1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu Lạc Bộ Âm Nhạc

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi rickynvd, 04/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jacqueline_nguyen

    jacqueline_nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
  2. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    Mèo không lo ngại gì cả, vì theo đề nghị của anh Dũng thì move bài vào topic âm nhạc chứ để bên nhật ký thì nó trở thành chat chit uổng lắm. Khi move bài mèo hay PM báo cho người viết bài biết ấy mà, không có gì đâu nhe.
  3. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Biết nói gì về ông Phạm Duy nhỉ?
    -Thời kỳ chống pháp 9 năm ông bỏ chiến khu về với vùng Pháp Tạm chiếm.năm 54 ông Bỏ Miền Bắc vào Nam mất 21 năm sau 75 Ông rời Việt Nam sang Mỹ mất 30 năm-Bây giờ Về Việt Nam được Tung Hô nhiệt liệt rồi còn tổ chức đêm nhạc Hoành Tráng nữa.công nhận ông này có tài dự đoán thiên tài lắm.Buồn cho thế hệ đã ngã xuống cho ngày hôm nay.Tôi không dám chắc với J là nhạc của ông Này đều ********* nhưng mà con người ta sống có 60 năm cuộc đời thôi(nói theo lời 1 bài hát )mà 60 năm đó ông Phạm Duy sống cho "bên kia" những sáng tác của ông đa số đều phục vụ và ca ngợi chế độ ấy.cấm là phải.những bài được phép phổ biến đều không liên quan tới chính trị.Tất nhiên là Bạn nên đồng ý với tôi về vấn đề này.
    -Cái câu:"30 năm giải phóng như thế nầy phải không anh" Thực ra là trích dẫn sai Trong bài chiều Tây Đô chỉ có câu: " bao năm giải phóng...."thôi...
    Được dungsamtien sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 09/03/2006
  4. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Trích từ Bài viết của J-N
    ..............................................................................................................
    Ca tài tử khác với đờn ca tài tử! Ca tài tử(amateur) là những người không ca chuyên nghiệp,ca hát để vui chơi, giải sầu,thí dụ như đi ca hát Karaoke. Còn đờn ca tài tử thì cũng chưa là chuyên nghiệp,có thể gọi là dự bị chuyên nghiệp,nghĩa là cũng có chất nghề trong đó nhưng chưa chuyên và chưa thành 1 nghề thật sự!
    Ông Cao văn Lầu là ông tổ của cổ nhạc,không là ông tổ của đờn ca tài tử! Người ta thường dùng "đờn ca tài tử" để gọi nhóm người trình diễn ca nhạc vọng cổ chưa nổi tiếng,chưa lập thành đoàn,gánh chính thức,có tính cách mua vui hơn là để thu lợi kiếm $.Nhưng "đờn ca tài tử " cũng còn được dùng để gọi cho nhóm người ca nhạc tân nhạc,thí dụ 1 ban nhạc sinh viên,1 nhóm người có khiếu ca hát,biết sử dụng nhạc cụ họp nhau để trình diễn trong 1 đám cưới,sinh hoạt

    ....................................................................................................................
    Về cái vấn đề này mình xin trích đăng lải bài bài Viết của GSTS.Trần Văn Khê nhé.Ông này nói thì Chắc là Bạn sẽ tin nhỉ:
    "Có người cho rằng chữ ?otài tử? có nghĩa là không chuyên nghiệp, không phải nhà nghề. Nhưng thật ra ý nghĩa chữ ?otài tử? ở đây là ?ongười có tài? như trong câu dập dìu tài tử giai nhân (Kiều). Ngoài ra, ?otài tử? còn ám chỉ việc không lấy đó làm nghề, không dùng tiếng đờn giọng hát làm kế sinh nhai mà chỉ để giải trí, để gởi gắm tâm sự riêng, hay cùng với bạn đồng điệu hòa đờn cho người mộ điệu thưởng thức.
    Nhưng không phải vì vậy mà những người đờn ca tài tử có trình độ nghệ thuật thấp. Ngược lại họ thường tập luyện rất công phu, phải theo thầy học từ chữ nhấn, chữ chuyền, phải rao sao cho mùi, sắp chữ sao cho đẹp và tạo cho mình một phong cách riêng. Vì vậy muốn trở thành một người đờn ca tài tử đúng nghĩa phải trải qua một thời gian luyện tập khá công phu..."
    http://giaidieuxanh.vietnamnet.vn/nhacviet/2006/01/531989/
    Được dungsamtien sửa chữa / chuyển vào 13:01 ngày 09/03/2006
  5. jacqueline_nguyen

    jacqueline_nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ,ít nhất bạn có hiểu biết tối thiểu về ông ta trước khi đưa ra 1 nhận xét nào đó! Ít ra,tôi có 1 số tài liệu về Phạm Duy,tôi cũng gặp và nói chuyện với ông vài lần,nhất là khi ông sang Montréal trình diễn và trợ giúp cho đêm văn nghệ sinh viên,học sinh vùng Montréal chủ đề nhạc Phạm Duy. Tôi là người phối họp chương trình,tổ chức,đồng ca,diễn kịch và làm tất cả những gì có thể để đêm nhạc thành công và đêm nhạc với 2000 ghế cháy vé,người đi trể đành phải về,dù tất cả hành lang cũng không có chổ ngồi vì rất nhiều người không được bán vé tràn vào,không đủ người kiểm soát,nhưng chúng tôi rất vui và nhạc sĩ rất cảm động vì người ta vẫn yêu ông vì ông sinh ra là để sáng tác cho người VN,dân tộc VN nghe,vượt qua mọi định kiến về chính trị...
    Nếu bạn có trong tay quyển NGHÌN LỜI CA của PHẠM DUY thì có thể hiểu cơ bản cuộc đời,sinh hoạt âm nhạc trong suốt hành trình của ông,hiểu được vì sao ông sáng tác 1 bài ca nào đó,trong hoàn cảnh nào....
    Khác với sinh hoạt văn học,nghệ thuật,thi ca miền Bắc là phục vụ cho chế độ,PHẠM DUY không phục vụ cho chế độ nào cả,dù ông sống dưới nhiều chế độ,thời đại khác nhau,mà ông chỉ phục vụ cho nhân gian,con người VN,cái ước mơ lớn nhất của ông là 1 nghệ sĩ nhân gian(không là nghệ sĩ nhân dân do bất cứ chế độ nào phong tặng) và hành trình của ông, cho đến ngày hôm nay,cũng gì mục đích ấy. Vượt qua mọi chế độ để sáng tác và hát cho người VN và cảm hứng của ông cũng lấy từ hơi thở,con người,những cái gì thuộc về VN...
    Kháng chiến,ông làm việc với tướng Nguyễn Sơn,cưới vợ Thái Hằng cũng do Nguyễn Sơn làm chủ lễ...Vì sao ông bỏ kháng chiến? Chỉ vì 1 bài nhac tình ca(tôi quên mất tên),kháng chiến muốn ông bỏ bài nhạc sáng tác đó,giữa kháng chiến,chế độ và bài nhạc,người nhạc sĩ đã bỏ kháng chiến để giữ lấy bài nhạc!
    Nếu ông không làm như vậy,thì hoàn cảnh của ông cũng tương tự Văn Cao,"những con voi không đẻ được",mai một tài năng,và
    chúng ta không có 1 gia tài âm nhạc VN đồ sộ của Phạm Duy như hiện nay! Vào Nam,21 năm,ông tha hồ sáng tác tự do,có nghĩa là ông không sáng tác cho chế độ,không phục vụ cho chế độ nào cả! Ông phục vụ cho người nghe,cho người VN,không phân biệt!
    Ra hải ngoại và về VN bây giờ cũng vậy (vẫn mang trái tim VN để sáng tác),đứng ngoài chính trị hay chế độ(mọi lời chống đối hay ca ngợi,ông bỏ ngoài tai...không nên hiểu sai về ông)
    Nên việc bạn cho rằng:" ...60 năm đó ông Phạm Duy sống cho "bên kia" những sáng tác của ông đa số đều phục vụ và ca ngợi chế độ ấy....." là nhận định sai lạc,nếu không nói là kém hiểu biết, NÊN TÔI KHÔNG THỂ ĐỒNG Ý VỚI SỰ KÉM HIỂU BIẾT,1 CÁCH ẤU TRĨ ẤY!
    ...........................
    Còn : " bao năm giải phóng.." tôi nghĩ là chính xác,vì bài hát được sáng tác,khi Lam Phương rồi bến Ninh Kiều vượt biên,thì ít nhất cũng là 15 năm(tôi chưa kiểm chứng ngày chính xác,nhưng ông xuất hiện tại hải ngoại khá lâu!).
  6. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Trích từ bài của J-N
    ..................................................................................................................
    [red]Nếu ông không làm như vậy,thì hoàn cảnh của ông cũng tương tự Văn Cao,"những con voi không đẻ được",mai một tài năng,và
    chúng ta không có 1 gia tài âm nhạc VN đồ sộ của Phạm Duy như hiện nay! Vào Nam,21 năm,ông tha hồ sáng tác tự do,có nghĩa là ông không sáng tác cho chế độ,không phục vụ cho chế độ nào cả! Ông phục vụ cho người nghe,cho người VN,không phân biệt!
    Ra hải ngoại và về VN bây giờ cũng vậy (vẫn mang trái tim VN để sáng tác),đứng ngoài chính trị hay chế độ(mọi lời chống đối hay ca ngợi,ông bỏ ngoài tai...không nên hiểu sai về ông)
    Nên việc bạn cho rằng:" ...60 năm đó ông Phạm Duy sống cho "bên kia" những sáng tác của ông đa số đều phục vụ và ca ngợi chế độ ấy....." là nhận định sai lạc,nếu không nói là kém hiểu biết, NÊN TÔI KHÔNG THỂ ĐỒNG Ý VỚI SỰ KÉM HIỂU BIẾT,1 CÁCH ẤU TRĨ ẤY![/red]
    .
    ..................................................................................................................
    Cám ơn J-N đã " Đề cao" mình như vậy
    -Bạn nói truyện với mình suy cho cùng cũng chỉ là theo cảm nghĩ thôi.mình cũng vậy.và chưa có cái gì chứng minh lời Bạn nói cả.Có thể Bạn sống ở nước ngoài suy nghĩ khác .nhận thức khác.nhưng đừng bao giờ Bạn nói với mình là do sống trong nước nên thế này thế kia.nhận thức không Bằng Hải ngoại.cho nên có thể ấu trĩ này kia.nếu vậy là bạn lầm.Mình nói câu" đa số" không có nghĩa là tất cả-vậy bạn có dám khẳng định với mình là 100% bài của ông không có bài nào phục vụ "chế đỗ cũ"thế bài: NGƯỜI THƯƠNG BINH do Duy Khánh ca thì ca ngợi ai thế?Bạn so sánh với Văn Cao .nhưng bây giờ bạn có biết vị trí của Văn Cao tại Việt Nam bây giờ so với Phạm Duy là thế nào K?(mình chỉ nói những ca khúc không có chính trị trong đó nha)
    -Một Con người trong thời cuộc loạn lạc chỉ chọn cho mình còn đường có lợi cho bản thân.tới bây giờ thì được ca ngợi.không biết phải nói thế nào đây. nhỉ.
    -Như trên đã nói những bài hát không được phổ biến đa số là liên quan tới chính trị hoặc ca ngợi chế độ cũ.mình vẫn bảo lưu ý kiến này.còn nếu bạn nói."NÊN TÔI KHÔNG THỂ ĐỒNG Ý VỚI SỰ KÉM HIỂU BIẾT,1 CÁCH ẤU TRĨ ẤY!" thì mình cũng ok với Bạn luôn.Có lẽ bạn hay nói với người ta câu này.nếu vậy thì áp đặt người ta quá ,làm sao mà gọi là "TỰ DO NGÔN LUẬN" nhỉ.
    ...Phù.thế nhé Bạn- hôm nay mệt rồi-mai hẹn Bạn lên "Chiến đấu" tiếp nhá.lâu lâu mới có người tranh luận sôi nổi vui như vậy.hy vọng là bạn không làm mình thất vọng nha.
    Được dungsamtien sửa chữa / chuyển vào 22:09 ngày 09/03/2006
  7. jacqueline_nguyen

    jacqueline_nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Có gì khác biệt giữa nhận định của tôi và của NHẠC SĨ TRẦN VĂN KHÊ? Bạn chỉ dùm tôi sự khác biệt ấy?!
    Tôi đưa 1 thí dụ dể hiểu cho bạn thấy:
    Thí dụ chữ tài tử và chuyên nghiệp trong bóng đá VN.
    4,5 năm nay bóng đá VN đi vào giải chuyên nghiệp(cho dù chưa đủ tinh thần chuyên nghiệp),ta còn có các giải phong trào,hạng 3,hạng nhì,hạng nhất.
    -Giải phong trào tương tự như là "ca tài tử " như tôi định nghĩa,mà đi ca KARAOKE là 1 thí dụ.
    -Giải hạng nhất,nhì,ba tương tự như là "đờn ca tài tử" mà tôi gọi là dự bị chuyên nghiệp,nghĩa là cũng có chất nghề nhưng chưa nghiệp("chưa nghiệp" khác nghĩa với "không nghiệp"!
    -Giải chuyên nghiệp tương tự như "nhà nghề" là ca, nhạc sĩ thực thụ được biết tới.
    Ông Trần văn Khê viết: ..."có người cho rằng chữ "tài tử" có nghĩa là không chuyên nghiệp,không phải nhà nghề...." (đó là nhận định của ông Khê về những người xài chữ KHÔNG,và ông cho rằng những người xài chữ KHÔNG là lệch lạc.)
    Và tôi viết như thế nầy: ..."CÒN ĐỜN CA TÀI TỬ THÌ CŨNG chưa
    LÀ CHUYÊN NGHIỆP,CÓ THỂ GỌI LÀ DỰ BỊ CHUYÊN NGHIỆP,NGHĨA LÀ CŨNG CÓ CHẤT NGHỀ TRONG ĐÓ NHƯNG chưa CHUYÊN VÀ chưa THÀNH 1 NGHỀ THẬT SỰ! "
    (bạn chú ý chữ CHƯA tôi viết)
    Giữa 2 nhận định,có gì khác biệt?
    Có thể nói ĐỜN CA TÀI TỬ là CÁI NÔI cho CHUYÊN NGHIỆP,cũng như TẤN TÀI,TÀI EM được phát hiện khi đá cho đội hạng nhì,hạng nhất(con số nhỏ).Từ TÀI TỬ lên CHUYÊN NGHIỆP là 1 khoảng cách(nên nhạc sĩ KHÊ mới nói : ..." Vì vậy muốn trở thành một người đờn ca tài tử đúng nghĩa phải trải qua một thời gian luyện tập KHÁ công phu(ông không dùng từ CÔNG PHU mà chỉ nói KHÁ CÔNG PHU))
    Có khác biệt gì nhận định của tôi???( "...CŨNG CÓ CHẤT NGHỀ TRONG ĐÓ NHƯNG CHƯA CHUYÊN VÀ CHƯA THÀNH 1 NGHỀ thật sự! ")
    ..............
    Cũng cám ơn bạn là đưa bài của nhạc sĩ chuyên nghiệp bậc thầy là GS TRẦN VĂN KHÊ để tôi có dịp so sánh nhận định của tôi như thế nào...
  8. jacqueline_nguyen

    jacqueline_nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Đã gọi là tranh luận thì phải có nhận định. Nhận định đúng hay không thì thời gian trả lời! Bạn có quyền nhận định về Phạm Duy hoặc về tôi hay bất cứ về vấn đề gì! AI CẤM?
    Tôi đã giải thích rõ hướng sáng tác của ông ta: PHỤC VỤ NHÂN GIAN.
    NGƯỜI THƯƠNG BINH là NHÂN GIAN,viết để nói về người nhân gian chớ không là ca ngợi chế độ!
    Mà nếu chế độ đó có cái gì hay,ông viết ca ngợi điều hay đó,thì
    không gọi là ông ta ca ngợi chế độ,mà là ca ngợi ĐIỀU HAY,ĐẸP của chế độ vì nhạc sĩ là gì? CA NGỢI CÁI HAY,CÁI ĐẸP CỦA CUỘC SỐNG(xuất hiện với mọi hình thức) và KHÔNG GIẢ TẠO! Đó là tinh thần chân chính(khác với tâng bốc giả tạo,mà nhiều người khoát áo nhạc sĩ,....,thường làm!)
    Lịch sử là lịch sử và để cho lịch sử phán xét,ngay cả NGUYỄN TRÃI cũng có lúc bị TRU DI TAM TỘC do chế độ,thì nói gì đến Phạm Duy!
    Vị trí của Văn Cao với Phạm Duy như thế nào thì để cho lịch sử phán xét! Nhưng xét về sự đồ sộ của sáng tác,về thể loại thì Văn Cao, không mai mắn, thua xa Phạm Duy!
    Ở Hải Ngoại thì vị trí của Văn Cao chưa thấy(dù không ai phủ nhận tài năng của ông,nhưng chưa có 1 chương trình văn nghệ nào để vinh danh Văn Cao) đó là 1 sự thiếu sót, trong khi Phạm Duy thì lại có quá nhiều sự vinh danh! Và hầu hết nhạc sĩ có tiếng đều có!...
    Những nhận định khác của bạn,bạn có toàn quyền! Có giá trị hay không,thì thời gian sẽ thẩm định!
    Và dĩ nhiên,gọi là TỰ DO THẢO LUẬN thì bạn có toàn quyền đưa lên những nhận định RIÊNG của bạn!....KHÔNG AI CẤM!...
    Được jacqueline_nguyen sửa chữa / chuyển vào 23:37 ngày 09/03/2006
    Được jacqueline_nguyen sửa chữa / chuyển vào 01:28 ngày 10/03/2006
  9. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    -Chết thật ,nói lan man quá cho nên bạn k hiểu.thực ra ý của mình rất đơn giản này nhé:
    -Đây là câu của bạn:
    " Ca tài tử(amateur) là những người không ca chuyên nghiệp..."
    -Mình trích lại câu nói của GSTS.Trần Văn Khê để phản hồi Ý kiến đó của Bạn :
    "Có người cho rằng chữ ?otài tử? có nghĩa là không chuyên nghiệp, không phải nhà nghề. Nhưng thật ra ý nghĩa chữ ?otài tử? ở đây là ?ongười có tài? như trong câu dập dìu tài tử giai nhân (Kiều).."
    -Chỉ đơn giản vậy thôi.Còn những cái ví dụ kia Bạn không cần nói làm gì.Trẻ con nó cũng biết...
    -Hơn nữa Trần văn Khê là GSTS chứ không phải GS như bạn nói đâu.
    Được dungsamtien sửa chữa / chuyển vào 11:06 ngày 10/03/2006
  10. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Dài dòng quá, tôi chỉ góp vài lời sau:
    So sánh giữa Văn Cao và Phạm Duy là một việc làm chẳng ai thông minh mà lại đi làm. Mỗi nhạc sĩ mỗi dòng nhạc có khán giả riêng của nó so sánh thì rất là khập khiễng. Giả sử nếu mà có so sánh thì không ai lấy tiêu chí "sự đồ sộ của sáng tác" để mà so sánh. Cái việc lấy lượng bù cho chất đó ko phù hợp lắm để đánh giá nghệ thuật. .
    Còn việc tại sao ở Hải ngoại không vinh danh Văn Cao thì có lẽ lại là chuyện khác chứ ko phải là dính dáng đến tài năng của ông.
    Còn định nghĩa thế nào là đờn ca tài tử thì GSTS Phạm Văn Khuê đã nói rõ. Trong lịch sử phát triển của mình ngôn ngữ có những sự thay đổi mà có khi nó lại mang nghĩa hoàn toàn trái ngược mà có khi những người thế hệ sau ko hiểu. Ngày xưa người ta gọi là "Tài tử chớp bóng" có nghĩa là ngôi sao điện ảnh chứ ko phải là người bắt bóng nghiệp dư.

    Được flyingmagician sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 10/03/2006

Chia sẻ trang này