1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm xương máu khi đi Sầm Sơn

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi Manano2, 07/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. favourite

    favourite Administrator - Một người gắn bó TTVNOL Staff Member

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    99.678
    Đã được thích:
    9.967
    Du lịch Sầm Sơn:“Chặt chém”, ép khách bủa vây khắp nơi


    (VnMedia)- Mặc dù lãnh đạo thị xã Sầm Sơn đặt quyết tâm cao trong việc xử lý các vi phạm trong mùa du lịch năm 2011 nhưng tình trạng ép giá, “chặt chém” bằng nhiều thủ đoạn vẫn diễn ra tại đây. Hình ảnh một khu du lịch có nhiều tiềm năng đang trở nên hoen ố trong mắt các du khách.

    Đi du lịch …trong nỗi lo bị lừa

    Sầm Sơn là điểm du lịch vốn khá “nổi tiếng” với chuyện ép giá, bắt nạt khách. Nhiều du khách đến nơi này mặc dù đã được chuẩn bị trước tinh thần nhưng vẫn không tránh khỏi những thủ đoạn “móc tiền” tinh vi của nhiều dịch vụ tại đây. Anh Nguyễn Văn Lâm – một du khách đến từ Hà Nội cho biết: “Tôi đi nghỉ ở đây mà toàn gặp chuyện bực mình. Suốt 3 ngày nghỉ, sử dụng dịch vụ gì tôi cũng có cảm giác mình bị lừa đảo. Ngày đầu tiên xuống đến đây, tôi và bạn gái định đi xe điện một vòng thị xã để thăm thú. Người lái xe cho biết tiền xe là 15.000đ/người/chặng. Khi xuống xe họ bắt phải trả 300.000đ cho 2 người. Họ bảo vừa chở chúng tôi đi qua 10 chặng vì đối với họ cứ đi qua 1 ngã ba là đi qua 1 chặng”.

    Rút kinh nghiệm chuyện đi xe điện, hôm sau anh Lâm muốn ra chợ mua hải sản nên đã tìm đến người phục vụ khách sạn để hỏi kinh nghiệm cho “chắc ăn”. Anh Lâm kể: “Người phục vụ khách sạn nói là không nên mua đồ biển ở gần biển và khu phố gần đó vì toàn hàng thải loại từ các đại lý và cân rất điêu. Cô ấy còn bảo tôi nên đi bằng xích lô ra chợ mua vừa tươi vừa cân đúng, mà đi xích lô cô ấy gọi hộ chỉ hết 10.000đ cả đi và về. Tôi rất tin tưởng vì nghĩ mình đã tìm được đúng người. Thế nhưng, người chở xích lô lại đưa tôi tới một đại lý bán hải sản. Khi tôi thắc mắc là tôi cần ra chợ thì anh ta nói với anh ta đó là chợ! Anh ta còn tỏ ra rất sốt sắng lo cho việc mua bán của chúng tôi. Tôi thấy đồ ở đó vừa không tươi vừa đắt nên không mua thì anh ta tỏ ra gắt gỏng không hài lòng. Tìm hiểu kỹ tôi mới biết, những người đạp xích lô đưa khách đến các đại lý sẽ được đại lý chia hoa hồng nếu khách mua hàng. Ngoài những chuyện này thì còn vô số bực mình khác như đã mặc cả nhưng khi thanh toán lại tính một giá khác…. Tôi đi du lịch mà thấy ức chế vô cùng! Tôi sẽ không bao giờ quay lại đây nữa!”

    [​IMG]
    Giá được niêm yết đi xe điện quanh thị xã Sầm Sơn là 15.000 đồng/chặng, nhưng các tài xế lại tính cứ qua 1 ngã ba là 1 chặng để tính tiền.


    Chị Nguyễn Thu Hà – một du khách đến từ Bắc Ninh cũng tỏ ra vô cùng bức xúc: “Tôi thấy khu du lịch này khá đẹp nhưng sử dụng dịch vụ nào cũng thấy lo vì họ bất chấp mọi thủ đoạn để lấy bằng được tiền của khách. Ví dụ như tôi cho con gái cưỡi ngựa và chụp ảnh, họ bảo tiền chụp ảnh hết 20.000đ/kiểu. Tôi cứ nghĩ giá dịch vụ chụp ảnh là như vậy. Đến khi con tôi xuống họ đòi 100.000đ công cưỡi ngựa vì con tôi chụp 5 kiểu ảnh còn tiền ảnh thì phải trả riêng cho người chụp ảnh. Đến tối, khi đi uống café, tôi đã hỏi rất kỹ giá của từng loại đồ uống và thấy giá cũng hợp lý nên cả gia đình quyết định ngồi ở quán đó. Uống giữa chừng chúng tôi gọi thêm 2 đĩa hướng dương nhỏ và không hỏi giá vì nghĩ nó chỉ hết vài nghìn đồng. Tuy nhiên, khi tính tiền họ đã tính tới 100.000đ cho 2 đĩa hướng dương này. Chẳng lẽ đi du lịch lại cãi nhau với họ nên đành trả cho xong chuyện”.


    Bên cạnh chuyện của anh Lâm, chị Hà thì rất nhiều du khách cũng rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười” vì việc chặt chém của các dịch vụ khác như ghế ngồi, ăn uống, hát karaoke…

    Cái lợi trước mắt sẽ đánh mất tương lai

    Nhiều du khách cho biết, số tiền mà họ phải trả không quá nhiều để phải kiện cáo nhưng họ cảm thấy vô cùng bực mình. Chị Kim Dung – một du khách từ Hải Dương đưa ra nhận xét: “Nhiều người ở Sầm Sơn đã không từ các thủ đoạn để lấy được tiền của khách. Tôi cho rằng đây là vấn đề đạo đức. Họ không nghĩ đến chuyện kinh doanh lâu dài mà chỉ tính chuyện “ăn xổi”. Họ làm ăn như vậy thì khách cũng chỉ dám đến 1 lần. Cái mất lớn hơn là họ sẽ khiến thế hệ con cháu cũng sẽ “noi gương” cha mẹ mà kiếm tiền không cần nghĩ đến lương tâm”.

    Ông Lê Trọng Dòng – Trưởng phòng Văn hóa Thể thao & Du lịch thị xã Sầm Sơn cho biết đây cũng là vấn đề các cơ quan chức năng của thị xã rất quan tâm và có nhiều cuộc họp bàn nhằm tìm ra giải pháp xử lý. Mùa du lịch năm nay, chính quyền địa phương cũng đã có quy định niêm yết giá đối với các cơ sở kinh doanh cố định và lập rất nhiều bảng giá ở trong địa bàn quy định rõ giá của các dịch vụ như ghế ngồi, chụp ảnh, thuê phao….kèm theo số điện thoại của đường dây nóng. Đi kèm với việc niêm yết, các cơ quan chức năng cũng tăng cường kiểm tra, xử phạt các cơ sở sai phạm. Hàng trăm trường hợp đã bị xử phạt, thậm chí đình chỉ kinh doanh. Tuy nhiên, việc xử lý này cũng không kiểm soát được toàn bộ. Ông Dòng cho rằng, các du khách nên để ý đến số điện thoại đường dây nóng được công bố ở nhiều bảng biển trên các tuyến đường dọc bờ biển. Khi gặp “sự cố” chèn ép về giá, khách nên gọi đến đường dây nóng và nêu rõ vị trí và tình trạng đang gặp phải thì các lực lượng chức năng sẽ đến để giải quyết.
  2. HolyTrinity

    HolyTrinity Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Bài viết:
    2.370
    Đã được thích:
    0
    Nói mãi rồi... NGU THÌ CHẾT!
  3. huyhoangvp

    huyhoangvp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Công nhận em đi SS 1 lần rùi sợ vãi đái cái bọn này
    nhưng ko phải dân thanh hóa nào cũng thế đâu.em đi lạc ngọc dân cũng tốt và nhiệt tình lắm
    pù luông thi có người này ngưòi nọ :D
    Thanh Hóa có đi em chỉ dám tạt qua ko dám dừng chân nhiều :D
  4. Hoonda

    Hoonda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2009
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/32524/vi-sao-du-khach-bi--chem--o-sam-son-.html

    Vì sao du khách bị "chém" ở Sầm Sơn?

    Bất cứ ai khi qua kỳ nghỉ mát ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) cũng đều lắc đầu, lè lưỡi: Giá cả hàng hóa, dịch vụ quá đắt! Thế nhưng, đi sâu tìm hiểu chính những người kinh doanh kiểu "chặt chém" mới hay, họ cũng từng là… nạn nhân. Và để bù lại gánh nặng tài chính, họ đổ tất cả lên đầu du khách!



    Ngột ngạt và đắt đỏ
    Bỏ tiền ra để đến Sầm Sơn, hầu như ai cũng mong tìm được một không gian thoáng đãng nhằm nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, tránh xa cuộc sống xô bồ, chen chúc nơi đô thị. Thế nhưng, dọc các con đường ken kín khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn, hàng lưu niệm. Dọc các bãi biển thì đầy ắp nhà hàng, kiốt chen chân cùng với đội ngũ bán hàng rong... Lượng người đông đúc càng khiến cho nơi đây ngột ngạt hơn. Quản lý cả một đội quân hỗn hợp ấy là việc khó khăn với chính quyền sở tại. Chưa kể, cũng giống với khá nhiều khu du lịch biển ở nước ta, những người "làm du lịch" ở Sầm Sơn cũng là "dân nghiệp dư" mùa vụ. Đa phần những người trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch lại là những người vừa buông tay cuốc, tay cày, tạm gác thuyền bè tranh thủ 3 tháng hè đi làm du lịch.

    Tuy nhiên, cái "nghiệp dư" đó có thể chấp nhận được. Song cách kinh doanh kiểu chụp giật, “cắt cổ” thì du khách khó mà chấp nhận với những người được coi là "chân lấm tay bùn". Bằng chứng là, được coi như "xứ dừa miền Bắc" nhưng quả dừa ở đây được bán với giá 30.000 đồng, cao gấp 3 lần những nơi nổi tiếng đắt đỏ như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Phở, bún, mỳ tôm, cháo ngao... lèo tèo vài lát thịt, mấy con hải sản cũng "đồng hạng" với giá 30.000 - 40.000 đồng/bát. Nhiều quán cà phê niêm yết giá một đằng nhưng lúc tính tiền lại một nẻo. Khách thắc mắc thì họ trả lời rằng "Bảng giá đó là cũ, nhà hàng chưa kịp thay". Còn nữa, người ta viện ra đủ lý do khác để thu tiền khách như không đưa vào thực đơn những thứ "phục vụ ngoài", khách phải trả thêm vì vị trí ngồi... Các loại hàng ăn mang hương vị biển như cua, ghẹ, mực thì dù mỗi nhà hàng một giá nhưng nhìn chung mức giá cũng cao gấp nhiều lần nơi khác, dù chất lượng thì dở tệ.

    Hơn 200 triệu đồng cho 2 tháng… "chém"

    Rất nhiều du khách đã bất bình với việc bị "chặt chém" khi đến Sầm Sơn. Thế nhưng, có đi sâu tìm hiểu mới biết cái sự đắt đỏ đó cũng có nguyên do của nó. Dọc bãi biển Sầm Sơn hiện có trên 30 ki-ốt được UBND thị xã Sầm Sơn cho các hộ kinh doanh thuê để bán hàng giải khát và các loại hình dịch vụ du lịch khác.

    Theo các hộ kinh doanh thì mức giá năm nay có giảm hơn năm trước, nhưng họ cũng phải nộp tới vài trăm triệu đồng. Một chủ ki- ốt ở bãi B (chúng tôi không nêu tên) cho biết, ông đã phải đấu thầu ki- ốt với giá 230 triệu đồng/3 năm, đóng một lần. Đây được coi như khoản tiền xây dựng ki- ốt. Ngoài ra mỗi một mùa, ki- ốt này còn phải đóng thêm 35 triệu đồng tiền vệ sinh, an ninh trật tự; 5 triệu đồng phí quản lý; 15 triệu đồng phí bến bãi; 74 triệu đồng tiền thuế; 3 triệu đồng tiền hỗ trợ ...khai trương hè. Tổng cộng các khoản trên lên tới 132 triệu đồng/mùa.
    [​IMG]
    Giá được niêm yết đi xe điện quanh thị xã Sầm Sơn là 15.000 đồng/chặng, nhưng các tài xế lại tính cứ qua 1 ngã ba là 1 chặng để tính tiền. (Ảnh: Vnmedia)


    Với giá thuê đắt đỏ như vậy trong khi mùa du lịch ở Sầm Sơn chỉ tập trung trong khoảng 50 ngày khiến nhu cầu "hoàn vốn" trở thành vấn đề nóng bỏng đối với các chủ ki - ốt. Tất nhiên chẳng có chủ ki - ốt nào chịu lỗ, các khoản phí có lớn đến đâu, tất cả sẽ được đổ lên đầu du khách. Vì vậy, ngoài tâm lý “mài dao chặt chém” đã thành thói quen của một số người ở Sầm Sơn thì việc địa phương thu các khoản thuế, phí quá cao cũng là nguyên nhân khiến du khách phải chịu đựng giá cả đắt đỏ.

    Nhân viên môi trường kiêm… "an ninh"?

    Cũng theo phản ánh của người bán hàng tại một số ki-ốt ở biển Sầm Sơn, các khoản thu nói trên còn có rất nhiều bất cập. Cụ thể như trước đây, trong giai đoạn từ 2009 đến 2011, Công ty CP Môi trường đô thị Sầm Sơn thuê các vệ sỹ để làm công tác an ninh, các ki-ốt phải đóng tiền trả lương. Vì nhiều bất cập xảy ra nên nay đã giải tán đám vệ sỹ này, thay vào đó là đội bảo vệ trật tự gồm 35 người, nằm rải rác ở... các ki-ốt (?!). Các chủ ki ốt cho biết việc điều người của Công ty CP Môi trường đô thị xuống làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự, vừa là sự lạ, lại vừa vô lý. Nếu có mâu thuẫn nhỏ thì người của các ki- ốt sẽ tự giải quyết được, nếu “to hơn” thì có lực lượng công an xử lý, cần gì đến nhân viên môi trường?

    Không phủ nhận rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự "chặt chém" du khách của các hộ kinh doanh như lạm phát, giá cả leo thang. Thế nhưng, góp phần vào sự "chặt chém" ở Sầm Sơn còn có cả tâm lý của người kinh doanh "tận thu để bù chi" những khoản thuế, phí rất lớn từ chính quyền nơi đây. Đó sẽ là một tổn thất lớn về mặt thương hiệu cho ngành du lịch nói chung và du lịch Thanh Hóa nói riêng.

    "Ép" dân vào Công ty Môi trường?

    Các hộ kinh doanh cho biết, cách đây khoảng 7 năm, chính quyền sở tại tổ chức cho các hộ dân đấu thầu các ki-ốt kinh doanh ngoài bãi biển, với thời hạn là 5 năm, mỗi ki ốt có khoảng từ 20-40 lao động góp cổ phần. Hoạt động được 3 năm, thì chính quyền yêu cầu các chủ ki-ốt phải trở thành thành viên của Công ty CP Môi trường đô thị Sầm Sơn(?!). Gọi là tự nguyện, nhưng ai cũng phải chấp nhận, nếu không phải ra khỏi ki-ốt, đồng nghĩa với việc không được kinh doanh tại bãi biển.
  5. Ashimo08

    Ashimo08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Chốt lại vẫn cứ là Người Thanh ko cắn ở đâu được nên cắn vào người Thanh...Rồi ông cho chúng mày quyền để cắn và phá ....
  6. thao1975

    thao1975 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Hồi năm 97 cả gia đình đi SS, đến ga định đi xe ngựa để ngắm cảnh nó đòi đắt quá không đi thế là nó cứ lẽo đẽo theo bắt ép mình đi, không đi nó lại rủa cả gia đình mình. Đến sầm sơn lại bị chính KS chém, sáng ăn bát miến cua cẩn thận đã hỏi giá nói là 5000đ/bát. Ăn xong tính tiền nó bảo là 50000/bát, 3 bát là 150000đ. Mà đồng tiên năm 1997 giá trị chứ. Từ hồi đó đến giờ không bao giờ nghĩ đến SS nữa
  7. Ashimo08

    Ashimo08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong các loại lừa đảo, chặt chém ở biển Sầm Sơn mà vãi hết cả mồ hôi. Kinh tởm quá. Kiểu này có khuyến mại e cũng ko dám đến.

Chia sẻ trang này