1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh nghiệm học hành ăn chơi - tiếp lửa cho tân sinh viên

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi quach_tinh, 16/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thoxaycd

    thoxaycd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Hết trường vào rồi sao mà vào ngay cái trường này vậy, học thì cực như là cái gì mặt mủi suốt ngày nhăn nhó như chó, delta trọng luợng cơ thể ngày ra so với ngày vào âm gần chục kg là bình thường. Chưa hết chưa hết màng sau này còn hấp dẩn hơn nè Khi ra trường tưởng ngon lắm kết quả nhận được đồng lương chết đói nhục ko chịu nổi. .
    Sao mọi người cứ chỉ gì đâu ko, ko ai chỉ cho mấy em nó quán nhậu vậy, có em nao muốn xỉn mà chỉ tốn khoản 20.000 - 30.000 đ thì qua Kỳ Hoà qua đó mà có thiếu bạn nhậu liên hệ mình, mình ở gần đó.
    Được thoxaycd sửa chữa / chuyển vào 00:01 ngày 08/09/2007
  2. bluesss_mizu

    bluesss_mizu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    đc đó thiếu bạn nhậu liên hệ Zu nha
    Mizu ko ở gần đó nhưng đi 60km/h thì cũng ko để moi người chờ lâu
    bà con Bk mình còn nhậu ở dứi chân cầu trên đường hai Bà Trưng đó, hoặc mấy chỗ gần sân bay chẳng hạn
  3. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Đọc thấy lọat bài hay, copy sang cho các bạn hiện và sắp là SV xem nhé.
    ____________________________________
    Nửa đường gãy gánh
    Hai tuần nay, sinh viên các trường ĐH, CĐ đang làm thủ tục nhập học. Niềm vui, tự hào dâng tràn, nhưng với họ, phía trước còn nhiều áp lực, cạm bẫy, trong đó có nguy cơ bị... ra trường sớm
    Vào ngưỡng cửa ĐH là các bạn đã bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời với môi trường mới. Đặc biệt, các bạn đã bước vào tuổi 18- tuổi mà các bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cuộc đời mình. Đây là một giai đoạn thách thức của đời người, nó quyết định sự thành bại của mỗi bạn sau này.
    Ngủ quên trong chiến thắng
    Sau quá trình phấn đấu thi đậu vào ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Bách khoa TPHCM và ra sức học tập miệt mài trong 4 năm học, kết quả học tập của T. thuộc loại khá giỏi. T. chỉ còn làm luận văn tốt nghiệp nữa là hoàn thành tấm bằng kỹ sư. Nhưng cả một học kỳ T. không thể nào hoàn thành được luận văn tốt nghiệp dẫn đến trễ hạn và bị dừng học tập. Mẹ T. phải lặn lội từ miền Trung vào năn nỉ, cam kết với nhà trường gia hạn cho T. thêm một học kỳ để hoàn thành luận văn. Nhưng một học kỳ trôi qua, luận văn không thấy đâu. T. lại một lần nữa xin được nhà trường gia hạn thêm nhưng tất cả đã muộn. T. bị đuổi học năm 2006.
    Cách đây vài năm, giới sinh viên (SV) còn chưa quên sự kiện Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã lên danh sách đuổi học gần 500 SV vì vi phạm tiến độ học tập. Trong danh sách SV bị đuổi học nói trên có nhiều trường hợp đã học đến năm thứ tư và có điểm thi đầu vào rất tốt. Tại sao với sự sàng lọc gắt gao ở đầu vào như vậy, việc học ở ĐH lại diễn tiến khác với biểu đồ đi lên thuận lợi như học ở bậc phổ thông? Thạc sĩ Võ Tấn Thông, Trưởng Phòng Công tác Chính trị SV Trường ĐH Bách khoa TPHCM, nhận xét: Do các em còn say men chiến thắng nên học kỳ đầu lơ là trong học tập, bị nợ từ 1 đến 2 môn rồi bị sốc về mặt tâm lý. Trong khi một học kỳ qua mau, số lượng môn học trong một học kỳ đã đủ nặng, nếu phải trả nợ thì càng nặng nề hơn. Còn theo TS Nguyễn Thanh Long, Trường ĐH Mở TPHCM, vì có tâm lý xả hơi sau kỳ thi tuyển sinh mệt mỏi nên nhiều SV khi bước vào giảng đường ĐH, độ tập trung vào học tập so với bậc phổ thông chỉ vào khoảng 60% thậm chí ít hơn.
    Theo nhiều giảng viên, chỉ cần qua năm học thứ nhất hoặc chậm lắm là qua ba học kỳ, SV có thể biết mình có đủ năng lực để theo đuổi ngành học hay không và phải có sự tính toán sớm nhằm tránh lãng phí thời gian và công sức.
    Mỗi năm rơi rụng 10% - 15%
    TPHCM hiện có trên 70 trường ĐH, CĐ. Trong đó, khoảng 30% SV đến từ các tỉnh, thành trong cả nước. Sự khác biệt trong lối sống giữa thành thị và nông thôn cũng như việc chưa quen với cách học ở bậc ĐH khiến nhiều SV nửa đường gãy gánh vì nhiều nguyên nhân. Theo ông Huỳnh Kim Tín, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, trung bình mỗi khóa đào tạo ở các trường nói chung tỉ lệ rơi rụng hằng năm chiếm từ 10% - 15%. Các tân SV hân hoan làm thủ tục nhập học hôm nay khó có thể ngờ rằng mình nằm trong số phần trăm kể trên nếu không có kế hoạch học tập đúng đắn.
    Trong thực tế, một cuộc điều tra xã hội học do giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM tiến hành gần đây từ việc chọn mẫu ngẫu nhiên SV ba trường ĐH thành viên ĐH Quốc gia TPHCM (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Bách khoa) cho thấy chỉ có 30% trong số SV được hỏi là chịu khó học hỏi nâng cao kiến thức. Đây là nhóm SV có thái độ sống tích cực, năng động, có chí hướng và say mê học tập.
    Một tiến sĩ kinh tế ví von: Cho con học ĐH cũng như một sự đầu tư. Trong đầu tư cũng có lúc đầu tư đúng, lúc đầu tư sai. Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, việc tư vấn chọn ngành học, tổ chức cuộc sống, học tập một cách khoa học là rất quan trọng. Do đó, các em cần được tư vấn từ nhà trường, gia đình và nỗ lực của bản thân.
    ÔNG TRƯƠNG MINH KIỆT, PHÓ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM HỖ TRỢ SV TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCM:
    Mở lòng khi gặp khó khăn
    Hiện nay, SV mới vào trường đều được hướng dẫn chỗ trọ, làm thủ tục, cách làm việc với các phòng, ban. Ngoài ra, còn có các tổ tư vấn về nhiều chuyên đề: học tập, nghiên cứu, việc làm thêm..., câu lạc bộ tư vấn tâm lý hoạt động suốt tuần để hỗ trợ cho tân SV. Tuy nhiên, do chưa quen và tâm lý còn e ngại bày tỏ lòng mình nên số SV đến với các hình thức hỗ trợ này còn ít. Do đó, khi gặp khó khăn, các bạn hãy mở lòng để nhận được sự giúp đỡ.
    DIỆU HẰNG
  4. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0

    Áp lực được sống tự do
    Cách đây vài tháng, một cựu sinh viên (SV) ngành kỹ thuật do không chấp nhận người yêu (cũng là SV học cùng trường) nói lời chia tay nên đã đề nghị người yêu đi chơi lần cuối rồi dùng dây siết cổ người yêu đến chết ở bãi đất trống vắng người và tự kết liễu đời mình nhưng lại không chết...
    Áp lực tình yêu
    Cũng do mâu thuẫn tình cảm sau khi chia tay, nữ SV năm cuối ngành mỹ thuật đã bị người yêu là cựu SV cùng trường sát hại ngay tại nhà trọ ở Thủ Đức. Sau khi sát hại người yêu, SV này đã ra đầu thú. Trong thời gian qua, khá nhiều SV ?ora tay? với người yêu (cũng là SV) khi người kia nói lời chia tay.
    Tại sao thời SV thường yêu dữ dội dù rất ít trường hợp đi đến đích cuối cùng, đôi khi còn dẫn đến bi kịch như các trường hợp kể trên. TS Nguyễn Thanh Long, Trường ĐH Mở TPHCM cho rằng đó chính là áp lực tình yêu. Bởi theo ông, ở bậc phổ thông, học sinh chỉ chú tâm học hành và có cha mẹ quản lý nên toàn bộ tình cảm được chế ngự. Khi vào ĐH không còn các ràng buộc này, mối quan hệ được mở rộng nên dễ nảy sinh tình cảm, đó cũng là áp lực mà SV phải đối đầu.
    Cũng theo TS Nguyễn Thanh Long, SV ở tỉnh lên TP chịu rất nhiều cám dỗ. Vì ở quê còn có cha mẹ, người thân, lên TP không ai quản lý, chế ngự lại có thêm nhiều mối quan hệ bạn bè, nếu buông thả bản thân rất dễ sa ngã, hụt hẫng, mất phương hướng.
    Áp lực cuộc sống thị thành
    Không chỉ có áp lực tình yêu, cuộc sống thành thị cũng là áp lực đối với SV tỉnh buộc họ phải biết cách dung hòa.
    Khoảng đầu năm 2000, T. từ một tỉnh miền Tây lên TPHCM học ngành báo chí. Chỉ sau năm học thứ nhất, T. bắt đầu vắng học nhiều buổi để lao vào làm thêm. Nhưng T. không kiếm tiền để đóng học phí mà là trang trải cho các khoản ăn chơi sành điệu chốn thị thành. Có lúc T. phải làm ở quán bia ôm để có đủ chi phí tiêu xài. Dĩ nhiên là không có thời gian học nên T. thi môn nào rớt môn đó và phải ?ora trường? sớm hơn các bạn. Trường hợp như T. không phải là duy nhất. Nhiều SV tỉnh lên TP được một năm đã nhanh chóng lột xác. Khảo sát 216 SV ở 6 khoa thuộc 3 trường ĐH tại TPHCM trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học ?oẢnh hưởng của môi trường đô thị đến nhận thức, lối sống của SV tại TPHCM? của nhóm SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã cho thấy điều này. 30% số SV tỉnh được khảo sát thì cứ 3 đến 5 tháng lại thay đổi điện thoại di động theo hướng nâng cấp từ ít tiền lên nhiều tiền.
    Nhiều SV thỉnh thoảng cũng đi vũ trường (13/216) và 4 trong số đó là đi thường xuyên. Ban đầu chỉ đi cho biết nhưng sau đó lại thích nên đi nhiều hơn. Điều đáng nói là ở môi trường này SV dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn. Chuyện tụ tập đàn đúm, karaoke ôm... cũng có xảy ra ở một số nhóm SV do cuối tuần rảnh rỗi. Đại diện nhóm thực hiện đề tài đã nhận xét: Bên cạnh phần lớn SV tỉnh đi đúng hướng trong việc tiếp cận lối sống văn minh đô thị, học tập tiến bộ khoa học, cũng còn một số SV có những biểu hiện lối sống không lành mạnh.
    Thạc sĩ Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Công tác Chính trị SV Trường ĐH Nông Lâm TPHCM:
    Học cách giảm áp lực
    Cuộc sống SV là giai đoạn đầu của cuộc sống tự lập. Vì vậy, SV cần chịu trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Nên tạo thói quen ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh để nâng cao sức khỏe, dành thời gian chăm sóc bản thân, tránh tối đa việc bị hút vào những cuộc chơi liên miên, vô bổ.
    Bên cạnh đó, cần biết cách quản lý tiền bạc, chi tiêu có kế hoạch để giảm gánh nặng cho gia đình. Các bạn nên nhớ rằng cả gia đình, người thân đang chờ mong, dõi theo từng bước tiến vào đời của bạn
    Diệu Hằng
  5. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Làm gì để vượt vũ môn?
    Dân học ngành tin học ở một trường ĐH lớn tại TPHCM vẫn còn nhắc đến câu chuyện đau lòng về một đồng môn mà nhiều năm sau khi khóa học đã kết thúc, anh vẫn còn xách cặp đến trường và vào lớp ngồi học cùng các sinh viên (SV) thế hệ đàn em. Nhưng có điều cuốn tập ghi chép của anh không có một chữ nào cả mà chỉ có những đường nguệch ngoạc, vì anh đã mắc bệnh tâm thần do chịu quá nhiều áp lực.
    Ngã bệnh vì... sợ thi
    Theo các bạn đồng môn của anh, áp lực môn toán ở ngành học này rất căng và thầy chỉ cho thi vấn đáp, không thi viết. Sau khi bóc đề, SV chỉ chuẩn bị trong 10 - 15 phút là lên thi nên ai cũng sợ rớt. Thế là SV nào cũng lao vào học. Ban đầu, anh chịu đựng được bằng cách trước khi vào thi, anh hút thuốc, uống cà phê cho đỡ căng thẳng. Sau đó, nỗi khiếp sợ tăng lên, anh phải uống một ít rượu trước khi vào thi nhưng vẫn không giải tỏa được áp lực. Sợ thi rớt nên anh lao vào học, học nhưng vẫn sợ rớt, vì sợ nên phải học... cứ như thế, anh học đến năm thứ 3 thì ngã bệnh nằm liệt giường, nhưng gia đình vẫn không biết anh bệnh gì...
    Trường ĐH là nơi sàng lọc khắc nghiệt, ai không đáp ứng được sẽ dễ dàng bị đào thải

    Ở một số ngành học có yêu cầu cao như y, dược... hằng năm vẫn có vài trường hợp SV bị trầm cảm vì áp lực học tập, thi cử. Cũng có SV ở ngành kỹ thuật do không phân bổ được thời gian, khi thời hạn làm luận văn tốt nghiệp cận kề, mới dồn sức ngày đêm làm cho xong nên bị đột quỵ, để lại đồ án dở dang.
    Một nữ SV khác học khá ở bậc phổ thông và thi đậu vào ngành tiếng Anh của một trường ĐH nhưng chỉ sau 1 năm học, SV này đã đầu hàng vì thi rớt liên tục. Nghe đâu sau khi rời khỏi trường ĐH, nữ SV này đã vào chùa.
    Chỉ 50% vượt được vũ môn
    Như vậy, có bao nhiêu SV tốt nghiệp đúng tiến độ so với con số tuyển sinh đầu vào? Ông Huỳnh Kim Tín, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, khái quát: Đối với khối ngành kỹ thuật - công nghệ, tỉ lệ SV tốt nghiệp đúng tiến độ ở các trường nói chung chỉ ở khoảng 40%, còn khối ngành kinh tế - xã hội là 60% - 70%. Đơn cử, tại Trường ĐH Kinh tế TPHCM, ngày 22-9 vừa qua có 2.218 SV tốt nghiệp đúng tiến độ. Nếu so với số SV đầu vào là 4.232 thì tỉ lệ tốt nghiệp chỉ gần 60%. Ông Huỳnh Kim Tín khái quát 3 nguyên nhân của việc ?ogãy đổ? này: Do phương pháp học tập của SV không đáp ứng được đòi hỏi của bậc ĐH, chương trình học nặng và tâm lý chủ quan của nhiều SV xả hơi năm thứ nhất do vừa qua kỳ thi tuyển sinh ĐH hết sức căng thẳng.
    Dĩ nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác như áp lực cuộc sống khiến SV phải đi làm thêm nhiều nên bỏ bê việc học. Cũng có nhiều trường hợp do chọn sai ngành nên không có hứng thú trong học tập dẫn đến nợ môn không trả nổi và bị đuổi học...
    Lập kế hoạch học tập ngay từ đầu
    Làm thế nào hạn chế tình trạng ?ogãy đổ? ở mức thấp nhất? ?oPhải nỗ lực từ những môn học đầu tiên?, thạc sĩ Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Công tác Chính trị SV Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, khẳng định. Theo ông, sự phù hợp, đam mê, yêu thích nghề là tiêu chí vững vàng cho việc hoàn thành khóa đào tạo. Cần định hướng cho bản thân và lập kế hoạch học tập ngay từ đầu. Ngoài ra, cần phải tham gia các câu lạc bộ học thuật, diễn đàn trong trường để tạo sự gắn kết và bổ trợ cho SV nhiều kỹ năng... Việc làm thêm, theo ý kiến của anh Trương Minh Kiệt, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV ĐH Kinh tế TPHCM, là một cách tốt để SV tích lũy kinh nghiệm, vấn đề là cần phân bố thời gian hợp lý giữa việc học và làm thêm. Trong trường hợp không thích ngành học đã chọn, SV cũng không nên quá bi quan, hiện nay rất nhiều trường có đào tạo ĐH bằng hai. Đó là cách hay nhất để SV chọn lại ngành mình yêu thích mà chỉ mất 50% thời gian so với làm lại từ đầu.
    Bài và ảnh: DIỆU HẰNG
  6. polman

    polman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Thời thế nay đã khác, cuộc sống khá giả hơn, lứa sinh viên hiện nay sinh ra sau thời kỳ đổi mới (1986) nên tư tưởng cũng đổi mới hơn !
    Nhưng theo mình nghĩ thì cái nguyên do chính là cách quản lý và giảng dạy ở trường không theo kịp thời đại và nhu cầu của sinh viên. Cái này mình có thể là nhân chứng, vì chứng kiến đủ mọi thứ .....
    Nhớ Bách Khoa !
  7. kiman007

    kiman007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    nhớ gấu con
    [;(]
  8. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Lâu quá mới thấy polman.
    Khá thì khá nhưng đâu phải ai cũng có điều kiện lựa chọn nhiều đâu.
    Tuần rồi một người bạn đưa bài blog này:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-_Q78P6g5br89WVUa77qC3PG4?p=767#comments
    Bài viết rất hay, có một đoạn người cha viết thật lòng, nghe mà xót ruột.
    Năm lớp 12, con đi, học bổng CCI đưa con đến một thị trấn ở Origan, nơi dân số chỉ có cả thảy 173 người. Những gì con kể qua điện thoại làm ba liên tưởng tới một vùng ?okinh tế mới? heo hút. Ba đã cố gắng nói rất ít để con không nhận ra cái gì đang diễn ra trong lòng ba. Ở nhà, con có cả một phòng riêng tiện nghi. Sang đó, cánh cửa toilet của con không làm sao đóng kín được. Trong khi gia đình host của con đông người, bọn trẻ lúc nào cũng có thể xộc vào phòng con.
    @Zu: blog này có câu bất hủ mà chị đã nói em "Thôi thì mất công yêu, yêu được một thằng đẹp trai cũng tốt"
  9. bluesss_mizu

    bluesss_mizu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    hihi, 1 ông bố thật tốt "Thôi thì mất công yêu, yêu được 1 thằng đẹp trai cũng tốt" hihih
  10. kathyy89

    kathyy89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    dạ,kính chào các anh,chị đàn anh và cô meomeo,em là newbie,em ở khoa cơ khí ngành kthethốngcn ,là tân sinh viên mới vào trừơng,nghe các anh chị và cô meomeo nói ,em thấy lo cho bản thân wá,ko bit co theo hoc nổi hay hok,mới wô mà nghe nói tới cảnh đi chùa rùi đuổi học nghe ớn wá,rùi tâm thần nữa chứ ,em mới mua mấy cuốn sách Lịch Sử Đảng rùi Triết học,cuốn nào cũng dày mấy trăm trang,các anh chị co kinh nghiệm gì trong việc hoc mấy môn nay hok,bày cho em với,nói thịt là học mà thi rớt thì ai cũng ngán cả,là tân sinh viên nên cái gi cũng còn bỡ ngỡ ,có gi xin chỉ bảo em với nha!^^

Chia sẻ trang này