1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một suy diễn sai lầm nghiêm trọng của QN huynh !!!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi PhanHoangKyLong, 07/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PhanHoangKyLong

    PhanHoangKyLong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Một suy diễn sai lầm nghiêm trọng của QN huynh !!!

    Lý thuyết về đan điền có đúng không?

    Khoa giải phẩu học cho thấy rằng trong xoang bụng ở dưới rốn , ngoài tiểu trường , đại trường , bì niệu sinh thực khí , thì không còn vật gì khác . Như thế phải chăng đan điền chỉ là sự tưởng tượng của cổ nhân , không có tính cách khoa học ?

    Về chữ "khí" trong "khí trầm đan điền" thì khí ở đây là cái gì ? Tuyệt đối không phải là không khí do sự hô hấp . Bởi vì không khí do sự hô hấp chỉ có thể thông qua khí quản , thanh quản và xoang mũi mà ra vào phổi , tuyệt không thể vào xoang bụng . Hiển nhiên , lý thuyết này cũng không có tính khoa học .

    Thế thì , làm thế nào mà ý niệm "đan điền" phát sinh được ? Nguyên nhân chính là : Trong lúc hít thở sâu , vì hoành cách mô hạ xuống , bụng phồng ra ; phần bụng dưới rốn tương đối nở rõ hơn , và do sự luyện tập lâu ngày , cơ năng thần kinh phát triển mạnh . Dưới sự khống chế của hệ thần kinh , các cơ bụng có thể căng thẳng một cách cực độ , đàn tính rất cao , thậm chí không sợ đấm đá nữa . Các bậc Ðạo gia khi xưa không hiểu rõ sinh lý học , gọi chổ đó là đan điền , họ nghĩ rằng khí có thể chìm xuống đan điền . Ðiều này rõ ràng là không phù hợp với khoa học ngày nay .

    "Khí trầm đan điền" là thuật ngữ thường dùng của giới quyền thuật , cho nên quyển sách này cũng nương theo đấy mà dẫn dụng , mượn nó để làm sáng tỏ vấn đề . Chúng ta nên thẳng thắn phê phán những lý thuyết sai lầm , và mặt khác xiển minh những nhận định đúng đắn , mà có thể gồm lại trong ba đìểm sau đây :

    1. Hít thở sâu khi vận động , kết hợp hô hấp với vận động , hạ hoành cách mô xuống một cách có ý thức , tất cả đưa đến các kết quả là khoáng đại phế hoạt lượng , thay đổi phúc áp , xúc tiến sự tuần hoàn của máu , tăng gia cơ hội hoạt động của các khí quan trong cơ thể .

    2. Bất luận lúc đi đứng hay nghỉ ngơi , lúc nào cũng ý thức về bụng dưới (đan điền) . Như vậy làm cho tinh thần nội liểm , tránh được tâm viên ý mã , hồ tư loạn tưởng , tầng ngoài đại não có thể nghỉ ngơi một cách cục bộ . Lợi dụng lúc được nghỉ ngơi ấy , thông qua hệ thần kinh tương ứng với các cơ quan nội tạng , làm cho cơ năng của nội tạng được điều hòa và cải tiến và do đó mà dần dần nâng cao mức sức khõe toàn diện của cơ thể , nói văn hoa hơn là thực hiện được cái đạo lý "bồi dưỡng nguyên khí" . Kỳ thực chính là tạo ra một ảnh hưởng quyết định đối với sự hoạt động của hệ thần kinh cao cấp , có thế mới làm thân thể tráng kiện .

    3. Hễ khí trầm xuống (tức là hoành cách mô hạ xuống) thì trọng tâm đi xuống , như thế bàn chân mới ổn cố , đến khi cùng bạn tập thôi thủ , mới không bị daođộng trọng tâm mà té ngã .

    Người học nên chú ý : Luyện tập TCQ không phải là trầm khí đan điền từ đầu đến cuối , mà tùy theo sự vận động , tùy sự thay đổi của hô hấp , để cho hoành cách mô lúc lên lúc xuống . Khi thì khí nổi , khi thì khí trầm , đều là tự nhiên nhi nhiên , hình thành một cách hữu ý vô ý . Có như vậy mới khiến cho thân thể nổi chìm và biến hóa hư thực . Trải qua sự luyện tập bền bỉ , mới có thể nâng cao tính linh hoạt của động tác và hiệu quả của sự vận động .

    Ở phần trên đã nói rằng lý thuyết về đan điền không phù hợp với cái nhìn khoa học , nó chỉ là một thiết tưởng của người xưa . Ngày nay chúng ta không tin suông thuyết củ một cách mù quáng mà nhìn một cách soi mói . Bản thân của thuyết đan điền có được cái sắc thái bền bỉ . là vì xưa khoa học chưa phát triển , người ta mượn nó để gán vào cái mục đích tập tĩnh dưỡng sinh . Nay , trên khía cạnh sinh lý học mà nhìn , tuy nó thiếu khoa học tính nhưng còn có chổ dùng tích cực nhất định . Còn cái gọi là "luyện đan" của Ðạo gia , thực sự chỉ là thần bí hóa vấn đề , làm nhận thức của người khác thêm mơ hồ .


    Trích bài QN huynh trong topic TCQ.
    ------------------------------------------
    QN huynh viết như thế là chưa luyện khí công bao giờ, chưa biết thế nào là Khí, càng chưa được nếm mùi Đan Điền. Có điều nếu huynh quảng cáo TCQ theo sách mà chưa có kinh nghiệm thực chứng thì nên copy y nguyên, chứ không nên đưa những suy diễn thiếu căn cứ, thiếu hiểu biết của mình vào như thế , khiến nhiều người chưa học khí công thiếu niềm tin.
    Ai đã luyện khí công thì đều biết : khí thu trực tiếp từ ngoài vào , được điều động đến các bộ phận trong cơ thể sẽ không thể mạnh mẽ, đậm đặc bằng khí được lấy ra từ Đan Điền. Và ai đã luyện Đan Điền Công thì đều biết rõ : khi nén tụ đủ thời gian, khí từ Đan Điền sẽ bùng phát, tràn ra ngoài, vọt lên theo mạch Đốc. Và luyện Đan Điền lâu, thì không cần thu khí từ ngoài vào nén ở Đan Điền nữa, bất cứ lúc nào nghĩ về Đan Điền là nóng rực lên ngay, và sử dụng đan điền khí bất cứ lúc nào.
    Thuyết Đan Điền không phù hợp với khoa học hiện đại, bởi tuổi đời của khoa học hiện đại mới chỉ hơn một trăm năm. Trong khi tuổi đời của khoa học Khí công đã mấy nghìn năm.
    Còn vấn đề luyện Đan, chỉ có ai luyện Đan mới biết sự kỳ diệu của nó.


    Kỳ Long
  2. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Đan Điền đúng là một huyệt quan trọng nhưng mà nó không thực. Chỉ những người luyện tập công phu mới cảm nhận được đan điền. Đó là lý do chính mà các bậc thầy luôn khuyên học trò bắt đầu từ đan điền để tránh tai biến có hại.
    Khi tập luyện lên cao, ví dụ như tới Nê hoàn, nếu sơ sẩy là mang hoạ sát thân vì nó liên hệ chặc chẽ với não bộ và mắt.
    Huynh QN nói không hẳn là sai nhưng huynh nên nhớ nếu Khí công chỉ đơn giản như vậy thì tôi e là nó sẽ không được "trọng vọng" như vậy đâu!
    Biết bao nhiêu sách vở nói về luyện khí công tất cả đều đi theo một đường lối là tụ khí rồi dẫn khí. Không khí hít vào thì không thể xuông được đan điền nhưng mà khí tụ đan điền thì tôi nghĩ là có thật.Tôi không có điều kiện thực hành nên không rõ nhưng tôi dám chắc ngoài những tác dụng mà huynh nêu, Khí Công còn có những tác dụng cao siêu khác nữa.
    Luyện Đan thì của Đạo gia, tôi nghĩ là nếu có người luyện được khí công thì chuyện luyện đan cũng không khó hiểu lắm. Từ cái Đan Điền trống rỗng luyện thành một quả cầu lửa dẫn đi khắp châu thân. Nếu không thành công cũng chẳng phương hại gì vì Đan Điền vốn không thật.
    AHS
  3. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Tui rất thích cách lý luận và diễn giải của QuynhNguyen (hình như bạn cũng copy từ 01 bài viết nào đó, tui đọc thấy có nét quen quen, nếu sai xin đừng giận ). Tui chủ trương nhìn việc tập khí công dựa trên sự vận động của cơ bắp và luân chuyển của máu, oxy
    Khi thở bằng đan điền hay khi chúng ta tập để tạo ra cái gọi là "khí trầm đan điền", các cơ bắp nào chuyển động ??
    KyLong co ý kiến gì không ??
    Tui chỉ lưu ý với các bạn là các tế bào trong cơ thể người khác nhau, cũng có sự mạnh yếu khác nhau mà sự căn bản dựa trên khả năng hấp thụ oxy của tế bào
    Phụ huynh của bạn tôi là chuyên gia châm cứu đã từng nói rằng, cũng 01 trường hwpj, châm cuuws cho 01 chú da đen mau lành bệnh khủng khiếp so với châm cuuws cho 01 chú da vàng mũi tẹt v....v
    Có 01 ngày khoa học sẽ đo được cái gọi là "Khí" và tôi mong rằng đó là kết quả của sự vận động và kết hợp của Oxy và cơ bắp mà thôi
    nothing is forever
  4. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi thì không nên quá cực đoan. Sở dĩ khí công có một thờI còn bị lên án là mê tín dị đoan chính là do cách giảI thích khó hiểu của ngườI luyện. Do đó, cần phảI tìm một cách giảI thích mớI thì mớI có thể thuyết phục được đông đảo quần chúng tập luyện, dướI ánh sáng của khoa học. Vì vậy rất cần những lờI giảI thích như QuynhNguyen đấy huynh KyLong à. Thật ra đông y coi việc luyện khí công chính là luyện cơ hoành. Thầy Trần Tiến của TGNN này một đờI khổ luyện võ thuật, khí công và đông y cũng đưa ra cách giảI thích gần gũi vớI khoa học hiện đại.
    ??oKhí??? theo đông y có 2 nộI dung: một là vật chất tức không khí chúng ta hít thở hằng ngày, hai là chức năng sinh lý của cơ thể nói chung (chân khí, nguyên khí) và chức năng của các cơ quan tổ chức trong cơ thể nói riêng (tỳ khí, thận khí, phế khí, can khí, tâm khí???)

    ??oCông??? là luyện tập.
    Như vậy thì ??okhí công??? là luyện tập để nâng cao chức năng sinh lý của cơ thể nói chung, cơ quan nộI tạng nói riêng và tập thở.
    Khí công là phương pháp tập thông qua sự nghỉ ngơi yên tĩnh (ức chế) của vỏ não để điều chỉnh những mất cân bằng của hệ thần kinh nói chung, của hệ thần kinh thực vật nói riêng.
    Thở sâu khí công có tác dụng là đưa oxy vào cơ thể tốt hơn làm tinh thần dễ đi vào yên tĩnh, thông qua sự thay đổI áp lực ở ngực và bụng để xoa bóp nộI tạng một cách nhịp nhàng, trong một thờI gian tương đốI dài làm tăng sức khỏe của nộI tạng và cảI thiện tuần hoàn trong ổ bụng. Rèn luyện cơ hoành làm cho nó có tác dụng như một quả tim thứ hai, tăng cường sự trao đổI Oxy và máu đến các cơ quan trong cơ thể.
    Khí công Thái cực quyền là phương pháp luyện công của Đạo gia, đó là cách tập nộI công động luyện nên múa Thái cực quyền cũng chính là lúc đang luyện công. Rất đúng vớI những gì QuynhNguyen đã viết: toàn bộ cơ thể lần lượt được vận động nhịp nhàng. Còn khí công của Phật gia là nộI công tĩnh luyện. Ngoài tĩnh, trong động, tưởng như ngồI yên một chỗ nhưng các cơ quan nộI tạng làm việc rất mạnh theo sự điều động của ý điều khiển hơi thở.
    Để TGNN nói thêm một chút về cách luyện. Lúc hít vào thì tưởng tượng như 4 vạn 8 ngàn lỗ chân lông mở ra, thâu tóm tinh khí của trờI đất từ cực cao, cực xa tụ về đan điền. Đan điền từ từ cô đặc lạI tưởng tượng như có 1 quầng lửa to bằng quả trứng gà đang cháy trong đó. Lúc thở ra thì 4 vạn 8 ngàn lỗ chân lông trên người khép lạI không cho tinh khí thoát ra, chí có hơi thở thoát ra từ từ tỏa ra cực cao, cực xa của trờI đất. Theo thầy Tiến thì đúng là như vậy, và cũng nói thêm đó là cách tự kỷ ám thị của ngườI xưa, để tăng thêm phần hứng thú khi tập luyện hoặc là cũng để hít thở cho đúng cách.
    Mặc dù TGNN này theo học võ Thiếu Lâm (Phật gia) nhưng đốI vớI phương pháp tập của Võ Đang Thái Cực Quyền (Đạo gia) cũng rất lấy làm hứng thú. Tuyệt không dám chỉ trích hay chê bai gì hết. Không biết huynh PhanHoangKyLong tập theo trường phái nào??? Hay cũng có thể là yoga của Ấn Độ???
    TGNN
  5. PhanHoangKyLong

    PhanHoangKyLong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Nếu đây là bài của người khác thì QN huynh không đáng trách. Kẻ viết bài này đáng trách vì nghiên cứu về khí công mà không luyện tập khí công, nên không biết thực tế thế nào :
    " Đan Điền là một giả tưởng của cổ nhân, không có tính khoa học, vì khi giải phẫu.....". Vậy cứ cái gì khoa học chưa chứng minh được thì nó không tồn tại, không có thật à. Vậy khi khoa học chưa chứng minh điện có thật thì điện sẽ không tồn tại? Và ngày nào khoa học chưa chứng minh được khí và Đan Điền thì cả hai vẫn chưa có thật, chưa tồn tại ? Nói thật , tôi nghĩ cái ngày khoa học chứng minh được tường tận nguyên lý của Khí thì e là phải vài ngàn năm nữa.
    Tôi nhấn mạnh lại điều này : Ai phủ nhận sự điều khí xuống Đan Điền thì người đó chưa luyện khí công. Bởi khí đưa xuống Đan Điền không phải là không khí, mà là dòng chảy năng lượng được dẫn dắt bởi ý thức.

    Còn Đan trong Đạo gia, ai chưa luyện Hoả Hầu thì làm sao nấu Đan trong Luân Xa được. Cái gọi là Đỉnh, lò luyện Đan trong cơ thể thực chất là cái gì các bạn có biết không ? Ai luyện được Đan và nuốt Đan mới thấy được cái ngọt ngào kì diệu của Đan.
    Kỳ Long
  6. PhanHoangKyLong

    PhanHoangKyLong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Có 01 ngày khoa học sẽ đo được cái gọi là "Khí" và tôi mong rằng đó là kết quả của sự vận động và kết hợp của Oxy và cơ bắp mà thôi . DHN.
    ------
    DHN chưa luyện khí công thì làm sao biết được khí nó như thế nào. Nếu Khí chỉ là vận động của oxy và cơ bắp thì nó chỉ lưu hành được trong cơ thể , mà như vậy thì công năng phát khí ra xa sụp đổ phải không ? Hà hà, luyện đi thì sẽ biết nhé ! Đừng ngồi đoán già đoán non ! Nếu Khí chỉ là vận động kết hợp của oxy + cơ bắp , thì tức là trái đất này có cơ bắp nữa sao ? Ha ha.......... Các trận khí ngũ hành bát quái được lập ra, tự vận hành, chẳng lẽ cũng phải có cơ bắp ?
    Nếu phủ nhận những điều trên, phủ nhận công năng phát khí, phủ nhận trận đồ khí, thì dĩ nhiên là người chưa luyện khí công. Mà chưa luyện khí công thì không có tư cách phủ nhận những nhận định của khí công.
    Kỳ Long
  7. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, thú thật là tớ đã qua cái tuổi đọc sách và tưởng tượng rồi nên chẳng thích cãi nhau những vấn đề tù mù làm gì và cũng chẳng có ý định thay đổi suy nghĩ của người khác
    Chỉ nêu ra vài điểm:
    * Bên TQ, chưa một "cao nhân công phu đặc dị" nào dám thể hiện các công năng đó trước 01 hội đồng khoa học Các cao thủ như Nghiêm Tân, Vương Lực đã tắt tiếng, thậm chí còn là những kẻ bịp bợm
    * Ở VN, những người tự xưng có công năng đặc dị đã làm được cái gì ngoài việc dạy một vài bài tập nâng cao sưc khoẻ (mà cái này không nhất thiết cứ phải tập khí công mới khoẻ ). Họ đã bao giờ "dám" giải thích nguyên tắc để làm được các thứ đó chưa
    Những cái họ biểu diễn chẳng cần phải "công năng đặc dị" gì sất. 01 cao thủ môn Sơn Đông đã từng thể hiện các món ăn chơi đặc dị như xuyên kim, thiết đầu v...v đã nói thật rằng anh ta "chẳng biết khí công, nội lực gì ráo"
    * NẾu không tin vào việc kết hợp vận hành của cơ bắp để dẫn oxy đi tới các tế bào thì có nghĩa là khi tập thở đâu cần phải "phình, thót bụng" nhỉ, cứ ngồi 01 chỗ tưởng tuọng vào đan điền là xong ư ??
    thế thôi nhỉ, suy ngẫm tí để nhìn mọi việc nó bớt "thần bí" đi hi hi. Chỉ là việc "hấp thụ oxy" theo một số nguyên tăc nhất định mà thôi. 3000 năm trước các "kỳ nhân võ công" có ai biết đến vai trò của oxy đâu nhỉ HA HA HA
    Về cá nhân tớ, hì hì, tớ đúng là chẳng biết quái gì về Hoả xà hay tiểu đại chu thiên hồi lâu lâu lắm rồi, được ông bác dạy cho cách thở nào là tót bụng, giữ hơi v...v và bảo "cứ thế mà tập đi". Khỉ thật, tại sao đan điền nó ấm thế, rồi hơi ấm nó chạy xuống xương cụt và rồi hơi nóng nó cứ chạy dọc sống lưng, lên đầu, ra tay, xuống bụng ấy nhỉ
    chẳng cần "tụ ý, điều khí hay vận công" quái gì cả, chỉ cần "hít thở, thư giãn tinh thần, chuyển động các cơ băp nội tại" mà thôi.
    sau này tớ làm biếng bỏ tập chứ mấy anh em của tớ tập tiếp đến cái gì gì gọi là thiết bố sam ấy, thiên cân truỵ. Họ cũng chẳng biết đến những cái lý thuyết khí cao siêu gì cả. Họ chỉ là những bác sĩ, công nhân, kỹ sư bận bịu làm ăn, chỉ tập võ 2 giờ/ngày mà thôi chứ chẳng cần "kiêng khem, sống lập dị .." làm cái gì cả
    hì hì, nếu muốn có 01 cuộc sống bình thường thì nên tập những cái bình thường và đọc những gì bình thường để trở thành những con người bình thường
    nothing is forever
  8. HuyenThoaiVoLam

    HuyenThoaiVoLam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    DHN không được phỉ báng các kỳ nhân khí công. Việc họ bịp bợm như DHN nói là vô căn cứ.
    Các dị nhân khí công giải thích nguyên lý khí công theo quan điểm của khí công, đông y, chứ không giải thích theo khoa học hiện đại. Bởi khoa học hiện đại - mặc dù rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về Yoga, khí công, về kinh mạch , luân xa...mà vẫn không tìm ra lời giải đáp. Đối với lãnh vực như Khí Công và Yoga, hiện nay khoa học hiện đại vẫn bó tay, chưa tìm được cách nghiên cứu chứ đừng nói tới giải thích. Các tác phẩm nghiên cứu của Châu Âu về Yoga, khí công hầu hết là phỏng đoán, giả định của tác giả, đọc nhiều khi còn ngây ngô và rất buồn cười. Cho nên việc dùng khoa học hiện đại để đánh giá khí công thì quả là khập khiễng.
    Các công phu khí công là có thật. Tôi đã chứng kiến chữa bệnh bằng thấu thị nhiều lần.
    Huyền Thoại Võ Lâm.
  9. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    HTVL, đừng hiểu sai ý tớ nên xem xét mọi vấn đề về cả hai khía cạnh chân thực và bịp bợm nhé, không bổ âm cũng bổ dương mà
    có các kỳ nhân khí công bịp bợm thật đấy, gióng như làm ảo thuật ấy mà. Để rảnh rang tớ đi tìm mấy cái link cho cậu xem
    Tất nhiên cũng có các cao nhân võ thuật thực hiện đuợc nhiêu công phu đặc biệt.
    các quan niệm kiểu như "dùng khoa học hiện đại đánh giá khí công thì quả là khập khiễng ...." là sự thể hiện tư tưởng cố chấp và bảo thủ.
    tôi đặt ngược vấn đề thế này: nếu bỏ đi các lý thuyết rắc rối trongkhí công, chỉ dạy người ta tập luyện theo các nhóm bài tập chuyển động các cơ bắp nội tại kèm với việc cách thở đặc biệt thì kết quả thu được sẽ ra sao ?? có thể dùng khoa học về y học hiện đại để phân tích ra sự vận chuyển của cơ bắp trong các bài tập khí công
    thế giới có nhiều người có những khả năng đặc biệt, điều đó không thể phủ nhận được. Nhưng một khi nói đến việc "tập luyện để có khả năng đặc biệt" thì phải thận trọng.
    Ở Vietnamd dã co người dùng âm thanh ám thị chữa bệnh cho nhièu người khác nhưng cũng gây bệnh cho nhiều người khác. Tôi nghĩ các bạn biết là ai và người đó đã thôi không tổ chức các lơp tập luyện kiểu đó rồi.
    Bây giờ xin phép đưa ra 01 lời "thách đấu" Đề nghị bạn nào biết các công phu đặc dị gì, kể ra xem. Những ngưòi khác tin vào khoa học hiện đại sẽ tìm cách giải thích qua các tài liệu nghiên cứu cách thức thực hiện các công phu đó để thấy rằng chúng khong có gì là thần bí cả. Những công phu nào mà chưa giải thích được thì sẽ xin nợ lại sau
    Tôi lấy ví dụ về 01 môn đầu tiên: ĐÓng đinh lên người (xuyên kim nội nhục): cơ thể con ngưòi có những vị trí không có dây thần kinh, khong có các mạch máu (lớn) chạy qua nên việc đâm kim hay các vật cứng vào đó không gây hại gì cả. 01 bác sĩ châm cứu có thể dễ dàng đam xuyêt cả 01 cái kim dài 5cm vào gáy của bệnh nhân Những ngưòi chơi trò xâm mình, piẻcing dễ dàng xuyên cả cái kim to vào nhiều vị trí ở lưỡi. Việc xuyên cả 01 cái xà beng qua hai má cũng chẳng có gì là lạ .
    -----> tại sao lại gọi cái việc biểu diễn này là "công phu đặc dị" được ???
    nothing is forever
  10. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Đúng như huynh DHN nói là có rất nhiều "công phu đặc dị" như: cho tim ngừng đập (thực chất là kẹp một cục đá vào nách cho mạch ở cổ tay yếu đi), dùng nội lực "truyền" qua tờ giấy để chặt gãy cái thìa sắt (thực chất là lúc chặt qua dùng ngón tay để chặt), hay như nằm trên bàn chông cũng vậy, v.v... Tuy nhiên, không thể phủ nhận tác dụng của việc luyện nội công được. Chẳng hạn như các màn biểu diễn của lão võ sư Hà Châu thời trẻ thì không thể nói là xạo được: cho xe tải 12 tấn cán qua người, dùng tay xé đôi bộ bài rồi gộp lại xé tiếp, dùng hai ngón tay ép vở trái cau khô, v.v... đó là những công phu chân truyền của Thiếu Lâm Hồng Gia cả. Nếu huynh cảm thấy có gì nghi ngờ thì có thể viết thư trực tiếp trao đổi với lão võ sư ở hòm thư A10, phường An Khánh, Quận Hai. Đệ biết là kiến thức của đệ khó lòng thuyết phục nổi huynh, vậy huynh cứ trao đổi trực tiếp với các lão võ sư đã từng thực hiện những tiết mục đó nhé. Huynh cũng có thể liên lạc với thầy Trần Tiến của đệ qua địa chỉ đệ đã ghi bên topic "Danh nhân võ thuật".
    Võ học trên thế giới này có nhiều chuyện không thể nào biết hết được. Có một người phương Tây đi qua Tây Tạng, đến sa mạc thì thấy có một bóng đen nhỏ xíu đang lao vút về phía xa. lấy ống nhòm ra xem là cái gì thì thấy một nhà sư đang chạy như bay trên đường, mắt như nhìn vào một điểm trên bầu trời, mỗi khi chạm chân xuống lại như có một sợi dây vô hình giật ông ta bắn tiếp về phía trước. Cũng chính người ấy tận mắt thấy có một thầy phù thủy từ từ bay lên cách mặt đất khoảng nửa mét. Ngoài ra, bên Nhật còn có các võ phái Ninja có thể dùng hơi thở để hạ đối thủ, dùng tiếng thét có thể làm sập nhà, có thể thoát thân khi họ bất kỳ đòn khóa hoặc dây khóa nào, còn chuyện dùng dao chém vào người không thành vấn đề thì Tết vừa rồi có số báo đăng ở Bình Định có 1 người cho phép người ta lấy dao sắc chém vào người thoải mái. thầy Tiến của đệ tập Thiết Bố Sam đến tầng thứ 5 thì có thể phản kích lại dao kiếm cả trong khi ngủ; hay như ở Trung Quốc có một võ sư thông thạo Đản Chưởng Công, có thể chỉ cần vỗ vào người địch thủ thì tùy vào công lực lúc phát đòn, đối thủ có thể chết bất ngờ sau 1 năm hoặc 10 năm nữa v.v...
    Túm lại là những cái hay của các môn võ trên thế giới, ta có muốn cũng không thể nào hiểu hết được và học hết được. Kiến thức của các võ sư lẫy lừng còn tự biết như vậy thì chúng ta có kể là gì chứ, chỉ cần luôn gắng sức học hỏi là được. Những chuyện trên ai tin cũng được, không tin cũng được. Riêng tôi thì tôi rất TIN. Chỉ cần có niềm tin là một ngày nào đó, mình cũng có thể luyện thành các công phu như thầy tôi Trần Tiến, lão võ sư Hà Châu thì nhất định tôi sẽ luyện thành.
    TGNN

Chia sẻ trang này