1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Qui tụ thành viên TTVNOL Bình Dương.

Chủ đề trong 'Public các box địa phương' bởi lyenson, 11/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Qui tụ thành viên TTVNOL Bình Dương.

    Có thành viên TTVNOL nào đang sinh sống, học tập tại tỉnh Bình Dương. Xin mời vào đây post bài giới thiệu và làm quen với nhau, tiến tới có thể lập hội TTVN offline tại tỉnh nhà.
    Xin mời.
  2. anmybinhduong

    anmybinhduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Mừng quá, lần đầu lên đây gặp đồng hương..
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
     


    anmybinhduongThành viên mới,Thành viên từ 09:51, 11/07/07Hiện có 7 Chưa có ai bình chọn   


            Than phiền








    Mừng quá, lần đầu lên đây gặp đồng hương..
    Gửi lúc 17:33, 11/07/07
     
    Đăng ký thành viên lúc 09h51?T đến 17h33?T đã gặp đồng hương rồi thì mừng cái nổi gì?
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Bình dương là một tỉnh có nền kinh tế phát triển, đứng vào hàng top five cả nước! vậy mà trên ttvnol.com này thật hiếm hoi member of BD.
    Các kỹ sư, trí thức về BD làm việc chắc mãi mê kiếm tiền? Hay ko vào ttvnol vì cho rằng đây là sân chơi của bọn rổi việc?
    buồn 5''
  5. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Em cũng buồn với Bác Sơn 2''
  6. yuiopasd07

    yuiopasd07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Bạn cứ ... lang thang ... khắp ttvnol.com ... để lại vài bài ... nhớ chữ ký phải có câu: ai ở Bình Dương, vào đây link là ok rồi
    Mình tin dân BD ở trên này không đến nỗi hẻo như thế
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến bạn này hay! Để tuần này tui sẻ làm như vậy...
  8. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Gốm Lái Thiêu
    [​IMG]
    Ra đời khoảng giữa thế kỷ 19, gốm Lái Thiêu là sự tổng hợp hài hòa của ba trường phái gốm: Phúc Kiến, Triều Châu và Quảng Đông. Nhiều cộng đồng người Hoa khi chọn Sài Gòn - Chợ Lớn làm quê hương mới, đã mang theo nghề làm gốm cổ xưa của cha ông để rồi hình thành một xóm lò gốm ở Sài Gòn - Chợ Lớn: làng cổ Hòa Lục quận 8, Đình Phú Lâm - quận 6 và vùng Phú giao Cây mai quận 11, với nhiều địa danh lưu dấu như Lò Siêu, Xóm Đất... Trong đó, có mặt xưa nhất là lò Hưng Lợi (đã sản xuất gốm từ thế kỷ 18). Đầu những năm 1940, những lò gốm, lò gạch cuối cùng của xóm Lò Gốm ngưng hoạt động vì quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của Sài Gòn - Chợ Lớn, đẩy các làng nghề thủ công nghiệp ra vùng ven. Lò gốm của đất Sài Gòn phải nhường vai trò của nó cho Biên Hòa - Đồng Nai và Lái Thiêu - Bình Dương.
    Không đâu thuận lợi hơn Lái Thiêu để phát triển nghề gốm. Theo các nhà Thổ nhưỡng, vùng Lái Thiêu có bảy loại đất, không những thích hợp cho loại cây ăn trái mà còn là đất nguyên liệu của gốm, sứ. Chính vì thế, địa danh Lái Thiêu từ lâu đã gắn liền với những vườn cây trĩu quả và những làng gốm truyền thống. Những năm đầu thế kỷ 20, Lái Thiêu đã trở thành một trong hai thủ phủ gốm lớn nhất cả nước. Sản phẩm của nó không chỉ xuất hiện ở các buôn làng Tây Nguyên mà còn xuất khẩu sang Malaysia, Indonesia. Nhiều người cho rằng, khai cơ tạo nghiệp của gốm Lái Thiêu là: ông Dương Tô, từ Phúc Kiến, Trung Hoa sang lập nghiệp và xây lò Kiến Xuân tại ấp Bình Đức, xã Bình Nhâm, huyện Thuận An; ông Dương Lương cũng từ Phúc Kiến qua xây lò Ông Tía ở xã Chính Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một; chú Mầu gốc tận Quảng Đông đến Tân Phước Khánh xây lò Thái Xuân Hòa. Hàng năm vào ngày 16 tháng giêng và 16-7 âm lịch, cộng đồng người Hoa ở Bình Dương đều không quên đến miếu Ông Bổn lễ bái tổ nghiệp gốm.
    Có thể nói, cả Lái Thiêu là một mỏ nguyên liệu cho nghề gốm. Đất làm gốm có thể đào từ ngay trong vườn nhà rồi đưa vào sản xuất. Đất ở đây căn bản là đất sét, có tỷ lệ cao lanh lớn, rất thích hợp để làm gốm. Người Hoa đã mang theo kỹ thuật xử lý đất nguyên liệu mà đến nay vẫn được áp dụng ở Lái Thiêu, đó là phối đất, đất sàng. Đất được trộn trong hồ bậc thang, những hạt đất to và nặng sẽ chìm xuống, khi xả nước chảy xuống hồ tiếp theo, sau đó để lắng người ta thu được thứ đất mịn để làm gốm. Chất lượng đất quyết định độ bền của sản phẩm, còn xấu đẹp thì tùy vào tay con người.
    Trên Đất Việt qua bàn tay thợ Việt, những sản phẩm gốm Lái Thiêu mang vẻ đẹp phóng khoáng và dân dã, bố cục cũng thoáng hơn, phong cách thể hiện nghiên về tả ý chứ không chỉ là sao chép bên ngoài. Đặc biệt, dù có xuất phát điểm là gốm của người Hoa, song nét hoa của gốm Lái Thiêu rất gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam. So với gốm Biên Hòa hay gốm Bát Tràng thì gốm Lái Thiêu có nét riêng, dễ nhận biết qua hoa văn cũng như từng nét vẽ... Dù là những vật dụng dùng cho sinh hoạt bình thường nhưng mọi đồ gốm đều được xem là chưa thành phẩm nếu chưa được làm đẹp bởi những nét cọ của các họa sĩ vô danh. ?oGốm Lái Thiêu có ba đặc điểm làm cho người sưu tập phải yêu mến nó. Thứ nhất là sự hòa nhập đa dạng tự nhiên của các nguồn văn hóa, hai là sự ngẫu hứng của người nghệ sĩ qua từng nét vẽ và thứ ba là sự bất ngờ của men gốm khi gặp lửa, chúng tôi gọi đó là sự cảm hứng của lửa hay là đồ hỏa biến...?, một nhà sưu tập gốm cho biết.
    Dẫu gốm Lái Thiêu chỉ có mặt hơn hai thế kỷ qua (quá trẻ so với tám thế kỷ của Bát Tràng) nhưng đã lặng lẽ cận kề trong cuộc sống của người Phương Nam trên miền đất mới. Ngày nay, gốm Lái Thiêu vẫn còn những làng nghề truyền thống, những nghệ nhân vô danh đang tiếp tục công việc của cha ông, nơi mà mỗi sản phẩm đất nung đều là biểu tượng cuộc sống trong sự kết hợp giữa đất, lửa và con người.
  9. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Huyền thoại một vùng trái ngọt
    Chẳng biết từ bao giờ, Lái Thiêu đã đi vào ký ức của hầu như tất cả người dân miền Đông Nam Bộ, nhất là dân TPHCM, như là một vùng đất dành cho hoa thơm, trái ngọt. Cứ bắt đầu vào dịp mùng 5 tháng 5 âm lịch kéo dài cho đến tận tháng 9, tháng 10, dân ở khắp nơi thi nhau đổ về Lái Thiêu để cắm trại, dã ngoại tại những vườn trái cây um tùm, xanh mát và sum sê quả ngọt. Ngồi dưới tán cây, nhìn dòng sông Sài Gòn lững lờ trôi nhẹ, những chàng trai, cô gái trẻ âu yếm bóc cho nhau từng múi sầu riêng, măng cụt có vị ngọt ngọt thanh thanh đầy quyến rũ rồi thề ước với nhau chuyện trăm năm... Khi ra về, mỗi người khách đều không quên mang theo một - hai giỏ trái cây trĩu nặng để làm quà cho người thân. Anh Lộc kể rằng Lái Thiêu nổi tiếng đến độ vào những năm 80, hầu như ngày nào các vườn trái cây ở đây cũng đón hàng trăm đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan, picnic... Vào dịp mùng 5 tháng 5 hằng năm, gần 6 cây số đoạn đường kéo dài từ chợ Lái Thiêu đến Quốc lộ 13 lúc nào cũng đông nghịt người. Dọc hai bên đường, đâu đâu cũng thấy trái cây được bày bán, mời chào. Vườn trái cây Lái Thiêu còn được biết đến qua bộ phim Trái ngọt nhà vườn do hãng truyền hình BBC của Anh thực hiện vào năm 1993 để giới thiệu một trong những vùng đặc sản du lịch ở Việt Nam.
    Nhiều cụ già là dân địa phương nói địa danh Lái Thiêu có từ xa xưa là một dải đất nằm nép mình bên dòng sông Sài Gòn, trải dài qua các xã Bình Nhâm, An Thạnh, Hưng Định, Vĩnh Phú, huyện Thuận An ngày nay, còn gắn liền với một huyền thoại về tình yêu giữa một chàng trai người Hoa và một cô gái Việt Nam đã vượt qua những định kiến để đến với nhau và ?okhai phá? ra một giống quả ngọt nơi này. Chuyện kể: Vào đầu thế kỷ 17, Lái Thiêu bấy giờ còn là một vùng đất hoang với bạt ngàn rừng rậm. Trong số những người Minh Hương đầu tiên đến lập nghiệp ở Lái Thiêu, Bình Dương có gia đình của ông Lục Thành Mẫu, làm nghề gốm, có một cậu con trai 20 tuổi tên Lục Thành Tài đã đem lòng yêu một cô gái người Việt, nhà ở bên kia sông Rạch Tra, tức quận 12 - TPHCM bây giờ. Hằng ngày, cô gái thường chèo ghe chở mắm, khô đến bán cho lò gốm. Gia đình hai bên biết được đều ngăn cấm vì không chấp thuận tình yêu không cùng chủng tộc. Nhưng hai người vẫn quyết tâm tìm đến với nhau. Khi cô gái mang thai thì gia đình phát hiện và chính cha cô đã dùng cái rựa giết chết con mình, vì ông cho rằng cô đã làm nhục cả gia đình. Xác cô gái được chôn tại một vườn trái cây ở ngay tại xã Bình Nhâm ngày nay. Sau đó, chàng trai Lục Thành Tài hay tin, vội tìm đến nấm mồ cô gái, thắt cổ chết theo. Một năm sau, giữa nấm mồ hai người mọc lên một loại cây ăn trái lạ. Vỏ ngoài thì xù xì, gai góc nhưng bên trong có múi ngọt, thơm đến lạ thường. Người dân địa phương đặt tên là cây sầu riêng để tưởng nhớ mối tình chung thủy, đầy bi kịch... Tất nhiên, đó chỉ là giai thoại nhưng nhiều nhà vườn cả quyết với tôi rằng, sầu riêng Lái Thiêu là giống riêng, khác hẳn với sầu riêng ở Tây Nam Bộ vì có vị đậm và thơm rất lâu như mối tình đôi trai gái nọ.
    Vậy mà trong khoảng 7, 8 năm trở lại đây, cây ăn trái đã chết liên tục, từng cây chết, cả vườn chết rồi lan ra chết cả vùng. Gần 2.000 ha cây ăn trái giờ cứ thi nhau chết dần, chết mòn... Cây chết đã đành, Lái Thiêu vắng dần du khách, mất đi thương hiệu một thời vang bóng, đời sống nhà vườn vốn đã khổ lại càng khổ hơn? - một cán bộ Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương chua xót nói vậy.
  10. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn neweco đã ủng hộ tham gia viết bài...
    trong bài viết quote dưới đây có vài chi tiết chưa chính xác, tôi xin highlight và nói rỏ sau bài quote.
    Khai nghiệp gốm ở LT và là tiền hiền người Phúc Kiến ở xứ này là kiến họ Vương (ko phải Dương như trong bài viết).
    Đất sét trắng (kaolin) làm gốm sứ, nó có vỉa mạch chứ ko phải chổ nào cũng có.
    Không biết bạn neweco lấy từ nguồn nào, nhưng những chi tiết nhỏ trên, tôi nghỉ chúng ta nên đính chính...Dù sao cũng rất cám ơn bạn.

Chia sẻ trang này