1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước tương và kỹ sư Bách Khoa

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi quach_tinh, 31/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Chị mèo toàn post bài ở báo mà ko cho dòng nào nhận xét sao
  2. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Chị đã tô đỏ chỗ nào chị tập trung vào rồi còn gì.
  3. bluesss_mizu

    bluesss_mizu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    hí hí quote chị Mèo:
    thôi rồi chim anh vũ ăn nước tương
  4. aulac4

    aulac4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
  5. chicomotcoca

    chicomotcoca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Hà , cái này gọi là nước tương dỏm ...tạo ra kỹ sư Bách Khoa giỏi .
  6. quach_tinh

    quach_tinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Mời các chiến hữu bình luận đoạn này:
    Ông Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nhận định: ?oThế giới chưa quan ngại đến urê, vì muốn urê trở thành chất độc đối với cơ thể phải cần tới liều rất cao; urê cũng không phải là chất gây ung thư. Nhưng rõ ràng là có cấm sử dụng urê trong quá trình giữ tươi cá; urê cũng là một loại hoá chất không có tên trong danh mục sản phẩm của Bộ Y tế?.
    http://www5.dantri.com.vn/Sukien/2007/8/191810.vip
  7. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Hình như quach_tinh quote đoạn này là vì ý mình tô vàng đúng không? Nghĩa là bảo cấm, kiểm tra, phạt tùm lum nhưng lại phát biểu như thế phải không? nghe như lấp liếm, chạy tội.
    Quach_tinh có thể xem qua dữ liệu an toàn về Ure với link dưới đây: Urea MSDS (Material Safety Data Sheet)
    http://www.sciencelab.com/xMSDS-Urea-9927317
    Trong đấy cũng nói rõ chỉ có thông tin độc tính trên chuột qua đường miệng (ăn uống) là rõ ràng có liều lượng. Còn lại chỉ là các khuyến cáo ảnh hưởng sức khỏe khi tiếp xúc trực tiếp hay lâu dài. không có bằng chứng gây ung thư. chỉ có gây biến đổi ở tế bào động vật có vú.
    Chỉ là kết quả trên animal chứ không có con người nên chưa nói gì được. Còn nếu có mà đáng tin cậy thì sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu và các khuyến cáo, danh sách cấm nếu cần.
    Mình không chắc vấn đề này nên không dám bình luận gì nhiều. Chỉ lướt qua thông tin cơ bản về an toàn tương tự như trước khi mình làm việc với hóa chất nào lạ. Và cũng thấy phát biểu của ông ấy là hợp lý. Cấm dùng ure để giữ tươi cá là đúng, vì mình có thể ăn cá trực tiếp, lượng ure vào cơ thể khó kiểm soát vì ngư dân ko đong đếm liều lượng nên có thể vượt giới hạn độc.
  8. quach_tinh

    quach_tinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Dạo này kiến thức và kỹ thuật hoá học được áp dụng vào đời sống triệt để ghê lun hehehe''
    Tràn lan thức ăn ''ngậm'' chất tẩy trắng
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/08/3B9F936F/
    Để bắt mắt thực khách, không ít quán ăn, nhà hàng phải ?olàm đẹp" cho ngó sen, rau củ, chân gà, giá sống và các loại hải sản bằng những hóa chất tẩy trắng độc hại chỉ dùng trong công nghiệp.
    Một nghiên cứu mới đây của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP HCM cho thấy: Có đến 80% các mẫu ngó sen, rau muống, chân gà, nấm tuyết, su hào? và nhiều mẫu hải sản lấy ở các chợ, quán ăn đã ngậm chất tẩy trắng là hóa chất công nghiệp trước khi chế biến thành phẩm.
    Theo thạc sĩ Phùng Văn Trung, Viện Công nghệ hóa học TP HCM, các chất tẩy trắng được người kinh doanh sử dụng đều là loại cấm dùng trong thực phẩm bởi nó gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe con người.
    Các hóa chất như Hydrogen Peroxide, Magnesium Sunlfate hay Sulfur Dioxide và Psychotrine? được sử dụng nhiều nhất. Chúng đều là hóa chất công nghiệp, cho tác dụng tẩy trắng tức thì.
    Chân gà và hải sản thường được "mông má" bằng hydrogen peroxide - một chất ôxy hoá cực mạnh, có trong thành phần thuốc nhuộm tóc hay chất tẩy trắng giấy. Nó cũng được dùng trong y tế để làm sạch vết thương và sát khuẩn. Với cơ thể người, Hydrogen Peroxide gây viêm loét dạ dày, loét giác mạc, thậm chí gây ung thư nếu tích tụ lâu dài.
    Dừa, ngó sen, rau muống thường được tẩy trắng bằng magnesium sunlfate - chất tẩy vải sợi, rất dễ gây ngộ độc, dị ứng và rối loạn tiêu hoá.
    Để làm trắng da lợn và bún, giới kinh doanh quán ăn hay mua kali sulfite, một chất vốn được dùng để tẩy trắng mủ cao su, da và gỗ. Nếu tích tụ trong cơ thể, nó sẽ gây viêm da, mắt, miệng và teo ruột?
    Các loại bánh, lòng lợn và giá sống thường được làm trắng bằng chloride sodium hydrosufite, một chất dùng tẩy thuốc nhuộm và chế biến xà phòng. Khi bị tiếp nhiễm qua đường khí quản, nó gây khó thở, nghẹt thở, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư.
    Không chỉ quán ăn mà thực phẩm bán ở chợ cũng ngậm chất làm trắng. Tại các chợ TP HCM, gần như tất cả hàng rau củ chưa qua chế biến như ngó sen, chân gà vịt?đều được ngâm hoá chất để được giòn, trắng. Các loại củ như su hào, khoai tây, đậu, dưa cà?sau khi bóc vỏ đều được ngâm tẩm.
    Các loại hải sản (đặc biệt là mực) bị ươn do để quá lâu cũng đã được ?ophù phép? bằng chất tẩy trắng. Chỉ 30 phút sau khi ngâm thuốc, mực sẽ trở nên cứng, trắng và sạch hơn. Các loại bánh canh, bánh hỏi, bún, miến ?cũng nhờ hóa chất tẩy trắng mới thu hút được thực khách.
    Khảo sát cho thấy, hóa chất tẩy trắng dùng trong các mẫu thực phẩm kể trên đều có nguồn gốc từ chợ Kim Biên ở quận 5, TP HCM. Tuy nhiên, mới đây khi cơ quan chức năng kiểm tra 43 công ty, cửa hàng và chi nhánh kinh doanh hóa chất thực phẩm ở chợ này và quận 5 thì tất cả đều chưa được cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
    Khoảng 2/3 số hóa chất phụ gia thực phẩm, công nghiệp và hương liệu ở chợ Kim Biên không có nhãn mác và nguồn gốc rõ ràng. Các chủ hiệu thường nhập hàng về rồi tự sang chiết và đóng gói, nhiều trường hợp là hàng nhập lậu hoặc kém chất lượng.
  9. quach_tinh

    quach_tinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hìhì, nỗi lo lắng của mình là sự thật, bây giờ không mua canh nóng bỏ vào bịch nữa :-)
    ---------------------
    Thức ăn nóng "sợ" đồ nhựa
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=219439&ChannelID=12
    TT - Đồ nhựa có thể chứa nhiều chất phụ gia độc hại như chì, kẽm... gây ngộ độc và ảnh hưởng đến giới tính, nhất là khi bạn dùng chúng đựng thức ăn nóng.
    Khách mua vài trái bắp nóng còn vỏ gói trong túi nilông vàng, vừa đi vừa ăn. Thấy vậy, TS Nguyễn Cửu Khoa, phó viện trưởng Viện Công nghệ hóa học, la lên: "Chị có biết là đồ nóng bỏ trong túi nhựa dễ độc lắm không?". Rồi bắt khách bỏ những trái bắp ngon lành kia vào... sọt rác.
    Chỉ vào túi nilông khách vừa dùng để đựng bắp, TS Nguyễn Cửu Khoa cho biết túi nilông này được làm từ nhựa PE (polyetylen) hoặc nhựa PP. Thành phần của các loại nhựa này không chứa độc, nhưng những chất phụ gia làm cho nhựa mềm, dẻo lại có khả năng gây độc cho người. TS Khoa nói khi trái bắp đang bốc khói (nhiệt độ 70- 80oC) thì những chất phụ gia được dùng để tạo nên độ dẻo, dai ở túi nilông có phản ứng. Vì thế, khó mà biết được những chất đó sẽ độc hại như thế nào đối với người.
    Nhiều khả năng gây hại
    Ông lo ngại khi nhiều người vẫn vô tư dùng túi nhựa để đựng cơm, canh và các thực phẩm nóng khác. Vì những loại túi này hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa một chất cực độc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam, đó là chất DOP (dioctin phatalat).
    "DOP là một chất hóa dẻo, có tác dụng giống như hormon nữ vì thế rất có hại cho nam giới và trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm". Độc hại như vậy nhưng theo TS Khoa, DOP tồn tại 5-10% trong các chất hóa dẻo được sử dụng.
    TS Phạm Thành Quân - khoa hóa Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - cho biết nếu đồ dùng làm từ nhựa melamine, PEHD thì không độc nhưng giá rất cao nên chưa thông dụng. Hiện nay, các loại đồ nhựa thông dụng như rổ, bát, nồi, đũa, bình nước... vẫn chủ yếu được sản xuất từ loại nhựa PVC. Với chất liệu này, đồ dùng có thể phóng thích clor, gây ngộp thở, ngộ độc cho người dùng.
    Tránh cong, vênh, sứt, mẻ
    Cũng theo TS Quân, nhiều cơ sở sản xuất còn dùng nhựa kém chất lượng, nhựa tái sinh để sản xuất các đồ đựng, bảo quản thực phẩm. "Đồ dùng nhựa kém chất lượng khi bị tác động bởi nhiệt độ, hoá chất hay thực phẩm sẽ dễ thôi nhiễm các chất độc vào thực phẩm gây độc cho người...". Vì thế, để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro từ đồ dùng nhựa, không nên dùng những đồ sứt, mẻ, cong, vênh...
    PGS-TS Lê Hoàng Ninh, viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, cho biết ngay cả những đồ nhựa được làm từ nhựa PE, PP, melamine, PEHD... cũng dễ bị độc nếu chúng bị vênh, cong, sứt, mẻ... "Các chất phụ gia sử dụng trong công nghiệp hóa dẻo quá nhiều, khó kiểm soát; thường là hỗn hợp của nhiều chất như: ổn định, xúc tác, bôi trơn, chống thấm... Khi đồ dùng bị sứt, mẻ, cong, vênh, lớp bảo quản bề mặt đã không còn giữ được tác dụng của nó, vì thế rất có nguy cơ bị phóng thích ra những chất độc hại" - PGS-TS Ninh khuyến cáo.
    Theo TS Nguyễn Cửu Khoa, tốt nhất nên chọn mua những đồ nhựa có độ trong, bóng cao, màu sắc sáng tươi, bề mặt sản phẩm không bị nhám, xước. Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng, chua, cay...
    -----------------------------
    Ông Diệp Bảo Cánh, phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa TP.HCM:
    An toàn hay không tùy thuộc nhà sản xuất
    Ở các nước, nguyên liệu sản xuất đồ nhựa dùng trong ngành thực phẩm có những qui định chặt chẽ, rõ ràng (chẳng hạn như nhựa PVC hoàn toàn bị cấm). Còn ở ta đến nay vẫn chưa được kiểm định chặt chẽ, tốt hay xấu, an toàn hay không đều tùy thuộc nhà sản xuất. Điều tối quan trọng trong sản xuất lại đồ nhựa là phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về tái chế, tái chế phải đúng qui cách; nếu không sẽ tạo ra các sản phẩm không an toàn. Đáng lo là việc tái chế có đúng qui cách hay không lại chỉ có nhà sản xuất mới biết!
    Trên các đồ dùng nhựa của chúng ta cũng chưa ghi rõ thành phần nhựa được sản xuất và những khuyến cáo. Như vậy, người tiêu dùng dễ bị thiệt thòi. Chẳng hạn, các hộp xốp (dùng để đựng cơm hộp) hiện nay chủ yếu được sản xuất từ nhựa PT. Chúng có thể dùng để đựng thức ăn nhưng phải là thức ăn nguội, chứ không phải cơm nóng, canh nóng như chúng ta vẫn đang dùng?
    Theo TS Nguyễn Cửu Khoa, tốt nhất nên chọn mua những đồ nhựa có độ trong, bóng cao, màu sắc sáng tươi, bề mặt sản phẩm không bị nhám, xước. Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng, chua, cay...
    ------------------
    Thận trọng với sản phẩm từ chất dẻo
    Theo Xinhua, các nhà khoa học Mỹ vừa cho biết các hóa chất trong một số sản phẩm làm từ chất dẻo có thể gây bệnh hen suyễn và thậm chí cả bệnh béo phì. Đáng chú ý trong thành phần này là phthalates - chất được bổ sung vào nhựa PVC để làm mềm sản phẩm, như túi nhựa dùng để đựng máu, huyết thanh, ống thông đường tiểu, găng tay... Chất này cũng có trong đồ chơi trẻ em, giấy dán tường, áo mưa và các loại hóa mỹ phẩm khác.
    Tuy chỉ là những nghiên cứu ban đầu, song các kết luận trên cũng đủ để khiến người tiêu dùng Mỹ phải thận trọng hơn khi sử dụng các sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo. Tuần trước, giới chức trách bang California đã thông qua một dự luật cấm sử dụng phthalates trong các sản phẩm chất dẻo dành cho trẻ em dưới 3 tuổi.
    (Nguyễn Quân - theo Xinhua, LAT)
    NGUYỄN NGUYÊNs
  10. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Quachtinh có dzợ hay sao mà dạo này lưu tâm sức khỏe ghê thế

Chia sẻ trang này