1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh đất và người Thái Bình

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi rapchieubongthienduong, 19/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zendinh

    zendinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Trời! Nhà tớ ngay chân đê đấy!
    Nhìn ảnh nhớ nhà quá đi!
  2. DUYENQUE

    DUYENQUE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    [​IMG] chụp ở diêm điền cách đây hơn chục năm .cảnh bây giờ chắc khác nhiều
  3. hanoimuatigon2004

    hanoimuatigon2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Cuộc thi Ký sự nhân vật 2005
    Cuốn nhật ký thời hậu chiến của một cựu chiến binh

    Ông Thuấn đang kể về hành trình 10 năm đi tìm đồng đội của mình
    Từ Thái Bình vào chiến trường miền tây Thanh - Nghệ - Tĩnh, chiến trường đường 9 Nam Lào, rồi lên với chiến trường Tây nguyên, qua chiến trường Đông Nam bộ..., đó là hành trình được ghi trong cuốn nhật ký tìm đồng đội của người cựu chiến binh tuổi đã thất thập.
    10 năm ròng với chiếc ba lô con cóc và chiếc xe đạp cũ nát, ông đã lặng lẽ qua không biết bao nhiêu dặm đường để thu thập thông tin về mộ phần của liệt sĩ.
    25 năm rồi bạn vẫn nơi đâu?
    Ông là Lê Quang Thuấn - người nông dân quê lúa đã từng hai lần tham gia quân ngũ. Bật khóc như một đứa trẻ, ông xúc động kể về trận đánh hồi năm 1967 ở chiến trường Nam Lào. Trận ấy đơn vị ông nhiều người phải nằm lại trên đất bạn, trong đó có anh Nguyễn Văn Hội quê Hưng Yên.
    25 năm sau ông Thuấn mới có dịp tìm về quê đồng đội, mong thắp lên mộ bạn một nén hương, nhưng khi đến gia đình liệt sĩ Hội mới hay đến giờ gia đình chỉ biết giỗ anh theo ngày ghi trên giấy báo tử. Còn anh hi sinh ra sao, mộ anh giờ nơi nào gia đình cũng chưa rõ!
    Trở về nhà, hình ảnh anh Hội và đôi mắt buồn rầu của những người thân trong gia đình anh cứ ám ảnh ông mãi. Ký ức về những năm tháng chiến tranh sống dậy mãnh liệt. Thế là ông tự hứa với lòng mình: phải tìm cho được hài cốt đồng đội để đưa anh về với quê hương.
    Ngày ấy nhà ông Thuấn quá nghèo. Hai vợ chồng già, ba đứa con chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng khoán. Ăn còn phải chạy từng bữa nói chi đến chuyện đi xa!
    Nhưng ông vẫn âm thầm nuôi ý định đi tìm đồng đội của mình. Mãi đến năm 1995, khi các con trưởng thành ra ở riêng, ông mới có điều kiện để bắt đầu nghĩa cử thiêng liêng ấy.
    Cuộc hành trình thầm lặng
    ?oHồi ấy tôi cứ nghĩ đơn giản, mình đi tìm hài cốt đồng đội là việc tốt chắc đến đâu cũng sẽ được mọi người giúp đỡ. Nhưng? - ông Thuấn trầm ngâm giây lát - hành trình ấy cũng thật lắm gian nan!
    Lần vào nghĩa trang Anh Sơn (Nghệ An), đang ghi chép thông tin thì tôi bị quản trang giữ lại, kiểm tra giấy tờ rồi đuổi không cho ghi tiếp. Họ còn dọa sẽ cho dân quân nhốt lại nếu không rời khỏi nghĩa trang. Khi đó tôi buồn và nản vô cùng.
    Nhưng trấn tĩnh lại, tôi hiểu chính quyền địa phương cũng có cái khó của họ. Nhất là khi nghe tin có kẻ lợi dụng danh nghĩa đi tìm hài cốt liệt sĩ để trục lợi tôi mới thấm thía! Thì ra ranh giới giữa cái tốt và cái xấu thật mong manh?.
    Sau lần ấy, trở về địa phương ông Thuấn chạy từ xã lên tỉnh xin giấy chứng nhận đi tìm hài cốt liệt sĩ nhưng không nơi nào đồng ý vì gia đình ông không thuộc diện gia đình liệt sĩ. Cuối cùng ông cũng xin được của xã tờ giấy giới thiệu ?ođi tìm hài cốt đồng đội?.
    Có giấy giới thiệu trong tay, cùng số tiền 700.000đ gom góp từ hai cây táo, từ nhặt sắt vụn, đến cả tiền bà nhà nhọc nhằn mót lúa, năm 1996 ông bắt đầu hành trình xuyên Việt của mình.Và cuốn nhật ký tìm đồng đội của ông cứ dày dần lên theo những chuyến đi.
    Ngày 14-3, nghĩa trang Bá Thước, Thanh Hóa: thông tin về 384 mộ liệt sĩ.
    Ngày? nghĩa trang Anh Sơn, Nghệ An?
    Ngày? nghĩa trang TP Buôn Ma Thuột?
    Ông bảo: ?oCó được thông tin về các anh rồi tôi bắt đầu xếp theo từng địa phương, rồi đối chiếu, dịch chuyển. Sau đó báo về cho người nhà các anh?. Nhưng không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió.
    Ông kể tiếp: ?oĐã 30 năm rồi, người ta chia tỉnh, đổi tên đơn vị hành chính nhiều nên có khi báo 2-3 lần mà không thấy thư hồi âm. Như trường hợp liệt sĩ Nguyễn Văn Cát (an nghỉ tại nghĩa trang Bá Thước, Thanh Hóa), quê ở Chợ Đông, Bắc Thái. Sau này mới biết là Chợ Đồn, Bắc Cạn?. Thế là ông lại kỳ công đi sưu tập tên của hơn 10.000 làng xã trên cả nước.
    Người ?ogiao liên? già và những lá thư ?okết bạn?
    Mười năm ròng ông Thuấn làm việc không biết mệt mỏi như một người giao liên cho các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Hơn 7.000 gia đình liệt sĩ nhờ ông đã tìm được mộ phần người thân.
    Năm nay ông đã bước sang cái tuổi 67, sức khỏe giảm sút, thỉnh thoảng lại đau ốm làm ông không thể đi tiếp được nữa. Nhưng không chịu ngồi yên. Ông nghĩ ra cách viết thư ?okết bạn? khắp mọi nơi. Đến khi thân quen rồi mới nhờ họ ra nghĩa trang địa phương chép toàn bộ thông tin về các liệt sĩ an nghỉ ở đó.
    Nhờ những bức thư như thế mà đến bây giờ ông Thuấn đã có thông tin của hơn 10.000 mộ liệt sĩ. Nhưng xung quanh những lá thư kết bạn ấy cũng có lắm chuyện cười ra nước mắt!
    Có dạo người làng cứ xì xào chuyện ?olão Thuấn con cháu đề huề rồi mà còn thích cưa sừng làm nghé?. Ông bảo: ?oCũng phải thôi, vì một lão già như tôi mà mỗi ngày nhận gần 50 lá thư kết bạn, người ta không xì xào mới lạ!?.
    Căn nhà nhỏ chưa đầy 20m2 của ông Thuấn ở thôn Đông Hạ, xã Vũ Phúc, TP Thái Bình tuềnh toàng chẳng có gì ngoài một chiếc tivi nhỏ, chiếc đài pin con và chiếc giường cũ nát bên trên là rất nhiều tập giấy vở.
    Ai đến nhà ông lần đầu cũng tưởng trong nhà có con hay cháu học đại học. Nhưng tất cả đều chỉ là sổ ghi chép thông tin về mộ liệt sĩ của ông. Ông Thuấn tâm sự: ?oMỗi ngày gửi ít nhất chục bức thư báo tin cho gia đình liệt sĩ. Trước đây tem chỉ có 400đ, bây giờ lên đến 800đ nên nhiều khi không biết lấy tiền đâu mua?.
    Vậy là ông bàn với bà nhà tiết kiệm mọi khoản chi tiêu. Nhà có điện đấy nhưng hai ông bà dùng đèn dầu cho đỡ tốn. Trong nhà có chiếc bóng điện duy nhất thì được lắp ngay trên giường ông nằm.
    Công tắc điện cũng để ngay đầu giường. Ông bảo như thế ?otác chiến? nhanh hơn. Đêm nằm nghe đài thấy thông tin về mộ liệt sĩ ở đâu là ông vùng dậy bật đèn chép ngay lại.
    Nhìn ông già gầy guộc, hom hem, đôi gò má nhô cao, đen sạm, hai bàn tay chai sạn của một lão nông cả đời vất vả, mấy ai ngờ rằng ông có thể làm được điều kỳ diệu vậy! Ông cười: ?oĐôi khi nhìn lại hành trình của mình, tôi cũng không ngờ đôi chân tôi lại dẻo dai đến thế!?.
    Ấy là ông nói thế. Còn tôi, tôi biết sức mạnh nào đã giúp ông làm được công việc thiêng liêng, thấm đẫm tình đồng chí, tình người ấy. Ngày ngày từ căn nhà nhỏ của ông, những lá thư vẫn bay đi khắp mọi miền...
    Bài & ảnh: XUÂN ĐÔNG - CHÍ HIẾU
  4. anphucity

    anphucity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Thị trấn dâu da
    Thu Giang (Giải nhất cuộc thi Quê hương trong mắt tôi do báo Văn hóa thông tin tổ chức 2006)
    * Từ blog của Mura
    Đã nhiều lần tôi thất bại khi đi tìm trên bản đồ du lịch Việt Nam tên thị trấn Quỳnh Côi của mình. Đó là một thị trấn nhỏ nằm bên bờ sông cầu Tây hiền hoà. Từ thành phố Thái Bình, muốn về Quỳnh Côi, phải theo đường 10 tới ngã ba Đợi, rồi rẽ trái đi tiếp 9 km trên đường 457 - một con đường nhiều cây xanh, nhiều gió và nhiều hoa cúc dại.
    Quỳnh Côi là một trong những thị trấn cổ của Thái Bình. Ngày 21/3/1890, Toàn quyền Pháp ra nghị định thành lập tỉnh Thái Bình gồm 10 huyện, trong đó có huyện Quỳnh Côi. Tuy nhiên, tên gọi Quỳnh Côi đã được nhắc tới từ những năm đầu của thế kỷ XI, khi phủ Thái Bình chỉ mới bao gồm bốn huyện: Thuỵ Anh, Quỳnh Côi, Đông Quan, Phụ Dực.
    Con đường nối Ngã Tư Bạt với Cầu Tây là con đường chính của thị trấn. Trên con đường ấy có Đài tưởng niệm liệt sỹ, mùa hè thơm ngát hoa ngọc lan và mùa thu nồng nàn hoa sữa. Vào những đêm hè, những con đom đóm to và xanh biếc bay la đà trên mặt hồ và trong các lùm cây. Ngày 27/7, theo mẹ ra thắp hương ở Đài tưởng niệm, đứng dưới những tấm bia ghi tên liệt sỹ cao quá đầu người, tôi đã học được bài học sâu sắc về sự hy sinh và lòng biết ơn.
    Quỳnh Côi được gọi là thị trấn dâu da. Mùa xuân, cây dâu da lên búp, rồi ra lá, nhanh như một giấc mơ. Chớm hè là mùa dâu da ra hoa, rồi kết quả, từng chùm quả xanh dần chuyển sang màu đỏ trong sự háo hức của trẻ con trong phố. Hết mùa quả, dâu da lại ra hoa, những cành hoa trái vụ thưa thớt. Khi những đợt gió lạnh đầu tiên của mùa đông tràn về, cũng là mùa dâu da rụng lá, cả thị trấn xôn xao với những trận mưa lá vàng. Mùa đông dài, cây trơ trụi như dồn sức để sang năm lên lá, ra hoa, kết quả.
    Tháng tư mùa hoa dâu da, thị trấn Quỳnh Côi của tôi đẹp lộng lẫy. Từ đường khu 4, đường chợ huyện, và đặc biệt là đường phố chính ở Khu 1, Khu 2?hoa dâu da nở trắng xoá như những đám mây bông mùa hè, mùi hương dịu mát toả khắp không gian?Buổi tối, ăn cơm xong, tôi thường theo mẹ ra đường đi bộ dưới những tán hoa dài hàng cây số. Mỗi cơn gió thổi qua làm thành một trận mưa hoa, hoa vương trên áo trên tóc người đi, hoa rơi trắng đường. Khi hoa dâu da nở, tôi biết là một mùa thi nữa lại đến, và thường hay nghĩ về một mùa thi đầy kỷ niệm khi còn học lớp 9 trường huyện.
    Nép mình dưới tán dâu da ấy là những quán canh cá, đặc sản của đất Quỳnh Côi. Quán nhỏ, bàn ghế đơn sơ, câu chuyện giữa chủ quán và những người ăn rôm rả, dường như họ quen biết nhau từ lâu.
    Canh cá được làm bằng bánh đa, lấy ở hàng quen trong Quỳnh Hồng, Quỳnh Vân. Bánh được làm từ gạo ngon, mới và phơi được nắng, sợi bánh thái đều tay. Cá - ngon nhất là cá quả - lọc lấy thịt, thái lát, rán vàng, rim cho săn. Nước dùng nấu bằng xương cục và xương cá, ngọt và trong. Khi ăn, người ta nhúng bánh đa vào nước sôi, để một chút cho mềm; cho cá, hành dăm, thì là, một chút hành phi và chan nước dùng. Bát canh ngon có vị ngọt thanh, bánh mềm, không nát, cá thơm.
    Thị trấn dâu da của tôi đang mỗi ngày một đổi khác. Đường phố sầm uất hơn, cuộc sống tiện nghi hơn và con người văn minh hơn. Chỉ mấy năm nữa, khi cây cầu Hiệp được xây dựng, Quỳnh Côi sẽ nằm trên con đường nối liền Hải Dương - Hải Phòng, biết bao cơ hội làm ăn sẽ được mở ra. Mở đường, người ta phải chặt bớt nhiều dâu da, cả những cây cổ thụ?Đi trên con đường mới rộng thênh thang, tự nhiên tôi lại băn khoăn không biết bây giờ thị trấn có còn những em bé như mình ngày xưa háo hức nắm chặt tay bố khi lần đầu tiên bước vào một quán canh cá? Không biết những cô bé học trò có như mình ngày xưa, xao xuyến mỗi lần hoa dâu da nở báo mùa thi?
  5. anphucity

    anphucity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Quỳnh Côi - thị trấn dâu da
    Thu Giang (Giải nhất cuộc thi Quê hương trong mắt tôi do báo Văn hóa thông tin tổ chức 2006)
    * Từ blog của Mura
    Đã nhiều lần tôi thất bại khi đi tìm trên bản đồ du lịch Việt Nam tên thị trấn Quỳnh Côi của mình. Đó là một thị trấn nhỏ nằm bên bờ sông cầu Tây hiền hoà. Từ thành phố Thái Bình, muốn về Quỳnh Côi, phải theo đường 10 tới ngã ba Đợi, rồi rẽ trái đi tiếp 9 km trên đường 457 - một con đường nhiều cây xanh, nhiều gió và nhiều hoa cúc dại.
    Quỳnh Côi là một trong những thị trấn cổ của Thái Bình. Ngày 21/3/1890, Toàn quyền Pháp ra nghị định thành lập tỉnh Thái Bình gồm 10 huyện, trong đó có huyện Quỳnh Côi. Tuy nhiên, tên gọi Quỳnh Côi đã được nhắc tới từ những năm đầu của thế kỷ XI, khi phủ Thái Bình chỉ mới bao gồm bốn huyện: Thuỵ Anh, Quỳnh Côi, Đông Quan, Phụ Dực.
    Con đường nối Ngã Tư Bạt với Cầu Tây là con đường chính của thị trấn. Trên con đường ấy có Đài tưởng niệm liệt sỹ, mùa hè thơm ngát hoa ngọc lan và mùa thu nồng nàn hoa sữa. Vào những đêm hè, những con đom đóm to và xanh biếc bay la đà trên mặt hồ và trong các lùm cây. Ngày 27/7, theo mẹ ra thắp hương ở Đài tưởng niệm, đứng dưới những tấm bia ghi tên liệt sỹ cao quá đầu người, tôi đã học được bài học sâu sắc về sự hy sinh và lòng biết ơn.
    Quỳnh Côi được gọi là thị trấn dâu da. Mùa xuân, cây dâu da lên búp, rồi ra lá, nhanh như một giấc mơ. Chớm hè là mùa dâu da ra hoa, rồi kết quả, từng chùm quả xanh dần chuyển sang màu đỏ trong sự háo hức của trẻ con trong phố. Hết mùa quả, dâu da lại ra hoa, những cành hoa trái vụ thưa thớt. Khi những đợt gió lạnh đầu tiên của mùa đông tràn về, cũng là mùa dâu da rụng lá, cả thị trấn xôn xao với những trận mưa lá vàng. Mùa đông dài, cây trơ trụi như dồn sức để sang năm lên lá, ra hoa, kết quả.
    Tháng tư mùa hoa dâu da, thị trấn Quỳnh Côi của tôi đẹp lộng lẫy. Từ đường khu 4, đường chợ huyện, và đặc biệt là đường phố chính ở Khu 1, Khu 2?hoa dâu da nở trắng xoá như những đám mây bông mùa hè, mùi hương dịu mát toả khắp không gian?Buổi tối, ăn cơm xong, tôi thường theo mẹ ra đường đi bộ dưới những tán hoa dài hàng cây số. Mỗi cơn gió thổi qua làm thành một trận mưa hoa, hoa vương trên áo trên tóc người đi, hoa rơi trắng đường. Khi hoa dâu da nở, tôi biết là một mùa thi nữa lại đến, và thường hay nghĩ về một mùa thi đầy kỷ niệm khi còn học lớp 9 trường huyện.
    Nép mình dưới tán dâu da ấy là những quán canh cá, đặc sản của đất Quỳnh Côi. Quán nhỏ, bàn ghế đơn sơ, câu chuyện giữa chủ quán và những người ăn rôm rả, dường như họ quen biết nhau từ lâu.
    Canh cá được làm bằng bánh đa, lấy ở hàng quen trong Quỳnh Hồng, Quỳnh Vân. Bánh được làm từ gạo ngon, mới và phơi được nắng, sợi bánh thái đều tay. Cá - ngon nhất là cá quả - lọc lấy thịt, thái lát, rán vàng, rim cho săn. Nước dùng nấu bằng xương cục và xương cá, ngọt và trong. Khi ăn, người ta nhúng bánh đa vào nước sôi, để một chút cho mềm; cho cá, hành dăm, thì là, một chút hành phi và chan nước dùng. Bát canh ngon có vị ngọt thanh, bánh mềm, không nát, cá thơm.
    Thị trấn dâu da của tôi đang mỗi ngày một đổi khác. Đường phố sầm uất hơn, cuộc sống tiện nghi hơn và con người văn minh hơn. Chỉ mấy năm nữa, khi cây cầu Hiệp được xây dựng, Quỳnh Côi sẽ nằm trên con đường nối liền Hải Dương - Hải Phòng, biết bao cơ hội làm ăn sẽ được mở ra. Mở đường, người ta phải chặt bớt nhiều dâu da, cả những cây cổ thụ?Đi trên con đường mới rộng thênh thang, tự nhiên tôi lại băn khoăn không biết bây giờ thị trấn có còn những em bé như mình ngày xưa háo hức nắm chặt tay bố khi lần đầu tiên bước vào một quán canh cá? Không biết những cô bé học trò có như mình ngày xưa, xao xuyến mỗi lần hoa dâu da nở báo mùa thi?
  6. okvodich

    okvodich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    thái bình thiên quốc ngàn năm thịnh
  7. anphucity

    anphucity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Làng Đông Linh ?" Thái Bình
    Phạm Minh Đức (báo Văn Nghệ số 38 ra ngày 20/ 9/ 2003)
    ? Quê hương của Phạm Bôi, công thần khai quốc triều Lê Sơ
    ? Làng văn vật, khoa bảng nổi tiếng
    ? Làng duy nhất có một bản hương ước được khắc vào bia đá gần 300 năm nay
    Làng Đông Linh, xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ, dân gian quen gọi là làng Nghìn. Theo các cụ cao tuổi trong làng kể và nội dung ghi trong bia Cư nhân đình bi ký thì hơn một nghìn năm trước vào thế kỷ thứ VIII, Đông Linh còn là một vùng đầm hồ, nước ngập mênh mông, chỉ có một vài gò cao nhỏ lên khỏi mặt nước?khắp nơi cỏ cây lau sậy um tùm. Những người đầu tiên đến vùng đất này, một số sống trên các gò cao, khai phá đầm cạn cấy lúa, một số sống ở sông, hồ trên các thuyền mủng bắt tôm, bắt cá làm khô mắm để bán.
    Thuở ban đầu có hơn chục nhà, vài chục người, sau số người đến đông dần, họ lập thành làng gọi nôm na là làng Nghìn, cái tên ấy đã gắn bó với dân làng hơn một nghìn năm nay. Thời Lý, làng Nghìn có tên chữ là Đông Địa Linh. Thời Trần là làng La Ngạn, thời Lê trở lại với tên xã Đông Địa Linh, tổng Địa Linh. Thời Nguyễn, Đông Địa Linh tách thành hai làng Đông Linh và Địa Linh, trải qua nhiều biến đổi, tên làng Đông Linh vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Dấu tích làng xưa là vùng đầm hồ, gò đống còn thấy ở tên gọi các cánh đồng làng chỉ có đầm và rộc: đầm Kênh, đầm Lại, đầm Vàng, đầm Cuối, cánh Buồm, rộc Môi, rộc Xanh?và các hồ: cái Dù, cái Hạc, cỗ Ngựa, rộc Mèn?Làng Đông Linh hiện có 627 hộ, 2173 người ở 40 họ khác nhau, nhưng tại đình làng chỉ lập bài vị thời Bát thị tinh tiên gồm các họ: Phạm, Nguỵ, Đàm, Hà, Nguyễn, Vũ, Bùi, Đỗ mà xa xưa tổ tiên là những người mở đất lập làng.
    Đông Linh nằm cạnh sông Hoá, con sông đã chứng kiến bao chiến tích trong lịch sử dân tộc, đặc biệt trong thời Trần nên còn có tên là Linh Giang (con sông linh thiêng), vì vậy Đông Linh sớm trở thành trung tâm giao lưu, trao đổi buôn bán giữa xứ Đông (Hải Dương) với xứ Nam (Thái Bình), giữa xứ Bắc với vùng biển. Các bến sông Địa Đầu, Đài Thần ở làng đã có lịch sử hàng nghìn năm. Dân làng Đông Linh ngoài làm ruộng, đã biết trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, kéo sợi dệt vải, trồng đậu, lạc, dưa?nên từ xa xưa đã trở thành một vùng quê trù phú, nhân dân sống no đủ. Trải hơn một nghìn năm xây dựng, Đông Linh tự hào trở thành một vùng đất ?ođịa linh nhân kiệt?, vùng đất thiêng này đã sinh ra nhiều người hiền tài, có nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng mà người xưa đã từng ca ngợi khắc chữ, sơn son thếp vàng treo ở đình làng:
    Địa linh nhân kiệt kim nhi lậu
    Văn vật thanh danh cổ tự hoàn
    Trong số những người hiền tài ở Đông Linh trước hết phải kể tới Phạm Bôi ?" công thần khai quốc triều Lê Sơ. Họ Phạm ở Đông Linh đến Phạm Bôi là đời thứ 15. Phạm Bôi sinh ngày 15 tháng 2 năm Đinh Mão (1397), từ nhỏ đã nổi tiếng là người học giỏi, thích võ nghệ. Ông dấy nghĩa chống quân Minh ngay tại quê nhà và trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân vùng Đa Dực (tên huyện Phụ Dực lúc ấy). Khi biết tin Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, ông đã đưa quân về với Lê Lợi. Phạm Bôi là một trong 18 người cùng Lê Lợi dự hội thề Lũng Nhai (mùa xuân 1416). Ông có mặt trong những ngày khởi nghĩa đầu tiên vào mùa xuân năm 1418. Trong 10 năm nếm mật nằm gai cùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Phạm Bôi được tham gia nhiều trận đánh. Chiến công vang dội, góp phần vào chiến thắng giải phóng Đông Quan của ông là trận đánh thành Khâu Ôn (Lạng Sơn) sau lại chặn đánh quân tiếp viện từ Trung Quốc sang ở cửa ải Pha Luỹ (nay là ải Nam Quan). Tại đây, quân ta chém 3000 thủ cấp, bắt 500 ngựa. Sau chiến công này, ông được phong chức Thiếu uý, được ban chiếc lọng vàng. Mùa xuân năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, đầu năm 1929 luận công khen thưởng cho 93 công thần, Phạm Bôi được ban tước Huyện Hầu. Tên ông đứng trên 45 người khác, Phạm Bôi còn được ban quốc tính nên còn gọi là Lê Bôi. Lê Lợi mất, ông tiếp tục phục vụ các triều vua Thái Tông, Nhân Tông, cuối đời ông được phong chức Thái Bảo (hàm nhất phẩm). Ông mất tại quê nhà, thọ 75 tuổi, con trai ông là Phạm Dự cũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Minh, đến đời vua Lê Thánh Tông cũng được ban quốc tính. Sau khi Phạm Khôi mất, dân làng Đông Linh tôn ông và các nghĩa sĩ của ông: Phạm Du, Phạm Châu, Phạm Quý, Phạm Quỳnh, Phạm Khuê, Phạm Lưu làm thành hoàng làng. Đền thờ các ông còn đôi câu đối:
    Thiên cổ Lam Sơn lưu vĩ tích
    Ức niên Đông Địa lẫm linh thanh
    (Muôn thuở chiến công của các ông còn gắn mãi với Lam Sơn
    Nghìn vạn năm tiếng thơm ấy vẫn để lại đất Đông Địa Linh)
    Đông Linh là một làng khoa bảng nổi tiếng ở Thái Bình. Thời phong kiến, làng Đông Linh có hai hoàng giáp, 2 tiến sĩ, 15 cử nhân, hơn 50 giám sinh, sinh đồ, hiệu sinh, nhất nhị trường, trong số ấy nhiều người nổi tiếng về tài đối đáp, học giỏi từ khi còn nhỏ. Dân làng còn kể về tiến sĩ Nguyễn Duy Hợp, khi còn nhỏ gặp năm gia đình bị nạn, ông đồ Cư (cha Nguyễn Duy Hợp) cùng con phải lưu lạc đến một vùng quê ở huyện Thuỵ Anh dạy học, thấy dân làng cúng tế linh đình, hỏi thăm được biết một bà quả phụ lập đàn tế lễ trả nghĩa cho chồng để đi bước nữa. Các chức sắc trong làng đã đến viết giúp bài văn tế, nhưng chưa nghĩ ra lời hay ý đẹp. Chủ nhà nghe tin có thầy đồ qua làng, bèn mời vào viết giúp. Cụ đồ Cư xin phép cho con chắp bút, cậu bé Nguyễn Duy Hợp bèn viết: Trước cùng chung chăn gối/ Nay kẻ mất người còn/ Thương xót lập đàn cúng tế, trả nghĩa cũ/ Còn tình chồng vợ không dám nói. Mọi người đều tấm tắc khen. Làng Đông Linh còn có Nguyễn Kim Phương nổi tiếng học giỏi ở Hà Nội. Dân làng còn nhớ câu ca: Hà Nội ba sáu phố phường. Không ai sánh nổi cống Phương làng Nghìn.
    Nhiều ông nghè, ông cống làng Đông Linh còn nổi tiếng chốn quan trường và để lại tiếng tăm trong dân. Hoàng giáp Nguyễn Doãn Khâm thi đỗ khoa Giáp Tuất (1514) làm đến Tả thị lang bộ lại, đã từng được cử đi sứ nhà Minh, khi về trí sĩ ông được phong Thượng thư. Hoàng giáp Nguyễn Duy Hoà đỗ khoa Ất Mùi làm đến tổng binh thiêm sự, trấn thủ Cao Bằng. Lúc đó đương triều nhà Mạc, khi tiễn ông lên Cao Bằng, vua Mạc nhắc nhở ?oVạn lý dư đồ lại nhất khanh? (Muôn dặm nước non trông cậy vào ông). Ở Cao Bằng, Nguyễn Duy Hoà đã cùng em họ là Nguyễn Quý Lương (đỗ tiến sĩ năm Kỷ Sửu 1529) đang làm Giáo thụ Cao Bằng lo việc mở mang, giáo hoá cho dân, bố phòng biên giới. Nguyễn Duy Hoà mất tại Cao Bằng, được phong hàm Đại phu. Nguyễn Duy Hợp đỗ tiến sĩ 1772, là Học sĩ ở Viện Hàn Lâm sau được cử làm Hiệp trấn Kinh Bắc rồi Đốc học Quảng Nam, khi dân làng mất mùa bị đói, ông dốc hết tài sản để cứu đói cho dân làng. Một số ông cống ở làng Đông Linh cũng được bổ dụng chức cao như Hình bộ viên ngoại lang Nguyễn Kim Phương, Tổng binh trấn thủ Thuận Hoá Nguỵ Diên Tề, Án sát sứ Sơn Nam Nguyễn Duy Trạch. Nhiều người là tri phủ, tri huyện ở những phủ huyện có truyền thống hiếu học như Nguỵ Năng Xưởng ?" tri huyện Từ Liêm, Vũ Công Đường ?" tri phủ phủ Thiên Trường, Nguyễn Duy Thực ?" tri huyện Đông Quan, Vũ Năng Điền ?" tri huyện Đường An (Hưng Yên), Nguyễn Duy Tân ?" tri phủ Ứng Hoà, Nguyễn Liên Thuỷ - huấn đạo phủ Trùng Khánh. Các cử nhân Trần Công Thứ, Nguyễn Vọng Đạo thì dạy học ở Quốc Tử Giám?nhiều người ở lại làng làm thầy dạy học, làm thuốc. Chỉ tính những năm đầu thế kỷ XX, Đông Linh có 22 sinh đồ, khoá sinh, kiếm sống băằn nghề dạy học, làm thuốc. Từ xưa, Đông Linh có phong trào khuyến học, những người là sinh đồ được dự các kỳ tế tự ở đình chung, được cấp ruộng. Nhiều nhà hai anh em, cha con đi học. Truyền thống ấy được tiếp nối đến ngày nay. Làng Đông Linh hiện có 14 người học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ, thạc sĩ; số người có bằng cử nhân có tới vài trăm, chỉ riêng họ Nguyễn Duy đã có 150 người, nhiều nhà cả ba thế hệ cha con, ông cháu đều có bằng cử nhân, có nhà bảy người con đều có bằng cử nhân, một gia đình nông dân có 4 người con, các thế hệ trước chưa có ai đỗ đạt, nay một tiến sĩ, 3 cử nhân, số gia đình có 3 ?" 4 con có bằng cử nhân rất nhiều. Truyền thống hiếu học của làng Đông Linh góp chung vào thành thích của trường THCS An Bài ?" thành trường an hùng.
    Đông Linh không chỉ là vùng đất địa linh nhân kiệt, mà từ lâu đã nổi tiếng có nhiều cảnh đẹp. Làng có đình, chùa, văn từ, văn chỉ cùng sáu đền miếu rải rác quanh làng, những đền miếu ấy đều là những đồn luỹ trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh đấu thế kỷ 15, sau dân lập miếu thờ nghĩa sĩ. Nay văn từ, đền miếu ấy không còn, nhưng đình, chùa Đông Linh vẫn được lưu giữ. Đình Đông Linh gồm 3 toà, trong cùng là toà Thanh Miếu (cung cấm) có mộ phần và bài vị thờ Phạm Bôi. Toà sân là hồ vọng nguyệt, hai bên hồ là hai toà giải vũ. Ngoài cùng là toà đại bái 5 gian rộng rãi, nơi bái vọng, nơi họp làng. Hai bên đình có hai hồ nước lớn. Sân đình rộng, hai bên sân là hai nhà bia, đồng thời là lầu tướng của sân cờ, giữa sân vẽ một bàn cờ để dân làng tổ chức đấu cờ trong các ngày làng vào hội. Đình Đông Linh còn nhiều các đồ thờ, bức đại tự, câu đối từ thời Lê. Chùa Đông Linh có tên là Linh Ứng tự, tương truyền được xây dựng vào thời Lý Huệ Tông (1211 ?" 1224) và đã được trùng tu nhiều lần.
    Thời kháng chiến chống Pháp, dân làng đã đem chuông chùa hiến cho Tuần lễ vàng để mua súng đánh Pháp. Năm 1994, dân làng đã đúc lại chuông chùa.
    Làng Đông Linh nổi tiếng về bánh chưng. Bánh chưng là Nghìn to, nặng tới 50 ?" 70 kg mà ăn vẫn ngon. Xưa làng có lệ thi bánh chưng vào ngày mồng 6 Tết. Mỗi giáp chỉ gói một chiếc, bánh được đem tế thần làng, sau được đưa về các giáp, chia đều cho mọi người. Có người nói tục này từ thời kháng chiến chống Minh đầu thế kỷ XV của Phạm Bôi để khao quân, có người cho rằng tục này có từ thời Hùng Vương.
    Những di sản văn hoá hiện được bảo tồn ở Đông Linh phải kể tới hệ thống bia đá. Xưa các bia được đặt rải rác ở đền miếu, nay được quy tụ về sân đình. Tiêu bỉêu là bia Toàn huyện Tiên hiền duệ hiệu bi ký được khắc dựng vào năm Long Đức thứ ba (1734) thời vua Lê Thuần Tông. Bia khắc cả hai mặt, mặt chính khắc tên, tên hiệu, quê quán năm thi đỗ của 27 đại khoa, từ tiến sĩ đến trạng nguyên của huyện Phụ Dực. Mặt sau ghi tên, quê quán, học vị, chức tước của 102 cống sinh, sinh đồ, giám sinh. Sau bia Toàn huyện duệ hiệu tiên hiền bi ký là bia Cư nhân đình bi ký vào năm 1737. Bia ghi lịch sử ngôi đình, tóm tắt sự phát triển của làng qua các thời kỳ. Phần chính của bia ghi rõ: Đặt tên đình làng là Cử Nhân để con cháu sau này tu duỡng cái đức, biết sống ôn hoà nhân hậu. Nội dung chữ đức được ghi rõ: ?oPhàm trong xóm làng ta, bất cứ lúc nào có việc cần tương trợ, tương bảo, tương cứu ta cần tổ chức cứu giúp ngay. Không được cậy có sức manh, đè nén bắt nạt người yếu. Không được cậy giàu có, mà khinh rẻ người nghèo. Không nên lừa gạt, rượu chè cờ bạc, ăn uống bê tha, ô danh bại sản. Không nên kèn cựa, kiện tụng nhau, gây thù oán. Làm cha phải hiền từ, làm con phải hiếu thảo. Làm anh phải nhường nhịn hoà nhã, làm em phải kính trọng, lễ phép. Làm chồng phải ăn ở, cư xử có đạo nghĩa. Làm vợ phải nghe điều hay, lẽ phải. Người nhỏ tuổi phải kính trọng người lớn tuổi. Người lớn tuổi phải yêu mến hiền từ khoan dung độ lượng với người nhỏ tuổi. Không được cậy sự giàu có, hiểu rộng, học cao mà kiêu căng, tự phụ khinh người, càng giàu có, học rộng, tài cao càng phải khiêm tốn, giữ lễ. Không vì nghèo túng, khó khăn vất vả mà nịnh hót, luồn cúi, dù khó khăn, thiếu thốn cũng phải giữ cho trong sạch, cố gắng vươn lên. Thấy người làm điều thiện phải kính trọng, chứ thấy vậy mà ghen tỵ kèn cựa chẳng khác nào cầm viên ngọc mà quẳng vào bùn. Thấy người làm điều xấu phải can ngăn, chớ kích động làm điều xấu tăng lên, chẳng khác nào đổ dầu vào lửa. Làm như vậy có có lý có nhân, dần dần trở thành thói quen thành thuần phong mỹ tục của làng ta vậy?. Suy cho cùng thờ vua, thờ các bậc huynh trưởng, xử sự với quảng đại quần chúng, nói rõ hơn là cách đối nhân xử thế ở trên đời cũng không ngoài những điều đã nói ở trên. Con cháu ta ơi! Cần phải thấy rõ: đây là bức hoành đồ cần phải xem và noi theo. Đáng lo ngại là thế hệ đời sau không chịu xem, không chịu nghe, không chịu nhìn vào sự thật, tự ý làm theo một cách khác cho là hay hơn vậy.
    Mùa hạ nam Vĩnh Hựu thứ hai (1737), người soạn Nguỵ Năng Xưởng ?" nguyên tri huyện Từ Liêm. Người dịch Nguyễn Năng Ứng 80 tuổi, người làng Đông Linh, dịch năm 1997.
    Trong bia Toàn huyện duệ hiệu bi ký, người soạn bia còn viết: ?oSau này còn hay hỏng do người đời sau có hiền từ hay không? Song tấm bia này cũng muốn sáng ngời đời trước, chiếu rọi mãi đời sau??. Để nhắc nhở đời sau, tại đình làng, cũng còn đôi câu dối:
    Văn vật thịnh hưng truy vãng tiết
    Tử tôn phục thuỷ liệt tư đình (Những truyền thống, di sản văn hoá quý báu mà cha ông đã dày công xây dựng còn hay mất, phát triển lên tầm cao mới hay không là do con cháu).
  8. anphucity

    anphucity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Làng Phúc Khê
    Phạm Minh Đức
    ? Quê hương của danh hoá văn hoá Quách Đình Bảo, Quách Hữu Nghiêm?của tấm gương trung liệt Phạm Công Thế
    ? Họ Quách nổi tiếng Việt Nam và Trung Quốc về tài ngoại giao
    ? Làng Phúc Khê có thư viện từ thế kỷ 15
    Làng Phúc Khê huyện Thanh Quan xưa (nay thuộc xã Thái Phúc, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình) có tên làng Thượng, Thượng Phúc. Thời Hồng Đức (1470 ?" 1497), chia thành 3 làng: Phúc Khê, Vị Khê và Cù Khê. Thời xây dựng hợp tác xã lại tách Phúc Khê thành Phúc Tiền, Phúc Trung rồi sát nhập thành Phúc Khê Tiền. Phúc Khê có nghĩa là dòng nước trong mát, tốt lành, nổi tiếng giỏi chữ. Người xưa có câu: Vật vấn Phúc Khê tự nghĩa là chớ có hỏi chữ người Phúc Khê, bởi làng có nhiều người đi học, đỗ đạt cao, làm quan lớn.
    Thế kỷ 15 làng Phúc Khê đã có thư viện. Sách Thái Bình địa dư ký viế vào đầu thế kỷ 20 đã ghi: Phúc Khê thư viện nguyên là nơi đọc sách của hai thượng thư họ Quách triều Lê. Sau khi hai ông mất, dân bản xã đã làm đền thờ hai ông trên thư viện ấy. Có lẽ đây là thư viện sớm nhất ở đồng bằng sông Hồng.
    Làng Phúc Khê có dòng họ Quách nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ 15. Họ Quách về lập nghiệp ở làng từ rất sớm. Cuối triều Trần, họ Quách đã phát đạt, đến thời Lê, dòng họ này có Quách Ý Trung làm đô lại huyện Tế Giang, sau cáo quan về dạy học. Quách Ý Trung sinh Quách Đình Bảo, Quách Hữu Nghiêm, hai người làm rạng danh cho làng Phúc Khê. Trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú có ghi: Họ Quách ở làng Phúc Khê vì có văn học và mưu chước chính trị nên nổi tiếng ở hai nước (Việt Nam và Trung Quốc). Thám hoa Quách Đình Bảo (1440 - 1511) là người mở đầu khoa danh cho làng. Ông đỗ khoa Quí Mùi niên hiệu Quang Thuận năm thứ 4 (1463) thời vua Lê Thánh Tông khi mới 24 tuổi cùng khoa với trạng nguyên Lương Thế Vinh. Theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn thì trong kỳ thi Hội, Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng vào thi Đình ông đỗ Thám hoa, kém một bậc. Vua Lê Thánh Tông đã ban tặng cho ba người đệ nhất giáp tiến sĩ lá cờ thêu bốn câu: trạng nguyên Lương Thế Vinh/ Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh/ Thám hoa Quách Đình Bảo/ Thiên hạ công trí danh (đều biết tiếng). Sau khi thi đỗ, ông được bổ làm Trực học sĩ ở Hàn lâm viện (1463), Thăng Đông các hiệu thư, phó đô ngự sử Tả Xuân Phương, Tả Trung Doãn (1471) rồi Lễ Bộ thượng thư (1484), Hình bộ thượng thư (12 ?" 1485) cho đến lúc trí sĩ/. Ông được cử đi sứ nhà Minh năm 1470 để giải quyết việc nhà Minh lấn cướp nước ta. Chuyến đi này ông đã lập công lớn. Khi về nước, ông cùng vua Nam chinh, nhiều lần được cùng vua về bái yết sơn lăng tại Lam Kinh. Mùa thu Giáp Thìn (1484), ông được vua giao biên rõ họ tên, thứ bậc các tiến sĩ từ khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) đến khoa thi Giáp Thìn (1484) để khắc vào bia đá dựng ở Văn Miếu - Quốc Tử giám (tất cả 396 người). Quách Đình Bảo có tác phẩm Hoa anh hiếu trị gồm các bài thơ vua tôi cùng xướng hoạ viết năm 1468. Ông cùng Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung viết Thiên nam dự hạ tập gồm hàng trăm quyển, ghi lại sự kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội nước ta dưới triều Lê (viết năm 1477). Ông là tác giả cuốn Thân kinh ký sự ghi chép diễn biến cuộc Nam chinh các năm 1470 ?" 1471 của vua Lê Thánh Tông (viết năm 1484). Quách Đình Bảo do ?ovăn học ra làm quan, theo hầu cạnh vua? nên luôn có những tấu trình ích nước, lợi dân, hợp ý vua được vua ưng chuẩn cho thi hành. Ông là người sớm nhận ra vị trí của kinh đô Thăng Long, chủ trương khuyến khích sản xuất buôn bán để kinh đô phồn thịnh. Theo ông, kinh đô là gốc của bốn phương, tiền của trao đổi buôn bán tất phải cho lưu thông đủ dùng, không nên để thiếu thốn và những người nguyên có hàng chợ, cửa hiệu, đã biên chế vào thuế ngạch thì cho được cư trú. Ông chủ trương sách học phải đến với học quan, sách thuốc phải đến với y quan?ai chiếm đoạt làm của riêng thì phải trị tội. Em trai Quách Đình Bảo là hoàng giáp Quách Hữu Nghiêm (1445 ?" 1507) thi đỗ khoa Bính Tuất niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466) đời vua Lê Thánh Tông được bổ vào Hàn Lâm viện, thăng đến phó Đô ngự sử rồi Đô ngự sử, đứng đầu Ngự sử đài. Ở ngự sử đài, ông giúp vua sửa điều lỗi, biểu dương điều thiện. Ông được Lê Thánh Tông tin dùng giao cho ra đề thi, làm giám thí (chủ khảo) làm đề điệu (phó chủ khaả) trong ba khoa thi liền (1490, 1493 và 1496) lấy đỗ 130 người. Ông không chỉ lo tuyển dụng nhân tài cho đất nước mà còn đặc biệt quan tâm tới đời sống sinh viên, chủ trương nhân tài cần được khuyến khích. Năm Cảnh Thống thứ 4 (1500) đời vua Lê Hiến Tông, Quách Hữu Nghiêm được cử giữ chức Thái Thường Tự Khanh và năm Cảnh Thống thứ 6 (1502), ông được cử làm Chánh sứ sang sứ nhà Minh để bồi đắp hoà khí, dập tắt muôn đời hoạ chiến tranh. Quách Hữu Nghiêm nổi tiếng trong lần đi sứ này. Bằng tài ngoại giao và thơ văn của mình, ông đã làm cho vua và đại thần nhà Minh khâm phục, kính nể. Vua Minh khen ông là nhân tài đời Tam Đại ?oTam Đại di tài?. Trong lịch sử bang giao thời phong kiến, Quách Hữu Nghiêm là một trong số những sứ thần làm tròn mệnh vua, làm tăng thế nước ?oToàn quân mệnh, tráng quốc uy?. Những tấu biểu của vua ta và vua Minh đều được sử sách ghi lại, thơ ông được Lê Quý Đôn tuyển in trong Toàn Việt thi lục, xếp vào hàng các bài thơ hay của Đại Việt.
    Thế kỷ 17, làng Phúc Khê có tiến sĩ Hà Công Luận, thi đỗ tiến sĩ năm 22 tuổi, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 5 (1680) sau khi đi thi đỗ, ông theo nghiệp cha, chuyển sang làm võ tướng với chức Đô cấp sự trung ở bộ Binh, sau ông được cử ra trấn giữ vùng An Bang (Quảng Ninh nay). Khi ấy quyền thần lũng đoạn, triều chính do nhà chúa nắm giữ, chán cảnh ấy, ông cáo quan về quê, đem tiền của mở đất Thái Đô. Thế kỷ 18, Phúc Khê có tiến sĩ Phạm Công Thế (1702 ?" 1738), vốn họ Nguyễn, được ông ngoại nuôi dạy thành tài, khi đi thi lấy họ ông ngoại. Ông đỗ tiến sĩ khoa Đinh Mùi đời vua Lê Dụ Tông (1727), giữ chức Đông các hiệu thư ở Hàn làm viện. Năm Nhâm Ngọ (1738), bất bình chuyện Trinh Giang lấn vua, ông cùng một số người trong triều phò tá Lê Duy Mật, Lê Duy Chúc, Lê Duy Chi nổi dậy chống Trịnh, nhưng âm mưu bị bại lộ, ông bị bắt đưa ra chém, có người trong triều trách ông: nhà người là người trong khoa giáp, làm sao lại đi theo bọn phản nghịch. Ông trả lời: Danh phận đã không sáng tỏ từ lâu rồi. còn phân biệt thế nào là thuận với nghịch? Thế kỷ 19, Phúc Khê có Phạm Quang Tĩnh dạy học ở Quốc Tử Giám.
    Phúc Khê hiện chỉ có hơn 1200 nhân khẩu, nhưng có 3 tiến sĩ khoa học: Quách Đình Liên, Quách Đình Huân, Hà Chu Chữ, 103 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, số người có bằng tú tài và trung cấp đang công tác tại quê là 52 người. Dân làng luôn nhớ câu ca:
    Ngàn năm văn vật còn thơm mãi
    Muôn thuở thi thư vẫn sáng ngời.
  9. anphucity

    anphucity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Làng An Để
    Nguyễn Long (báo Văn Nghệ số 10 (17/ 05/ 2003)
    ? Nơi khởi nghiệp của tiền Lý Nam Đế
    ? Quê của Linh Nhân hoàng hậu, vị hoàng hậu đầu tiên của nước Nam
    ? Làng khoa cử, quê của ba đại khoa Đặng Nghiễm, Đặng Diễn, Đỗ Duy Đệ. Trong đó, Đặng Nghiễm là người khai mở mệnh mạch văn chương, khoa cử cho vùng Sơn Nam Hạ (Thái Bình, Nam Định) ngày nay.
    Làng An Để cổ xưa thuộc châu Hoàng, phủ Kiến Xương, nay là phần đất hai xã Xuân Hoà và Hiệp Hoà, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Qua nhiều đời đã thay đổi tên Mẫn Để, Ba Đậu?hiện còn thoon An Để xã Hiệp Hoà là trung tâm của làng An Để thủơ xưa. Thần tích do Đông Các học sĩ Nguyễn Bính soạn dưới triều Hồng Đức (1470 - 1489) chép rằng: Thời nhà Lương cai quản nước ta, vùng Thái Bình có Lý Bí nổi dậy chống giặc. Tương truyền, ông sinh ở Long Hưng (Thái Thuỵ ngày nay) khi về quê tụ nghĩa, một ngày đi qua Tây Để trang, An Để khu thấy thế đất long hổ hoàn hảo, sơn thuỷ hữu tình, có sông vòng uốn khúc, phong tục thuần hậu, nhân dân no đỏ, ông tức cảnh đọc 4 câu thơ:
    Thành thị lâu đài giai ngọc bảo
    Giang sơn hoa thảo thống đan thanh
    Dư khí trung thành tuy tiểu mạch
    Mặc ư chân khả kiến cung thành
    Tạm dịch:
    Thành thị lâu đài xinh tựa ngọc
    Núi sông hoa cỏ ngát màu xanh
    Thừa khí trung thành tuy đất hẹp
    Hẳn yên đắp luỹ dựng cung thành
    Rồi quyết định cắm trại lấy làm nơi lập đồn doanh đầu tiên.
    Tây Để trang cũng chính là quê vợ ông, bà Đỗ Thị Khương, người đã bó bện với Lý Bí trước khi dấy nghiệp. Bà là con Đỗ Công cẩn, một viên quan ở đất châu Hoàng. Từ nhỏ bà đã nổi tiếng thông minh, xinh đẹp. Sau khi cùng vợ xây xong thành luỹ Tây Để, Lý Bí giao lại cho vợ cai quản điều hành chính sự, còn ông tiếp tục đi mộ quân mở rộng lực lượng. Khi Lý Bí gây dựng được đại quân ở vùng ven biển, thì bà Khương cùng các tướng lĩnh đã xây dựng được 9 đồn tiền tiêu chạy từ ngã ba Tuần Vường dọc sông Bạch Lãng (Trà Lý) tới vùng Sa Cát (thành phố Thái Bình ngày nay). Năm 542, Lý Bí xuống lệnh toàn bộ tướng sĩ về An Để hội quân, rồi dốc đánh kinh thành Long Biên đuổi giặc Lương khỏi bờ cõi. Mùa xuân năm 544, ông lên ngôi hoàng đế xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu Thiên Đức, mở ra thời kỳ thái bình tự trị đầu tiên cho nước ta, chấm dứt 700 năm Bắc thuộc; đồng thời phong cho bà Đỗ Thị Khương là Linh Nhân hoàng hậu, đây là vị hoàng hậu đầu tiên của nước Nam.
    Về sau tại nơi đồn trang này dân trong vùng dựng lên ngôi miếu thờ tiền Lý Nam Đế và hoàng hậu, lấy tên nước Vạn Xuân đặt tên miếu để ghi nhớ thời khởi nghiệp. Thời Lê Chính Hoà (1680 ?" 1705), miếu Vạn Xuân được dựng lại khang trang, đây là một công trình như viện bảo tàng kiến trúc cổ thời Lê phong phú, đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá.
    Hiện trong miếu còn bức tranh cổ từ thế kỷ 18 vẽ chân dung Lý Nam Đế cùng Linh Nhân hoàng hậu và tôn hai vị làm Phúc thần đương cảnh. Có câu đối:
    Viêm bang thống nhất sơn hà, càn khôn tịnh đại
    Thanh miếu Vạn Xuân hương hoả, đường bệ tôn nghiêm
    Dân làng An Để còn xây dựng riêng một ngồi đình thờ Lý Nam Đế và Triệu Quang Phục, ghi dấu ấn nhà vua khởi nghiệp ở làng, có câu đối như:
    Chí an thiên hạ sinh vi Nam Đế một vi thần
    Quốc hiệu Vạn Xuân tích tại Mần hương danh tại sử
    Ngoài ra, cạnh miếu Vạn Xuân còn hai ngôi chùa cổ được tu bổ khang trang qua nhiều đời gọi là chùa Bà Đậu và chùa ông Lâu. Trong các chùa còn lưu những văn bia dựng từ thời Trần ghi lại: Khi Lý Nam Đế qua đời, hoàng hậu Linh Nhân đã về quê xây hai ngôi chùa này để tu hành và rao giảng kinh Phật cho chúng dân.
    Bốn câu thơ trên của Lý Nam Đế đã cho thấy với con mắt tinh tường vị tiên đế đã thấy An Để là vùng địa linh và thế đất thuận lợi cho việc dụng binh. Làng An Để nằm cạnh ngã ba Tuần Vường (xưa gọi là cửa Long Vương). Đây là cửa sông sâu rộng nhất nước ta thời ấy, nên từng có câu ca: Mười hai cửa bể phải nể Tuần Vường hay Nhất cao là núi Tản Viên, nhất sâu là nước Thuỷ Tiên linh từ (Thủy Tiên là tên một ngôi chùa ở cửa Tuần Vường).
    Theo ghi chép của Cao Biền thế kỷ 9 thì đây là một trong chín mạch đất phát ở Giao Chỉ. Làng An Để nằm gọn trong dải đất thuộc đệ lục mạch là đất phát ngôi khoa bảng. Do vậy, chẳng những ở Việt Nam mà ở Trung Quốc nhiều người đã biết tới địa danh này. Thế kỷ 18, khi Lê Quý Đôn sang sứ nhà Thanh, quan đốc học tỉnh Quảng Tây là người thông kim bác cổ hỏi: Ngài có biết Ba Đậu (tên gọi của làng An Để) là nơi phát khôi khoa ở vùng nào không? Nhiều người Hán cổ xưa đã tìm đến vùng này đặt mộ. Ở Thái Bình, hài cốt của các danh nhân như thân phụ Phan Bá Vành hay Nguyễn Mậu Kiến, Nguyễn Doãn Cử cũng đặt ở ngã ba sông này.
    Hơn 200 năm, sau dự đoán của Cao Biền, mệch mạch văn chương khoa bảng ở vùng đất này mới được khai mở khơi nguồn từ làng An Để. Người mở đầu khôi khoa đó là Đặng Nghiễm, ông người làng Để, sinh năm 1155 là con cháu đô đầu hoả Đặng Khánh Hưng. Từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng, lớn lên được chọnv ào học ở Ngự Diên (nơi dành cho con em các quan trong triều). Khoa Bính Thìn niên hiệu Trinh Phù thứ 10 đời Lý Cao Tông (1186), ông đỗ Minh Kinh bác học, xếp thứ hai sau Bùi Quốc Khái. Ông được nhà vua tin dùng và bổ chức khuyến học ở các phủ, rồi phong chức Thuyết thư. Sách Đại Nam thống chí ghi về ông: Là người mở đầu khoa hoạn cho các đại khoa trong làng khoa cử vùng Sơn Nam. Làm quan tới chức Thị lang công bộ. Năm 55 tuổi (1210) cáo quan về bản quán dạy học, khai mở mệnh mạch văn chương khoa bảng hco vùng đất này thành dòng chảy mãi về sau.
    Trong hàng trăm môn sinh được quan đại khoa Đặng Nghiễm truyền dạy, có Đặng Diễn là cháu nội ông là người thông minh lanh lợi. Năm 1217 được chọn vào Ngự Diên. Dẫu còn trẻ tuổi, nhưng Đặng Diễn đã nổi tiếng văn tài kiệt xuất, phẩm hạnh khả kính nên được nhà vua thường cho theo hộ giá. Năm 1231, ông lĩnh chức Ngự Diên bút thư giúp vua soạn thảo sắc chỉ. Năm 1232 tham dự kỳ thi Thái học sinh khoa Nhâm Thìn và đỗ Hoàng Giáp đứng đầu khoa thi. Năm 1234, thượng hoàng Trần Thừa mất, ông được cử chức Hộ tống Ngự quan đưa linh cữu người về quê an táng. Ông được bổ làm Tá thư tri Quốc tử viên để đào tạo nhân tài cho đất nước. Sau ông từ quan đi tu ở Yên Tử. Cuối đời về mất ở quê.
    Con cháu họ Đặng làng An Để các đời sau phiêu tán nhiều nơi lập nghiệp nhưng vẫn tiếp nói truyền thống hiếu học. Nhiều người đã đỗ đạt và làm quan như: Cao Nghĩa thần Đặng Tạo ở Hậu Lộc (Thanh Hoá), thám hoa Đặng Ma La ở Tràng Kênh (Hải Phòng)?Làng An Để mấy trăm năm vẫn tồn tại hai ngôi đình: đình Cả thờ thành hoàng và đình Nội thờ các vị đại khoa và quan chức dòng họ Đặng.
    Thế kỷ 19, Đỗ Duy Đê người làng An Để cũ (nay là xã Hiệp Hoà) đỗ Nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) đứng đầu kỳ thi Đình nguyên khoa Kỷ Dậu 1849. Tương truyền, lúc nhỏ ông đã nổi tiếng học giỏi trong vùng, được quan đốc học Nam Định cấp học bổng. Sử sách còn chép: một lần qua đò có vị quan lớn bị rơi nón, ông vô tình dẫm bẹp. Lính hầu định bắt lỗi ông, nhưng thấy ông tự xưng là học trò nên quan lớn liền bắt ông làm bài thơ về nón đề tạ tội. Ông ứng khẩu đọc:
    Nắng mưa che đậy giúp anh hào
    Vành rộng vuông tròn gọi nón thao
    Trong nứt chỉ vàng hình bóng nguyệt
    Ngoài quang sắc tía ẩn long đào
    Phủ đầu thiên hạ danh vang dội
    Khắp mặt kinh kỳ tiếng bảnh bao
    Rồi sẽ nón thao thành nón cán
    Bõ công nay ước lại mai ao
    Nghe khẩu khí văn chương biết là kẻ tài rộng chí cao, vị quan đó chính là Nguyễn Đình Tân đang tại triều chức ở cung đình Huế chẵng những tha lỗi mà còn nhận ông làm con nuôi và đưa vào học ở Quốc Tử Giám. Sau khi đỗ, ông được bổ làm tri phủ Định Viễn và mất năm 36 tuổi do bị ngộ độc. Hiện còn văn bia về ông: Là người thông minh đĩnh ngộ, thẳng ngay quy củ rèn luyện đức nhân. Thi lần đầu đã đỗ Đình nguyên tấn thân trong danh dự. Tính ông giản dị, không phiền hà dân, hết lòng chăm lo phận sự, các sĩ tử, chúng dân mến mộ tin theo. Từng được Thánh chỉ ban là học sĩ, ghi tên sổ vàng.
    Tác phẩm ông để lại có Nam sử lược sách dùng làm sách giáo khoa thời bấy giờ.
    Ngoài ba bậc đại khoa trên, các bậc trung khoa như hương cống, cử nhân, hiếu liêm và phó trung khoa như sinh dồ, tú tài thì làng An Để đời nào cũng đông, có tới hàng trăm vị. Hiện làng còn xóm Hầu là nơi xưa có nhiều công hầu và xóm Hoa Quán là nơi tụ hội của thám hoa.
    Trải qua gần hai nghìn năm, vùng đất này bị thiên nhiên và con người xoá đi nhiều dấu tích. Song mảnh đất trung tâm làng An Để - nơi tụ khí thiêng từ thời Vạn Xuân lập quốc vẫn ghi dấu ấn lịch sử về tinh thần hiếu học và đấu tranh chống ngoại xâm. Nơi đây (nay là xã Hiệp Hoà và Xuân Hoà) là quê hương của anh hùng lực lượng vũ trang đặng Đình Khanh và 27 bà mẹ Việt Nam anh hùng trong chống Pháp và chống Mỹ.
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Làng Động Trung
    Nguyễn Dương Côn (báo Văn nghệ số 41 ra ngày 12 ?" 10 ?" 2002)

    ? Từng có Chiêm Bái Đường, nhà tin đầu tiên ở Thái Bình
    ? Dòng họ Nguyễn Mậu Kiến gần 200 năm nổi tiếng yêu nước, cách mạng
    ? Đặng Xuân Bảng, Nguyễn Sinh Huy, Lương Ngọc Quyến, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Anh Thơ?từng đến đàm đạo với trí thức yêu nước làng Động Trung
    Nhà in Chiêm Bái đường, phủ Sóc ở Thái Bình xưa bắt nguồn tư cụ Nguyễn Đăng Thiện (1766 ?" 1853). Cụ Thiện làm chánh tổng và địa chủ giàu có vào loại nhất đồng bằng Bắc Bộ, là người hiếu học, ham hiểu biết. Cụ về Động Trung mở trường dạy học và xây văn chỉ thờ Khổng Tử. Năm 1820, cụ mở nhà in Chiêm Bái đường, duy trì hoạt động tới vài chục năm sau, từ đời cụ tới đời con in sách ra không kiếm lãi chỉ với mục đích có nhiều sách cho học trò, đúng ý nguyện: ?oCó sách không thể không đọc. Nhưng nếu chỉ chứa sách làm của báu cho một nhà sao bằng in ấn rộng rãi cho đời cùng đọc, cùng nghiên cứu?. Theo giáo sư trường đại học Pari VII (Sorbone) thì tại bảo tàng Guimet có lưu giữ sách của Chiêm Bái đường dầy chừng 2 m.
    Làng Động Trung vốn là trung tâm phủ Kiến Xương, nằm trên quốc lộ 39 B, tên thường gọi là phố Sóc hoặc phủ Sóc. Ngày nay, làng Động Trung chia thành hai phần: bắc sông Kiên Giang (chảy giữa làng) có phố Sóc thuộc xã Vũ Quý, phần lớn còn lại nam sông Kiên Giang thuộc xã Vũ Trung, huyện Kiến Xương.
    Làng Động Trung đúng là đất địa linh nhân kiệt. Dòng họ Nguyễn Đăng ba đời có 4 quận công, dòng họ Nguyễn Ngọc có 4 quận công, 18 hầu tước, dòng họ Nguyễn Hữu có một quận công triều Lê, dòng họ Đặng Xuân có một tham tán đại thần triều Nguyễn. Trong lịch sử cận hiện đại, dòng họ Nguyễn Mậu Kiến liên tiếp 4 đời (tính từ đầu thế kỷ 19 tới nay), mỗi đời đều có từ 1 ?" 5 ?" 7 người xưng đáng là danh nhân văn hoá, nhân sĩ yêu nước kiệt xuất. Ông tổ dựng nghiệp chi họ này là cụ Nguyễn Đăng Thiện. Con trai cụ là Nguyễn Mậu Kiến, sớm trở thành người có ?ohọc thuật phả quảng? (vua Tự Đức khen), trở thành quan án và thăng hàm Trung nghị đại phu, Quang lộc tự khanh. Phan Bội Châu từng thán phục: ?ocụ là người tư bẩm khác thường, khi còn là học trò đã có chí khí khảng khái, nhà tuy giàu nhưng cách ăn mặc rất giản dị, thường lấy việc cứu nạn nước làm chú ý, tính ham học hỏi, xem sách, sách chứa đầy nhà? (Phan Bội Châu - lời ghi trên văn bia Mão Sơn). Cụ Kiến viết nhiều sách: Kinh đài tập Vịnh gồm 8 thiên (văn học), Dịch lý tân biên gồm 8 thiên (triết học), Chiêm Thiên tham khảo gồm 8 quyển (thiên văn). Cụ dày công khuyến học nổi tiếng nhất trong cuối thế kỷ 19, đã bỏ ra hàng nghìn mẫu ruộng để cúng vào học điền, binh điền. Nhà in Chiêm Bái đường do cha để lại được cụ phát triển mạnh mẽ hơn, số sách được lưu giữ trong bảo tàng ngày nay chủ yếu được in thời cụ. Cụ dâng sớ phản đối chủ trương hoà với thực dân Pháp nên bị giáng chức từ án sát xuống lính thường, nên từ quan vèềnhà cùng 5 con trai tổ chức khai hoang vùng biển Tiền Hải và mộ quân kháng Pháp. Thực dân Pháp coi đây là nhân vật nguy hiểm ở đồng bằng Bắc Bộ và treo giải lớn cho ai lấy được đầu cha con cụ. Cụ Kiến quả thật xứng đáng là người đầu tiên dựng nghiệp chống thực dân Pháp ở Thái Bình.
    Nguyễn Mậu Kiến có 5 người con trai: Nguyễn Hữu Cương, Nguyễn Hữu Phu, Nguyễn Hữu Bản, Nguyễn Hữu Khái và Nguyễn Đình Đàn. Họ đều là những người nối chí người cha đi đầu và trọn đời trung thành với sự nghiệp yêu nước, chống Pháp. Nghĩa quân của dòng họ Nguyễn do Nguyễn Hữu Cương đứng đầu liên minh chặt chẽ với đề đốc Tạ Hiện chiến đấu kiên cường giữ vững được Thái Bình ?" Nam Định. Nguyễn Hữu Bản hy sinh anh dũng trong chiến đấu. Nhờ thế, Nguyễn Hữu Cương gặp được Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, được vua phê chuẩn, cấp văn bằng mộ dũng giữ kinh thành Huế. Ông về lại Thái Bình cùng em là Nguyễn Hữu Phu, cháu là Nguyễn Công Úc?Nguyễn Năng Thố, Nguyễn Trung Quang và Nguyễn An tiếp tục tổ chức chiến đấu tại Thái Bình dưới sự chỉ huy của Tạ Hiện. Có tri thức cao rộng, Nguyễn Hữu Cương tụ tập được các danh sĩ từ Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hà Đông, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam cùng một số trí thức Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản đến nhà mình giao du. Nguyễn Hữu Cương trở thành người cộng tác đắc lực với Lương Văn Can, Đào Nguyên Phổ, Nguyễn Quyền đề xướng mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Nguyễn Hữu Cương trở thành tên đầu sỏ nguy hiểm nhất trong tâm trí thực dân Pháp trong phong trào kháng Pháp ở Thái Bình. Ông là người tâm huyết với Phan Chu Trinh, trong một truyền đơn ông viết: ?oNhân dân Trung Kỳ được như vậy là nhờ có Phan Chu Trinh. Dân Thái Bình không có ai đứng chủ, Nguyễn Hữu Cương xin đương đầu đi khiếu nại?. Nguyễn Hữu Cương và con cả là Nguyễn Công Vận bị thực dân Pháp bắt đi đày biệt xứ ở Cà Mau, Bạc Liêu và đều hy sinh trong ngục.
    Thế hệ con của Nguyễn Hữu Cương lại có nhiều người tài danh, có công lớn và đáng ghi nhận trong lịch sử cách mạng đương đại Việt Nam. Nguyễn Công Riệu (1883 ?" 1980), con thứ ba của Nguyễn Hữu Cương, với vị trí và hoạt động trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, là một trong những văn nhân Bắc Kỳ yêu nước nổi tiếng. Từ những năm đầu thế kỷ XX, cụ là một trong những chủ tướng chống Pháp có liên kết chặt chẽ với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Sau khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám, cụ trở thành một trong những người có công đầu trong việc tổ chức và tham gia lãnh đạo Quốc dân Đảng, nhưng kiên trì ủng hộ mọi lập trường chống Pháp, đặc biệt với Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Cụ Riệu tổ chức đưa em, con chú ruột mình là Nguyễn Công Thu, Nguyễn Công Việt, các cháu ruột Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Danh Tề, Nguyễn Danh Đới sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp học về cách mạng vô sản do Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Tất cả họ đều trở thành lớp đảng viên đầu tiên và lãnh đạo Đảng cộng sản Đông Dương, bước đầu thành lập. Nguyễn Công Thu và Nguyễn Danh Thọ là hai người đầu tiên gây dựng nên cơ sở Thanh Niên cách mạng đồng chí hội ở Bắc Kỳ. Hai ông tham gia xứ ủy Bắc Kỳ do Nguyễn Danh Đới là bí thư. Nguyễn Danh Đới trở thành bí thư đầu tiên của Kỳ uỷ Bắc Kỳ và Thành uỷ Hà Nội của Thanh niên cách mạng đồng chí hội, tiền thân của đảng cộng sản Đông Dương. Đến 1930 ?" 1986, dòng họ Nguyễn Động Trung có hơn 10 người trở thành những đảng viên tiên phong của **********************. Con cháu dòng họ này cũng có nhiều người xứng đáng tên tuổi như: Nguyễn Thị Hồng Đính (cháu gái án Kiến), vợ Lương Ngọc Quyến, làm mối dây liên lạc và chỗ dựa cho nhiều văn thân yêu nước, hết lòng chăm sóc cụ Lương Văn Can và Nguyễn Sinh Huy (Sắc). Đó là bà Nguyễn THị Toàn là mẹ nuôi giúp đỡ anh hùng tình báo Đinh Thị Vân; bà Nguyễn Thị Vân Thiềm, vợ Lương Ngọc Bân (em Lương Ngọc Quyến ?" quân sư của nghĩa quân Đội Cấn), từng đón chị ruột ông Hồ Chí Minh về ở nhà mình, số 36, Hàng Ngang, Hà Nội.
    Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (ông nội của ông chủ tịch Trường Chinh) là bạn thân thiết của cụ Nguyễn Hữu Cương, thường sang dạy học tại nhà và trường của cụ Cương. Các danh sĩ như Phan Bội Châu, Nguyễn Sinh Huy?cũng tới đây thăm viếng. Con cháu cụ án Kiến còn nhớ câu chuyện về nhà thơ Tản Đà về chơi nhà cụ Nguyễn Công Riệu. Hôm ấy cụ Nguyễn Công Riệu và Nguyễn Công Chuẩn trọng sở thích của khách quí nên cho giết chó đãi khách. Hai cụ bảo phải đem con chó về khoe với khách, đó là con chso vàng óng, béo mập. Người làm thịt chó cắt 4 chân vứt xuống ao vì nghĩ rằng bày lên mâm là khiếm lễ. Khi bưng thịt chó lên, Tản Đà chợt hỏi: sao không có chân. Chân chó là thứ quý. Cụ Riệu đành nói thật: Mấy chú gia nhân đã trót vứt xuống ao. Để tôi bảo các chú ấy mò lên đem luộc hầu bác. Thật không may, chỉ mò được 1 chân, nên cụ Riệu bảo ra Sóc mà mua thêm cho đủ 4 chân. Người nhà cụ Riệu mua 4 chân và bày cả 1 chân mò được lên mâm. Tản Đà khoái trí nói vui: Giời đất ơi! Chó nhà cụ Riệu tài thật, có đến 5 cái chân. Nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng đã về đây sống 5 ?" 7 ngày. Ông Tại bảo: Tôi thấy Phụng mải mê viết. Tôi hỏi, anh ta bảo viết Cơm thầy cơm cô. Nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Tiến Đoàn (cháu 5 đời cụ án Kiến) kể rằng thuở bé được ông nội đưa lên thị xã Thái Bình đến nhà trọ thăm ông Nguyễn Công Hoan và ong Đoàn mời được nhà văn tài ba này về nhà chơi. Ở từ đường Nguyễn Động Trung, ông Hoan hỏi nhiều và chi chép về tính cách Nghị Mấn và Cửu Trung, hai vị địa chỉ cường hào khét tiếng. Có lẽ ông lấy mẫu cho nhiều tác phẩm của mình. Nhà thơ Anh Thơ cũng về Động Trung từ bé, theo cô ruột là cụ bà Cả Vân (vợ cụ Nguyễn Công Vân) để ăn học. An Thơ nhớ quê Động Trung của chú rể, về thăm nhiều lần, năm 1984, bà về dự kỷ niệm ngày mất cụ án Kiến mang nhiều kỷ niệm với dòng họ Nguyễn Động Trung và xã Vũ Trung.
    Xã Vũ Trung được phong tặng dnah hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời chống Pháp ( tháng 12 ?" 2001) và kỷ niệm chương của ************* về xây dựng caác mạng thời tiền khởi nghĩa.
    Vừa qua, thợ đang xây mới bia tưởng niệm cụ Kiến, khắc lại văn bia Mão Sơn của Phan Bội Châu. Năm 1971, mộ, bia Mão Sơn bị đào phá vì lý do Án Kiến và dòng họ là đại địa chủ nhiều đời. May mà từ đường dòng họ Nguyễn Động Trung mới bị đụng phá đến cổng ngăn phía trước nên còn nguyên nếp cổ. Từ đường này thật xứng đáng là di tích văn hoá quốc gia.

Chia sẻ trang này