1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh đất và người Thái Bình

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi rapchieubongthienduong, 19/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu về Tủ sách dòng họ
    Chàng trai xuyên Việt vì ''tủ sách dòng họ''
    Trưa mùng 1 Tết sau khi thắp hương ở Văn Miếu, Nguyễn Quang Thạch, chàng trai có 13 năm theo đuổi sự nghiệp đưa sách về nông thôn bắt đầu hành trình xuyên Việt để vận động lập ?otủ sách dòng họ?. Một mình một xe, anh bỏ lại những bữa cơm đầu xuân đầm ấm bên gia đình để đến với nông dân khắp cả nước. Anh cho biết, sở dĩ phải chọn ngày mùng để bắt đầu hành trình vì chỉ thời gian này, người đi làm ăn, con cháu thoát ly mới tụ họp đông đủ bên gia đình. Việc giới thiệu mô hình "tủ sách dòng họ" của anh sẽ thu hút được sự chú ý. Sinh năm 1975 ở vùng Sơn Lệ, Hương Sơn, Hà Tĩnh, ngay từ nhỏ, cậu bé Quang Thạch đã ham mê đọc sách. Chưa học hết cấp 2, Thạch đã đọc hết tủ sách 700 cuốn của gia đình. Càng đọc cậu càng thích thú bởi kiến thức rộng lớn cũng như cuộc sống phong phú mở ra trước mắt. Cậu mong ước mỗi làng quê đều có thư viện sách để những đứa trẻ như cậu được mượn đọc thoải mái.
    Năm thứ hai đại học, Thạch gặp một phụ nữ tâm thần bỏ quê Thanh Chương, Nghệ An, đi lang thang. Thạch về hô hào các bạn ở giảng đường và trong ký túc xá giúp đỡ, tìm địa chỉ đưa chị về quê. Nhưng mọi cố gắng của anh chỉ được hai sinh viên ủng hộ. Thạch thực sự giật mình về sự hờ hững của giới trẻ. Anh thấy cuộc sống trong sách nhân văn bao nhiêu thì ngoài đời lại vô cảm bấy nhiêu. Mong ước lập tủ sách từ những ngày thơ bé bỗng chốc trỗi dậy, anh tự nhủ ?oChỉ có sách mới khiến con người ta nhân văn hơn?. Vì sinh viên đa phần từ quê ra nên Thạch quyết định bắt đầu lập tủ sách ở nông thôn. Anh dồn tiền đi khắp vùng quê tìm phương pháp đưa sách về hiệu quả. Không chọn bưu điện văn hoá, trung tâm xã hay thư viện, nhà trường để thực hiện mà Thạch chọn các dòng họ. Ý tưởng độc đáo này xuất phát từ? nghĩa địa, việc quy hoạch mộ phần. Số là trong nhiều lần ngắm nghĩa trang, Thạch đều thấy khu mộ của các dòng họ được quy tụ một cách bề thế. Anh hiểu rằng dòng họ có vị trí rất quan trọng trong đời sống cộng đồng và gia đình Việt Nam. Cấu trúc cộng đồng nông thôn được hình thành chủ yếu bởi nhiều dòng họ sống trong mỗi thôn xóm. Mỗi họ lại có một nhà thờ làm nơi gặp mặt và thờ tự tổ tiên. Ý tưởng thành lập mô hình "tủ sách dòng họ" đã bật lên trong Thạch. Khi bàn với người chú là nhà văn Nguyễn Quang Thân, Thạch được ủng hộ nhiệt tình và tặng hàng chục cuốn sách để làm vốn.

    Nhận sách từ tay Thạch, người dân còn thành kính đưa lên bàn thờ gia tiên trước khi cho vào tủ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
    Tháng 3/2007, Thạch dùng số tiền tiết kiệm hơn 10 triệu đồng của mình để bắt đầu khởi động "tủ sách dòng họ". Các họ Nguyễn Quang (họ của Thạch), Nguyễn Duy (bên bà nội của Thạch) và họ Trần (họ mẹ của Thạch) được lập tủ sách đầu tiên. Thạch chia sẻ: ?oTôi cảm động đến rớt nước mắt khi những người lớn tuổi trong họ hào hứng dặn con cháu phải quý trọng sách, còn trẻ con thì đua nhau đến mượn sách về đọc?. Thạch tâm sự: ?oĐến nhiều nơi, thấy có những làng bỏ ra 150 triệu để xây cổng làng rồi chẳng để làm gì, có thôn bỏ ra 150 triệu để xây nhà văn hóa, nhưng trong ấy chẳng có gì phổ biến văn hóa, hay có những dòng họ bỏ vài chục triệu để xây nhà thờ hoành tráng, rồi chẳng giúp ích gì cho con cháu. Nếu có khoản tiền ấy, tôi có thể mua được hàng nghìn đầu sách, và hàng chục nghìn người sẽ có sách đọc?. Hiện làm cho một tổ chức phi chính phủ, hằng tháng Thạch bỏ ra khoảng một triệu đồng tiền lương để mua sách. Anh cũng kêu gọi, ?oxin? sách ở khắp nơi để thực hiện dự án của mình. 13 năm, mô hình của anh đã xây dựng được 50 tủ sách với hơn 9.000 đầu sách ở 14 tỉnh. Ngoài ra, 4 dòng họ và 3 cá nhân đã tự nhân rộng ở 5 địa phương khác gồm Sóc Trăng, Buôn Mê Thuột, Quảng Nam, Hà Tĩnh và huyện đảo Cát Bà. Đến nay, các tủ sách đã phục vụ hàng nghìn độc giả ở thôn quê với hơn 20.000 lượt sách được mượn. Thạch chia sẻ, ngoài sự cố gắng của bản thân, anh đã nhận được sự đóng góp của 72 cá nhân trong và ngoài nước với hơn 7.000 cuốn sách, tạp chí cùng gần 70 triệu đồng và 200 USD. Dự án tủ sách vừa nhận được 400 triệu đồng từ cuộc thi Ý tưởng phục vụ cộng đồng, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép chuẩn hóa mô hình tại Thái Bình. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần sách Thái Hà cho biết: ?oTôi từng bỏ ra vài ngày chỉ để lang thang khắp Hà Nội và phát hiện ra rằng văn hóa đọc của người Hà Nội rất kém. Vậy nên khi nghe ý tưởng đem sách về nông thôn của Thạch, tôi thấy thật điên rồ, vì ở thành phố người ta còn không đọc sách huống hồ nông thôn. Nhưng khi nhìn thấy hiệu quả của mô hình này, tôi đã hiểu ra việc lập tủ sách dòng họ mới là cách làm hiệu quả. Các gia đình bảo ban nhau, các cháu bé được đọc sách từ nhỏ sẽ rất tốt".
    Nếu như trước đây tủ sách dòng họ tặng cả sách lẫn tủ thì gần đây Thạch yêu cầu các dòng họ tự bỏ tiền đóng tủ, bố trí thành viên trong dòng họ làm thủ thư, còn anh hỗ trợ từ 180 đến 250 đầu sách. Như vậy, các dòng họ gắn được trách nhiệm của mình vào việc thúc đẩy con cháu đọc sách.
    Trong mô hình của Quang Thạch, dòng họ Vũ Thế thôn Mậu Tài, xã Cẩm Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) đã tổ chức tủ sách có bài bản và hiệu quả nhất. Anh Vũ Xuân Kiên, uỷ viên Hội đồng dòng họ Vũ Việt Nam cho biết, họ Vũ cũng đã có ý tưởng thành lập tủ sách từ lâu nhưng chưa có điều kiện thực hiện. Khi anh Thạch khởi động chương trình, đại diện họ Vũ đã gọi đến anh xin sách. Với 210 cuốn ban đầu, chỉ sau 10 tháng, con cháu họ Vũ đã gửi 2.000 đầu sách về bổ sung và đã có 4.000 lượt sách được mượn. "Giờ như một thói quen, con cháu đi xa về đều tìm mua vài cuốn sách mang về làm quà. Vì thế, tủ sách của họ tôi không ngừng tăng lên cả số lượng và chất lượng", anh Kiên chia sẻ. Ấp ủ từ rất lâu, năm nay anh Thạch mới thực hiện được chuyến xuyên Việt nhằm kêu gọi các dòng họ lập tủ sách, giới thiệu tác dụng của mô hình này. Chuyến đi xuyên Việt đúng vào dịp Tết Canh Dần (bắt đầu từ ngày 14 đến 24/2) đi qua 19 tỉnh, thành phố. Đúng 13h30 ngày mùng 1 Tết, Thạch làm lễ xuất phát tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và dự kiến đến 8h30 ngày 12 (Âm lịch) anh sẽ khép lại hành trình tại TP HCM. Chuyến xuyên Việt này của anh Thạch đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủng hộ nhiệt tình. Ông Nguyễn Hữu Giới, Phó vụ trưởng Vụ Thư viện, cho hay: ?oTrong đợt này, Vụ đã gửi tặng chương trình Tủ sách dòng họ 1.700 cuốn. Hy vọng Thạch sẽ luôn giữ được tâm huyết và đam mê của mình?. Còn Thạch chia sẻ: ?oTôi hy vọng mô hình Tủ sách dòng họ với chuyến xuyên Việt lần này sẽ tạo ra hiệu ứng xây dựng tủ sách trên quy mô rộng lớn, giảm thiểu vấn đề thiếu sách ở khu vực nông thôn cũng như kêu gọi những người ở thành phố có trách nhiệm chia sẻ thông tin với dòng họ của mình ở quê".
    Đến nay tủ sách dòng họ đã nhận được 7000 cuốn sách, 700 cuốn tạp chí và 466 triệu đồng hỗ trợ. Trên 50 tủ sách được xây dựng tại 15 tỉnh trên cả nước. Những dòng họ muốn lập tủ sách có thể liên hệ với Nguyễn Quang Thạch qua số điện thoại 0912.188.644 hoặc địa chỉ://www.sachlangque.net/
    Hoàng Thùy
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Hình ảnh trong quá trình xuyên Việt
    3 h chiều mồng một Tết , tôi đầu xuất phát từ Quốc Tử Giám. Đến đường cao tốc, vừa đi vừa quan sát những cảnh vật trên đường đi. Hình ảnh cụ già dắt trâu giữa đồng trong cái rét thấu xương đã cho tôi thấy việc mình đi xuyên Việt huy động sách cho nông thôn vô cùng hợp lý. Từ Hà Nội đến Ninh Bình rồi Thanh Hóa, tôi đã gặp 4 người tâm thần ngồi bên vệ đường cao tốc và đi trong giá lạnh với những bộ quần áo rách bươm, ướt sũng lẫn nhớp nhúa mà trong lòng tràn lên lòng thương yêu vô hạn nhưng đành bất lực đi qua ngoài việc chỉ có thể chia sẻ bánh mỳ và sữa cho 2 người đầu tiên. Tối ngày mồng 3 tết, tôi ngủ ở một nhà họ hàng gần đèo Ngang huyện Kỳ Anh nơi mà những đồi sim không đủ quả nuôi người. Hình ảnh cháu bé 3 tuổi vẫn không biết nói, cười và đi cứ ám ảnh tôi trên đường đi vào Quảng Bình. Được biết, trước lúc mang thai cháu bé, mẹ bé đã bị ốm nặng và uống rất nhiều loại thuốc nên khi sinh ra bé đã bị não. Qua nói chuyện mới biết được rằng, mẹ của bé không có cơ hội tiếp cận bất cứ cuốn sách nào về y tế trước lúc có ý định mang thai. Nếu như có sách hướng dẫn chắc sẽ không có đó bé dị tật suốt đời như vậy.
    Tôi đã gặp cán bộ thư viện của 3 tỉnh gồm Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Bình. Tất cả đều rất ủng hộ mô hình bằng việc làm cụ thế. Thư viện Thanh Hóa sẽ phổ biến mô hình về các xã. Nghệ An sẽ hỗ trợ sách cho 2 tủ sách họ Hồ huyện Quỳnh Lưu trong tháng 4/2010. Thư viện Quảng Bình sẽ hỗ trợ sách một số cho các dòng họ nếu có dòng họ đăng ký xin sách. Ở Quảng Bình, một niềm vui ngoài mong đợi đã đến với tôi đó là qua giới thiệu và dẫn đường của lãnh đạo thư viên tỉnh Quảng Bình, tôi và người đồng hành đã đến thôn 5 xã Nghĩa Ninh thành phố Đồng Hơi để thăm tủ sách dòng họ Lê. Đại diện họ Lê bác Lê Văn Đệ, một giáo viên nghỉ hưu đã vận động dòng họ xây dựng 2 tủ sách, với số sách báo hiện có là 889 cuốn sách và tạp chí. Hơn một nửa số sách báo là do dòng họ tự đóng góp và số còn lại do thư viện tỉnh Quảng Bình hỗ trợ. Bác Đệ cho biết, qua đọc báo Tiền Phong năm 2007 giới thiệu tủ sách dòng họ và một số báo và truyền hình giới thiệu tủ sách dòng họ trong năm 2008, dòng họ Lê đã bàn bạc xây dựng tủ sách và khai trương vào tháng 1/2009. Đến nay tủ sách đã có 500 lượt sách được mượn mang về nhà. Số đọc tại chỗ thì không thống kê. Theo bác Đệ, dòng họ đang chuẩn bị xây nhà thờ và phòng đọc sách trong thời gian tới. Việc họ Lê tự nhân rộng mô hình sau khi đọc báo là một chỉ số đáng mừng.
    Xin mời xem ảnh tại đây http://sachlangque.ning.com/photo/albums/anh-xuyen-viet
    Để mỗi dòng họ có một tủ sách...
    TT - Với mong muốn giản đơn "nông dân được đọc sách", hơn mười năm qua chàng trai trẻ Nguyễn Quang Thạch, 34 tuổi (quê xã Sơn Lệ, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), đã dành nhiều tâm huyết cho việc đem ánh sáng tri thức đến những dòng họ VN.
    Thạch cho hay anh mê sách từ năm lớp 4, khi học hết tiểu học đã đọc hết tủ sách khoảng 700 cuốn của gia đình do người cha cũng ham mê sách mua về. "Thầy cô và bạn bè hồi ấy thường gọi tôi là mọt sách vì đi chăn trâu tôi cũng đọc sách, tiếc rằng khi ấy tôi chỉ đọc loanh quanh ngần ấy quyển thôi. Miền quê nghèo của tôi chẳng có thư viện nào, muốn mua sách thì không có tiền mà cũng chẳng có nơi bán. Với tôi, sách rất đẹp!" - Thạch cười, hấp háy mắt kính cận.
    Ý tưởng từ? nghĩa địa

    Trẻ em mê mải đọc sách tại từ đường dòng họ Nguyễn Quang (Sơn Lệ, Hương Sơn, Hà Tĩnh) -Ảnh tư liệu

    Anh Nguyễn Quang Gia (trái) - nông dân xã Sơn Lệ, (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) - bán 25kg thóc được 100.000 đồng để ủng hộ mô hình ?otủ sách dòng họ? của Nguyễn Quang Thạch -Ảnh tư liệu
    Và Thạch cũng có một thời sống như? trong sách. Những năm học đại học ở Vinh, không ít người nghĩ Thạch gàn dở kiểu Ðông Kisôt. Có một phụ nữ nghèo, ốm đau không có tiền về quê, Thạch đi quyên góp, vận động khắp ký túc xá đại học ở Vinh để giúp người phụ nữ ấy. Vận động mấy ngày nhưng chỉ có hai bạn sinh viên đồng cảm cảnh ngộ. "Hàng ngàn bạn sinh viên mà chỉ có hai người đồng cảm, tại sao trước những cảnh ngộ như vậy mà họ dửng dưng, lòng nghĩa hiệp ở đâu, tại sao lại "không đẹp" như trong sách?". Từ đấy Thạch ấp ủ một mộng ước lớn lao. Một lần đi chuyến xe lửa xuyên Việt, Thạch thấy rất nhiều nghĩa trang được quy tụ cạnh đường sắt, khu mộ của các dòng họ được quy tụ một cách bề thế. Liên tưởng dòng họ của mình, Thạch hiểu con người VN ai cũng hướng về tổ tông, cội nguồn và mong muốn dòng họ của mình có nhiều người hiển vinh. Và những người được hiển vinh, làm rạng rỡ tổ tông thường là những người nổi tiếng chịu khó, vượt lên số phận và có chữ. Ý tưởng thành lập mô hình "tủ sách dòng họ" đã bật lên trong Thạch. Khi trở về nhà, Thạch bàn với người chú của mình là nhà văn Nguyễn Quang Thân. Ông chú nghe xong ý tưởng của cháu, gật gù tâm đắc và tặng ngay hàng chục cuốn sách để làm vốn. Tháng 3-2007, Thạch bắt đầu khởi động "tủ sách dòng họ" bằng ba tủ sách: họ Nguyễn Quang (họ của Thạch), họ Nguyễn Duy (bên bà nội của Thạch) và họ Trần (họ mẹ của Thạch) với số vốn đầu tư hơn 10 triệu đồng từ tiền gửi tiết kiệm của Thạch. Thạch đã rơi nước mắt trong ngày khai trương tủ sách dòng họ Nguyễn Quang khi thấy đông đủ các cụ và con cháu của dòng họ tập trung tại từ đường. Cụ trưởng họ long trọng tuyên bố: "Từ nay con cháu được thoải mái tiếp cận nguồn tri thức vô hạn, con cháu phải có trách nhiệm áp dụng tri thức vào cuộc sống để cuộc sống khá lên. Và cũng phải có trách nhiệm làm cho tủ sách của dòng họ ngày càng nhiều sách hơn, đông người đọc hơn?".
    18 dòng họ đã vào cuộc
    Ông Vũ Quốc Ái - thủ thư tủ sách dòng họ Vũ ở làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, Hải Dương - cho hay tủ sách dòng họ Vũ do anh Nguyễn Quang Thạch vận động khai trương từ 15-3-2009 tại từ đường họ Vũ. Tủ sách đã thu hút đông đảo bà con trong họ, nhất là các cháu học sinh hằng ngày tập trung đến từ đường đọc sách rất vui. Các ông bà nông dân chăm chú đọc sách hướng dẫn nuôi cá, nuôi bò rồi bàn chuyện làm theo sách rất sôi nổi. "Từ khi có tủ sách dòng họ, khoảng 50 con cháu dòng họ Vũ khắp mọi miền đất nước gửi sách về vì biết dòng họ đã có tủ sách cho con cháu đọc và chúng tôi sẽ thoát nghèo bằng tri thức" - ông Ái vui vẻ nói. Nguyễn Quang Thạch cho hay trong hai năm qua anh đã vận động được 18 dòng họ của bảy tỉnh từ Bắc đến Nam đóng tủ và anh đưa sách về. Phương thức thành lập tủ sách dòng họ của Thạch rất đơn giản, anh đến vận động từng dòng họ đóng tủ sách. "Dòng họ nào đóng được tủ chứng tỏ họ có ý thức cầu thị việc đọc sách và tôi sẽ đưa sách về" - Thạch cho biết. Sách tặng tủ sách chủ yếu do Thạch đi vận động và trích từ tiền tiết kiệm của mình, mỗi tháng 700.000-1.000.000 đồng để mua sách. Ðược tin Thạch vận động nguồn sách cho những dòng họ, nhiều nhà văn, học giả đã gửi tặng sách để Thạch đưa sách về nông thôn. Mỗi khi được mời về một chi họ tặng sách, Thạch lại cảm động khi thấy các em học sinh ào tới tủ sách tranh nhau chọn sách, lần giở từng trang chăm chú đọc. "Các em giống hình ảnh của tôi ngày xưa, ham mê sách và thích tìm tòi" - Thạch nói. Trong năm 2009, Thạch có dự định đi xe máy xuyên Việt để tạo hiệu ứng xã hội về sách cho nông thôn VN. "Tôi tin tưởng từ mô hình tủ sách dòng họ, văn hóa đọc sẽ hình thành và dân trí sẽ được nâng lên" - Nguyễn Quang Thạch nói với vẻ đầy tin tưởng.
    ĐỖ HỮU LỰC (báo Tuổi trẻ) http://tusach.tuoitre.com.vn/ArticleView.aspx?ArticleID=310463&ComponentID=1
    Tủ sách dòng họ: sửa chữa một nghịch lý
    Tôi ủng hộ ý tưởng, nhiệt tình và những hành động có kết quả tích cực của Nguyễn Quang Thạch về lập những tủ sách ở làng, giao cho dòng họ quản lý. Bởi hiện đang có một nghịch lý cần được quan tâm: thành phố dân trí cao hơn nông thôn, nhiều sách đến mức thừa thãi nhưng ít người đọc vì họ có nhiều phương tiện nghe nhìn, giải trí. Ngược lại, nông thôn đói đọc lại no thời gian rỗi, trong khi sách vẫn còn là xa xỉ phẩm (nhiều khi đắt hơn nước hoa). Vậy là người không có thời gian và hứng thú đọc thì không biết dùng sách để làm gì. Người muốn đọc lại không có sách. Cũng giống như người giàu để hư thức ăn trong tủ lạnh trong khi phải đi hút mỡ, còn người nghèo không có mà ăn, suy dinh dưỡng triền miên. Hãy đưa sách về nông thôn càng nhiều càng tốt để sửa lại nghịch lý ấy. Hệ thống thư viện của xã đã có từ lâu nhưng nơi có nơi không, vùng sâu vùng xa cần sách thì không có. Vả lại, giao sách cho ?ocán bộ văn hóa? nửa lương hoặc không lương thì sách chỉ còn là những con họa mi giấy nằm trong tủ, không quay vòng, bảo tồn hay phát triển được. Cảnh đó đã tồn tại bao nhiêu năm nay ai cũng biết. Tủ sách của dòng họ thì khác. Người ta tự hào vì dòng họ mình ham đọc ham học. Người ta chăm chút kiến thức cho con em. Họ nào cũng có tộc trưởng trông coi thờ cúng, giỗ chạp. Bây giờ thêm việc thủ thư tuy không lương cũng thêm vui. Người ta rất hào phóng khi sách được người của các dòng họ khác mượn về đọc. Cuối cùng sách được giữ tốt, được quay vòng nhiều hơn, được nhân lên nhanh chóng vì họ nào cũng có người sinh sống và làm việc ở thành phố. Ý tưởng của Thạch đã được nhiều nhà văn hóa, nhà văn, nhà sử học... trong nước ủng hộ thiết thực bằng cách tặng hàng ngàn cuốn sách. Hàng chục tủ sách dòng họ đã được lập. Còn ít nhưng chắc, có triển vọng phát triển. Tôi tin rằng nếu ngành văn hóa ủng hộ thêm nữa (ủng hộ chứ không phải quản lý nhé), mọi người tặng cho nông thôn thêm nhiều sách dù đã đọc rồi, đáng lẽ đưa bán ve chai thì triển vọng sẽ có hàng ngàn tủ sách cho các dòng họ và một dòng suối sách sẽ chảy về làng, góp phần làm tươi mới và nâng cao đáng kể linh hồn một nông thôn đang buồn tẻ và thiếu thốn nhiều thứ về văn hóa. (nhà văn NGUYỄN QUANG THÂN )
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Dự án: Không gian đọc
    Thư viện miễn phí dành cho cộng đồng tại nông thôn
    1. Thông tin chung:

    Logo Không gian đọc do anh Đỗ Cao Chiến, người gốc An Hiệp, Quỳnh Phụ, họa sĩ chế bản báo Lao Động thiết kế (trái)/ Tham quan di tích lịch sử Quỳnh Phụ 5 Tết 2009 (phải)
    Với tiêu chí chia sẻ và kết nối những người say mê đọc sách báo, có suy nghĩ cởi mở; Không gian đọc là hình thức thư viện miễn phí, được thành lập vào ngày 25/ 04/ 2008, đặt tại nhà người yêu thích đọc sách báo, có tinh thần cộng đồng tại nông thôn; nhằm cung cấp thông tin cho một số cộng đồng tại nông thôn, đặc biệt là giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, mở rộng kiến thức, tầm hiểu biết; góp phần giúp họ hình thành tri thức, nhân cách, lòng trắc ẩn và tính cộng đồng trong mỗi cá nhân. Theo chiến lược, sẽ phát triển thành chuỗi Không gian đọc đặt tại nhà dân ở các vùng nông thôn, cung cấp sách báo miễn phí cho người dân nông thôn. Từ đó sẽ giúp người nông dân hình thành ý thức đọc và tự nguyện mua sách báo, tìm kiếm thông tin hữu ích.
    Không gian đọc là nhóm hoạt động cộng đồng do anh Phạm Bắc Cường, anh Nguyễn Văn Quân, và chị Kiều Bạch Tuyết thành lập vào ngày 25/ 04/ 2008 tại thôn An Phú, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

    Từ trái qua: Mừng tuổi các thế hệ nghệ nhân của đội chèo Quỳnh Côi ?" trong chương trình tham quan Quỳnh Phụ và giao lưu với đội chèo An Phú 5 Tết 2009/ Bạn đọc thân thiết tự ghi chép người mượn/ Không gian đọc An Phú hè 2009
    2. Mục đích, ý nghĩa:
    - Tên dự án: Không gian đọc
    - Khẩu hiệu: Chia sẻ và kết nối
    - Đối tượng hướng tới và hưởng lợi của dự án:
    - Đối tượng hưởng lợi của dự án:
    Tất cả mọi đối tượng quan tâm, trong đó chú trọng tới học sinh, giáo viên và nông dân, tiểu thương ?" phù hợp với nhân dân trong khu vực (dự kiến trong khu vực bán kính 7 ?" 10 km, từ xã Quỳnh Hải), những điểm xa hơn đã có điểm An Ấp, An Quí, An Tràng (phía Nam), Đại Phú ?" Quỳnh Sơn (phía Bắc) và một số điểm khác hỗ trợ.
    Ảnh dưới: Nghỉ trưa tại bến Tượng ?" di tích lịch sử thời Trần, bên bờ sông Hóa ?" trong khu di tích đền A Sào (An Thái, Quỳnh Phụ) ?" đệ nhị sinh từ thờ Hưng Đạo Vương ?" trong chuyến tham quan Quỳnh Phụ mồng 5 Tết 2009
    - Mục đích, ý nghĩa:
    + Với nhóm học sinh phổ thông, sẽ chú trọng tới việc giúp các em củng cố kiến thức đã học ở trường bằng những loại sách nâng cao; giúp các em mở rộng kiến thức lĩnh vực liên quan về văn hóa, nghệ thuật, gương danh nhân, doanh nhân, những câu chuyện cảm động về cuộc sống, tính nhân văn, vì cộng đồng?góp phần hình thành văn hóa nền bước đầu và tập thói quen cho các em khả năng tự học, ham đọc, ham tìm hiểu.
    + Với nhóm bạn đọc là giáo viên, viên chức sẽ giúp họ củng cố và mở rộng kiến thức, để có thể chia sẻ tốt hơn với các nhóm cộng đồng liên quan. Với nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế này, sẽ dần tạo thói quen say mê sách báo và hướng họ tới việc tự đặt mua sách báo trong thời gian tới qua việc giới thiệu những điểm bán sách báo giảm giá tại Hà Nội, Sài Gòn và những điểm lân cận, hoặc ít nhất có thể đặt một số đầu báo, tạp chí hữu ích thường xuyên hoặc truy cập internet thường xuyên.
    + Với nhóm bạn đọc là nông dân, tiểu thương?sẽ giúp họ tìm kiếm thông tin cho việc sản xuất, kinh doanh theo Hiến pháp và pháp luật của nhà nước; đồng thời giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn con cái, góp phần tạo cầu nối giữa hai thế hệ; giúp họ có thói quen tìm hiểu thông tin.

    Quà tặng cho bạn đọc thân thiết năm 2008 (trái)/ và năm 2009/ Soạn, dán lại sách báo ?" công việc thường xuyên của KGĐ An Phú/
    3/ Tình hình phát triển: (cập nhật tới tháng 3/ 2010)
    3.1/ Hoạt động sách:
    - Sau gần hai năm hoạt động, tới nay Không gian đọc (KGĐ) đã có 3 điểm chính thức và một số điểm bán chính thức tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình: thôn An Phú, xã Quỳnh Hải (trung tâm huyện), thôn Đại Phú, xã Quỳnh Sơn (phía Tây huyện), thôn Tràng, xã An Tràng (phía Đông huyện), xã An Quí, xã An Ấp, trường tiểu học Quỳnh Giao, trường THCS thị trấn Quỳnh Côi, trường PTTH Quỳnh Côi, trường THCS xã An Dục và một điểm tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
    - Không gian đọc An Phú ?" điểm thành lập đầu tiên (gần hai năm), đến nay có khoảng 1000 đầu sách, 5 đầu báo, tạp chí thường xuyên và chừng 10 đầu báo, tạp chí không thường xuyên, với khoảng 1000 bạn đọc, trong đó 80 % là học sinh tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học, còn lại là giáo viên, tiểu thương, nông dân, thợ thủ công, viên chức, cán bộ về hưu. Hiện nay, với độc giả là học sinh thì KGĐ An Phú chỉ cho mượn đọc tại chỗ hoặc mượn về vào hai ngày: thứ 7 và chủ nhật (theo Thẻ bạn đọc); với nhóm bạn đọc khác thì được mượn không theo thời gian cố định. Đây là điểm Không gian đọc tốt nhất do quản lý tốt, không gian rộng rãi, ở vị trí trung tâm huyện, đầu mối thông tin, có nhiều sách báo nhiều đề tài, nhiều lứa tuổi.
    - Không gian đọc Đại Phú có chừng 200 đầu sách, 3 đầu báo thường xuyên và một số đầu báo, tạp chí không thường xuyên, với khoảng 20 người đọc, chủ yếu là cán bộ thôn, xã Quỳnh Sơn và lân cận.
    - Không gian đọc An Tràng có chừng 200 đầu sách, một số đầu báo, tạp chí không thường xuyên, với khoảng 100 người đọc, 90 % là học sinh, 10 % là sinh viên, nông dân, viên chức.
    - Không gian đọc Sìn Hồ chưa phát triển tốt do ở quá xa, điều kiện liên lạc, vận chuyển sách báo không thuận lợi.
    - Ngoài ra, còn một số địa điểm khác bán chính thức tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình: xã An Quí, xã An Ấp, trường tiểu học Quỳnh Giao, trường THCS thị trấn Quỳnh Côi, trường PTTH Quỳnh Côi, trường THCS xã An Dục?
    - Tuy có xảy ra tình trạng một số bạn đọc (nhất là học sinh) mượn sách không trả, mang đi bán cho hiệu sách cũ, nhưng nhìn chung các hoạt động của KGĐ, nhất là KGĐ An Phú đã đi vào nề nếp, nhiều bạn đọc mang sách, báo cũ tới tặng lại KGĐ. Nhiều bạn đọc thân thiết tới thay nhau quản lý KGĐ.
    3.2/ Hoạt động khuyến đọc, cộng đồng:
    - Tổ chức tham quan di tích lịch sử quê hương Quỳnh Phụ và giao lưu với nghệ sĩ chèo Xuân Lựu của đoàn chèo Thái Bình, đội chèo An Phú tìm hiểu nghệ thuật chèo của quê hương vào tháng 12/ 2008 và ngày mồng 5 Tết năm 2009; tặng quà cho đội chèo An Phú, trồng cây tại một số di tích An Phú; tặng quà cho em Hoàng Thị Nhàn ?" bị bệnh xương thủy tinh ở thôn Lạc Cổ, xã An Dục, Quỳnh Phụ, Thái Bình; tặng sách cho điểm thư viện miễn phí của cụ Tô Văn Sắc, chợ Nội, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình?
    3.3/ Tình hình tài trợ:
    - Bước đầu, Không gian đọc đã được sự hỗ trợ của Thư viện tỉnh Thái Bình qua việc mời quản lý điểm Không gian đọc An Phú tham gia lớp đào tạo thủ thư.
    - Với mỗi điểm Không gian đọc, nhóm quản lý đều có bước đi phù hợp thông qua việc chọn lọc sách báo phù hợp với từng nhóm đối tượng (ví dụ với học sinh là truyện tranh, truyện thiếu nhi, gương danh nhân, trí thức, doanh nhân, sách văn học, sách hướng nghề?; với giáo viên là sách về giáo dục, sách văn học; với nông dân, người cao tuổi là sách văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tâm linh?)
    1. Anh Nguyễn Khắc Thành ?" Công ty FPT (Hà Nội)
    - 100 cuốn sách do anh Thành tặng đã để lại tại Không gian đọc An Phú
    - 1 triệu đồng anh Thành tặng + với 200.000 đồng từ quỹ của Quỹ Không gian đọc đặt mua 4 chiếc ghế đá đặt ở sân của KGĐ An Phú để bạn đọc tới đọc sách, báo tại chỗ.

    Tìm hiểu nghệ thuật chèo với NS Xuân Lựu (Nhà hát chèo Thái Bình)/ Giao lưu, tìm hiểu nghệ thuật chèo với đội chèo An Phú, Quỳnh Hải/ Vợ chồng anh Nguyễn Văn Quân, quản lý Không gian đọc An Phú tặng quà cho Đội chèo An Phú (2009)
    2. Thời báo kinh tế Sài Gòn:
    - Thời báo kinh tế Sài Gòn tặng nhiều (chừng 200 kgs) báo Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời báo vi tính Sài Gòn các năm 2007 ?" 2008 , các báo khác. Số báo này được phân phối đều cho 3 điểm chính thức của KGĐ và mấy điểm chưa chính thức của KGĐ cũng như một số đầu mối thông tin của KGĐ (hiệu trưởng, giáo viên, viên chức) tại Thái Bình; thư viện miễn phí của cụ Tô Văn Sắc (thôn Nội, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Cụ Sắc năm nay 79 tuổi, còn minh mẫn, khá khỏe mạnh, trước đây là nhân viên ngành văn hóa Thái Bình. Từ khi về hưu đến nay, hàng tháng cụ đều đặn đạp xe hoặc đi ô tô xuống Tp Thái Bình mượn hoặc thuê sách báo về nhà cho học sinh, nông dân, viên chức trong vùng đọc miễn phí).
    3. Anh Nguyễn Đình Tú, nhà văn, tạp chí Văn nghệ quân đội (Hà Nội): tặng chừng 100 kgs sách, báo cũ, mới. Số sách, báo này được phân phối cho các điểm KGĐ, một số đầu mối thông tin (hiệu trưởng, giáo viên,
    viên chức?) tại Quỳnh Phụ, Thái Bình.
    4. Chị Cẩm Hà ?" giám đốc điều hành công ty Bun & Anh em (sản xuất, kinh doanh sách, đồ chơi thiếu nhi tại Sài Gòn): tặng khoảng 30 kgs sách báo mới, cũ, trong đó có 7 tập Harry Potter dầy mới. Số sách báo này được chuyển cho em Hoàng Thị Nhàn, 17 tuổi, bị bệnh xương thủy tinh, là học sinh giỏi, đang học lớp 7, trường THCS xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Bố mất đã lâu, hiện nay Nhàn sống cùng ông nội (80 tuổi), mẹ và em trai là Hoàng Văn Hanh (15 tuổi cũng bị xương thủy tinh, nhưng bệnh nặng hơn vì chỉ nằm một chỗ) tại thôn Lạc Cổ, xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Nhàn đã dạy em trai học hết lớp 5 và mới mở lớp dạy miễn phí cho trẻ em trong xóm.
    5. Thư viện gia đình Minh Phương của chú Minh (Phó giám đốc Bảo tàng văn học Việt Nam) ?" cô Phương (chuyên viên, Bảo tàng cách mạng Việt Nam)
    6. Thư viện gia đình Minh Phương tặng 10 năm tạp chí Xưa & nay của Hội khoa học lịch sử Việt Nam từ số đầu tiên tới năm 2001 (được đóng thành quyển, bìa cứng). Số tạp chí này được chuyển về KGĐ An Phú.
    7. Anh Nguyễn Cảnh Bình, chủ tịch HĐQT, giám đốc điều hành công ty sách Alpha (Hà Nội) tặng một số cuốn sách mới về phát triển tư duy của Alphabook: Những điều trường Harvard thật sự dạy bạn, Những kẻ xuất chúng?Số sách này được chuyển về KGĐ An Phú./.
    8. Chùa Giác Ngộ và sư cô Diệu Huệ tặng một số sách về đạo Phật
    9. Công ty văn hóa Phát Quang: tặng một số sách về đạo Phật
    10. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc công ty CP sách Thái Hà & Công ty CP sách Thái Hà: tặng một số sách và chiết khấu 35 ?" 50 % cho mỗi đầu sách mua tại công ty theo giá bìa.
    Không gian đọc xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà hảo tâm, các bạn đọc gần xa và các bạn trong nhóm Không gian đọc vì sự phát triển của Không gian đọc trong 2 năm qua.
    ảnh bên: Trồng cây tại miếu An Phú ?" Tết 2009
    - Mọi chi tiết xin vui lòng liên lạc:
    - Tại TP Hồ Chí Minh và trên toàn quốc:
    Anh Phạm Bắc Cường, Sáng lập viên, Trưởng quản lý nhóm Không gian đọc
    YM: thuvienmienphianphu
    Email: khonggiandoc.anphu@gmail.com/ thuvien.mienphi.anphu@gmail.com
    Điện thoại di động: 0988 683 980/ 0949 980 358
    - Facebook: www.facebook.com/khônggianđọc
    Ảnh dưới: Danh sách các nhà tài trợ, hảo tâm của Không gian đọc
    - Tại Thái Bình:
    Anh Nguyễn Văn Quân, Sáng lập viên, Phó quản lý nhóm Không gian đọc
    Điện thoại di động: 0987 805 260
    Thôn An Phú, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
    - Tại Hà Nội:
    Chị Nguyễn Thu Phương: Phó quản lý Không gian đọc
    Điện thoại di động: 0912796281
    YM & email: mulan1712@yahoo.com
    Chị Kiều Bạch Tuyết:
    Điện thoại di động: 01674520313/ YM & email: kieutuyet2007@yahoo.com
    Anh Phạm Hoàng Cảnh:
    Điện thoại di động: 0902192921
    YM: canhph2000/ Email: pham.hoang.canh@gmail.com/ canhph2000@yahoo.com
    Anh Nguyễn Văn Tráng
    Điện thoại di động:0988015519/ YM & email: trangs86@yahoo.com.vn
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Giao lưu Văn hóa đọc với nông thôn tại Quỳnh Phụ, Thái Bình
    Văn hóa đọc với nông thôn là chủ đề của chương trình giao lưu với tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch HĐQT, giám đốc công ty cổ phần sách Thái Hà diễn ra chiều 18/4/ 2010 tại thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.
    Những người yêu thích đọc sách báo tại Quỳnh Phụ, Thái Bình và các vùng lân cận đã gặp gỡ với ông Nguyễn Mạnh Hùng - một trong những diễn giả về văn hóa đọc uy tín, nhiều tâm huyết nhất hiện nay, cũng như với anh Nguyễn Quang Thạch, người sáng lập và quản lý Tủ sách dòng họ, nhằm chia sẻ niềm say mê sách báo, tiếp cận thông tin phục vụ cho học tập, công việc, và cuộc sống của mỗi người, góp phần hướng tới xây dựng một cuộc sống nhân văn, tinh thần vì cộng đồng.
    Đây là chương trình do Phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ, Trung tâm văn hóa thể thao và du lịch huyện Quỳnh Phụ và trường THCS thị trấn Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình tổ chức nhằm chào mừng ngày đọc sách thế giới 23/4 - sáng kiến của UNESCO ?" ngày hội được tổ chức hằng năm. Chương trình cũng hưởng ứng quan điểm đường lối và chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển văn hóa đọc, với quan điểm: ?ođầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục, cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam; nâng cao nhận thức của xã hội, của chính quyền các cấp, của các cơ quan về vai trò của thư viện trong thời kỳ mới. Vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng sự nghiệp thư viện, tạo điều kiện cho nhân dân và các tổ chức xã hội được tham gia một cách chủ động, bình đẳng vào các hoạt động thư viện?góp phần nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân?.
    Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bạn đọc tại địa phương. Ước tính có chừng 400 người tham gia buổi chương trình này. Phần 1 của chương trình, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ những quan điểm của mình về văn hóa đọc với nông thôn xoay quanh vấn đề, như: nông thôn có cần đọc sách không, đọc sách gì, đọc như thế nào, thời gian đọc ra sao, nguồn cung cấp tại đâu...Đặc biệt hào hứng nhất là phần 2 khi khán giả trực tiếp đặt câu hỏi giao lưu với tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: ?oChương trình giao lưu với bạn đọc tại Quỳnh Phụ vô cùng tuyệt vời. Sự đón tiếp quá tuyệt vời của Quỳnh Phụ, với tình cảm của người dân nơi đây thật khó quên; lãnh đạo địa phương vô cùng chu đáo và ân cần. Chương trình hát chèo quá ấn tượng, khiến tôi được sống lại những kỷ niệm thời thơ ấu tại quê hương Thái Bình. Tôi đã nói chuyện say sưa quên cả thời gian, đến mức về Hà Nội chậm mất 30 phút cho chương trình giao lưu buổi tối. Tôi xin hứa sẽ quay lại Quỳnh Phụ?. Ngoài ra, khán giả còn được giao lưu với anh Nguyễn Quang Thạch, người sáng lập và quản lý Tủ sách dòng họ - dự án cung cấp sách báo miễn phí cho người dân nông thôn thông qua kênh truyền dân là các dòng họ.
    BTC đã trao 10 phần quà dành cho bạn đọc thân thiết, có đóng góp thiết thực trong việc gây dựng cộng đồng văn hóa đọc tại Quỳnh Phụ thời gian qua. Công ty sách Thái Hà cũng trao tặng 10 phần quà dành cho học sinh nghèo học giỏi và trao tặng hàng trăm đầu sách cho bạn đọc tại Quỳnh Phụ.
    Quỳnh Phụ, là huyện có vị trí chiến lược của tỉnh Thái Bình với 2 cửa ngõ quan trọng thông thương với các tỉnh bạn. Phía Tây bắc, dọc theo tỉnh lộ 217, qua bến Hiệp là tỉnh Hải Dương. Phía Đông bắc, theo quốc lộ 10, qua cầu Nghìn là huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Đây là mảnh đất có cư dân sinh sống lâu đời nhất và thị trấn huyện lỵ Quỳnh Côi được thành lập và công nhận là thị trấn sớm nhất của tỉnh Thái Bình. Phía Đông giáp huyện Thái Thụy và huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Phòng. Tây giáp huyện Hưng Hà. Nam giáo huyện Đông Hưng. Bắc giáp Hải Dương và Hải Phòng. Diện tích: 205,6km2, Dân số: 239.800 người (2004), Mật độ dân số: 1.166 người/km2, gồm thị trấn Quỳnh Côi và 37 xã. Huyện Quỳnh Phụ nay được hợp nhất từ hai huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực năm 1969. Đầu thời Trần đất này thuộc huyện A Côi và Đa Dực, thuộc lộ An Tiêm. Thời phong kiến mảnh đất nhỏ bé này đã có 23 người con thi đỗ tiến sỹ. Quỳnh Phụ cũng là quê hương của nghệ thuật chèo (Quỳnh Hải), tuồng (Vũ Hạ) và múa Bát Dật ?" tương truyền là điệu múa cung đình thờ Lý ở Lộng Khê, An Khê, hội kéo chữ cổ truyền; hệ thống di tích: đền chùa La Vân thờ quốc sư thời Lý Nguyễn Minh Không, đền Đồng Bằng ?" một trong những trung tâm của tín ngưỡng Tứ phủ, đền A Sào ?" đệ nhị sinh từ thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, đình đá làng Vược (An Hiệp), chùa Đào Xá (An Đồng) có những pho tượng đá thời Mạc rất đẹp?Là huyện không có nhiều thế mạnh kinh tế cũng như không thuận tiện về giao thông, nhưng vài năm trở lại đây, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là điểm sáng về phong trào đọc sách. Dự án Tủ sách dòng họ do anh Nguyễn Quang Thạch sáng lập đã triển khai được 8 điểm tại đây, trong đó 5 điểm tập trung ở xã An Dục, 2 điểm ở xã An Vũ, 1 điểm ở xã Đồng Tiến, thu hút hàng trăm lượt bạn đọc miễn phí. Mô hình này tại Thái Bình vừa được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận là điểm điển hình và khuyến khích nhân rộng ra cả nước. Dự kiến tới hết 2011, Tủ sách dòng họ sẽ triển khai tới 20 điểm tại Quỳnh Phụ, Thái Bình. Ngoài ra, tủ sách Không gian đọc ?" miễn phí dành cho cộng đồng của nhóm tình nguyện Không gian đọc cũng được triển khai tại một số xã trong huyện, đến nay cũng thu hút hàng nghìn lượt bạn đọc là giáo viên, học sinh, nông dân, tiểu thương, viên chức, cán bộ về hưu?giúp ích cho việc học tập, công tác của mọi người.
    Trước hết, với tư cách là đại diện của nhóm tình nguyện Không gian đọc, và xin tài trợ , Phạm Bắc Cường xin chúc mừng tới toàn thể các thầy cô giáo, các bác, cô chú, các bạn và các em đã thành công với chương trình Văn hóa đọc tại nông thôn, giao lưu với tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng (quê ở Đông Hòa, Đông Hưng, Thái Bình), chủ tịch HĐQT, giám đốc cty CP sách Thái Hà, diễn ra vào ngày chủ nhật 18/4/ 2010 tại rạp 19/5, thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
    Xin trân trọng cảm ơn anh Nguyễn Mạnh Hùng và Thái Hà books, anh Nguyễn Văn Thọ, vợ chồng anh Nguyễn Xuân Diện, anh Nguyễn Quang Thạch (Tủ sách dòng họ), các anh chị phóng viên đã nhận lời về nói chuyện với bạn đọc - những người đã, đang và sẽ say mê sách báo tại Quỳnh Phụ, Thái Bình. Cảm ơn anh đã truyền lửa cho rất nhiều bạn đọc Quỳnh Phụ, Thái Bình. Rất mong có dịp được đón anh quay trở lại Quỳnh Phụ, Thái Bình.
    Xin gửi lời cảm ơn tới những nhà lãnh đạo huyện, tỉnh (chú Thưởng, phó chủ tịch huyện Quỳnh Phụ, phụ trách văn hóa; chú Nguyễn Phúc Điền, phó giám đốc Sở VHTT và DL tỉnh Thái Bình, chú Vũ Mạnh Quang, giám đốc thư viện tỉnh Thái Bình, cô Lê Thị Thanh Đài, phó giám đốc thư viện tỉnh Thái Bình...) đã nhiệt tình tạo điều kiện để chương trình diễn ra.
    Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Tiến Dũng, hiệu trưởng trường THCS thị trấn Quỳnh Côi (thầy giáo cũ của Phạm Bắc Cường), thầy Bùi Kiều Huynh, hiệu trưởng trường THCS An Vinh (thầy giáo cũ của Phạm Bắc Cường; nhưng rất tiếc là khi chương trình sắp diễn ra thì thầy bị bệnh phải lên Hà Nội khám sức khỏe tổng thể, nên không thể tham gia), thầy Hạnh, trưởng phòng giáo dục, thầy Doanh - phó trưởng phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ, chú Hoàng Xuân Xợp - giám đốc trung tâm văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ...đã bao quát, đốc thúc chương trình. Chương trình không thể vượt qua nếu không có sự nhiệt huyết của các thầy, các chú.
    Xin được ghi nhận sự nhiệt tình của các thầy cô giáo trẻ, các anh, các chị, các bạn và cảm ơn toàn bộ mọi người đã chung sức, đồng lòng để chương trình thành công, thậm chí thành công ngoài sức tưởng tượng như nhiều thầy cô, cô chú trong BTC, khán giả nói.
    Đặc biệt xin được cảm ơn các nhà hảo tâm: cha con ông Nguyễn Văn Thiệu (thầy thuốc Đông y, giám đốc công ty Đông Nam Nguyễn Thiệu tại An Phú, Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ và anh Nguyễn Thanh Hải, chủ tịch HĐQT, giám đốc cty CP Việt Tiên Sơn, Chí Linh, Hải Dương), ông Lê Thanh Bình (người An Phú, Quỳnh Hải, trưởng đại diện báo Sài Gòn giải phóng tại Cần Thơ), anh Nguyễn Văn Quyết (An Phú, Quỳnh Hải, giám đốc điều hành công ty CP công nghệ Anh Kiệt, Hà Nội), bạn Nguyễn Đức Doản (A Mễ, Quỳnh Trang, giám đốc điều hành công ty CP Mai Hiên, Hà Nội), anh Vũ Hồng Thụy (Bái Trang, Quỳnh Hoa, giám đốc điều hành cty sản xuất chăn ra gối đệm và TP kinh doanh một cty hóa chất tại Hà Nội), anh Nguyễn Duy Dương (Quỳnh Thọ, giám đốc điều hành cty đào tạo, tư vấn nhân sự tại TP HCM), bạn Phạm Hoàng Thiện (An Phú, Quỳnh Hải, nhân viên Sở giao thông vận tải tỉnh Thái Bình)...đã nhiệt tình hỗ trợ tài chính cho chương trình. Rất mong các bác, các chú, các bạn tiếp tục đồng hành trong những chương trình tới tại quê hương.
    Và sau cùng, xin cảm ơn sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của tất cả bạn đọc Quỳnh Phụ, Thái Bình - những người nhen lửa, truyền lửa và sẽ giữ lửa văn hóa đọc ở Thái Bình và hy vọng sẽ lan tỏa sang nhiều nơi khác.
    Sắp tới, nhóm tình nguyện Không gian đọc sẽ nhờ thư viện tỉnh Thái Bình tư vấn để lựa chọn mô hình hoạt động thích hợp theo quy định mới của nhà nước trong lĩnh vực quản lý tủ sách gia đình, thư viện cá nhân có phục vụ (miễn phí) cộng đồng. Vừa qua, cô Lê Thị Thanh Đài, phó giám đốc thư viện tỉnh và anh Kết, quản lý thư viện huyện Quỳnh Phụ đã tới Không gian đọc An Phú gặp anh Nguyễn Văn Quân, quản lý Không gian đọc An Phú để trao đổi, bàn bạc để tìm ra cách thức hoạt động phù hợp với quy định mới của nhà nước mà vẫn đảm bảo hiệu quả, phục vụ tốt cho bạn đọc gần xa.
    Một điều rất vui là khii đón tiếp đoàn Thái Hà, quan khách và báo chí buổi sáng và giao lưu buổi chiều, có bà cháu: bà Vũ Thị Nga và cháu Hoàng Anh (học sinh trường PTTH Quỳnh Côi).
    Bà Vũ Thị Nga, năm nay, 68 tuổi, ở xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Phụ, vốn là nhân viên bưu điện, giáo viên về hưu, nay gánh thêm trách nhiệm nuôi dạy cháu ngoại là em Hoàng Anh. Khi nghe cháu ngoại muốn tới Không gian đọc mượn sách và đọc sách, bà đạp xe tới tận nơi kiểm chứng và sau đó vẫn đạp xe 15 km từ Quỳnh Ngọc tới Không gian đọc An Phú, trở thành bạn đọc thân thiết, tận tình của Không gian đọc hơn nửa năm nay.
    Bà đang có mong muốn mở thêm một điểm Không gian đọc ở Quỳnh Ngọc. Và tại buổi giao lưu, anh Nguyễn Mạnh Hùng, CT HĐQT công ty sách Thái Hà và anh Nguyễn Quang Thạch, quản lý dự án Tủ sách dòng họ đã quyết định tặng vài trăm cuốn sách cho bà.
    Một trường hợp khác mà cũng rất đáng tiếc là trong buổi giao lưu 18/4/2010 vừa qua, BTC chưa kịp mời tham dự. Đó là trường hợp của cụ Tô Văn Sắc, năm nay 82 tuổi, ở chợ Nội, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
    Cụ Tô Văn Sắc vốn là cán bộ ngành văn hóa Thái Bình, nghỉ hưu. Hơn 20 năm nay, từ lúc về quê nhà, cụ đã ròng rã đạp xe từ quê tới thị xã Thái Bình xưa, nay là thành phố Thái Bình, cách chừng 30 km để mượn sách mang về cho bà con nông dân, học sinh đọc miễn phí. Nếu không mượn được sách thì cụ sẽ bỏ tiền ra thuê sách mang về cho mọi người đọc.
    Sau đó nếu ai quên ko trả, cụ sẽ đến tân nơi đòi lại để mang hoàn trả.
    Hiện nay do tuổi cao, nên không thể đạp xe 30 km, nhưng nếu có sách ở Thái Bình, cụ vẫn đi xe khách, xe bus tới mượn sách, khi nào về gần nhà thì nhờ người quen chở về hoặc thuê xe ôm về.
    Hai cụ có 4 người con, 3 con gái đều lấy chồng xa, đều mong đón hai cụ về để phụng dưỡng nhưng hai cụ không muốn rời xa làng quê, một con trai là liệt sĩ ở chiến trường Cambodia....
    Cụ ông và cụ bà năm nay đều ngoài 80 tuổi, nhà cửa rất thanh bạch, và khá chật chội, chỉ sống bằng tiền lương hưu của cụ ông và tiền tuất liệt sĩ.

    Xem thêm tại đây:
    http://www.vicongdong.vn/khonggiandoc?cntab=trangcanhan
    Và tại đây:
    http://thethaovanhoa.vn/133N2010042301063279T0/ve-que-doc-sach.htm
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 21:35 ngày 26/04/2010
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 21:42 ngày 26/04/2010
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bài viết trên báo Tuổi trẻ cuối tuần về đọc sách tại Quỳnh Phụ, Thái Bình (do nhà văn Nguyễn Văn Thọ, người Quỳnh Khê, Quỳnh Phụ, hiện sống ở Đức) viết:
    http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/376416/Tham-lang-doc-sach.html
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Phóng sự Văn hóa đọc tại Thái Bình trên VTC2:
    Phóng sự trên Đài truyền hình kỹ thuật số Việt Nam - kênh VTC2:
    http://www.vtc.com.vn/lp/7/36772/kho_vang_tri_thuc__tim_hieu_van_hoa_doc_o_que_lua_thai_binh.aspx

Chia sẻ trang này