1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cảnh giới cao nhất của Khinh Công ???

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi nucuoichoem, 29/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nucuoichoem

    nucuoichoem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Cảnh giới cao nhất của Khinh Công ???

    Trừ Tru Tiên và mấy bộ Tiểu Thuyết của tác giả hiện đại bây giờ không nói làm gì thì cảnh giới cao nhất của khinh công theo mình đã được mô tả trong truyện "Lệnh Xé Xác" hay "Tàn Chi Lệnh"

    "Sử dụng thuật Độn Khí Phi Hành..cưỡi luồng ánh sáng vàng bay vút lên tầng không...so với tuyệt đỉnh khinh công vẫn hơn cả ngàn bậc.."

    Như vậy so với những cảnh giới khác đã được đề cập đến như: "Thần Hành" (Đi gần nghìn dặm một ngày) "Bích Hổ Công" (Leo trên tường thẳng đứng).?oBình Thuỷ Đang Ba? đứng trên mặt nước, "Thủy Thượng Phiêu" (đi trên mặt nước) hay "Thần Long Phi Thiên" (nhảy cao hàng trục trượng) thì "Độn Khí Phi Hành" là một cảnh giới tột tột đỉnh..chỉ sử dụng cho các bậc "Tiên", "Thánh"

    Sau này thế hệ truyện "Tru Tiên" ra đời khá coi nhẹ phần "Khinh Công" ai cũng có "Khinh Công" bằng cấp nhau và không có cảnh giới. Cứ có "pháp bảo" là cưỡi mây vượt gió được..tốc độ nhanh chậm là phụ thuộc vào "pháp bảo" thật chẳng ra sao cả..
  2. Nham_hiem

    Nham_hiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Nhân nói về khinh công.
    Không nói về khinh công trong Tru Tiên, vì đó là bay

    Mạn đàm 1 chút lấn sang thần thoại thì phép cân đẩu vân của Tề Thiên Đại Thánh là lợi hại nhất, có lẽ trên cả Phật Tổ, vì Phật Tổ dùng mẹo chứ chưa ai nhìn thấy Như Lai bay bao giờ.
  3. Bocon

    Bocon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    ánh sáng cũng chỉ có 300ngàn km 1 giây thui. Tức là tới đó là max rùi, Tiêu Đỉnh cũng bít điều đó, cho nên khi cho nhân vật bay, đều cho họ thành ''thanh quang", ''tử quang", "bạch quang", ... tức là cùng vận tốc cả, đỡ mất công!
  4. nucuoichoem

    nucuoichoem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Tru Tiên là truyện thần tiên ma quỷ...Trong đó ai cũng có thể bay lượn với tốc độ siêu phàm..
    Còn trong chuyện chưởng thì các nhân vật bắt buộc phải dùng nội lực mới khinh thân được..
    Vậy mới nói "Độn Khí Phi Hành" trong "Lệnh Xé Xác" là Tuyệt Đỉnh Khinh Công nhất trong các chuyện chưởng
  5. SierraOnline

    SierraOnline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Spam tí nhỉ các bác.Mình nghĩ trước khi các bác bình bầu khinh công thì nên tham khảo ngữ nghĩa của :''khinh công'' đã.thú thật mình đọc đọc KH hơn 15 năm roài,và theo mình cái ''ĐKPH'' gì đó kô tính là khinh công.Híc,mình kô nhớ kĩ nhưng ''hình như'' khinh công gồm :''đề khí,khinh thuật,....'' và gì gì đó nữa.oài,mỏi tay rồi,vài lời thô thiển góp vui giết thời gian,mong đừng ai kêu la nhé.chúc mọi người 1 ngày tốt lành
  6. larry145

    larry145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    4.744
    Đã được thích:
    1
    đây là cưỡi,êk fải khinh công
    Khinh công là dùng nội lực,đề khí mà chạy/hoặc bay
    Em cứ cho lành
  7. nucuoichoem

    nucuoichoem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    "Độn Khí Phi Hành" vẫn dùng nội lực của bản thân, không dựa trên sức mạnh của "Pháp Bảo" hay "Bảo Bối" nên vẫn coi là Cảnh Giới Đệ Nhất của "Khinh Công" được
    Thực ra các cảnh giới của "Khinh Công" trong chuyện chưởng không nói rõ ràng. Chỉ thỉnh thoảng các tác giả đề cập đến. Ví dụ như Đi trên tuyết không để lại dấu. Đứng trên mặt nước.vv
    Được nucuoichoem sửa chữa / chuyển vào 17:38 ngày 31/07/2007
  8. VTS

    VTS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Hehe ... Dù j thì j ... Trong bất cứ tiểu thuyết nào cũng chẳng thằng nào dám tự hào võ công cao hơn Đạt ma sư tổ ....
    Vì vậy .... Nhất vĩ độ giang của **ST là cảnh giới tối cao
  9. nucuoichoem

    nucuoichoem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Sự tính Đạt Ma Sư Tổ Độ Giang giải thích không được rõ ràng. Truyện thì nói là thả bè kết bằng cây lau qua sông, chỗ thì nói là dùng cọng cỏ vượt sông...???
    Theo mình thì có thể Đạt Ma Sư Tổ tay cầm bó cỏ liên tục ném ra phí trước rồi dùng chân điểm vào mà nhảy qua sông. Trong chuyện chưởng có đề cập đến cảnh giới này nhưng ở mức độ cao hơn gọi là "đạp vật cách không". Đạp chân lên các vật để phi thân cách không trên quãng đường rất dài. Còn Đạt Ma ***** ném vật lên mặt nước để "đạp vật" thì có phần dễ hơn. "Đạp vật cách không" cũng chỉ là một cảnh giới khá cao của khinh công được Hoàng Ly nhắc tới trong truyện "Giặc Cái" rồi
  10. nguoi_lang_thang

    nguoi_lang_thang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2006
    Bài viết:
    3.127
    Đã được thích:
    1
    bác này bảo thủ quá
    nhất vĩ độ giang chứ ko phải vạn vĩ độ giang mà đòi phi phi nhảy nhảy nhá
    còn cái trò cưỡi sáng của bác thực ra chỉ là khinh công thường rồi phát ra sáng thôi
    hay chỗ nào ?
    người ta hay ở chỗ đi ko vết dấu, chứ cứ thừa 1 đống lực ra để phát sáng thì quả là ko ổn

Chia sẻ trang này