1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan niệm về *** trong văn học

Chủ đề trong 'Văn học' bởi khongvua, 13/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đọc I am Đàn bà và TỰ ở đây:
    http://www9.ttvnol.com/forum/tacphamvanhoc/884716.ttvn
  2. laodongtu1

    laodongtu1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài của Tequila Gửi lúc 13:16, 14/06/07
    _________________________________________________________
    Đúng ra thì văn học nói đến *** không phải để miêu tả *** , mà qua sự miêu tả ấy nói lên cái gì đó. Ví như nói về bản năng của con người, sự áp chế bản năng, hay là tình yêu tình báo vân vân... Nếu đọc đoạn văn tả *** mà thấy có mỗi *** không, thì hoặc là tác giả viết kém...
    _________________________________________________________
    Các bác ngó thử tác giả viết kiểu này có gọi là *** không:
    Trích từ http://www9.ttvnol.com/forum/vanhoc/921719.ttvn
    _________________________________________________________
    Sở dĩ Thiên đứng bất động để cho Nguyệt ngắm nhìn mình vì anh cũng đang sững sờ trước vẻ đẹp và sự quyến rũ của vợ. Khuôn mặt thiên thần của cô tươi tắn, cuốn hút trái hẳn với vẻ ủ ê, mệt mỏi lúc nãy. Chiếc váy ngủ bằng vải voan mỏng mà Nguyệt đang mặc đã làm tròn trách nhiệm của mình. Nó vừa tạo sự e ấp, bí hiểm vừa làm nổi rõ những đường nét gợi cảm trên thân thể cô. Đôi nhũ hoa bé nhỏ nhô lên tràn trề sức sống khởi tạo điểm nhấn cho đường cong uốn lượn xuống hông. Đó có lẽ là đường nét hoàn hảo nhất mà chỉ có tạo hóa mới đủ sức sáng tạo nên. Đường cong đó chảy dài rồi vấp lại một tí nơi chấm hết của chiếc váy, đồng thời chuyển đổi sang màu trắng nõn nà bao quanh hai bắp đùi. Thứ màu của xác thịt đó cũng là thứ màu tinh tế mà không một họa sĩ tài ba nào có thể pha chế được. Ông thầy tạo hóa đã giấu đi công thức để bắt những học trò của mình tự bằng lòng với cái ý nghĩ về nghệ thuật trừu tượng hay những biến thể đại loại như thế. Và nếu nói theo lối đó thì có thể nói rằng ông ta đã vận dụng tất cả tài năng thẩm mỹ bậc thầy của mình để chắc lọc, chọn lựa trong sự thẩm định nghiêm ngặt của nghệ thuật khi tạo nên Nguyệt - đứa con thiên thần của ông.
    Thời gian và không gian tĩnh lặng trôi đi để đôi vợ chồng trẻ đắm đuối nhìn nhau trong sự rung cảm đê mê. Rồi khi luồng điện của cảm xúc đã đủ mạnh để thắng những tĩnh lực tất yếu sẽ hút họ vào nhau. Thiên tiến từng bước chậm rãi về phía Nguyệt mắt vẫn không rời khỏi cô. Anh nhẹ nhàng ngồi xuống cầm lấy quyển sách trong tay Nguyệt đặt lên bàn. Quyển sách đã được cất đi mà tay Nguyệt vẫn chưa thể thả lỏng tự nhiên được. Một cảm xúc rất lạ, rất tuyệt đang lớn dần, lớn dần xâm chiếm lý trí của cô. Cô nhắm mắt lại và thổn thức chờ đợi.
    Thiên cúi xuống hôn lên môi Nguyệt rồi để cho nụ hôn đó lần tìm đến tất cả những vị trí nối tiếp trên con đường lạc thú. Hai bàn tay anh sờ sẫm trên từng phần da thịt ẩn dưới làn váy áo. Một khoảng thời gian cho những đam mê nhắc nhịp theo sự hòa quyện hơi thở dồn dập của cả hai trôi qua. Thiên từ từ, từ từ, nhẹ nhàng đưa cả hai về với trạng thái hoang sơ của Adam và Eva nơi vườn địa đàng. Rồi anh nhấc người nằm đè lên Nguyệt. Nhưng bất ngờ cô hét lên hoảng sợ hất anh ra và vơ lấy tấm chăn rúc người vào đó. Cả thân thể cô run lên theo tiếng nấc của sự kinh hoàng. Quái ác! Cái giấc mơ mà cô tưởng đã vất bỏ đi rồi lại hiển hiện lên trong giây phút tuyệt vời này.
    Giấc mơ đó bắt đầu từ một sự việc xảy ra vài năm trước. Một buổi tối Nguyệt về nhà hơi trễ vì đi liên hoan cùng với lớp. Khi cô về tới nhà định với tay bấm chuông thì phát hiện một bóng người động đậy đứng nép mình tránh ánh đèn đường từ phía bên kia hắt lại. Nguyệt giật mình nhận ra nét mặt và ánh mắt của Phong. Cô quay xe bỏ chạy. Phong cũng nổ máy xe và gọi với theo cô. Chạy được một đoạn, biết Phong không đuổi theo mình Nguyệt mới dừng xe ngoái đầu nhìn lại. Cô thấy hắn đứng cách nhà cô chừng năm mét. Rồi hắn quay xe và mất hút trên con đường vắng ngược chiều với cô.
    Đêm hôm đó Nguyệt đã mơ một giấc mơ kinh hoàng nhất ám ảnh cô đến tận bây giờ. Cô mơ thấy mình lạc vào một cõi âm u, tối tăm và vắng lặng. Sự vắng lặng trong không khí ma quái rợn người. Đang cố dò dẫm tìm đường thoát khỏi nơi kinh khủng đó thì cô chạm mặt với Phong. Hắn nhợt nhạt trong bóng tối nhưng lại toát lên một sức mạnh bí ẩn, ớn lạnh. Nguyệt run sợ hét lên rồi quay đầu bỏ chạy. Cô nhắm mắt cố sức chạy. Đến khi đôi chân không thể nhấc lên để bước thêm một bước nào nữa thì cô dừng lại và khụy xuống. Rồi cô tưởng chừng như chết ngất đi khi lại thấy Phong xuất hiện vẫn trong cái không gian tăm tối, lạnh lẽ đó. Hắn lơ lửng trên đầu cô rồi từ từ hạ xuống trước mặt cô bằng đôi cánh dơi nhớp nhúa và ghê sợ. Nguyệt ngả người ra sau cố đạp chân xuống đất để lùi lại tránh xa ánh mắt đỏ lừ của hắn đang nhìn thẳng vào cô. Càng khiếp đảm hơn khi ánh mắt đó ẩn sau chiếc mặt nạ đen che một bên mặt. Nhưng chiếc mặt nạ còn cố tình để lộ hai răng nanh dài trườn ra khỏi miệng quắp vào cằm của hắn. Hai tai hắn nhọn hoắc nhô cao lên trên mái tóc dài xuống tới cổ. Đó là một con quỉ! Nguyệt chết lặng sừng sờ khi ý nghĩ đó hình thành và án ngữ trong toàn bộ tâm trí mình. Toàn thân cô đông cứng lại chẳng thể điều khiển được nữa. Cô cố quay mặt đi để không nhìn thẳng vào hắn nhưng không thể được. Rồi hắn cười. Những tiếng cười chói tai dường như không phát ra từ miệng hắn mà vang vọng cả không gian rộng lớn. Từng bước hắn tiến gần lại chỗ Nguyệt, cúi xuống nắm lấy cổ áo nhấc bổng cô lên. Hắn nhìn sâu vào mắt cô thật lâu cho đến khi từ đôi mắt đỏ rực màu lửa đó nhỏ xuống mặt cô một giọt nước. Hắn gầm gừ rồi như để che giấu giọt nước mắt đó hắn vòng tay ôm cô vào người. Nguyệt kinh tởm khi ngửi thấy mùi hôi tanh và đồng thời cảm nhận được sự lạnh lẽo toát ra từ thân thể hắn. Cô cố gắng vùng vẫy để thoát ra nhưng không được. Đôi cánh của hắn đã bó chặc toàn bộ cơ thể cô. Hắn gục đầu trên mái tóc cô khiến hai răng nanh chạm xuống trán cô như hai lưỡi dao sắc. Quả thật lúc đó Nguyệt có cảm giác hắn đang cố nâng cằm mình lên như để hai răng nanh không làm cô bị thương. Một lúc sau bất chợt hắn rùng mình rồi siết chặt hơn đôi tay và đôi cánh. Hắn làm cô đau đớn kinh khủng. Cô hét to lên thành tiếng và giật mình tỉnh giấc.
    Đêm hôm đó ba má phải thức cả đêm để ôm cô vỗ về như đứa con nít. Họ gặng hỏi nhưng Nguyệt đã quá sợ hãi không dám nhắc tới giấc mơ đó thêm một lần nữa. Cũng từ sau lần đó cô luôn cảm thấy ớn lạnh mỗi khi nhìn thấy Phong và nhất là khi tưởng tượng ra ánh mắt đỏ ngầu ma quái của hắn đang soi thẳng vào mình. Cô cũng cố không để giấc mơ đó ám ảnh mình bằng cách tự gạt bỏ đi những luồng suy nghĩ kéo theo nó. Nhưng không hiểu sao hôm nay khi đang ân ái hạnh phúc cùng Thiên thì cái cảm giác đau đớn trong vòng tay và đôi cánh của con quỉ đó lại bất ngờ ập đến như luồng điện xẹt. Nó đã khiến Nguyệt có những hành động kì lạ với Thiên. Cô cảm thấy có lỗi với anh và thương anh nhiều quá. Cô mở chăn ra và từ từ ngước nhìn vào mắt Thiên.
    Thiên đâu có biết được những gì vừa diễn ra trong suy nghĩ của vợ mình. Nãy giờ anh ngồi lặng im trên giường và tự trách mình. Anh nghĩ rằng mình đã quá vội vàng nên làm cô sợ. Khi Nguyệt có vẻ bình tĩnh trở lại và nhìn anh mỉm cười thì anh mới thấy an tâm. Anh vẫn chỉ nhìn cô mà chưa dám cử động thân thể. Có vẻ như anh đang lo mỗi cử động của mình sẽ làm cô giật mình, khiếp sợ. Nhưng bất ngờ Nguyệt rút tay ra khỏi chăn và vòng ra sau cổ Thiên kéo anh xuống. Cô hôn anh gấp gáp, vội vàng như để đền trả cho anh vậy. Những cái hôn đó của Nguyệt đã nhanh chóng lấy lại cảm xúc hưng phấn cho cả hai. Thiên trườn mình nhấm từng giọt mồ hôi tứa ra trên mặt Nguyệt - những giọt mồ hôi của sự sợ hãi hay của cái nóng khi lúc nãy trùm chăn kín đầu? Nhưng vì nguyên do gì thì đối với Thiên không quan trọng. Vị mồ hôi nồng mặn thơm tho trên da thịt Nguyệt đang làm anh ngây ngất. Anh tự hỏi có phải đây chính là sự thể hiện vật chất của thứ mà người ta vẫn hay nói là men tình không nhỉ? Câu hỏi xuất hiện và nhanh chóng đi vào lãng quên mà không cần câu trả lời vì anh đã say thật rồi. Còn Nguyệt, giờ cô chủ động hơn trong từng cử chỉ ái ân. Cô đẩy bức chăn ra khỏi người mình và xoa tay tìm kiếm thân thể Thiên. Cô ôm siết lấy anh rồi để hai thân thể hòa cùng nhau trong từng nhịp tim, từng nhịp thở.
    ________________________________________________________
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    trích đăng một bài báo, các bạn "ngâm cứu thêm nhé...
    Michela MarzanoTính dục, những ham muốn được chia sẻKiệt Tấn dịchDẫn nhập Tháng Ba 2005, bài viết "Sục c? trước bàn thờ" của tôi xuất hiện trên diễn đàn talawas đã gây ra những cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề văn chương tính dục [1] và những hiểu lầm không tốt. May mắn thay, mới đây, nhân đọc tạp chí Le Point hors-série, số 9 tháng Bảy-Tám 2006, chủ đề Erotisme thấy có bài viết "L''Erotisme, désirs partagés" của Michela Marzano (nữ triết gia kiêm nghiên cứu) rất trùng hợp với quan niệm của mình về "văn chương tính dục" nên hứng chí chuyển ngữ sang tiếng Việt để cống hiến bạn đọc bốn phương nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề này. Những mong các ngòi bút, nam cũng như nữ, muốn viết về ******** [2] một cách nghệ thuật nên chịu khó đọc kỹ và suy gẫm các ý kiến trình bày trong bài viết sau đây. Mong lắm thay! Mong lắm thay!*Trong tác phẩm Mon coeur mis à nu (1862-1864), Charles Baudelaire đã ngạc nhiên khi gợi lại một bận nọ, trong dịp đi thăm viếng Louvre với một cô em giang hồ trẻ, ông thấy cô ta đỏ mặt và lấy tay che mặt mình trước các dãy tượng và các bức tranh gợi dục. Cô em đã kêu lên: "Làm sao mà người ta có thể phô bày công khai những trò vô luân như thế!". Cái phản ứng mắc cỡ quá trớn trước sự trần truồng này đặt thẳng vấn đề tính dục [3] , cái định nghĩa và các giới hạn của nó. Có thể đi xa tới mức nào trong cách phô diễn sự thân mật ********? Làm sao nói về sự ham muốn, cái khoái cảm và những xao động nhục thể mà không bị rơi vào vòng thô bỉ và dâm tục [4] ?Cái khó khăn mà người ta đối đầu khi phải định nghĩa sáng tác gợi dục phát xuất từ ý muốn kể lại và tìm hiểu những bí ẩn của cuộc gặp gỡ ********, cái nhu cầu vén màn để khám phá cái nhìn ngó và rờ rẫm kẻ khác mang ý nghĩa như thế nào. Georges Bataille đã chỉ cho thấy rằng tính dục là cái làm nên đặc tính của con người. Và không chừng ông rất có lý. Bởi lẽ trong con người, tất cả đều bị ******** chi phối: mối tương quan với thế giới bên ngoài, sự ràng buộc với kẻ khác. Vì vậy, ******** vẫn luôn là trung tâm thắc mắc của con người, ngay từ buổi đầu - chỉ cần nghĩ tới các bức phác họa trong hang động tiền sử, cũng như một vài đoạn trong Cantique des cantiques hoặc Kâma Sûtra.Nhưng có chăng các giới hạn cần phải gìn giữ trong cách phô diễn gợi dục [5] ? "Các quyển sách tục tĩu chỉ vô luân bởi lẽ chúng thiếu vắng sự thực", Gustave Flaubert đã viết như thế. Điều đó vốn không xảy ra "như vậy" trong đời sống. Nhưng mà "điều đó" xảy ra như thế nào trong đời sống? Trong Phénoménologie de la perception (1945), Merleau-Ponty đã giải thích rằng xuyên qua ******** và ham muốn [6] , mỗi cá nhân chúng ta phải đối đầu cùng lúc với cái kinh nghiệm lệ thuộc (ham muốn kẻ nào có nghĩa là lệ thuộc vào kẻ đó và sự đáp ứng mà kẻ đó đề ra trước sự ham muốn của ta) và cái kinh nghiệm tự trị: đồng thời tùy thuộc vào kẻ khác, con người lại tìm cách chế ngự kẻ đó và biến kẻ đó thành một đối tượng [7] . Trên quan điểm đó, các tác phẩm gợi dục chỉ làm công việc kể lại sự ham muốn ******** đã khiến cho mỗi người chúng ta đi tìm gặp kẻ khác; chúng chỉ nói về những thân thể đi tìm kiếm nhau hoặc chống đẩy nhau tùy theo những chuyển động bên trong của đam mê. Một mặt, chúng nói về một thèm khát. Mặt khác, chúng dàn dựng sự buông thả mình: chính trong động tác hành dục mà chủ thể khám phá ra sự hoan lạc trong tận cùng những gì thân mật nhứt và lạ lùng nhứt của nó, và chủ thể chạm tới chiều sâu thăm thẳm của ham muốn và hữu thể của mình.*Đối tượng, chủ thể và hoán-đảo (chủ thể / đối tượng)Bởi lẽ đó, các sáng tác gợi dục không thể nào tự hài lòng khi chỉ nói phớt qua về những bí ẩn của ********. Đôi khi nó tiến rất xa trong công việc khơi gợi sự ham muốn. Tiến xa trong sống sượng của ngôn ngữ. Tiến xa tới mức đôi khi nó bị lên án là dâm tục. Đối với một người đàn ông, không có gì kém hiển nhiên cho bằng khi phải diễn tả cái việc sờ mó ngực trần của người đàn bà hoặc bộ phận sinh dục của nàng có nghĩa như thế nào; và đối với một người đàn bà, cái việc nhìn ngó dục phận của đàn ông và ve vuốt nó. Để đạt được điều này, cần phải có đủ khả năng để dàn dựng nên những vùng tăm tối, trong đó con người có thể chìm đắm trong việc đi tìm khoái cảm. Thế nhưng - và đây là tính cách đặc trưng của sáng tác gợi dục - phần bí ẩn của người nam và người nữ vẫn giữ được sự thanh khiết của nó và không hề bị hạ thấp một cách thô bỉ bao giờ.Khi ta ham muốn kẻ nào thì kẻ đó trở thành một "đối tượng" của sự ham muốn: trong quan hệ ********, đối tượng nằm sờ sờ đó, trần truồng và mong manh, ta có thể vuốt ve âu yếm và đôi khi làm cho nó đau đớn? một đối tượng thuộc về ta? Nhưng nói rằng kẻ được ham muốn là một "đối tượng của ham muốn" không có nghĩa là người đó bị giản lược thành một đồ vật [8] . Bởi vì bất cứ đối tượng của ham muốn nào cũng là một chủ thể của ham muốn. Mối liên hệ được thiết lập bởi sự ham muốn không phải là một "liên hệ giữa đồ vật", nhưng nó là một liên hệ có thể gọi là "liên-chủ-thể". Điều này gây ra rất nhiều hiểu lầm bởi lẽ hành động đối tượng hoá mang nhiều hình thức khác nhau. Hành động này luôn luôn biến kẻ khác thành đối tượng. Nhưng nói rằng kẻ khác là một "đối tượng" không có nghĩa là biến kẻ đó thành một "đồ vật". Các từ ngữ đối tượng và đồ vật không đồng nghĩa nhau. Từ ngữ đồ vật ám chỉ chung chung một thực thể vật chất, bất động và sẵn dụng. Một đối tượng, tự nó, thường ám chỉ một nhân vật mà tình cảm hướng tới. Khác với một đồ vật có thể bị điều dụng tùy thích, đối tượng là một hệ lụy của tình yêu và âu yếm.Vậy thì mối tương quan với đối tượng trong động tác liên hệ ******** là gì? Xuyên qua sự chiếm hữu thân thể kẻ khác, cá nhân cũng cùng lúc tiếp xúc với hiện hữu nhục thể của mình. Kẻ khác đồng thời là một con người và một đối tượng, một chủ thể và một thân thể. Khi ta ham muốn một người nào đó, ta không bao giờ vừa ham muốn vừa hoàn toàn đứng ngoài sự ham muốn của mình: sự ham muốn khiến ta liên lụy; mỗi chúng ta đồng lõa với sự ham muốn của mình, và xuyên qua sự ham muốn này, ta ý thức về chính cái hữu thể-thân thể của ta. Vì thế, đối tượng hóa kẻ khác có thể không phải là một hành vi công cụ hóa: ta có thể chiếm hữu kẻ khác mà không hề chối bỏ tính cách tương tác của sự chiếm hữu và tư cách chủ thể của kẻ mà ta chiếm hữu. Mỗi chúng ta đều ứng cảm dưới những vuốt ve của người đối tác. Luôn luôn có một sự buông mình vào người đối tác và một sự kiểm soát người đối tác. Chính tất cả những điều này mà văn chương và nghệ thuật tính dục chỉ cho ta thấy. Và ngược lại, cũng chính tất cả những điều này mà sáng tác dâm dật [9] bôi xóa.D. H. Lawrence mất năm 1930, vì vậy ông không được chứng kiến hồi kết cuộc vào năm 1960 của vụ án cuối cùng nhìn nhận rằng tác phẩm L''Amant de Lady Chatterley (1928) không mang tính cách dâm tục. Tiểu thuyết gia đã dám đề cập lộ liễu vấn đề ********. Ông đã viết nên một tuyệt tác trong văn chương gợi dục. Nhưng tại sao vào thời đó ông lại bị liệt vào hàng viết dâm thư? Nơi mà sáng tác gợi dục là một sự phô diễn bằng chữ nghĩa hoặc bằng hình ảnh của cuộc gặp gỡ ******** và tất cả những gì mà hành động đó hàm chứa dưới dạng thức sợ hãi, ham muốn, bất thỏa, vân vân?, thì cũng ngay chính nơi đó, dâm thư cho rằng mình đã vạch cho thấy cái động tác hành dục vốn nó là như vậy. Trong dâm thư, những đợi chờ, những rạn nứt, những hoang mang và những sợ hãi biến mất. "Tất cả" đều tự nó như thế đấy. Bởi lẽ kẻ khác chỉ là một đối tượng (ndt: hiểu theo nghĩa "đồ vật") mà ta có thể đặt để tùy thích. Điều đáng kể chỉ độc nhứt là cái khoái cảm mà ta có thể bòn rút được từ cuộc gặp gỡ đó, bất chấp sự kiện là cuộc gặp gỡ không hề xảy ra và động tác được phô bày chỉ tóm lược bằng sự tiếp nối bời rời của các thân thể. Đó là trường hợp được thể hiện trong các tác phẩm của Sade. Trên quan điểm đó, những cuộc hành hạ, những cách thế chịu đời không thấu và vô cùng thô bỉ được áp đặt trên các nạn nhân trong tác phẩm Cent Vingt Journées de Sodome đã thiết lập một mối tương quan giữa con người dựa theo lề lối làm nhiều ăn nhiều. Sade hạ nhục thân thể: mỗi người bị cài ép vào chỗ của mình trong một dây chuyền ráp nối, mà nơi đó, bất cứ lúc nào, bộ phận không xài được nữa cũng có thể dễ dàng bị thay thế.*Sự chiếm hữu không thể được Hésiode (thế kỷ VIII - VII trước T. C.) kể lại rằng Zeus, vị thần quang minh, muốn tác hợp với nàng Chthonia hắc ám, nữ thần của các sức mạnh âm địa. Thần dệt cho nàng một chiếc áo, trên đó có thêu hình vẽ các biển cả và hình thù các lục địa. Chiếc áo này khiến cho nàng hiển lộ, vì vậy, nếu không có nó thì cuộc tác hợp không thể nào xảy ra được. Chiếc áo đó phô bày nhiều hơn là che giấu. Bằng cách mặc áo cho bóng tối, thần Zeus đã cho thấy điều mà mắt nhìn không thể nào chịu đựng nổi: cái vô hình của kẻ khác. Và chính ngay chiếc áo này đã bị dâm thư xé nát. "Chúng ta cố tự thuyết phục mình rằng một thân thể có thể bị chiếm hữu, François Mauriac đã viết trong Le Fleuve de Feu (1923). Ta xâm nhập nó, ta uống cạn hơi thở nó, nhưng ta không chiếm hữu nó." Khác với dâm thư, đó chính là cái mà sáng tác gợi dục diễn đạt, cho thấy, kể lại và ngợi ca.--------------------------------------------------------------------------------[1]Littérature érotique: văn chương tính dục. Nói thường là ?ovăn chương (viết về) ********?[2]***ualité, ***uel: ********. Cần nói rõ thêm: dục có nghĩa là muốn, dâm mới đích thực ám chỉ những quan hệ thân xác, những trao đổi nhục thể giữa nam và nữ. Danh từ dâm dục có nghiã là ham muốn ******** (désir ***uel). Trong dạng tĩnh từ, dâm dục lại có nghiã là ham mê nhục dục quá trớn.[3]Erotisme: thiên về ********, hướng dục, tính dục (theo tự điển Petit Robert, Erotisme: penchant érotique, caractère érotique). Chung chung, có thể hiểu là các sáng tác gợi dục.[4]Obscénité, obscène: dâm tục. Nói thường là tục tĩu.[5]Erotique: gợi dục (kích thích bản năng ********). Nói thường là kích dâm, khiêu dâm.[6]Désir: ham muốn, dục vọng[7]Objet: đối tượng. Femme-objet: "Đàn bà-đồ vật" (?), cái nón mà các bà nữ-quyền khoái chụp lên đầu bọn đực rựa[8]Chose: đồ vật[9]Pornographie: sáng tác dâm dật nói chung, dâm thư nói riêng cho văn chươngNguồn: Tạp chí Văn số đặc biệt về Kiệt Tấn (tháng 9 & 10.2006)

  4. khongvua

    khongvua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Lục tổ đi giảng kinh ở một ngôi chùa nọ. Mọi người đang nghe giảng bỗng có ngọn gió thổi đến làm lay động lá phướn. Môt thầy tăng nói:"Gió động". Một thấy tăng khác nói :"Phướn động".Thế là mọi người đua nhau tranh cãi. Lục tổ lúc bấy giờ mới bước lên giảng:"Không phải gió, cũng không phải phướn động. Chỉ có tâm của các chư vị động mà thôi.
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    From CAND (bài viết của Việt Hà)
    "I am đàn bà? tức là ?oTôi là đàn bà? - cái tên nửa Tây nửa ta này mở đầu tập sách đã phần nào giới thiệu cái ý tưởng nói về ?ophận đàn bà?, thế giới đàn bà với những bi hài, đớn đau của nó, và cũng nhắc chúng ta nhớ đến một nhà văn nữ có cách viết khá bạo liệt đã xuất hiện cách nay gần 20 năm với chùm truyện ngắn viết về đàn bà như ?oTruyện một người đàn bà?, ?oBức thư gửi mẹ Âu Cơ?.
    Cách viết bạo liệt và một cách nhìn thẳng thắn vào sự việc, vào những vấn đề xã hội có tính chất ảnh hưởng đến những số phận con người, nhất là thân phận phụ nữ trong các truyện ngắn dào dạt đời sống đã làm nên chỗ đứng của cây bút nữ này.
    Với ?oI am đàn bà? (NXB Công an nhân dân, 2006) - tập truyện gồm mười truyện ngắn này, Y Ban thêm một lần khẳng định mặt mạnh, hướng đi riêng của chị. Cũng phải nói ngay rằng: với cách viết khá ?othẳng thắn? về cả những vấn đề khó nói như ********, cách viết bươn bả cho nữ quyền, và cả cách nói thẳng vào mặt trái của con người (nhất là nhân vật nam), Y Ban không hẳn nhận được nhiều sự đồng tình, đôi khi cả sự phản ứng (nhất là của phái mạnh), thế nhưng chắc chắn rằng cách nhìn thông minh, hóm hỉnh cùng sự hoà trộn của một trái tim nhân bản, yêu thương của chị với các nhân vật của mình sẽ làm bạn đọc không dễ quên.
    ?oI am đàn bà? - tên tập sách cũng là tên truyện ngắn mở đầu báo hiệu sự kiện nóng của cả tập truyện. Câu chuyện bắt đầu bằng hình ảnh một người đàn bà thuần Việt bởi lòng nhân từ, dù nhà rất nghèo, vẫn sẵn sàng nuôi ?ongười dưng? - một đứa trẻ bị bỏ rơi, trong sự phản ứng của bao người. Rồi vì nghèo, người đàn bà ấy thay chồng đi kiếm tiền, đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan.
    Ở nơi đất khách quê người, với công việc là làm ?oô sin?, chị bị nhốt vào một căn nhà như một hoang đảo - nơi chỉ có chị và người đàn ông bị liệt và câm. Ngôn ngữ bất đồng, không tiếp xúc với xã hội, thế giới của chị chỉ còn lại là hết lòng chăm sóc người xa lạ bằng nghĩa vụ kẻ làm thuê và đặc biệt là bằng thiên chức làm mẹ, làm chị thuần khiết.
    Như một bí ẩn khoa học, người bệnh đàn ông kia bỗng hồi phục một phần thân thể, đặc biệt là hồi phục cái ?ochất người? nguyên thủy. Việc gì phải xảy ra đã xảy ra: cái carmera tự động của bà chủ đặt ở góc nào đó đã tố cáo chị, chị bị đưa ra toà với tội danh ?oquấy rối ********?. Trước vành móng ngựa, chị không biết cãi cho mình, chỉ biết nói mỗi câu: I am đàn bà và lời cầu khẩn không bị cắt lương để gửi về cho chồng con? Câu chuyện bỏ lửng như một tiếng than buồn.
    Thân phận người đàn bà Việt - đây là tứ lớn cho hầu hầu hết các câu chuyện trong tập sách. Ngoài một số truyện nói về người đàn bà Việt trong vẻ đẹp nhân hậu, thuần phác (như trong truyện ?oCái Tý?), hay cả trong những ấm ớ dễ thương (như trong ?oGà ấp bóng?) còn lại nhiều nhân vật nữ của Y Ban khắc khoải, vô vọng trên con đường đi tìm một cuộc sống ấm no, một tình yêu hoàn thiện trong một thế giới ?onửa đàn ông là đàn bà? còn biết bao bất trắc...
    Truyện ngắn gây sửng sốt trong tập sách là cái truyện có cái tên rất ngắn là ?oTự?. Dưới màu mè có vẻ như là viết về *** nhưng sau đó là những chuyện cười ra nước mắt. Nhân vật chính là một phụ nữ đầy khao khát. Chị ta có một người chồng nhất mực yêu thương vợ con, sung mãn trong ********, bỗng mất khả năng làm chồng do một sang chấn tâm lý (do hoàn cảnh nhà ở chật chội, chung đụng, không có góc riêng vợ chồng), vì hổ thẹn mà bỏ đi biệt tăm. Người vợ từng chờ đợi, chị thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng vẫn khao khát một tình yêu có cả ******** hoàn hảo.
    Nhưng chị đã gặp những ai? Người đàn ông thứ hai là một quan chức, tưởng rằng biết yêu, nhưng hoá ra chỉ là một gã phong tình, hay trăng hoa với đàn bà ở những nhà nghỉ rẻ tiền. Gã đến nơi hẹn hò với món quà là những bịch sữa vơ vội ở một hội nghị và có thói quen rất ghê rợn là đập vào mông đàn bà mà lẩm bẩm? Quý lắm đấy, quý lắm đấy?. Còn người đàn ông thứ ba là một giáo sư văn hóa, hay nói về ?ovăn hoá?, ?ovăn hóa ********? nhưng mù tịt về văn hoá làm người đàn ông cho ra hồn?
    Hành vi đi tìm tình yêu của người đàn bà đầy bi lụy ê chề, vì chị chỉ gặp một thứ ******** ê chề. ?oLiệu pháp? tự? của người đàn bà là một lời cảnh báo về một xã hội thiếu những người đàn ông biết cống hiến, biết yêu...
    Không hiểu sao khi đọc ?oI am đàn bà? của Y Ban, tôi nhớ đến tiểu thuyết ?oNửa đàn ông là đàn bà? của nhà văn Trung Quốc Trương Hiền Lượng. Cùng khai thác về sự chi phối của bản năng gốc đối với hành động của con người, Trương Hiền Lượng kể chuyện về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, cần có bài học để lại, thì Y Ban viết về những cái manh nha, cái có thể xảy ra trong một khát vọng dựng xây một xã hội tốt đẹp hơn cho mỗi người, nhất là những người đàn bà, để họ được làm người của ?ophái đẹp? với đúng ý nghĩa của nó. Chỉ hơi tiếc rằng cách khai thác chi tiết và xây dựng nhân vật đôi khi còn đơn giản, chưa phong phú, các nhân vật và chi tiết đôi khi trùng lặp và chưa được đẩy tới cùng. Tất nhiên, sự so sánh này cũng là khập khiễng.
  6. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    "Thuyết Âm - Dương với tôi là số 1", vì vậy trong nhiều cuộc tranh luận tôi hay nói đến một sự cân bằng Âm - Dương là tính Hợp Lý. Cái gì QUÁ cũng đều không tốt, vì "thái quá bĩ cực"! Miêu tả ******** quá tay sẽ thành "Dâm thư", giống như cái nhìn của bạn Tequila về ảnh "nghệ thuật" và ảnh "khiêu dâm"... Tuy nhiên, khái niệm "dâm thư" lại mang tính tương đối, phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời điểm, văn hóa...
    Tuyệt tác "Truyện Kiều" đã có lúc bị xem là "dâm thư". Tác phẩm "Trăm năm cô đơn" của nhà văn Colombia được giải Nobel Văn học - G.Marquez cũng có rất nhiều đoạn mô tả *** khá bạo...
    Ngay ở Việt Nam,tín ngưỡng Phồn thực trong văn hóa Chăm, người ta thờ Linga và Yoni; trong văn hóa Việt, ta thấy những bức tượng đôi trong tư thế rất "ấn tượng" trên thạp đồng Đào Thịnh... Ở Ấn độ, có khu đền Khajuraho nổi tiếng với những pho tượng phồn thực...
    Nhưng, cũng những hình ảnh đó được thể hiện Bất Hợp Lý sẽ trở nên không thể chấp nhận. Giống như một người điên tồng ngồng trên đường phố - ai bảo đó là nghệ thuật? Một kẻ khoe "hàng" trước đám đông - người ta bảo: kẻ đó đang "công xúc tu sỉ"!
    Với Văn học nói riêng, Nghệ thuật về tính dục nói chung... nếu như đối tượng thưởng thức có cái tâm trong sáng chỉ thấy rung động bởi cái Đẹp và không gợn ố bởi dục vọng tầm thường... đó chính là nghệ thuật đích thực!!
    Ranh giới giữa "nghệ thuật" và "khiêu dâm" là khá mong manh, đòi hỏi cái tài của người viết, bản lĩnh của nhà văn...
    Ai chẳng có dục tính và ham muốn? Nhưng là Con Người, nếu anh cho "muối" ******** quá tay vào "bát canh" Văn, người đọc sẽ nhăn mặt vì mặn chát... khi thấy phần Người trong anh nhường chỗ cho phần Con bản năng, hoang dại. ******** thuần khiết là sự kết hợp giữa Hành động và Tinh thần. ******** trong văn học Không có Tinh thần, văn học đó là thứ "văn" dung tục, rẻ tiền, câu khách. ******** trong văn học Có Tinh thần, đó là văn học Nghệ thuật của Người!

    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 15/07/2007
  7. oleleolala87

    oleleolala87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Tớ đã đọc "Rừng Na Uy " rồi , và quả thực đó là một cuốn tiểu thuyết rất hay...Quả thật thì ban đầu những từ ngữ,chi tiết quá ***y có thể khiến người đọc giật mình,nhất là người phương Đông như VN , tuy nhiên đọc hết tac phẩm thì mới thấy cái tác giả đề cập đâu phải là vần đề ***,đó là những cái tốt đẹp hơn trong cuộc sống mỗi con người như nghị lực sống,tình yêu,tình bạn,sự giúp đỡ nhau trong cs...Ai đọc những tác phẩm như vậy mà cuối cùng chỉ thấy những cái ***y đó để rối phê phán nó thì vần đề là ở chính người đó chứ ko phải ở tác phẩm...chính tâm hồn ko trong sáng của họ đã tô màu đen cho một tác phẩm tuyệt vời như vậy...
    Trc khi đọc "Rừng Na Uy " tớ chỉ toàn đọc những tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng thôi,do đó lần đầu tiên đọc một tp hiện đại mà lại có ngay nhiều yếu tố *** đến vậy,quả thật thấy...sởn gai ốc...đã định bỏ giữa chừng,xong khi đọc xong thì thấy rất thik...
    Tớ mới đọc nó cách đây 2 hôm thôi,đọc một mạch luôn,giờ vẫn còn rất nhiều ấn tượng đọng lại , vì thế khi thấy mọi người bàn tán về chủ đề này tớ cũng xin nêu chút ý kiến và cảm nhận riêng...ko dám nói xấu hay chê ai đâu ạ ^^ mỗi người đều " không bình thường " theo một kiểu nào đó mà....^^

Chia sẻ trang này