từ ngữ, diễn tả đúng cách, đúng chỗ. Cái mà chúng ta thường gặp ở đó là những cách nói vô nghĩa, cốt chỉ có vần, có điệu; nhất là trong các câu hò, chúng ta thấy hình như họ cố ý kéo dài câu hò, nói lan man, cốt để tranh thủ thời gian tìm ý. Họ thường ưa nói quanh co, không đi ngay vào đề tài chính, mà đôi khi lối quanh co này chẳng dính dáng gì đền việc họ muốn nói. Muốn trêu chọc một cô gái, chàng trai nói lan man:
    Đầu giồng có bụi chuối
    Cuối giồng có cây đa
    Ngã ba đường cái có cây tơ hồng
    Con gái chưa chồng, cái lòng hực hở,
    Con trai chưa vợ, ruột thắt tầm canh
    để cuối cùng mới nói :
    Ngó lên mây trắng trời xanh,
    Ưng đâu cũng vậy, ưng anh cho rồi
    hay cô gái muốn từ chối nhẹ nhàng lời tỏ tình của chàng trai vì còn phải lo phụng dưỡng cha mẹ già (không chừng đó chỉ là cái cớ nêu ra để từ chối), cô không nói thẳng vào vấn đề, mà xa xôi bóng gió trước:
    Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc
    Gió nào độc cho bằng gió Nam Vang
    Một tiếng anh than, hai hàng lụy nhỏ
    Có chút mẹ già, biết bỏ ai nuôi ?
    Ta thấy ngay, tính chất này khác hẳn với cách nói có tính cách khuôn mẫu ở ngoài Bắc, người dân miền Bắc thường nghiêm túc hơn, trữ tình một cách khách sáo hơn, mang ít nhiều tính nghệ thuật hơn, và thường "đi thẳng" vào vấn đề hơn:
    Trèo lên cây bưởi hái hoa,
    Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân
    Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
    Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay...
    hay khen tặng vẻ đẹp của cô gái một cách kín đáo trong:
    ...Xây dọc rồi lại xây ngang
    Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
    Có rửa thì rửa chân tay,
    Đừng rửa lông mày chết cá ao anh
    Kiểu nói dông dài này gặp rất thường trong ca dao miền Nam, nơi mà con người thường ồn ào chứng tỏ sự "thông thái" của mình một cách rất dễ dãi, mà cũng rất dễ thương
    Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
    Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
    Anh về học lấy chữ nhu
    Chín trăng em đợi, mười thu em chờ
    hay:
    Tàu xúp lê một, còn thương còn nhớ
    Tàu xúp lê hai, còn đợi còn chờ
    Tàu xúp lê ba, tàu ra biển Bắc,
    Tay vịn song sắt, nước mắt ròng ròng
    Thương em từ thủa mẹ bồng
    Bây giờ em lớn, em lấy chồng bỏ anh!
    3/ Tính trữ tình
    Trữ tình vốn là một thuộc tính của tình nam nữ, cho dù ở phần nào của đất nước, người bình dân diễn tả tình cảm của mình một cách rất nhẹ nhàng, thoải mái. Quả thật, kho tàng văn chương bình dân cho ta vô vàn những câu tỏ tình bóng gió có, lộ liễu có, và rất đậm tình quê hương. Miền Nam cũng không ra khỏi thông lệ đó. Ca dao miền Nam dùng để tỏ tình có nhiều như bất cứ vùng nào của đất nước. Ta có thể đơn cử vài câu:
    -Rồng chầu ngoài Huế,
    Ngựa tế Đồng Nai,
    Nước sông trong chảy lộn sông ngoài,
    Thương người xa xứ lạc loài tới đây.
    -Thò tay anh ngắt ngọn ngò
    Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ
    - Mù u bông trắng, lá thắm, nhị (nhụy) vàng,
    Anh đi khắp xứ, tới đây mới gặp nàng thiệt dễ thương
    - Mẹ mong gả thiếp về vườn,
    Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh
    Thương anh cũng muốn theo anh
    Ngặt cha với mẹ không đành thì sao?
    Cũng như các phần khác của đất nước, ca dao miền Nam thể hiện rõ nét phong cảnh, sinh hoạt, đồng ruộng màu mỡ, sông rạch của miền Nam. Đời sống tình cảm của người dân cũng trải rộng với thiên nhiên, sông nước:
    -Bớ chiếc ghe sau, chèo mau anh đợi
    Qua khỏi chỗ này lùm bụi tối tăm.
    - Cầu cao ván yếu,
    Con ngựa nhỏ xíu nó kiệu tứ linh
    Em đi đâu tăm tối một mình
    Hay là em có tư tình với ai?
    - Tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát,
    Xuồng câu tôm bơi sát mé nga
    Thấy em cha yếu mẹ già
    Muốn vô hoạn dưỡng biết là được chăng
    -Mười giờ xe lửa nhỏ bỏ chợ Bến Thành,
    Xúp lê kia dạo thổi, bộ hành xôn xao.
    Đối với những tình cảm nhẹ nhàng khác, tình gia đình chẳng hạn, cách diễn tả ở miền Nam cũng đơn giản và thực tế hơn:
    - Râu tôm nấu với ruột bầu,
    Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon
    - Chim quyên ăn trái nhãn ***g
    Thia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.
    - Sông dài cá lội biệt tăm
    Phải duyên chồng vợ, mấy năm cũng chờ
    khác hẳn với tính sâu sắc, nên thơ như ở miền Bắc:
    Hôm qua ra đứng bờ ao
    Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ...
    ...Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
    Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
    hay thâm trầm như ở miền Trung.
    Chồng chài, vợ lưới, con câu
    Sông Ngô, bể Sở, biết đâu bến bờ?
    Khi nên tay kiếm tay cờ
    Không nên thì cũng chẳng nhờ cậy ai
    Qua ca dao chúng ta có thể tìm thấy nhiều từ rất thông dụng ở miền Nam. Đây là nguồn tài liệu quan trọng cho những ai muốn khảo cứu về ngữ âm miền Nam:
    - Nước rong (8) nước chảy tràn đồng
    Tơ duyên có đó, chỉ hồng chưa xe
    - Nước ròng bỏ bãi xa cừ
    Mặt em có thẹo, anh trừ đôi bông
    - Bậu nói với qua bậu không hái mận bẻ đào
    Chớ mận đâu bậu bọc, đào nào bậu cầm tay.
    - Mưa lâm thâm, ướt dầm bông sói
    Bậu đi lấy chồng, sao không nói anh hay?
    4/ Tính chớt nhả, cắt cớ:
    Tính phóng khoáng trong cuộc sống ở miền Nam thể hiện rất rõ nét trong ca dao miền Nam, tính chất này còn được đẩy xa hơn, trở thành chớt nhả. Hơn đâu hết, chính miền Nam là nơi người ta tìm thấy dễ dàng sự cắt cớ, sống sượng đến độ bất ngờ khiến người trong cuộc (dù có học) chưa chắc thoát ra được. Cô gái đang làm việc dưới ruộng, mình mẩy dầy bùn sình, hỏi chàng trai đang ở trên bờ:
    Hai tay em cắm xuống bùn
    Mình mẩy lấm hết, chớ anh hun chỗ nào?
    chàng trai trả lời tỉnh bơ:
    Cầu trời đổ trận mưa rào
    Bùn sình trôi hết, chỗ nào anh cũng hun!
    Chàng trai, muốn đặt cô gái vào tình trạng khó xử, sống sượng yêu cầu
    Đôi mình mới gặp ngày nay
    Cho hun một cái em Hai đừng phiền
    chàng trai đắc ý, tưởng sẽ nhận được ở cô gái sự e thẹn, hay lời rủa sả hay một cái bộp tai; không dè cô gái không phải tay vừa, đốp chát liền:
    Ừ, muốn hun thì hun cho liền
    Đừng làm thố lộ xóm giềng cười em
    trong trường hợp nếu bạn là chàng trai đó bạn làm sao? không biết bây giờ ai là người bị lúng túng, ở đây chàng trai chẳng những không lúng túng mà còn liều lĩnh sống sượng hơn, lỡ rồi đành tới luôn:
    Tui hun mình dẫu có la làng
    Thì tui ra đó hai đàng chịu chung
    Tui hun mình dẫu có làm hung
    Nhơn cùng tắc biến, tui chun xuống sàn (9)
    Về tính cắt cớ, muốn đặt đối phương vào trong những tình huống khó tháo gỡ, chúng ta thường gặp trong những câu hò đố. Nếu ở ngoài Bắc những câu hát đố luôn có tính nghiêm trang, có tính "bác học" đến độ chúng ta phải đặt dấu hỏi liệu đó có phải là sản phẩm của lớp bình dân ít học? xin đơn cử:
    ...Chùa nào mà lại có hang
    Ở đâu lắm gỗ thời chàng biết không?
    Ai mà xin được túi đồng
    Ở đâu lại có con sông ngân hà
    Nước nào dệt gấm thêu hoa...
    ...Chùa Hương Tích mà lại có hang
    Trên rừng lắm gỗ thời nàng biết không?
    Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng
    Trên trời lại có con sông ngân hà
    Nước Tàu dệt gấm thêu hoa...
    hay những câu hát đố đẹp và hay như một bài thơ:
    Đố ai biết lúa mấy cây
    Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng
    Đố ai quét sạch lá rừng
    Để tôi khuyên gió, gió đừng rung cây...
    ở miền Trung, chúng ta có câu:
    Đố anh con rít mấy chưn
    Cầu Ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người (10)
    thì ở miền Nam, chúng ta khó tìm thấy những câu hò, câu hát đố có tính trữ tình như thế, nhưng chúng ta lại tim thây khá nhiều những câu có tính buộc thắt, khiến đối phương phải rất nhanh trí để thoát khỏi thế bí, và như chúng ta sẽ thấy, họ "thoát hiểm" rất dễ dàng và gài lại đối phương. Những câu sau đây sưu tập được từ Vĩnh Long (11)

    -Thấy anh ăn học có thi
    Em đây xin hỏi con chi không đầu
    Sao em lại hỏi cơ cầu
    Thượng cầm hạ thú, không đầu là con cua
    - Thấy anh theo dõi bút nghiên
    Em đây xin hỏi, trời nghiêng bên nào
    Anh từng đọc sách bên Tàu
    Đất nghiêng thì có, trời nào đâu nghiêng
    - Thấy anh ăn học lảu thông
    Em đây xin đố, khăn lông có mấy đường
    Em về đếm hết cỏ vườn
    Lại đây anh nói mấy đường khăn lông
    - Thấy anh ăn nói có tài
    Em đây xin đố cây xoài có mấy bông
    Em về đếm cá dưới sông
    Lại đây anh nói mấy bông cây xoài.
    Những câu trên có cùng một dạng thức, điều đó chứng tỏ có thể từ một người làm ra, nhưng trong một đám cưới ở một vùng nông thôn thuộcVĩnh Long, trong đêm nhóm họ ở nhà cô dâu, chính người viết đã nghe ít nhất có hai câu đố trên, tất nhiên không thấy có câu trả lời thích đáng từ đối phương. Cũng có những câu đố mắc mỏ, không mong gì tìm được câu trả lời xác đáng:
    Đố ai kiếm được
    Cái vảy con cá trê vàng,
    Lá gan con tép bạc
    Mấy ngàn em cũng mua.
    chỉ còn nước trả lời theo kiểu huề vốn:
    Kiếm đâu cho được
    Cái vảy con cá trê vàng,
    Lá gan con tép bạc
    Để nàng chịu mua?
  6. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Đơn giản chửi chỉ để "đứa" ấy nghe được, mắc quái gì anh phải đọc từ đầu để nghe chửi lây thế?
    Tiện thể, tiên sư đứa nào đi dịch truyện của Cổ Long khiến cái câu thơ đó sai bét rồi. Đúng của nó là:
    Nguyện tùy phu tử thiên đàn thượng
    Nhàn dữ tiên nhân tảo lạc hoa.
    ("s夫子天>SO-ZT人?落S)
    Với "phu tử" như "somebodyman-ly" thì chắc ko mong nhất tề tảo lạc hoa, lạng quạng có ngày được tảo mộ giùm cũng nên.
  7. vo_thuong_man

    vo_thuong_man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2005
    Bài viết:
    1.909
    Đã được thích:
    0
    ôi may quá, ko hỉu chi hết
  8. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Anh chỉ mới vô thường thôi, chứ man-ly thì chưa
  9. luuhang

    luuhang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Đọc từ trang 5 lên trang 1 mới biết bé H là ai . công nhận chửi có nghệ thuật thiệt
  10. ZEROIN

    ZEROIN Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2008
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    http://www8.ttvnol.com/uploaded2/zeroin/anxiety.jpg
    [/quote]
    Được 7miles sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 12/01/2008

Chia sẻ trang này