1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pháp luật cần phải "độc ác" hơn để ngăn chặn những cái chết thương tâm và không đáng có từ tệ nạn xã

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi hinhthucth, 19/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hinhthucth

    hinhthucth Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Pháp luật cần phải "độc ác" hơn để ngăn chặn những cái chết thương tâm và không đáng có từ tệ nạn xã h

    Pháp luật cần phải "độc ác" hơn để ngăn chặn những cái chết thương tâm và không đáng có từ tệ nạn xã hội
    Liên tục xuất hiện trên các báo từ đầu năm 2007 tới nay là những bài viết về những cái chết thương tâm từ tai nạn giao thông, từ cướp ngân hàng, tiệm vàng, giết người cướp xe máy... Đọc những bài viết này mà chúng ta không thể không rùng mình vì xã hội của chúng ta đang có những con người không màng đến sự sống của mọi người mà bất chấp làm tất cả, cũng như chạnh lòng và thương cảm những cái chết thương tâm và không đáng có - hậu quả từ những tệ nạn xã hội đã kể trên. Báo đài lên án, người dân lên án, công an chính quyền có nhiều biện pháp xử lý nhưng tình hình vẫn không thay đổi mà còn có chiều hướng tồi tệ hơn. Vậy thì đâu là phương án hay để ngăn chặn những cái chết như vậy ? Làm sao để thức tỉnh những con người "đang không biết mình dính vào tệ nạn xã hội cũng như các hành vi phạm pháp có thể gây ra cái chết cho bất kì ai" ? Câu trả lời ở đây rất đơn giản. Chúng ta "PHẢI" "XỬ TỬ HÌNH" "NGƯỜI GÂY RA HÀNH VI PHẠM PHÁP" "CÓ CHỦ Ý (CỐ Ý) VÀ CÓ TÍNH CHẤT ĐE DỌA NGHIÊM TRỌNG ĐẾN TÍNH MẠNG CON NGƯỜI".
    Quả thật, đọc đến đây nhiều người sẽ thật sự nghĩ rằng: tôi và pháp luật thật là độc ác, không còn mang tính "nhân từ", "thuận lý và tình" khi xử tử hình những người như vậy. Nhưng những con người khi thực hiện hành động phạm pháp mang tính chất đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người thì họ có màng tới mạng sống của ai không ? Nếu chính chúng ta bị hại hay người thân chúng ta bị hại thì chắc hẳn chúng ta sẽ vô cùng căm phẫn và cho rằng người gây ra cái chết đó "đáng chết", đáng phải xử tử hình. Nếu như chúng ta áp dụng phần nhiều hình thức nộp tiền phạt hay giam vào tù, cho dù là bao nhiêu tiền hay số năm tù là bao nhiêu lâu đi chăng nữa thì họ cũng có thể gây ra cái chết khác sau khi lãnh án. Chẳng ai dám chắc rằng những con người đó có "quay đầu là bờ" hay "ngựa quen đường cũ" sau khi hết hạn tù hoặc sau khi đóng tiền phạt, đặc biệt là đối với loại hình tội phạm nguy hiểm.
    Chình vì vậy, luật pháp nước ta cần xử tử hình đối với những người gây ra hành vi phạm pháp và hành vi đó nhất thiết phải bao gồm hai yếu tố sau:
    - Có chủ ý (cố ý)
    - Có tính chất đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người
    Đến đây thì nhiều bạn sẽ đặt câu hỏi: tại sao phải bao gồm hai yếu tố đó, chỉ cần hành vi đó mang tính chất đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người là xử tử hình được rồi. Hay chỉ cần đe dọa thôi, đâu cần phải "nghiêm trọng". Tôi xin đưa ra một số trường hợp sau để làm rõ hơn hai tính chất trên:
    - Nếu như không có yếu tố "có chủ ý (cố ý)":
    + Một người đàn ông vô tình đạp đổ một cây gỗ mà không ngờ rằng đằng sau đó có cháu bé đang ngồi hóng mát, khiến cháu bé thiệt mạng. Trường hợp này pháp luật không thể xử tử hình người đàn ông đó được bởi vì xét cho cùng, người đàn ông đó không hề có ý làm cháu bé chết mà cháu bé chỉ bị chết do tai nạn vô tình của người đàn ông.
    + Một cặp vợ chồng dẫn con đi tắm sông (không biển báo nguy hiểm là sông sâu...) và đứa con chết đuối. Trường hợp này, pháp luật không thể xử tử hình cặp vợ chồng đó được, vì dẫu sao đôi vợ chồng đó không hề biết, và họ đang mang nặng trong mình nỗi đau mất con.
    - Nếu như không có chữ "nghiêm trọng" trong yếu tố thứ hai
    + Một người (dù cố tình hay vô tình) vượt đèn đỏ, chạy ngược đường thì đương nhiên họ biết là có nguy cơ gây ra tai nạn giao thông nhưng tính chất đe dọa mạng người không nghiêm trọng bằng việc đua xe, lạng lách. Trong trường hợp này, pháp luật cũng không thể xử tử hình người đó được mà chỉ có thể phạt hành chính bằng tiền mặt (có thể rất cao) để người đó không vi phạm ở lần sau.
    + Người cha hay người mẹ la mắng đứa con đủ điều bởi vì con mình không thi đậu đại học, không bằng bạn bè anh chị, không xứng với số tiền bao năm nuôi nấng dạy dỗ cho ăn cho học... khiến đứa con nghỉ quẫn và tìm đến cái chết. Trong trường hợp này, pháp luật cũng không thể xử tử người cha hay người mẹ đó được vì dù họ có chủ ý la mắng, nhưng họ không biết là những lời la mắng đó sẽ dẫn đến cái chết cho đứa con. Vậy thì lời la mắng đó cũng được xếp vào loại hành vi "đe dọa đến tính mạng của con người" nhưng không "nghiêm trọng". Với trường hợp này, nếu họ có con cái thì phải làm sao, phải để cho họ sống để nuôi những đứa con còn lại, nhưng phải chỉ cho họ cách làm cha làm mẹ và ngăn cấm họ thực hiện lại hành vi đó nữa.
    + Người xả rác xuống sông hay xuống đường phố nhưng không khắc phục được hành vi vừa làm sau khi đã được nhắc nhở. Hành vi này rõ ràng là có hai yếu tố trên nhưng yếu tố thứ nhì lại không nghiêm trọng. Chính vì vậy mà mức phạt cho hành vi phạm pháp này là một khoản tiền lớn.
    Trước hết, chúng ta sẽ thấy mặt lợi ích đầu tiên của điều luật này là tình hình tệ nạn xã hội, đặc biệt là các loại tội phạm nguy hiểm sẽ giảm đáng kể, bởi chẳng ai mà không rùng mình khi nghĩ đến cái chết đầy ghê rợn nếu như mình thực hiện điều đó. Thứ nhì, loại hình phạt xử tử này cũng áp dụng cho tất cả các loại hành vi pháp pháp bao gồm hai yếu tố trên, ở hầu hết mọi khía cạnh nghề nghiệp xã hội và các tầng lớp người dân như:
    - Chạy xe lạng lách, sử dụng xe không đạt tiêu chuẩn an toàn, tổ chức đua xe gắn máy; chở những vật quá cồng kềnh hay vượt khổ cho phép; không có giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đúng quy định của pháp luật.
    - Mua ******* (làm lây truyền nhiều căn bệnh, trong đó có HIV/AIDS). Buôn bán phụ nữ trẻ em
    - Sử dụng hóa chất gây độc cho sức khỏe con người mà không có biện pháp cách ly, bảo quản, bảo vệ hay không có biện pháp xử lý chất thải độc hại với môi trường; buôn bán thuốc có lệnh cấm của nhà nước
    - Trộm, cướp (đặc biệt là cướp nóng): Không cần biết số tiền trộm cướp được bao nhiêu, chỉ cần có hành vi trên là xử tử hình. Bởi vì hiện nay bọn cướp trên đường sử dụng xe gắn máy phân khối cao, chẳng những khi giật đồ làm cho người điều khiển phương tiện giao thông (đặc biệt là xe máy) mất thăng bằng và ngã xuống đất khiến thiệt mạng mà chúng còn cố chạy thật nhanh để thoát thân, đương nhiên là chúng phải lạng lách, "đua" với những người tham gia bắt cướp và gây ra tai nạn giao thông. Hay dù ăn trộm vào nhà hay trộm xe gắn máy, tài sản cá nhân dù không mang vũ khí trên người nhưng họ cũng có thể lấy các vật dụng xung quanh để đe dọa tính mạng con người.
    - Các loại thực phẩm, thuốc không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm: Đây rõ ràng là hành vi bao gồm hai yếu tố trên: "Có chủ ý" vì tất cả các thực phẩm để phải qua kiểm tra an toàn vệ sinh mới được đem bán ra thị trường, nếu không qua được phần kiểm tra này thì không thể nào bán được trừ khi buôn bán lậu; và các thực phẩm trên sẽ gây cho con người nhiều bệnh, đặc biệt là ung thư, đe dọa tới sức khỏe và mạng sống con người.
    - Xây dựng những công trình không đảm bảo an toàn cho người sử dụng, hay không có biển báo khi đang xây dựng công trình
    - Cùng với tất cả những ai tham gia vào hình thức trên cả gián tiếp lẫn trực tiếp (người buôn bán gia cầm chưa kiểm dịch, người chủ mưu cho việc thực hiện trộm cướp; người cung cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, bằng lái giả...)
    Và đương nhiên, chẳng ai dám chắc rằng mọi người sẽ tuân theo pháp luật một cách nghiêm túc. Vẫn có thể xảy ra trường hợp bọn trộm cướp vào nhà bạn, chưa kịp trộm đồ thì bị bạn đánh khống chế (đánh chỉ để khống chế và không gây trọng thương) và bắt trói lại. Lúc này ai sẽ phải bị xử tử hình, nếu không có trường hợp ngoại lệ được ghi rõ ràng trong pháp luật, chắc chắn tên trộm sẽ nói bạn có chủ ý (điều đương nhiên) đánh hắn, đe dọa mạng sống của hắn, thì bạn sẽ không thể chối cãi hắn dù cho hắn vào nhà bạn có mục đích gì và bạn sẽ bị xử tử hình. Để tránh trường hợp đó, pháp luật cần phải ghi rõ: trong trường hợp nếu người nào xâm phạm đến tài sản, thân thể của bất kì ai mà không có sự đồng ý của khổ chủ, thì người bị xâm phạm có quyền đánh khống chế người có hành vi xâm phạm mà vẫn đúng luật. Đến lúc này thì tên trộm sẽ hết dám cãi bạn đến nửa lời.
    Hoặc cũng có thể có sự hiểu nhầm nếu như người này cho người kia vật mà người chủ của nó không hề biết rồi hai người đánh nhau, và một người nêu lý do là đánh không chế để bắt tên trộm và lấy lại tài sản của mình. Hay cũng có thể bạn đến một chỗ nào đó (khu vui chơi, lớp học...) vì gấp hay vội vàng tìm người thân hoặc tìm lại vật gì bạn bỏ quên thì bạn cũng có thể bị bắt trói đúng theo luật nếu không có sự đồng ý của lực lượng bảo vệ chẳng hạn. Hoặc một đứa bé chợt xuống nhà và thấy một người lạ không quen biết đang ngồi ở phòng khách (mà trước đó người cha hoặc mẹ dẫn vào nhà và sau đó chạy đi có công việc) thì người lạ ấy cũng có thể bị đánh khống chế và bắt trói. Những trường hợp này, trong pháp luật cần phải ghi chú thêm là cần phải cho giấy tờ chứng minh sự sang nhượng từ ai qua ai nếu tài sản đó có giá trị lớn; (trường hợp không có giấy sang nhượng thì người nào biết được nhiều đặc điểm của tài sản hơn thì tài sản sẽ thuộc về người đó); người lạ mặt bị bắt trói nếu họ ở trong nhà của bất kì ai từ 24h đến 6h sáng mà không có sự cho phép của chủ nhà hay người trong nhà, và nếu ngoài thời gian trên thì họ cần phải trình bày mối quen biết hay mục đích ở trong căn nhà đó (trừ công an, dân phòng), và nếu người lạ đó bị buộc ra khỏi căn nhà thì phải thực hiện theo, nếu không chúng ta có quyền đánh khống chế hay bắt trói đúng pháp luật
    Hay có trường hợp khó phân biệt nhất là "xả rác" và "đánh rơi" xuống sông hồ kênh rạch. Rất khó khăn để xử phạt hành chính những người "xả rác" vì họ có thể lách luật ngay ở điểm này. Ví dụ như họ xả rác từng chút một, ở mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày, nhưng họ vẫn cãi là chỉ đánh rơi mà thôi. Đối với trường hợp này, chúng ta cần xét về khối lượng và tính chất gây độc đến môi trường của "vật bị đánh rơi", số lần đánh rơi có liên tục hay theo quy tắc nào hay không và xử phạt hành chính người gây ra hành vi đó (với mức tiền phạt tùy theo "vật bị đánh rơi")
    Và hình thức xử tử hình này cần được mở rộng thêm ở hai điều nữa:
    - Người bị truy nã mà không ra đầu thú sau 30 ngày tính từ ngày có lệnh truy nã.
    - Người cản trở người thi hành công vụ
    Nhà nước cần phải dành thời gian khoảng sáu tháng để thông báo cho tất cả người dân về điều luật mới trên, cũng như tạo điều kiện để mọi người hiểu luật hơn, tìm hiểu về luật thật kĩ để biết mình không phạm phải những hành vi phạm pháp trên bằng nhiều cách như:
    + Tổ chức các buổi nói chuyện giữa các chuyên gia về luật (luật sư, người viết luật) và người dân trên báo đài.
    + Thảo luận, đặt ra tình huống và trả lời thắc mắc về những trường hợp vi phạm của người dân sẽ bị xử lý theo hình thức nào.
    + Dán băng rôn, tuyên truyền bằng thông tin ở khắp nơi trên cả nước, cử cán bộ xuống tận vùng sâu vùng xa để phổ biến luật mới cho bà con được rõ
    Sau thời hạn trên, nhà nước sẽ áp dụng luật mới vào hệ thống luật pháp của nước ta. Trong một số trường hợp đặc biệt ví dụ như người thi hành luật phải phân biệt được đâu là người bắt cướp, đâu là kẻ cướp để xử cho đúng tội, thưởng cho đúng công. Bởi vì kẻ cướp và người bắt cướp nếu trong một cuộc rượt đuổi thì họ sẽ thực hiện hành vi (một bên thì cố chạy, một bên thì cố đuổi bắt theo và đương nhiên sẽ di chuyển với tốc độ cao vượt quá tốc độ cho phép) bao gồm hai yếu tố trên, nhưng khi có cướp xảy ra thì người dân quanh đó cần phải hô lớn lên để cho ai cũng biết, hoặc công an sau khi nhận tin báo sẽ điều chỉnh cho ba bóng đèn của cột đèn giao thông liên tục chớp chớp nhiều lần để cảnh báo cho người dân biết gần đó có sự đuổi bắt trộm cướp mà tránh sang hai bên đường hoặc hỗ trợ ngăn cản bọn cướp, nhờ người xung quanh nhận dạng tên cướp... Và điều thứ hai là nhà nước không thể khoan dung cho trường hợp người bị xử tử hình có con nhỏ, mẹ già, gia đình... Bởi vì tất cả người dân đều có thời gian để tìm hiểu luật hết rồi. Nếu như người nào chưa được cán bộ phổ biến thì có thể trực tiếp hỏi công an, hay những người xung quanh khác và bất cứ cán bộ nào cũng cần phải có trách nhiệm giải thích cặn kẽ để người dân không hiểu lệch và sai luật mới. Độ tuổi của hình thức xử tử hình này cũng phải cân xét cho hợp lý, chứ không thể áp dụng cho mọi người (nếu như đó là một cháu bé nhỏ tuổi lỡ gây hỏa hoạn) cũng không hẳn là phải 18 tuổi trở lên (vì 14 tuổi trở đi thì bất cứ ai cũng đã biết suy nghĩ nhiều hơn, nên sẽ nhận thức nhiều hơn, có thể sai hoặc đúng) (và đặc biệt là nhiều học sinh từ lớp 8 trở lên đi xe gắn máy phân khối lớn mà chưa có bằng lái).
    Dẫu rằng bài viết của tôi có dùng một số từ sai (vì tôi không đủ vốn từ) và bạn đọc có nghĩ về tôi thế nào đi chăng nữa thì trong tôi luôn có một ước muốn là làm sao để cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh, hạnh phúc hơn, người dân ai cũng an tâm có cuộc sống yên bình để làm việc. Tôi chỉ mong bài viết của tôi được chính quyền, đặc biệt là nhiều người đồng tình và ủng hộ. Nếu như mọi người cũng có cùng ý kiến như tôi thì chắc chắn luật pháp nước ta sẽ được bổ sung và thay đổi theo hướng sao cho có lợi nhất đối với chúng ta. Hãy để cho bài viết của tôi được mọi người quyết định tính đúng đắn và thực tiễn của chính nó.
    Xin cảm ơn
    Người viết bài: HT.TH
    (Mọi liên lạc xin gửi qua email: hinhthuctuhinh@gmail.com)

  2. sigmafx

    sigmafx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2007
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    29
    Nói rất hay , nhưng rất tiếc mọi chuyện không hề đơn giản như vậy. Tuy nhiên, nếu mọi người cùng chung sức thì rất khả thi.Ai rành luật vào ý kiến đi
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Bạn hinhthucth đang tư duy như theo cách :
    Hàn Phi tử (pháp trị cổ điển nhất) + Đinh Tiên Hoàng (đặt vạc dầu và chuồng nuôi cọp trong triều để người dân vì khiếp sợ hình phạt mà không phạt luật) + marketing pháp luật hiện đại (tuyên truyền phổ biến).
    Những cái nêu trên thì cái thứ 3 có thể sài được chút chút, nhưng lại chỉ là một biện pháp để thực hiện chứ không phải là nội dung tư tưởng chính.
    Quan niệm về pháp luật hiện đại chứng minh rất rõ rằng :
    - Luật pháp trước hết từng là công cụ điều tiết xã hội, và bây giờ còn là những giá trị nhân văn mà con người hướng tới để bảo vệ một xã hội văn minh. Do vậy, luật pháp không phải là một cái gì đó khủng khiếp, tàn bạo làm cho người ta sợ mà tuân theo, mà luật pháp phải là đi từ những giá trị nền tảng, tốt đẹp : tự do, bình đẳng, bác ái và mưu cầu hạnh phúc.
    - Chỉ luật pháp không thì không đủ cho xã hội loài người mà còn đạo đức, thẩm mỹ và giá trị tâm linh (tôn giáo).
    Tớ không nghĩ rằng trong thế kỷ 21 này lại có người định kéo xã hội chúng ta trở về đêm dài Trung cổ tàn bạo.
    ---
    fsai - thầy cãi số 1 về ly hôn
    Giá đặc biệt phục vụ các khách hàng nữ, trẻ đẹp.
    Được fsai sửa chữa / chuyển vào 09:55 ngày 22/08/2007
  4. LegiS

    LegiS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Pháp luật phải trở thành thứ mà có thể mở rộng quyền Tự do cho người dân.
    Tăng hình phạt lên, liệu có = tùng xẻo hay voi giày ngựa xéo không? Sau cùng, càng văn minh, người ta càng cần cái gọi là Nhân văn
  5. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Hình thức xử phạt nó có tàn khốc, tàn ác đến như anh Bin xử là cùng chứ gì...nhưng túm lại là cũng có mấy ai sợ ảnh đâu...tại ảnh toàn oánh lén...
    Thế nên, công khai, minh bạch, đúng người đúng tội (hơi xa vời thực tế) và mạnh tay, ko ngại ngùng, ko sợ "cấp trên" ý kiến ý cò....thì sẽ ngăn chặn được. Ví như hiếp dâm thì xử công khai cho ló bẽ mặt và hình phạt là cắt "q"...<---hơi ác nhưng triệt được tận gốc "mầm mống gây hoạ" nhể...
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Tớ lưu ý bạn thutrang82 về bài viết không ăn nhập gì với chủ đề.
    Đề nghị bạn tự xóa hoặc sửa chữa lại.
    Mời các bạn tiếp tục tham gia chủ đề.
    Thân mến.
    ---
    fsai - thầy cãi số 1 về ly hôn
  7. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Khái niệm độc ác mà hinhthucth nêu trên đồng nghĩa với việc tăng nặng hình phạt, mức chết tài phải thật sự cao nhằm răn đe ý thức người dân.
    Lúc trước tôi có lập 1 topic nêu những vần đề bức xúc của mình, cũng vì hình thức chế tài tại Việt Nam chúng ta quá nhẹ, nên tính giáo dục rõ ràng không hiệu quả : như giao thông vượt đèn đỏ, phun khạc nhổ tùm lum khi đang chạy xe, xe xả khói vô tội vạ, nhà có rác thải cứ mặc nhiên vứt ra đường, người ở trần cứ vùn vụt chạy vào khi công cộng, người hút thuốc thì cứ nhằm nơi đông người mà phì phà v.v.v Vô số kể . Vậy mà chúng ta hiện nay vẫn không có cách nào giáo dục đuợc ý thức của người dân, đây là lỗi do ai ?
    Nhìn người mà ngẫm đến mình, xứ singapore chỉ cần hút thuốc nơi công cộng mà bị túm được là coi như đi toi 500 đô. xả rác thì bị phạt đòn roi, hay tiền. hối lội, buôn chỉ cần 393 g ma tuý là coi như treo cổ . Chắc chúng ta ai cũng còn nhớ vụ của tên Trường 1 người úc gốc việt. đã mang 1 vài trăm gram ma tuý từ campuchia sang singapore và bị phát hiện, nhưng bao nhiêu công luận lên tiếng xin tha, ngoại giao úc, thậm chí thủ tướng úc giải quyết bằng đường ngoại giao nhưng cũng vô vọng.
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Chính bản án treo cổ này của singapore đã làm dấy lên luồng dư luận quốc tế về sự hà khắc và pháp luật nghiêm minh của singapore, đúng vậy, đất nước sing nhỏ bé này đã có một hệ thống pháp luật quy định chế tài nghiêm minh và chính điều đó đã giúp cho đất nước này sinh tồn và phát triển như ngày hôm nay.
    Để bảo đảm một nền kinh tế phồn thịnh, Singapore đã đưa ra một chính sách nghiêm ngặt để đối phó với nạn tham nhũng và buôn bán ma túy. Để tránh tham nhũng, Singapore đã trả lương các viên chức nhà nước với một số lương rất cao so với những nước tân tiến như Mỹ, lương của Lý Hiển long hơn nhiều so với lương của tổng thống hay thủ tướng các quốc gia tiên tiến khác.
    Singapore tin rằng họ cần phải có một chính sách rất nghiêm khắc để bảo vệ và răn đe ý thức người dân về mọi phương diện, cụ thể là ý thức công cộng, ma tuý, tham nhũng v.v.v
    Chính quyền Singapore hiện rất cương quyết theo đuổi chính sách cứng rắn của họ mặc dầu bị các quốc gia khác lên án. Có lẽ vì họ tin rằng người dân Singapore ủng hộ chính sách nghiêm ngặt của nhà nước. Việt nam chúng ta có lẽ cũng nên bắt đầu bài học từ đây để đảm bảo một đất nước phồn thịnh.
    Tuy nhiên nhìn lại trên thế giới hiện nay, xét về tính nhân văn, họ cũng luôn bảo vệ quyền con người, nên những hình thức chế tài Hà khắc bị lên án, tại các nước tiên tiến họ luôn coi trọng quyền con người, ấy vậy cho nên mới có những nhà tù như khách sạn 5 sao v.v.v
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Lưu ý là Singapore chỉ có vài triệu dân thôi nhé, 1 đất nước nhỏ như thế rất dễ dùng luật. Còn đất nước ta tới hơn 80 triệu dân, và không phải ai ai cũng được học hành tử tế để mà hiểu luật và có ý thức như Singapore.
    Hoàn cảnh xã hội khác nhau thì không thể áp dụng như nhau được. Nói tóm lại XH của ta phức tạp lắm không thể áp đặt như họ được.
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Dùng tĩnh từ " độc ác " thì hơi quá ... Pháp luật công minh là đủ .
    Các vấn đề trên không thể khoán trắng cho pháp luật dược. Trị tại gốc tệ nạn vẫn là giáo dục và nâng cao đời sống người dân.
    Còn TLVN đổ cho việc đông dân hay ít dân cũng không chính xác hoàn toàn, VN đã được chia ra làm nhiều tỉnh thì có khác gì Singapore ( Cứ coi như 1 tỉnh ) .

Chia sẻ trang này