1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh đất và người Thái Bình

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi rapchieubongthienduong, 19/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thu_6

    Thu_6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    8.454
    Đã được thích:
    0
    Mọi người để ảnh lớn quá. Lần sau resize nhé
    Đất và người TB đây ạ ( Thái Thụy đấy ạ )
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được Thu_6 sửa chữa / chuyển vào 09:52 ngày 07/12/2009
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bạn.
    lâu rồi tôi mới quay lại TTVNOL, nên ko rõ dạo này có được úp ảnh trực tiếp lên TTVNOL hay phải cop link rồi dán lên, vì tôi có chừng 2000 bức ảnh Thái Bình chụp khoảng 10 năm trở lại đây, muốn úp lên để chia sẻ với mọi người.
  3. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Theo em thì nên dùng đường link ảnh có sẵn, em thử up trực tiếp vài cái ảnh lên nhưng potay, có khả năng nó chỉ cho upload những ảnh có dung lượng nhỏ, ảnh lớn chưa e*** là potay.
    Chờ tiếp những bức ảnh về TB của bác!
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn tbprince nhiều.
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn học
    Tôi ở Quỳnh Phụ, hiện quản lý dự án Không gian đọc - dự án cung cấp sách báo miễn phí cho cộng đồng tại nông thôn, nhằm xây dựng cộng đồng văn hóa đọc tại nông thôn, đã hoạt động được 2 năm nay, với 4- 5 điểm chính thức và 5-6 điểm bán chính thức.
    Nếu không có gì thay đổi thì 18/4 tới, chúng tôi sẽ tổ chức buổi giao lưu với TS Nguyễn mạnh hùng, người Đông Hoà, Đông Hưng, cựu PTGD FTP, chủ tịch HĐQT, GĐ công ty CP Sách Thái Hà về chủ đề: văn hoá đọc với nông thôn.
    Nếu bạn nào có thầy cô giáo thích đọc sách báo, tâm huyết với nghề, hoạt động cộng đồng thì giới thiệu, chúng tôi sẽ mời tham gia.
    Email xin gửi về: khonggiandoc.anphu@gmail.com hoặc YM: thuvienmienphianphu.
    Chân thành cảm ơn.
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Kế hoạch tổ chức giao lưu với TS Nguyễn Mạnh Hùng
    Văn hóa đọc với nông thôn tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
    - Đơn vị chỉ đạo và tổ chức: Trung tâm văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ, Phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ.
    - Đơn vị thực hiện: Trung tâm văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ, Phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ, Trường THCS thị trấn Quỳnh Côi, Không gian đọc, Tủ sách dòng họ
    - Địa điểm: Hội trường Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ hoặc hội trường, trường THCS thị trấn Quỳnh Côi
    - Thời gian: chủ nhật ngày 18 tháng 4/ 2010 (từ 2h ?" 5h chiều, tức là 5 tháng Ba âm lịch)
    - Chủ đề: Văn hóa đọc với nông thôn
    - Diễn giả: ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch HĐQT, giám đốc công ty sách Thái Hà
    - Khách mời: Ban lãnh đạo thư viện tỉnh Thái Bình, đông đảo bạn đọc của Không gian đọc, Tủ sách dòng họ, các thầy cô giáo, những người yêu thích đọc sách tại địa phương.
    1. Mục đích:
    - Hưởng ứng ngày đọc sách thế giới 23/4 - một sáng kiến của UNESCO, là ngày hội được tổ chức hằng năm. 23/4 cũng là ngày sinh của đại văn hào Anh William Shakespeare.
    - Gặp mặt, chia sẻ, kết nối các thành viên của Không gian đọc, Tủ sách dòng họ và những người say mê văn hóa đọc, kỹ năng sống và hoạt động cộng đồng với ông Nguyễn Mạnh Hùng - một trong những diễn giả về văn hóa đọc uy tín, nhiều tâm huyết nhất hiện nay, chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT), giám đốc công ty sách Thái Hà (Thái Hà Books).
    - Khơi gợi niềm yêu thích đọc sách, tiếp cận thông tin, dần hình thành văn hóa đọc tại Quỳnh Phụ, Thái Bình.
    - Khích lệ phong trào đọc sách, tiếp cận thông tin phục vụ cho học tập, công việc, và cuộc sống của mỗi người tại Quỳnh Phụ, Thái Bình; góp phần hướng tới xây dựng một cuộc sống nhân văn, tinh thần vì cộng đồng.
    - Góp phần giới thiệu Thái Hà Books với bạn đọc tại Thái Bình ?" khách hàng tương lai; tạo tiền đề để có thể tổ chức những hoạt động trao đổi về sách báo những lần sau tại địa phương.
    2. Thành phần tổ chức:
    2.1. Ban chỉ đạo và tổ chức:
    - Chú: ????Hợp - trưởng phòng văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ
    - Chú/cô ????? - trưởng phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ
    - Thầy Nguyễn Tiến Dũng, hiệu trưởng trường THCS thị trấn Quỳnh Côi
    - Thầy Bùi Kiều Huynh, hiệu trưởng trường THCS An Vinh
    - Đại diện Không gian đọc
    - Đại diện Tủ sách dòng họ
    2.2. Thành phần thực hiện:
    1 - Chú: ?????Hợp - trưởng phòng văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ
    2 - Chú/ cô: ????? - trưởng phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ
    3 - Thầy Nguyễn Tiến Dũng, hiệu trưởng trường THCS thị trấn Quỳnh Côi
    4 - Thầy Bùi Kiều Huynh, hiệu trường trường THCS An Vinh
    5 - Cô Dương Lệ Nga ?" tổng phụ trách đội trường THS An Dục, xã An Dục
    6 - Cô Nguyễn Thị Mai, giáo viên dạy Văn, trường PTTH Quỳnh Côi
    7 - Thầy Đồng Văn Xuân, giáo viên dạy Văn, trường THCS Quỳnh Côi
    8 - Cô Phạm Thị Liên, giáo viên dạy Văn, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Quỳnh Phụ
    9 - Cô Trần Thị Kim Thơm, giáo viên Văn, trường THCS Quỳnh Nguyên
    10 ?" Thầy Nguyễn Văn Tựa, giáo viên Vật lý, trường THPT Quỳnh Thọ
    11 ?" cô Đào Thị Thủy, giáo viên Vật lý, trường THCS Quỳnh Hưng
    12 ?" thầy Hà Xuân Sình, giáo viên trường THCS An Dục
    13 - Đại diện Không gian đọc: anh Phạm Bắc Cường, Nguyễn Văn Quân, bác Đỗ Văn Chính, Phạm Hoàng Cảnh, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Văn Tráng?
    14 - Đại diện Tủ sách dòng họ: anh Nguyễn Quang Thạch?
    3. Thành phần tham dự:
    - Bạn đọc Không gian đọc, Tủ sách dòng họ
    - Khách mời đặc biệt của Không gian đọc
    - Tất cả những ai yêu thích đọc sách và hoạt động cộng đồng tại địa phương
    4. Hình thức tham dự:
    - Đăng ký tham dự (theo danh sách, sau đó sẽ có giấy mời) tại các điểm Không gian đọc, Tủ sách dòng họ, các điểm đối tác của Không gian đọc (tại các trường học, các điểm khác). Toàn bộ người tham dự sẽ được ban quản lý Không gian đọc thống kê, chốt lại danh sách, chuyển cho ban tổ chức.
    - Kinh phí: Ban tổ chức (hạt nhân là nhóm Không gian đọc sẽ lên kế hoạch xin tài trợ của các nhà hảo tâm là người địa phương) để gánh bớt kinh phí tham gia cho người tham dự
    - Ttuy nhiên, mỗi người tham dự sẽ đóng phí tham dự: tối thiểu là 5000 đồng/ người (với học sinh) và 20.000 đồng/ người (với người đã đi làm); ngoài ra thì tùy tâm. Số tiền này không lớn, nhưng nhằm cam kết việc tham dự có trách nhiệm của mỗi thành viên
    - Kinh phí này được dùng trong việc trang trí sân khấu, mời cơm trưa diễn giả và một số thành viên ban tổ chức, đồ uống, giấy, bút cho bạn đọc tham gia hội thảo, trông coi giữ xe, tặng quà cho nghệ sĩ chèo..., phần còn lại sẽ được dành mua sách tặng cho các điểm đối tác của Không gian đọc (các bạn đọc đã tham gia tích cực trong chương trình). Ban tổ chức sẽ có báo cáo chi tiết tới những thành viên chủ chốt sau khi kết thúc chương trình.
    5. Nội dung cụ thể:
    - Sáng chủ nhật: Đại diện ban tổ chức đón ông Nguyễn Mạnh Hùng và Thái Hà Books, báo chí tại địa điểm: trường THCS thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
    Chương trình tham quan sáng chủ nhật 18/4/ 2010
    8h00: Đón đoàn tại trường THCS Quỳnh Côi, tham quan trường, giới thiệu về một trong những ngôi trường có bề dày truyền thống tại huyện Quỳnh Phụ (đoàn Thái Hà Book, nếu đi sớm thì sẽ tới Quỳnh Côi lúc 7h30 và ăn sáng, thưởng thức món canh cá Quỳnh Côi ?" đặc sản Thái Bình)
    8h30: Tham quan Không gian đọc An Phú (Quân làm hướng dẫn viên đường đi lối lại, giới thiệu về Không gian đọc). Tham quan một số di tích làng An Phú: chùa, đình, miếu, khu thiên quan từ Hạ cây Trôi, thiên quan Từ Hạ đống Điện.
    9h00: Tới cầu Láp, rẽ vào đường bờ sông Bạc Hà, thăm đền Đồng Bằng ?" một trong những trung tâm tín ngưỡng Tứ phủ của Việt Nam; thăm miếu Go nằm trong khu rừng già hiếm hoi còn sót lại ở Thái Bình (cùng với khu đền vua Rộc tại huyện Kiến Xương).
    9h30: Đi An Dục tham quan một tủ sách dòng họ tiêu biểu (anh Thạch tìm giúp em và cử người ở Tủ sách dòng họ đón tiếp, hướng dẫn đi lại)
    10h00: Thăm đền A Sào - đệ nhị sinh từ thờ Hưng Đạo Vương, ngôi đền được vua Trần cho thành lập thờ Trần Hưng Đạo khi người còn sống, chỉ đứng sau đền Kiếp Bạc; chùa Đào Xá, xã An Đồng ?" có 10 pho tượng đá thời Mạc ?" được giáo sư Trần Quốc Vượng đánh giá là tuyệt đẹp - một trong những pho tượng đá cổ nhất của Việt Nam còn tồn tại, đình đá làng Vược (An Hiệp) ?" ngôi đình bằng đá duy nhất, khá đồ sộ còn tồn tại ở Việt Nam. (Quân nhớ là tại chùa Đào Xá, đình Vược thì phải gọi điện liên hệ trước 1 ?" 2 ngày và 30 ?" 60 phút trước khi đoàn tới phải gọi điện lại cho người quản lý để họ trực ở đó). Thăm chùa ?" đền La Vân ?" một trong những di tích quan trọng, kiến trúc khá đồ sộ của tỉnh Thái Bình, thờ quốc sư thời Lý Nguyễn Minh Không.
    11h30 ?" 12h: Ăn trưa tại Không gian đọc An Phú hoặc thị trấn Quỳnh Côi. Nghỉ ngơi.
    Chương trình hội thảo buổi chiều chủ nhật 17/ 4/ 2010
    > 1h30: Đón khách
    > 2h00: Bắt đầu hội thảo
    - 2h ?" 2h15: Biểu diễn chèo: Trích đoạn Vu qui (vở chèo Quan Âm Thị Kính) và Quán Nghinh Hương (chỉ diễn phần hát, chứ ko diễn toàn bộ, bắt đầu từ đoạn: ?oDuyên phận ta phải chiều này ai ơi chứ đôi mình, đôi lứa ta? (Vu qui ?" Quan Âm thị Kính), ?oThôi ta về đi, bóng chiều đã ngả, khăn túi chàng thiếp lĩnh thiếp mang?? (Quán Nghinh Hương ?" Lưu Bình Dương Lễ) do đội chèo An Phú, Quỳnh Hải trình diễn).
    - 2h15 ?" 2h30: Đại diện ban tổ chức giới thiệu chương trình, (MC dự kiến là nghệ sĩ Xuân Lựu, diễn viên đoàn chèo Thái Bình, tư vấn và đạo diễn của đội chèo An Phú) giới thiệu Không gian đọc, Tủ sách dòng họ, giới thiệu diễn giả: ông Nguyễn Mạnh Hùng và Thái Hà Books. MC mời chú Hợp ?" TT văn hóa huyện lên phát biểu, chào đón diễn giả Nguyễn Mạnh Hùng.
    - 2h30: Ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ về văn hóa đọc và giới thiệu về Thái Hà Books cùng những cuốn sách phù hợp với độc giả khu vực nông thôn; đạo Phật (ông Nguyễn Mạnh Hùng là một Phật tử, từng qua Ấn Độ tham gia một khóa tu thiền ngắn hạn), giới thiệu thêm về kỹ năng sống (qua một số cuốn sách)
    - 3h30: Nghỉ ngơi: 15 phút (khán giả tùy mua sách phù hợp mình tại quầy sách của Thái Hà Books với mức giảm giá có thể)
    - 3h45: Ngâm thơ về Quỳnh Côi, sông Luộc của Nguyễn Du (bài Quỳnh Hải nguyên tiêu, Độ Phú Nông giang cảm tác > đội chèo An Phú
    - 4h00: Giới thiệu về Không gian đọc (anh Nguyễn Văn Quân, quản lý Không gian đọc An Phú)
    - 4h05: Giới thiệu về tủ sách Không gian đọc tại trường THCS An Dục (cô Nga, tổng phụ trách đội)
    - 4h10: Giới thiệu về Tủ sách dòng họ (Anh Thạch hoặc đại diện một điểm Tủ sách dòng họ)
    - 4h15: Phần câu hỏi và trả lời: Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng như đại diện của thư viện tỉnh Thái Bình, Không gian đọc, Tủ sách dòng họ sẽ trả lời những câu hỏi của khán giả quan tâm (văn hóa đọc, kỹ năng sống, tư vấn nghề nghiệp?.)
    - 5h15: Chú Hợp ?" TT văn hóa huyện, cô/chú????. ?" Phòng giáo dục, thầy Dũng, ông Nguyễn Mạnh Hùng tặng quà cho 10 bạn đọc thân thiết, xuất sắc.
    - 5h25: Chú Hợp ?" TT văn hóa huyện, cô/chú????. ?" Phòng giáo dục, lên tặng hoa và quà cho diễn giả Nguyễn Mạnh Hùng. Thầy Dũng và chú Quang ?" giám đốc thư viện tỉnh Thái Bình tặng quà cho thành viên đoàn Thái Hà. Thầy Huynh lên tặng hoa và quà cho đội chèo An Phú, Quỳnh Hải.
    > 5h30: Chia tay, kết thúc chương trình. MC mời cô/chú???. ?" trưởng phòng giáo dục huyện lên cảm ơn diễn giả và khán giả. MC mời chú Vũ Mạnh Quang ?" giám đốc thư viện tỉnh Thái Bình lên phát biểu. Diễn giả về Hà Nội (đi qua Quỳnh Nguyên đi quốc lộ 39 hoặc phà Hiệp, về đường 5 ?" đây là con đường gần nhất từ Quỳnh Phụ đi Hà Nội, chừng 85 km).
    Hết
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét về diễn giả Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi hội thảo Văn hóa đọc với nông thôn.

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Thái Hà Books bên phòng đọc sách của mình. Ảnh: P.H.
    Chủ tịch hội đồng quản trị Thái Hà Books - Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1965, quê quán: xã Đông Hòa, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình (nay thuộc Tp Thái Bình, tỉnh Thái Bình), từng học đại học và sau đại học tại Nga (Liên Xô cũ), Pháp, Mỹ. Ông từng đảm nhận vị trí quan trọng của nhiều doanh nghiệp và tổ chức lớn. Ông Hùng từng học tập, công tác, tham quan, làm việc tại 39 quốc gia trong đó có Nga, Mỹ, Pháp, Australia, Anh, Nhật, Trung Quốc, Ai Cập, Thụy Điển, Italy... Biết 4 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung trong đó 3 ngoại ngữ đầu thành thạo cả nghe, nói, đọc, viết. Tổng số thời gian sống ở nước ngoài là trên 16 năm. Ông bắt đầu giảng về quản trị kinh doanh từ 2003 sau khi từ Sydney, Australia về VN. Nơi giảng là: Tổ chức InWent (Đức), Hội Doanh nhân trẻ Hà Nội, Hiệp hội Nữ Doanh nhân Hà Nội; Các công ty và Trung tâm đào tạo: Đào tạo và Tư vấn ngân hàng BTC, PTI, Vitoria, VCCI, Viện quản lý Châu Á, Công ty chứng khoán Thăng Long, Chứng khoán Đại Dương, Công ty Thành Nam, Công ty Hà An, Ngân hàng Quân đội MB, Ngân hàng nhà Habubank, ngân hàng An Bình, Techcombank, Tổng công ty Phát hành sách TP HCM Fahasa, Công ty Vinapay, Kiều Gia? và rất nhiều doanh nghiệp khác.
    Lá thư giờ khai trương
    Thân gửi tất cả bạn bè, người thân và học trò yêu quý,
    Tôi ngồi vào máy tính và bắt đầu viết những dòng này lúc 04 giờ 04 phút và 04 giây ngày 04 tháng 04 năm 2008 ( 2 x 4 = 8). Tôi quyết định cho ra đời trang website cá nhân dựa trên mong muốn của tất cả các bạn, nhất là những ai gọi tôi là thầy. Các em muốn có nhiều thông tin hơn, nhiều tư liệu hơn chứ không chỉ mỗi bài tôi viết hàng ngày trên blog. Các bạn là nguyên nhân sâu xa, đích thực để khai sinh ra trang website. Tôi chọn giờ phút thiêng liêng này bởi vì tháng tư có rất nhiều kỷ niệm. Và bản chất con số 04 rất có ý nghĩa đối với tôi: 0 là không tức vô. 4 là bốn tức tư. 04 là vô tư. Chúng ta hãy vô tư mà sống. Sống 1 cách vô tư. Sống 1 cách yêu đời. Sống cho mỗi giây phút hiện tại. Và hiện tại chính là lúc tôi viết những dòng chữ này: 04h04?T04? ngày 04 tháng 04 năm 2008.
    Bạn cũng biết rằng tôi là Phật tử, mà đối với mỗi người con Phật thì TỨ DIỆU ĐẾ và BÁT CHÁNH ĐẠO là quan trọng nhất.
    Tháng 4 bắt đầu bằng ngày vui vẻ mà tôi gọi là Tết Vui Vẻ 01/04. Tháng 4 có ngày Sức khoẻ (07/04) mà sức khoẻ là vốn quý, vốn rất quý của con người. Tháng 4 có ngày sinh của 2 nhân vật vĩ đại ( 22/04) là Lê Nin và Bill Gates. Bill Gates thì nói rằng ?othế giới trên 10 ngón tay? còn Lê Nin thì nói ?oĐọc sách là một nghệ thuật?. Tháng 4 có ngày Sách và bản quyền Thế giới mà ở Việt Nam ta gọi là ngày Sách Việt Nam. Đã bao năm nay tôi tuyên truyền và kêu gọi để 22/04 hàng năm trở thành Tết Sách hoặc Tết Đọc Sách. Và tháng 4 kết thúc bằng ngày Giải phóng Miền nam (30/04) thống nhất nước nhà. Khi viết những dòng chữ này tôi thấy mình đang sống trong Vườn Yêu Thương, vườn mà nơi đó có rất nhiều cây cối, hoa thơm, trái ngọt, vừon mà nơi đó có hoa nở, chim hót, trăng thanh, gió mát, mùi thơm ngào ngạt, thông reo vi vu. Vườn Yêu Thương là nơi chúng ta, tất cả chúng ta yêu thương nhau, hết lòng vì nhau, sống trong thế giới của những nụ cười mãn nguyện và hạnh phúc. Khi viết những dòng chữ này tôi như nhìn thấy các học trò của các khoá Khởi nghiệp đã từng học tôi. Đã kết thúc khoá 32 và không biết có thêm khoá 33 hay là chương trình Start and Improve Your Business đã ngừng hẳn. Rồi các học trò của 6 khoá "Giám đốc Marketing", mỗi khoá các em học trong 4 tháng. Và biết bao học trò của các khoa đào tạo khác, trong đó có nhiều doanh nhân cũng đã từng học tôi. Các em, tất cả các em là phần không thể thiếu được trong cuộc đời thầy.
    Khi viết những dòng chữ này tôi như sống lại với những buổi chia sẻ và giảng bài với cả mấy chục chủ đề cho Trung tâm Đào tại Ngân Hàng BTC (Bank Training Center), Trung tâm đào tạo Victoria, Công ty Đào tạo và Tư vấn PTI, cho Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Mạng lưới Nữ Doanh nhân, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, tổ chức Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực Inwent của CHLB Đức,? Tôi như sống lại trong các buổi chia sẻ và giảng bài tại ngân hàng Kỹ Thương TechComBank, Ngân hàng Nhà Habubank, ngân hàng Cổ phần Quân đội MB, Ngân hàng VIB Bank,?tại công ty chứng khoán Thăng long, công ty Sao mai Việt Nam, công ty Thanh Nam, Công ty Hà An, Công ty Secoin, tại các doanh nghiệp của tỉnh Thái Bình?và biết bao công ty khác. Các bạn là 1 phần không thể thiếu được trong cuộc đời tôi. Khi viết những dòng chữ này tôi như thấy biết bao đồng nghiệp đang quây quần quanh tôi. Các đồng nghiệp và bạn bè của FPT từ 1995 đến nay, các đồng nghiệp và bạn bè của Công ty Thiết bị Công nghệ và Dịch vụ ETS, các học trò đồng thời là các đồng nghiệp tại Công ty sách Thái Hà, các cô chú và các bạn của Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam, các cô chú và các bạn của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý và Tâm bệnh lý Trẻ em NT,? Tất cả những ai trong danh sách này là 1 phần không thể thiếu của cơ thể tôi. Khi viết những dòng này tôi không thể không nghĩ đến các đối tác của mình ở khắp Việt Nam và khắp thế giới. Từ các bạn của Metso, Motorola, Aichi, Sumitomo, đến các bạn từ HPE, CHMC, TQ, Railweight,? Từ các công ty điện lực 1, 2, 3, Hà Nội, HCM ngày xưa cho đến các công ty Xi măng Bỉm Sơn, tổng công ty Sông Đà, Than, Thép, Xi măng, Hoá chất? Từ các trung tâm thí nghiệm điện đến các nhà máy xí nghiệp trên toàn quốc. Tất cả là những kỷ niệm, những dấu ấn của đời tôi. Khi gõ những dòng chữ này tôi không thể không nhớ đến tất cả mọi bạn bè của mình. Những người bạn mình đã quen hết sức tình cờ: Ngoài phố, trong tầu điện ngầm, trên monorail, trong các chuyến xe buýt, lúc xếp hàng hay ở đâu đó khắp mọi nơi. Sống trên đời làm sao mà có thể không có bạn. Khi viết những dòng nhữ này tôi như thấy mình đang bên cạnh tất cả các bạn học của tôi. Những ai đã từng học với tôi từ lớp mẫu giáo, cấp 1, cấp 2 ở Đông Hoà, Thái Bình, những ai đã học với tôi trong 2 tháng ngắn ngủi của lớp 8B trường cấp 3 Lê Quý Đôn, Thái Bình, của trường cấp 3 chuyên ngoại ngữ Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội , của những ai học cùng tôi tại khoa dự bị trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là đại học Hà Nội), của những ai học cùng tôi tại khoa dư bị trường đại học Tổng hợp Lô Mô Nô Xốp Mát-xcơ-va,của những ai học cùng tôi 5 năm đại học tại Pyatigork và sau đại học tại Liên Xô, những ai đã từng học cùng tôi tại trường UCR của nước Mỹ xa xôi, tại thành phố Sydney thân thương và quyến rũ,... Các bạn là 1 phần không thể thiếu của tôi. Không thể thiếu được.
    Và dĩ nhiên tôi nhớ đến những người thầy. Những thầy cô đã dạy tôi. Cả những người thầy chưa 1 lần dạy tôi nhưng tôi vẫn quý trọng và tôn kính. Và khi tôi viết những dòng chữ này tôi không thể không nhớ đến những người thân của tôi, trong đó có cha mẹ tôi, những người em, những đứa cháu đáng yêu của tôi, đến tất cả những người ruột thịt của tôi. Tôi biết ơn họ. Ngàn lần. Vạn lần. Và tôi không thể không nói rằng mình đang bay trong mơ, bay trong sự sung sướng khi hàng ngàn, hàng vạn bạn đọc, những người đã yêu quý và đọc blog của tôi từ ngày tôi mới thành lập ra nó, những người đã và chưa bao giờ gặp tôi. Những người mà tôi gọi là cộng đồng blog đáng yêu của tôi. Các bạn là nguồn động viên vô cùng to lớn của tôi để tôi có thể viết đều đặn mỗi ngày 1 bài trong suốt những tháng ngày qua.
    Tôi sinh ra để sẻ chia. Sứ mệnh đời tôi là Sharing. Tôi sẽ sẻ chia cho tất cả, tất cả các bạn tất cả những gì tôi có. Chúng ta hãy bên nhau. Bên nhau dài lâu. Bên nhau mãi mãi.
    Thân mến

    Nguyễn Mạnh Hùng
    http://nguyenmanhhung.com/index.php?option=com_frontpage&Itemid=21
    Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Sách Thái Hà
    I. Giới thiệu chung
    - Slogan: Tri thức cho ngày mai / Knowledge for the future
    - Trụ sở chính: P.506, C3, Làng Quốc tế Thăng Long, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Tel:(+84-4) 3793 0480 , 6242 6330; Fax: (+84-4) 3756 9374 / Showroom: 119, C5, phố Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội Tel: (+84-4) 62813638 ; Fax: (+84-4) 62813673
    - Văn phòng tại TP HCM: 533/9, đường Huỳnh Văn Bánh, phường 14, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh Tel: (+84-8) 6276 1719; 991 3276 / Fax: (+84-8) 3991 3276 / Email: info@thaihabooks.com / Website: http://www.thaihabooks.com / Catalogue Online: http://www.flickr.com/photos/thaihabooks
    - Ngày 22/06/2007: Công ty Cổ phần Sách Thái Hà - Thai Ha Books JSC ra đời. Đến nay, Thái Hà Book đã xuất bản hàng trăm, hàng nghìn đầu sách có giá trị, trong đó nổi bật, như: Người phụ nữ thanh lịch? và ?oNgười đàn ông lịch lãm, Tôi là con gái của mẹ tôi, Nằng đoạn kim cương, Teen làm giàu và M&A, Phương án 0 tuổi (3 tập), Những bài học chiến tranh?. Ngày 04/04/2009: Thái Hà Books ra quyết định quan trọng - tháng 4 hàng năm trở thành Tháng Đọc Sách và ngày 23/04 hàng năm trở thành Tết Sách của THB. THB kỳ vọng sẽ kêu gọi để 2 sự kiện lớn này trở thành sự kiện chung của cả nước Việt Nam.
    II. Tầm nhìn: Hội tụ tri thức - Kết nối tương lai
    III. Sứ mệnh: Mang tầm nhìn thế giới đến với độc giả Việt Nam
    IV. Định hướng kinh doanh: 1. Mua bản quyền, dịch và xuất bản các ấn phẩm từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và ngược lại với các tủ sách: V- Biz: Những cuốn sách cung cấp kinh nghiệm, kỹ năng mang tính ứng dụng cao tới các nhà lãnh đạo, những người quản lý... V-Teen: Những cuốn sách giúp tháo gỡ vướng mắc, khơi dậy tiềm năng, định hướng nghề nghiệp cho tuổi mới lớn. V-Smile: Những cuốn sách cho những ai muốn sống hạnh phúc, yêu đời và có ích. 2. Cung cấp các dịch vụ liên quan đến bản quyền và xuất bản. 3. Cung cấp sách, báo, tạp chí, và các ấn phẩm khác đến tay độc giả. 4. In ấn và các dịch vụ liên quan đến in ấn. 5. Tổ chức các sự kiện liên quan đến sách, báo chí và xuất bản.
    V. Nguyên tắc hoạt động : Tuyệt đối tôn trọng bản quyền và luật xuất bản. Cam kết tạo ra những cuốn sách có chất lượng, có giá trị, luôn bắt kịp xu thế thời đại. Lấy độc giả làm trung tâm. Gia tăng lợi ích cho các đối tác. Khơi dậy và phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
    100% sách của Thái Hà Books là có bản quyền!
    10 cuốn sách tâm đắc nhất của ông Nguyễn Mạnh Hùng

    1. Nghĩ và làm giàu
    2. Người nam châm
    3. Sống (tiểu thuyết của Dư Hoa > đã được dựng thành phim)
    4. Bùng cháy hay tàn lụi
    5. Từ tốt đến vĩ đại
    6. Những nguyên tắc để thành công
    7. Người giàu nhất thành Babylone
    8. Năng đoạn kim cương
    9. Tuần làm việc 4 giờ
    10. Phương án 0 tuổi (3 tập)
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Thú đọc sách của doanh nhân (Bài của ông Nguyễn Mạnh Hùng)
    Anh Trần Văn Hùng, doanh nhân, một người bạn thân thiết của tôi khệ nệ bê về nhà một đống sách. Tôi đến thăm anh và được anh giới thiệu về những cuốn sách anh mới mua. Anh nói rằng chỗ sách này mua để đọc Tết. Tôi rất vui vì trong những ngày giáp Tết và cả sau khi năm mới Canh Dần đã đến tôi có cơ hội đến thăm và chúc tết bạn bè mình. Phần lớn là doanh nhân, trong đó có nhiều người mê đọc như anh Hùng - Giám đốc Mua hàng và Dịch vụ toàn cầu IBM nêu trên. Anh Hùng khoe với tôi một loạt sách về đạo Phật, sách thư giãn bằng tiếng Việt và một số cuốn về quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh. Như đoán được ý tôi, anh nói ngay rằng Tết cũng đọc chỉ được quãng chục cuốn nhưng tranh thủ mua một thể, coi như tự thưởng cho mình 1 món quà Tết. Tôi đến thăm nhà anh Nguyễn Bá Toàn, Giám đốc công ty du lịch Bốn Mùa. Nhà anh cũng cơ man nào là sách. Anh Toàn nói rằng, kỷ lục của anh là mua trên 10 triệu tiền sách trong một lần. Tuy nhiên, anh cho biết, mình mua sách rất chọn lọc. Trước khi mua anh thường xem kỹ tên công ty sách, tác giả, dịch giả. Anh cũng thường đọc qua lời giới thiệu, mục lục, các nhận xét trước khi mua. Cũng giống như anh Hùng, doanh nhân Bá Toàn không mua sách biên soạn. Anh chỉ mua sách của chính tác giả viết hoặc sách dịch.
    Trong những ngày Tết tôi đến thăm và chúc Tết được 25 người bạn - doanh nhân. Điểm khác biệt lớn nhất của Tết năm nay là tôi đã thấy 19/25 doanh nhân có tủ sách, thậm chí thư viện sách tại nhà. Điều thú vị hơn khi năm nay có đến 7 doanh nhân ?okhoe? tủ sách của mình. Nhiều anh, chị còn mang ra những cuốn sách mới, sách quý để giới thiệu và khuyên tôi nên mua. Tôi nhớ về Tết của những năm trước. Các doanh nhân - bạn tôi ai ai cũng khoe tủ rượu. Nhà nào cũng có tủ rượu và rất nhiều rượu các loại. Lại toàn rượu quý, rượu đắt tiền. Không mấy ai khoe tủ sách. Khi đó lòng tôi đượm buồn. Tôi thầm mong, ngày nào đó, thay vì khoe tủ rượu, người ta khoe tủ sách. Doanh nhân là tầng lớp tri thức mà không đọc sách thì biết ai sẽ đọc bây giờ! Và năm nay, như 1 món quà trời ban, nhiều doanh nhân đã có thói quen mới - mua sách, đọc sách. Tết mấy năm trước đến thăm bạn bè - doanh nhân ai cũng kêu bận và không có thời gian đọc sách. Tôi đã tìm mọi cách thuyết phục họ rằng, nếu mỗi ngày chỉ cần dành ra 10-15 phút đọc thôi thì ít nhất 1 tháng có thể đọc xong 1 cuốn sách, 1 năm có thể đọc được chục cuốn, và cả đời sẽ có số trang đọc được lớn chừng nào. Tôi nhớ rằng đã thường xuyên thuyết phục các doanh nhân dành 1 phần tiền uống bia, uống rượu và nhậu để mua sách cho mình và tặng. Khi đó đa phần họ chỉ nghe và gật gù chứ không mấy người làm. Tết năm nay đã khác, Tết Canh Dần đã thấy văn hóa đọc tràn về nhiều gia đình doanh nhân. Viết đến đây tôi nhớ đến câu nói nổi tiếng của Cicero: "Tạo một thư viện cho một căn nhà là cho ngôi nhà đó một linh hồn". Và tôi biết rằng nhiều doanh nhân đã thật sự đang tạo cho ngôi nhà của mình những linh hồn đầy trí tuệ. Tôi cũng không quên câu nói của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu rằng: "Báo là súng lục, sách là đại bác". Nếu các doanh nhân không chỉ có súng lục mà còn có cả đại bác thì việc kinh doanh chắc chắn thành công, doanh nghiệp của họ không chỉ phát triển mà sẽ mãi trường tồn. Con người ta ai cũng có đam mê. Có những đam mê làm chúng ta tán gia bại sản, làm tiêu tan sức khỏe và trí tuệ. Đam mê đọc sách làm cho các doanh nhân cao sang hơn, sáng suốt hơn. Có sách trong nhà, trong phòng làm việc, mỗi doanh nhân như có thêm bạn, thêm thầy, thêm những nhà tư vấn. Họ thấy vững tin hơn. Nhân ngày Tết, tôi tranh thủ ?ophỏng vấn? các doanh nhân về cuốn sách mà họ yêu thích nhất. Mỗi người đưa ra một cuốn sách khác nhau. Nếu như chị Vân Anh, Giám đốc HAPharma thích cuốn: ?oNgười phụ nữ thanh lịch?, thì doanh nhân Lý Trường Chiến mê nhất cuốn: ?oNăng đoạn kim cương?. Nếu anh Ngô Duy Doanh, Giám đốc Công ty CP Máy và Công nghệ Thông tin mê cuốn ?oKhách hàng chưa phải là thượng đế? thì doanh nhân Nguyễn Quốc Tần coi ?oTừ tốt đến vĩ đại? là cuốn sách gối đầu giường. Nếu như anh Nguyễn Tiến Sỹ, Giám đốc chi nhánh Công ty CP giao nhận nhanh hàng hóa Sài Gòn thích đọc tiểu thuyết và sách văn học thì doanh nhân Vân Nguyệt lại mê sách đạo Phật và tâm linh. Còn nếu bạn hỏi tôi, trong số những cuốn sách đã đọc trong những ngày Tết này, cuốn nào tôi thích nhất, thì tôi sẽ không cần suy nghĩ mà trả lời, đó là cuốn ?oHostage at the table? (Đàm phán giải phóng con tin), một cuốn sách rất hay của tác giả George Kohlrieser về lĩnh vực đàm phán và thương lượng trong kinh doanh. Cứ tưởng văn hóa đọc sẽ lụi tàn. Nhưng không, các doanh nhân bây giờ đọc nhiều lắm. Người ta cứ lo rằng các loại hình văn hóa khác như truyền hình, phim, nhạc sẽ lấn át văn hóa đọc, nhưng trên thực tế tôi thấy chúng chỉ bổ sung cho nhau chứ không hề triệt tiêu lẫn nhau. Những gì chứng kiến của những ngày đầu xuân năm Canh Dần này càng khẳng định văn hóa đọc đóng vai trò chủ đạo trong việc tiếp thu và truyền bá tri thức một cách có hệ thống và sâu sắc.
    Tôi nhớ, có một thời báo, đài quảng bá mạnh cho phong trào tập thể dục buổi sáng. Kết quả cuối cùng là phong trào này được xây dựng và duy trì vô cùng hiệu quả. Với những gì đã có của hiện tại, tôi tin rằng Việt Nam chúng ta sẽ cói 1 phong trào đọc sách. Hơn ai hết các doanh nhân là đầu tàu, là những tấm gương cho văn hóa đọc này. Tôi còn mơ ước rằng mỗi doanh nghiệp sẽ có tủ sách, thậm chí thư viện sách cho công ty mình. Liệu đây có phải là mơ ước đầu xuân của tôi!
  9. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bài học từ người quét rác
    ?oNếu không gặp được Allen - người quét rác 10 năm về trước có lẽ giờ này, tôi đang quay cuồng trong vòng quay vô tận của đồng tiền?, Giám đốc Thái Hà Books - Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ quan điểm sống của mình.
    Học là việc của cả đời. Ngày tốt nghiệp đại học tôi mới mới bắt đầu sự nghiệp học hành của chính mình - học từ cuộc sống. Biết bao người thầy sau này đã dạy cho tôi vô vàn kiến thức. Họ là các giáo sư, tiến sĩ, các chủ tịch, tổng giám đốc của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Tuy nhiên tôi không thể nào quên được một người thầy đặc biệt của mình - thầy Allen. Hằng ngày từ ký túc xá trên phố Mountain - Sydney (Australia), tôi khoác ba lô đi học hay lên thư viện. Mỗi buổi sáng, tôi đều bắt gặp một anh công nhân vệ sinh thu dọn quanh khu nhà. Anh luôn tươi cười và kèm theo là lời chào rất thân thiện ?oHello, how are you? (Chào bạn, bạn khỏe chứ?). Anh làm như vậy ngay khi gặp tôi. Về phần mình tôi luôn lẳng lặng bước đi, khuôn mặt lạnh tanh và khó chịu. Trong đầu tôi lúc đó chỉ hiện lên một ý nghĩ duy nhất ?oThằng cha này thấy sang bắt quàng làm họ. Hắn thấy tôi có chức vụ, có tiền bạc, có học thức nên muốn bắt quen đây. Hắn thì có khác gì mấy cô công nhân vệ sinh hay đi dọn rác trước cổng nhà mình ở phố Thái Hà, Hà Nội?.
    Ngày tiếp theo, anh công nhân vệ sinh vẫn cười tươi, vẫn chào tôi hết sức niềm nở. Tôi vẫn khó chịu và đút hai tay vào túi quần đi thẳng. Khuôn mặt vênh váo. Ngày thứ ba vẫn vậy, anh quét rác lại chào tôi rất vui vẻ, khuôn mặt và thân hình thể hiện sự thân thiện với tôi. Tuy nhiên, trong lần này, để cho xong chuyện tôi đã trả lời anh ta một cách miễn cưỡng: ?oI am fine, thank you. And you?? (Tôi khỏe, cám ơn anh. Thế còn anh?) Tôi nói xong và chợt nhận thấy rằng mình đã cười. Tôi đã cười mà không biết, điều này không như trong kế hoạch ban đầu của một người coi thường anh công nhân dọn vệ sinh. Thú vị hơn tôi phát hiện ra khuôn mặt tươi tỉnh của chính mình, rằng hình như mình vui hơn, dễ chịu hơn, hạnh phúc hơn, thư giãn hơn. Vừa đi tôi vừa nghĩ về mình rồi lẩm bẩm: ?oTa thật là ngu dốt?. Quả thật, từ trước đến nay, trong suốt bao nhiêu năm qua tôi đã có một suy nghĩ không đúng, rằng khi cười với ai đó tôi mang lại niềm vui cho họ. Khi bắt tay ai tôi luôn nghĩ mình ban ơn cho họ. Khi gần gũi ai, tôi luôn nghĩ họ được lợi từ tôi. Và, tôi thấy mình thật sai lầm. Bởi, khi tôi cười với anh công nhân quét rác này người được lợi đầu tiên không phải là anh ta mà là chính tôi. Và tôi chợt nhận ra rằng anh ta đâu có biết tôi là ai. Anh không hề biết tôi có bao nhiêu tiền, làm chức vụ gì, có học thức đến đâu. Trong mắt anh ta tôi từ ký túc xá bước ra tức tôi là sinh viên, là người đi học. Dù có học tiến sĩ, thạc sĩ hay đại học vẫn là người đi học, là sinh viên. Mà thậm chí anh cũng chẳng quan tâm tôi có là sinh viên hay không. Trên thực tế tôi chỉ là một người châu Á da vàng, mũi tẹt. Nhưng anh ta cũng chẳng để ý đến chuyện ấy. Anh chỉ cười và chào tôi như đã và đang làm việc đó với tất cả những ai từ ký túc xá bước ra. Tất cả mọi người là bình đẳng. Tất cả chúng ta là con người. Tôi thấy xấu hổ và tôi đã nhận ra vấn đề. Tôi đã được học một bài quý giá. Từ đó đi đâu, gặp ai tôi cũng chào và cười. Không chỉ cười mà là cười rất tươi. Cười từ trái tim mình, từ đáy lòng mình. Một bữa nọ khi từ thư viện về tôi phát hiện ra Allen - người quét rác đang ngồi uống cà phê trong quán. Anh ăn mặc rất lịch sự, vừa nhấm nháp ly café vừa đọc sách. Ngạc nhiên và tò mò, tôi lại gần làm quen, cùng uống café, cùng nghe nhạc với anh. Tôi không ngờ rằng người mặc bộ quần áo bảo hộ, đi lau nhà, quét rác mỗi sáng bây giờ lại biến thành một người lịch lãm, trí tuệ thế này. Anh đọc sách say sưa và đọc khá nhanh. Bài học nữa tôi đã học được: Mỗi lúc chúng ta đang đảm nhận vai diễn nào đó, lúc đóng vai nào phải làm tốt vai đó. Hơn nữa, không nên coi thường người công nhân quét rác. Anh ấy cũng đọc sách, cũng nghe nhạc, cũng thưởng thức café và các món ăn. Allen đã kể cho tôi nghe vanh vách về Kim Tự Tháp ở Ai Cập, về những gì còn sót lại từ vườn treo Babillon ở Iraq, về vùng đất lạnh và băng giá Siberie của nước Nga. Anh nói về thời kỳ La Mã, về chiến tranh Nam Bắc của nước Mỹ, về cuộc sống của người Eskimo. Đặc biệt anh nói về Việt Nam khi biết tôi là người Việt (Sau này anh kể rằng anh cứ ngỡ tôi là người Thái hay Indonesia). Hóa ra Alen đam mê đi du lịch. Anh đi du lịch qua sách. Những hiểu biết của anh làm tôi kinh ngạc. Hóa ra anh rất hiểu biết và có trí nhớ và sự tưởng tượng tuyệt vời. Allen hỏi tôi khu vực Hạ Long có bao nhiêu hòn đảo? Khi đó, vì không biết, tôi đã nói đại rằng quãng 1.000 hòn. Allen đã giảng giải về các hòn đảo, về địa lý, khí hậu, thảm thực vật và thủy sản cũng như tính chất vùng biển của 1.960 hòn đảo, (chứ không phải con số 1.000 như tôi nghĩ) trong vùng diện tích 1.553 km2 này. Nhờ Allen mà tôi, có lẽ, đến chết không quên được những con số này.
    Allen đề nghị tôi phân tích về nhạc Việt Nam, nhất là vấn đề đặc biệt của loại nhạc 5 nốt này. Tôi ngạc nhiên vì chưa bao giờ biết đến nhạc của đất nước mình lại chỉ có 5 nốt. Tôi luôn nghĩ nhạc gì thì nhạc, đã là nhạc thì phải là 7 nốt chứ. Cuối cùng tôi đã phải há miệng ra nghe Allen nói về chèo, về cải lương, về chầu văn, và về các loại nhạc cụ của Việt Nam, đất nước nơi tôi sinh ra và lớn lên. Allen đã dạy cho tôi bài học quý giá về tính tìm tòi khám phá, rằng tôi phải đọc nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn, quan sát và ghi nhớ nhiều hơn. Chính từ bài học quý giá này mà ngay sau khi về Việt Nam tôi đã quyết định lái xe làm một chuyến xuyên Việt. Tôi cũng quyết đi tham quan toàn bộ đất nước mình, không bỏ sót tỉnh nào. Tôi chợt nhận ra rằng mình đã bỏ qua rất nhiều điều quan trọng, rằng tôi đã đi đến tận 39 quốc gia nhưng lại chẳng hiểu được nhiều thứ đang diễn ra ngay tại đất nước mình. Ngày tôi đến thăm nhà của Allen, tôi lại học thêm được một bài học quý giá nữa. Allen có khoảng gần 1.000 cuốn sách. Là người học nhiều, đi nhiều, thường xuyên mua và đọc sách nhưng tủ sách của tôi cũng chỉ có quãng 3.000 cuốn. Còn Allen, một công nhân vệ sinh đã có một tủ sách quá vĩ đại. Anh đam mê sách và đã bỏ một khoản tiền lớn ra mua, trưng bày sách. Anh nói đã đọc hết những cuốn sách này. Thậm chí có những cuốn đọc đến 2-3 lần. Tôi nhớ khi đó tôi có mong muốn quỳ dưới chân anh xin nhận anh làm thầy. Cũng tại những lần đến thăm anh, tôi đã được học cách nấu ăn. Làm sao nấu đơn giản, đủ chất, ngon miệng mà không quá cầu kỳ. Một tình bạn thân thiết đã nảy mầm giữa một doanh nhân với một anh quét rác. Chuyện này tôi không thể tưởng tượng được trước đó một vài năm. Từ ngày gặp Allen tôi bỏ hẳn các tính xấu của mình: kiêu ngạo, soi mói, coi thường người khác. Tôi cũng trở nên điềm đạm hơn, nói nhỏ hơn, ít nóng tính hơn. Tôi cũng không còn ?obệnh? nhìn hình dáng bên ngoài mà kết luận con người nữa. Tôi luôn niềm nở và giúp đỡ mọi người. Tôi quyết định chọn sứ mệnh ?osẻ chia? của mình từ ngày đó. Cũng nhờ Allen và những người thầy khác sau này tôi đã hiểu và thực hành nguyên tắc ?ocho mà không đòi hỏi, cho mà không cần nhận?. Tôi cũng đã triển khai mỗi ngày, mỗi giờ cách sống ?opay it forward? - đáp đền tiếp nối. Cũng từ ngày đó cuộc đời của tôi luôn hạnh phúc, bình an và chan chứa yêu thương. Gần chục năm đã trôi qua. Bây giờ nghĩ lại, nếu không gặp được Allen, chắc tôi vẫn đang quay cuồng trong vòng quay vô tận của đồng tiền, không chút nghỉ ngơi, không dành thời gian để hiểu và sống hạnh phúc với những người xung quanh, trong đó có các bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm. Tôi thật biết ơn thầy tôi, bạn tôi - Allen.
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Làm giàu, ai bảo không khó? (Loạt bài của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Thái Hà Books, người Đông Hòa, Đông Hưng, Thái Bình)
    Thế giới có biết bao tỷ phú chật vật với con đường khởi nghiệp, thất bại ê chề và có lúc trắng tay. Nhiều doanh nhân không có đêm ngon giấc, và có lúc họ gần như phát điên. Như vậy, ai bảo làm giàu là không khó? Tôi trăn trở nhiều khi viết bài này. Ngay chỉ cái tên thôi cũng làm tôi suy nghĩ nhiều. Nên đặt là ?oLàm giàu rất khó? hay ?oLàm giàu không hề dễ?. Đặt thế nào để toát lên ý mình định nói, để tránh hiểu lầm. Tôi viết bài này bởi đã được nghe nhiều người nói, thuyết giảng rằng - làm giàu không khó. Nếu coi ý kiến ?olàm giàu không khó? là lời khích lệ, là sự động viên, là cách để những người muốn làm giàu không bị nhụt chí thì tôi hoàn toàn đồng ý. Cần khuyến khích, cổ vũ các bạn trẻ và những ai chưa giàu có làm giàu một cách chính đáng. Còn chuyện để trở nên giàu có, thực sự giàu có, giàu có bằng chính trí tuệ, công sức của mình thì tôi thấy không hề dễ. Thậm chí là khó.
    Tôi có đọc và nghiên cứu về cuộc đời cũng như cách và quá trình làm giàu của nhiều tỷ phú trên thế giới thì thấy rằng phần nhiều họ có xuất phát điểm không thuận lợi. Có nhiều người trong số họ khởi nghiệp khá vất vả. Họ trải qua nhiều thất bại. Họ đồng hành cùng biết bao thử thách. Không ít lần, họ trở thành người trắng tay. Không biết bao đêm, họ mất ngủ. Chẳng biết bao lần, họ gần như phát điên. Họ ngày đêm trăn trở với sự nghiệp, với việc làm giàu của mình. Và họ trở nên giàu có. Họ thật sự trân trọng những đồng tiền họ kiếm được. Họ biết rằng làm giàu là quá khó. Các doanh nhân Việt Nam cũng vậy. Những người giàu Việt Nam cũng rất cực nhọc để làm ra đồng tiền. Và, họ hiểu rằng làm giàu không hề dễ. Tôi không bao giờ quên những đồng tiền đầu tiên tôi kiếm được khi học lớp 4. Ông bà nội tôi ở quê nuôi lợn. Vào thời đó, người ta dùng phân chuồng để bón ruộng, mà phân chuồng hình thành từ rơm, rạ, cỏ và phân lợn. Sau khi được những chú lợn quần nát để rồi rơm, rạ, cỏ ngấm cùng những gì lợn thải ra trong nửa năm trời người nông dân có phân chuồng để bón ruộng. Một năm cấy 2 vụ lúa, tức một năm cần 2 mẻ phân chuồng. Tôi đã nhận ra cơ hội này và đã ?odành? được ?ohợp đồng? đầu đời của mình. Tôi đi cắt cỏ bán lại cho chính ông bà nội mình. Mỗi gánh cỏ được một hào. Đống cỏ cao ngất trước cửa chuồng lợn nhà ông bà nội tôi là kết quả của ?ohợp đồng? đáng nhớ này. Cũng nhờ sức lao động, sự cần cù chăm chỉ và sự ?ođàm phán? với ông bà nội mà tôi có đến cả chục đôla khi còn bé xíu. Để rủng rỉnh tiền mua bút mực, giấy vở, dụng cụ học tập và sách,? Nhà tôi khi đó nghèo lắm. Nghèo kiết xác - như người làng vẫn nói. Tôi cũng không quên các năm từ lớp 4 đến lớp 7 mình đi cắt cỏ nuôi trâu và thực hiện ?ohợp đồng? với ông bà nội cùng ?odụng cụ hành nghề? là đôi quang gánh phải buộc lên rất cao. Người tôi quá thấp để có thể sử dụng được đôi quang và chiếc đòn gánh của người lớn! Thời đó người ta chưa làm ra quanh gánh cho trẻ con. Tôi cũng chẳng bao giờ quên được những lần bị gió thổi bay xuống ruộng hay bờ đê bởi mình không đủ sức chống chọi với gió. Nhất là gió của những ngày giông tố bất ngờ. Và có lẽ ngay khi mới học lớp 7 tôi đã có số tiền vài chục đồng, tương đương với cả vài chục đôla thời bây giờ. Những đồng tiền đã giúp tôi không phải xin tiền cha mẹ. Tôi thậm chí đã biết và có cơ hội trợ giúp cha mẹ mình trong miếng cơm, chén nước mỗi ngày. Cũng từ khi đó đến mãi bây giờ tôi không phải xin tiền bố mẹ nữa.
    Một trăm đôla đầu tiên tôi tự mình kiếm được khi học dự bị tiếng Nga (chuẩn bị trở thành sinh viên năm thứ nhất đại học) khi học tại khoa Dự bị trường Đại học Tổng hợp Matxcơva mang tên Lomonosov. Khu ký túc xá chúng tôi ở khi đó là phố Svernhika, số nhà 19. Ngay năm dự bị này tôi đã có cơ hội cầm trên tay, có cơ hội sở hữu thật sự những đồng đôla thật. Câu chuyện là khi đó các bạn sinh viên nước ngoài, nhất là sinh viên da đen bán đôla Mỹ lấy rúp Nga để tiêu (3 rúp một đôla). Những người có nhu cầu mua lại với giá 3,3 rúp lấy 1 đôla. Lãi suất 10%. Quay vòng càng nhanh, lãi càng nhiều. Vốn không phải bỏ ra thì còn gì tốt hơn. Nhưng kiếm những đồng đôla đầu tiên đó cũng không dễ. Tổn hại nơ ron thần kinh. Mất thời gian. Nguy hiểm. Rủi ro. Và tôi biết ngay từ khi đó rằng làm giàu không dễ. Cùng trong năm dự bị tiếng Nga tại thủ đô của Liên Xô những năm 80 của thế kỷ trước tôi được sở hữu 1.000 đôla đầu tiên. Thời đó đôla Mỹ bị cấm. Người Việt Nam (và cả người dân các nước xã hội chủ nghĩa) không được dùng đôla nói chi đến chuyện sở hữu. Chỉ có người các nước tây Âu, châu Phi, châu Mỹ? mới có quyền có và sử dụng ngoại tệ mạnh. Nếu bị phát hiện sở hữu hay sử dụng ngoại tệ mạnh có nguy cơ bị đuổi về nước. 1.000 đôla lúc đó tương đương với quãng 3.000 rúp là con số rất rất lớn đối với những ai chuẩn bị là sinh viên năm thứ nhất. Mà nó cũng là rất lớn đối với tất cả mọi người vì học bổng một tháng chỉ có 80 rúp, một chiếc bàn là chỉ có 7 rúp, một dây may xo để làm bếp điện chỉ có 25 xu, 1 cốc nước có ga chỉ là 1-3 xu mà thôi. Tiền giá trị vô cùng. Nhất là khi dùng tiền đó mua thuốc tây, mua đồ điện, áo bay gửi về Việt Nam.
    Từ mốc 1.000 đôla lên mốc 10.000 đôla là cả một câu chuyện
    Kiếm tiền và làm giàu ai đó tưởng dễ nhưng không hẳn như vậy. Người kinh doanh phải tính toán và lo đủ thứ. Phải tính được các rủi ro. Phải tự lên kế hoạch kinh doanh chi tiết. Phải có tư duy tổng thể. Phải quản lý được tiền. Phải quay vòng đồng tiền nhanh nhất. Mà thời đó có ai trong chúng tôi được học về quản trị kinh doanh, về bán hàng, về kiếm tiền đâu. Bao cấp mà. Nhất là lũ sinh viên ngu ngơ từ vùng quê nghèo xuất ngoại chúng tôi. Một kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời là tôi đã phải chứng kiến nỗi buồn tê tái: Mất 17.000 đôla trong khi tổng tài sản chỉ có 13.000. Tôi đã hầu như mất trí nhớ. Tôi đã hầu như phát điên. Tôi đã thất vọng và cảm thấy chán nản vô cùng. Tôi thấy cô đơn và bất lực. Và khi đó, tôi mới thấu hiểu ý nghĩa của 2 từ thiêng liêng này. Cô đơn và bất lực. Số tiền mất mát quá lớn. Lớn quá mức tưởng tượng của một cậu bé thời đó. Một bài học cũng rút ra từ đó trong tôi rằng tư duy làm giàu là quan trọng nhất. Muốn giàu thì phải có tư duy làm giàu. Nếu có tư duy làm giàu rồi thì dù có mất trắng tay cũng bắt đầu lại từ đầu và làm giàu lại một cách nhanh chóng hơn và không quá đỗi khó khăn. Tư duy làm giàu là mấu chốt, là bắt đầu của mọi bắt đầu. Sau này có cơ hội đi Mỹ, đi Anh, đi Australia, đi Nhật,? tôi có mua mua được nhiều sách dạy làm giàu bằng đủ các thứ tiếng. Tôi đã đọc ngấu nghiến để học, để hiểu, để biết cách làm giàu một cách bài bản. Tôi cũng đã may mắn mua được cuốn ?oThink and grow rich? của Napoleon Hill. Ở đó tôi tìm thấy nhiều điểm giống tư duy của tôi ngày xưa. Cuốn sách trở thành cẩm nang, sách gối đầu giường của tôi ngay từ khi mua được. Đi đâu cũng thường mang theo. Để đọc. Để ngẫm. Để ứng dụng. (Và may mắn thay chúng tôi đã mua được bản quyền cuốn này và xuất bản ra tiếng Việt với cái tên ?oThink and grow rich - 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu?). Cuốn sách đã mang lại lợi lộc lớn cho rất nhiều doanh nhân, rất nhiều bạn bè tôi, rất người muốn và đang làm giàu (như chị Trang, giám đốc John Robert Powers, như anh Steve Gandy phó chủ tịch tập đoàn Metso?)
    Cái mốc có 100.000 đôla rất đáng nhớ
    Tôi không bao giờ quên rằng mình đã để nguyên cọc tiền còn nguyên đai nguyên kiện, nguyên serie, còn bọc nguyên trong bao ny lông trong suốt để ngắm. Tôi đã ngắm rất lâu. Tôi đã ngủ cùng cọc tiền nguyên đai này suốt một đêm và trải qua những phút giây sung sướng hiếm có. Sau này khi có nhiều tiền hơn, những cảm giác ngất ngây khi sở hữu và ngắm những đồng tiền không còn nữa. Hay nói đúng hơn là không thể bằng một phần của cái ngày đáng nhớ này. Tôi nhớ rằng đã không biết bao nhiêu lần mình bị đói khi đang sở hữu một đống tiền. Đói vì nhiều khách hàng đến mua hàng. Mà toàn những lô hàng lớn, những hợp đồng ?ongon?. Mình thì không muốn từ chối. Không muốn mất khách. Họ đến lấy hàng đúng vào lúc ăn trưa, ăn tối. Nhiều ngày đứt bữa. Nhiều hôm nhai cơm như nhai rơm, nhai trấu. Còn cảm giác gì nữa đâu. Tôi không thể quên rằng đã bao lần nằm đói ở sân bay. Tiền có bao nhiêu đã mua hết hàng. Chỉ tính toán để có đủ tiền đi taxi, tiền thuê bốc vác. Nhưng máy bay chậm vì sương mù, vì tuyết rơi nhiều, vì sự cố kỹ thuật, vì trăm nghìn nguyên nhân khác. Biết vậy nhưng lần khác vẫn đói, vẫn không còn tiền để ăn - tham quá. Người kinh doanh luôn dùng tối đa số tiền, huy động tối đa tài chính để kiếm tiền, để xoay vòng. Để giàu nhanh. Để thật nhanh.
    Người có tiền, sở hữu nhiều tiền nhưng phải chịu rét cắt da cắt thịt. Phải chịu cái nóng như thiêu như đốt. Phải chịu muỗi cắn, ong châm. Phải ?ongấm? mồ hôi đầm đìa như tắm. Người có nhiều tiền nhưng nhiều khi cũng chẳng được hưởng thụ, được sướng, được làm người giàu. Mỗi đồng tiền kiếm ra là những giọt mồ hôi. Những giọt mồ hôi không chỉ thấm trên quần, trên áo, trên tóc, trên da mà ngấm vào từng đồng tiền. Mồ hôi ngấm vào khi ta nhận, khi ta đếm. Mỗi đồng tiền kiếm ra là chứa đựng những nơ ron thần kinh bị hao tổn, những suy nghĩ và tính toán, những phương án và biện pháp. Nhiều khi người doanh nhân có tâm trạng hơn cả ngồi trên đống lửa. Nhiều khi doanh nhân gần như điên khùng, nhiều khi tưởng chừng không thể vượt qua. Nhất là khi khủng hoảng. Mỗi đồng tiền kiếm ra là những vất vả, gian nan, những cực nhọc khó tưởng tượng. Bao đêm không ngủ. Bao sáng thức giấc khi cả thế giới đang ngủ ngon. Bao nhiêu ngày không nhìn thấy ánh mặt trời. Bao đêm thức chỉ nghe thấy tiếng tíc tắc của đồng hồ. Bao doanh nhân chúng ta ăn trưa chỉ là cái bánh mỳ kẹp, là bát phở nguội, là đĩa cơm bình dân. Ngồi ăn ngay tại bàn làm việc. Bao doanh nhân phải ngủ gục trên bàn. Nhiều doanh nhân, tôi biết, qua đêm tại cơ quan. Chuyện nửa đêm mò về nhà khi cả nhà đã ngủ say là chuyện thường. Cá biệt, có những trường hợp cha con cả tuần không gặp nhau: cha về thì con đã ngủ. Con đi học sáng thì cha chưa tỉnh giấc. Tôi viết bài này trong lúc đang triển khai chương trình ?o15 phút tư duy? giai đoạn 2 tại các trường đại học trên cả nước. Tôi muốn các em sinh viên thay đổi tư duy. Cần có tư duy đúng trong mọi phương diện, trên mọi lĩnh vực. Tư duy làm giàu. Tư duy thành công. Tư duy quản lý mới. Tư duy học và hành. Tư duy khởi nghiệp. Tư duy đọc sách siêu tốc?. Các trường đại học tại HN và TP HCM đã tổ chức và tôi đến để mong muốn giúp các em thay đổi tư duy. Ngay sáng nay là chương trình tư duy sáng tạo tại Đại học FPT TP HCM.
    Từ hàng chục chương trình này, với hàng nghìn bạn sinh viên tham gia tôi nhận thấy rằng, các bạn trẻ ngày nay khát khao làm giàu. Quyết tâm làm giàu của thế hệ trẻ thật là mạnh mẽ. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các em sẽ thành công. Trong quá trình giảng dạy, thuyết giảng hay trao đổi, tôi nhận thấy sinh viên Việt Nam chúng ta nắm kiến thức kinh doanh cơ bản khá tốt. Các em rất thông minh, nhanh nhẹn, có nhiều ý tưởng. Tuy nhiên, các em đang thiếu thực tế thương trường, ít va chạm. Các em chưa thật sự có những người ?othầy? có kinh nghiệm và trải nghiệm. Hơn nữa có lẽ các em chưa có tư duy làm giàu thật sự đúng, khát khao làm giàu chân chính chưa thật sự mạnh. Tôi muốn các em học được nhiều hơn nữa từ những người đi trước: từ thành công và thất bại. Để các em rút ngắn thời gian, giảm bớt vấp ngã và trở nên giàu có nhanh hơn và bền vững. Tôi muốn các em hiểu rằng làm giàu không dễ nhưng hoàn toàn có thể. Muốn giàu có phải có tư duy của một người giàu. Muốn trở thành triệu phú phải có tư duy của triệu phú. Làm giàu không dễ. Tuy nhiên làm giàu cũng là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Cần phải làm giàu để giúp mình, giúp gia đình mình, giúp quê hương mình và giúp đất nước mình. Đất nước Việt Nam chúng ta sẽ trở nên giàu có khi có rất nhiều, rất nhiều doanh nhân, rất nhiều, rất nhiều người giàu./.

Chia sẻ trang này