1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỗi tuần một bài học tiếng Tây Ban Nha - cho người mới bắt đầu học

Chủ đề trong 'Tây Ban Nha' bởi nicesnake, 03/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gil

    Gil Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Hì, hôm nay e có thêm 1 câu nữa hỏi a Snake
    Các tính từ đi sau Tener chỉ trạng thái có cần phải chia theo chủ ngữ không hay chỉ cần chia động từ Tener là đủ??
    Thanks.
  2. nicesnake

    nicesnake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    2
    Tính từ đi sau estar hay sau tener? Nếu là sau estar thì tính từ phải hợp với chủ ngữ về giống và số, còn nếu mình không nhầm thì sau tener chỉ có thể là danh từ hoặc là phân từ quá khứ thôi.
  3. Gil

    Gil Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Đây là phần bác dạy em mà, tính từ đứng sau Tener chỉ trạng thái
    Vấn đề nữa em hỏi là thứ tự ưu tiên của các tinh từ như thế nào? Vd một cô gái Cuba xinh đẹp là una mujer Cubana guapa hay una mujer guapa Cubana?? Bác có thể cho 1 bài tổng hợp về vấn đề này được không???
  4. nicesnake

    nicesnake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    2
    1. Các từ đứng sau tener mà bạn dẫn ra là danh từ chứ không phải tính từ.
    2. Trật tự về tính từ của tiếng Tây Ban Nha gần như giống tiếng Việt, chứ không như tiếng Anh, nên bạn đừng phức tạp hoá vấn đề, tiếng Việt nói thế nào thì tiếng Tây Ban Nha nói thế. Trong những trường hợp phức tạp, quá nhiều tính từ thì có một số mẹo nhỏ thế này:
    - Dịch theo lối nói của tiếng Việt.
    - Tính từ ngắn đứng trước, tính từ dài, phức tạp đứng sau.
    - Khi hai nguyên tắc trên làm bạn thấy chưa yên tâm thì hãy tách ra thành những câu đơn giản hơn!
  5. Gil

    Gil Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Hi bác Nicesnake, thank bác vì phần trả lời phía trên. Mấy hôm nay em đọc đến phần tân ngữ, phải công nhận đây là phần rắc rối nhất từ trước đến giờ em đã học. (phần chia động từ chỉ cần nhớ kỹ là okie). Phần tân ngữ có lẽ do người TBN không nói thuận như tiếng Việt và tiếng Anh nên em khá là khó khăn để làm quen với nó. Hôm nay em lại có một loạt các câu hỏi mong bác giải đáp
    Theo bác nói, nếu tân ngữ trực tiếp và gián tiếp đứng cạnh nhau mà đều bắt đầu = "l" thì ở tân ngữ gián tiếp phải đổi thành "se", cái này là áp dụng cả cho "le" và "les" ạ?? Nếu thế thì sao phân biệt được Tôi đưa nó cho họ và Tôi đưa nó cho anh/cô ấy???
    Em không hiểu cách kết hợp từ ở các ví dụ này. Vd : Compralo (mua nó đi) dịch đầy đủ là anh mua nó đi thì động từ comprar phải chia ở ngôi thứ 2 phải là compras -> compraslo chứ đúng không ạ? Hay trong trường hợp mệnh lệnh thì phải chia ở ngôi Ud -> Compra + lo = compralo???
    Và ở dạng phủ định sao lại là No compres lo ??? Theo em phải là No compras (ngôi thứ 2 comprar -> compras) lo??? Hay ở dạng phủ định của thức mệnh lệnh thì động từ phải có cách chia khác???
    Thêm 1 câu hỏi nữa là vd như Se lo compro thì cả câu sẽ hiểu là Tôi mua nó cho anh ấy hay Tôi mua nó từ anh ấy?? Suy rộng ra thì làm thế nào để phân biệt cho các trường hợp khác tương tự.
    Cũng liên quan đến ví dụ ở trên, nếu "tôi mua nó cho bạn và anh ấy" thì mình sẽ diễn đạt thế nào??
    À mà bác có biết chương trình tiếng TBN nào trên TV thì bảo em với nhé.
    Hôm nay em hỏi hơi nhiều mong bác giúp đỡ, jeje.
    Muchas gracias!
    PD : em mới đọc đến trang 2x của topic thôi, cũng còn lâu nữa mới đến trang cuối nhưng dạo này có vẻ ít thấy bác post bài mới nhỉ
    Được gil sửa chữa / chuyển vào 15:49 ngày 09/07/2010
  6. nicesnake

    nicesnake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    2
    1. Áp dụng cho cả le les. Hiểu qua ngữ cảnh giao tiếp. Thực ra cái này chúng ta học để cho biết tường tận, còn bình thường thì ít khi người ta nói vắn tắt quá như thế, trừ trường hợp cả hai (tân ngữ) đều vừa được nhắc tới, như vậy bạn sẽ hiểu ngay theo ngữ cảnh, không khó khăn gì đâu.
    2. Phần bạn hỏi liên quan đến mệnh lệnh thức và thức giả định. Cái này là kiến thức trình độ A2 đến B1 rồi, bạn cứ học theo thứ tự. Những ví dụ đó chỉ để bạn hiểu về vị trí của tân ngữ thôi, còn nếu bạn muốn nhớ những câu đó thì chịu khó học vẹt đã. Còn tất cả thì cứ từ từ theo trình tự.
    3. Mình mới thấy một chương trình học rất hay, đã bắt đầu giới thiệu phần đầu ở blog cá nhân. Mình sẽ sắp xếp thời gian để ghi lại toàn bộ transcripts và dịch sang tiếng Việt, tiếng Anh từng bài một. Chương trình hay lắm đấy, dạy giao tiếp rất dễ hiểu và hoàn toàn theo sát những kiến thức thi DELE (vì là sản phẩm của Viện Cervantes mà)
    Chúc bạn thành công!
  7. Gil

    Gil Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Em lại có 1 số câu hỏi mới hỏi bác nicesnake đây
    Trong trường hợp này em không hiểu khái niệm "dùng độc lập" ở đây là như thế nào. Bác có thể phân tích kỹ hiện tượng này ở 1 ví dụ cho e được không.
    Thank you very much.
  8. nicesnake

    nicesnake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    2
    Hmm, mấy câu hỏi này hóc quá, nicesnake cố gắng trả lời bạn Gil đây. (Bạn này học soi kỹ thật)
    1. Theo kinh nghiệm bản thân, cái này mình cũng chưa tìm được tài liệu chính thống, các đại từ nhân xưng tân ngữ gián tiếp chỉ thấy được sử dụng khi trước đại từ hay danh từ chỉ đối tượng gián tiếp tiếp nhận hành động là a, khi dùng với các giới từ khác như por, para, con... thì không có đại từ nhân xưng tân ngữ gián tiếp. Ví dụ ta nói Le hablo a él nhưng lại không nói Le hablo con él, chỉ nói Hablo con él mà thôi.
    2. Phần này mình dịch từ tiếng Anh nên có thể chưa chuẩn mực (trích dẫn "The prepositional forms are used independently in the following cases:")
    Nếu bạn liên hệ với phần 1 mình vừa trả lời thì sẽ dễ hiểu. "Độc lập" tức là không cần có đại từ nhân xưng tân ngữ gián tiếp.
    No nos hablamos a nosotros sino a él = ... sino le hablamos a él.
    Tương tự những ví dụ về sau bạn tự suy luận.
    3. Nhắc chung: Một số bạn (chắc ít tuổi) PM cho mình gọi mình bằng bác xưng con, làm tổn thọ quá. Chú là quá thể lắm rồi dù trông mình có già hơn tuổi chút xíu. Học tiếng Tây trước hết là phải rất tế nhị khi hỏi tuổi hay để người ta phải suy nghĩ nhiều về tuổi của mình đấy. Ma ta cũng thế thôi!!!
    Một số bạn đề nghị mình gửi file phát âm. Mình rất bạn, các bạn vào blog của mình my.opera.com/tbn/blog sẽ đáp ứng được phần nào yêu cầu này. Mình đang biên tập chương trình học tiếng TBN rất hay Hola, ¿qué tal? được phát trên tve. Các bạn chịu khó mở youtube xem có lẽ cũng hiểu được nhiều, mà chuẩn tiếng TBN luôn nhé.
    Chúc các bạn thành công với sự nghiệp học tiếng TBN!
  9. koxboss

    koxboss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2010
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    ĂHola!
    Mơnh là thành viên mỏằ>i xin 'c chào nhỏằng ngặỏằi yêu thưch tiỏng TBN. Mơnh 'Ê hỏằc 'c tỏằ>i Lección 3 do bĂc nicesnake làm. CỏÊm ặĂn bĂc nicesnake 'Ê rỏƠt nhiỏằ?t tơnh. Mơnh câng có mỏƠy cÂu hỏằi vỏằ phỏĐn mỏằ>i vỏằôa hỏằc.
    1. Trg phỏĐn phĂt Âm, thơ mơnh chỏằ? thỏc mỏc mỏằ-i chỏằ "r". Theo bĂc nicesnake thơ nó 'c phĂt Âm nhặ "'", lặỏằĂi rung nhỏạ. Nhặng mơnh có nghe mỏƠy bài nhỏĂc nó phĂt Âm tỏằô "sorio" vỏằ>i "señorita" lỏĂi là chỏằ "r" nhặ bơnh thặỏằng.
    2. Còn vỏằ phỏĐn nỏằ'i Âm thơ cho mơnh hỏằi cÂu "¿Hay una chica o dos?" 'ỏằc nỏằ'i Âm thành "ayu-na-chi-cao-dos" phỏÊi ko?
  10. nicesnake

    nicesnake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    2
    Mi respuesta:
    1. Chữ r khi đứng ở các vị trí như hai ví dụ bạn đưa ra thì phát âm rung rất nhanh, không kéo dài nên đôi khi nghe có thể hơi giống chữ đ trong tiếng Việt bị phát âm nặng.
    2. Nối âm thì cơ bản là như bạn phân tích trong câu hỏi, nhưng không hoàn toàn như vậy. Bởi trong một câu nói thì nó có sự lên xuống giọng ở tuỳ từng vị trí theo từng loại câu, cái này ai học ngoại ngữ (những ngôn ngữ đa âm tiết) nhiều và chịu khó chú ý sẽ hiểu. Mình chưa nghiên cứu cụ thể, rõ ràng về vấn đề này nhưng mình biết phải dùng nó như thế nào. Sự lên xuống giọng này nó làm cho tuỳ từng vị trí mà sự nối âm thể hiện rõ ràng đến đâu (bị nuốt âm nhiều hay ít).
    Ví dụ, nếu bạn theo dõi chương trình Hola, ¿qué tal? thì bạn sẽ thấy cô Laura nói từ La actividad nghe như là lắc-ti-vi-đá vậy, nếu không hiểu rõ về cách nối âm, trong những câu nói dài khác có thể có trường hợp bạn nhầm quán từ la ở cụm từ này thành el đấy. Lúc đầu bạn cứ đọc các câu chậm và tách rõ từng từ ra, khi nào nói quen, đọc nhanh thì sẽ thấy việc nối âm này là rất tự nhiên.
    Chúc thành công!

Chia sẻ trang này