1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bài vở

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi linhkhuong, 29/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Michael Faraday (22 tháng 9 năm 1791 - 25 tháng 8 năm 1867) là nhà vật lý và nhà hóa học người Anh. Ông có nhiều cống hiến to lớn trong lĩnh vực điện từ học.
    Các thí nghiệm của ông về chuyển động quay điện từ đặt nền móng cho công nghệ về động cơ điện hiện đại. Ông phát triển định luật cảm ứng Faraday trong điện từ học.
    Về mặt hóa học, ông khám phá ra các hợp chất hóa học chẳng hạn như benzen và hệ thống số ôxy hóa, đồng thời phổ biến các khái niệm ion, anode, cathode, electrode.
    Đơn vị đo điện dung Farad trong hệ SI được đặt theo tên ông.
    Mục lục [giấu]
    1 Tiểu sử
    2 Hoạt động khoa học
    3 Những năm cuối cuộc đời
    4 Liên kết ngoài

    [sửa] Tiểu sử
    Michael Faraday sinh tại Newington Butts, nước Anh vào ngày 22 tháng 9 năm 1791. Gia đình ông rất nghèo; bố ông, James Faraday, là một thợ rèn có có sức khỏe yếu. Ông phải thôi học từ rất sớm vì hoàn cảnh gia đình, những vẫn tiếp tục tự đọc sách và tìm tòi. Từ năm 14 tuổi ông giúp việc cho một hiệu sách ở Luân Đôn với nguyện vọng duy nhất được đọc sách của tiệm vào buổi tối sau khi xong việc. Trong vòng 7 năm làm việc ở đây ông đã đọc rất nhiều sách, chẳng hạn cuốn ?oNhững mẩu chuyện về hóa học? (Conversations in Chemistry) của Jane Marcet. Ông say sưa tìm hiểu và thực hành các thí nghiệm trong sách.
    Năm 1812, lúc 20 tuổi, Faraday dự các bài giảng của nhà vật lý và hóa học Humphry Davy của Viện Hoàng gia (Royal Institution) và Hội Hoàng gia Anh (Royal Society). Sau đó, Faraday gửi cho Davy 1 cuốn sách 300 trang ghi chép trong lúc nghe giảng. Davy trả lời ngay lập tức, và sau đó thuê Faraday làm thư ký.
    Ngày 1 tháng 3 năm 1813, Faraday được bổ nhiệm bởi Ngài Davy làm phụ tá phòng thí nghiệm hóa học ở Viện Hoàng gia.
    Faraday cưới Sarah Barnard (1800-1879) vào ngày 2 tháng 6, 1821 nhưng họ không có con.
    Faraday đựơc bầu làm hội viên của Hội Hoàng gia năm 1824, làm ngừơi tổng phụ trách phòng thí nghiệm năm 1825; và đến năm 1833 ông đựơc bổ nhiệm làm giáo sư hóa học của viện suốt đời nhưng không cần giảng dạy.
    Ông mất ngày 25 tháng 8 năm 1867 tại nhà ông ở Hampton Court, Anh.
    [sửa] Hoạt động khoa học
    Cải tiến quan trọng đầu tiên về điện của Faraday được thực hiện năm 1821. Hai năm trước đó, Oersted đã tìm ra rằng kim của một chiếc la bàn nam chăm bình thường có thể bị làm lệch hướng nếu có một dòng điện chạy qua một đoạn dây điện gần đó. Điều này gợi ý cho Faraday rằng nếu nam châm được cố định thì thay vào đó, dây điện có thể dịch chuyển. Nghiên cứu theo hướng này, ông đã thành công trong việc chế tạo nên một công cụ thông minh, trong đó sợi dây điện có thể liên tục xoay trong vùng chịu tác động của từ trường trong khi có một dòng điện chạy qua sợi dây. Thực ra đó chính là động cơ điện đầu tiện, công cụ đầu tiên sử dụng một dòng điện để khiến một vật chuyển dịch.
    Tuy nhiên, tác dụng của phát minh trên vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân là vì không có một nguồn sản sinh dòng điện nào ngoài loại pin hóa học nguyên thủy thời đó. Faraday tin chắc rằng phải có một cách nào đó sử dụng lực từ để phát điện, ông kiên trì tìm kiếm một phương pháp như thế. Vào năm 1831, ông phát hiện ra rằng nếu một nam châm chuỷên động ngang qua một vòng dây điện khép kín thì một dòng điện sẽ chạy trong dây trong thời gian nam châm chuỷên động qua. Hiệu ứng này gọi là cảm ứng điện từ. Và sự khám phá ra định luật tạo ra hiệu ứng này (định luật Faraday được công nhận là thành tựu cá nhân vĩ đại nhất của Faraday.
    Ông còn khám phá ra rằng, nếu ánh sáng phân cực đi qua một từ trường, độ phân cực của nó sẽ thay đổi. Đây là sự định hướng đầu tiên chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa ánh sáng và điện từ.
    [sửa] Những năm cuối cuộc đời
    Ngày 20 tháng 3 năm 1862 là ngày cuối cùng đánh dấu công việc nghiên cứu của Faraday. Trong cuốn sổ ghi kết quả nghiên cứu của ông người ta đọc được con số thí nghiệm cuối cùng của ông: 16041.
    Mùa hè năm 1867, Faraday ốm nặng, ông bị điếc và mất trí nhớ, nhưng nhìn ông, người ta vẫn cảm thấy ông đang suy tưởng như cả đời ông chưa bao giờ ngừng suy tưởng. Trong những dòng nhật kí cuối cùng của ông, có những lời sau: ?o?Tôi thật sự thấy luyến tiếc những năm sống đầy hạnh phúc, trong niềm say mê làm việc và trong ước mơ tìm đến những phát minh. Thật đáng buồn khi tôi biết mình sắp từ giã cõi đời, và sẽ không bao giờ được trở lại những ngày sôi nổi? Đối với các bạn trẻ, tôi chỉ có một lời khuyên để lại, rút ra từ kinh nghiệm cuộc sống: hãy làm việc và suy nghĩ đi ngay cả khi chưa nhìn thấy một tia sáng nhỏ bé, vì dù sao, như vậy vẫn còn hơn là ngồi không!??
    Ngày 25 tháng 8 năm 1867 là ngày nhà bác học vĩ đại ấy từ giã cõi đời. Ông chết đi để lại cho toàn nhân loại một phát minh bất tử, một phát minh mang tính bản lề cho mọi phát minh của loài người sau này. Bài viết kết thúc ở đây với lời nhà khoa học Hemhônxơ ngưòi Đức đã nói: ?oChừng nào loài người còn sử dụng đến điện, thì chừng đó mọi người còn ghi nhớ công lao của Micheal Faraday.?.
  2. herbert28_huynh

    herbert28_huynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Đi học xong, vô diễn đàn lại gặp cái này! Nản! Ăn chơi thôi, học hoài
  3. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Nhật kí trong tù​
    Thân thể ở trong lao,
    Tinh thần ở ngoài lao;
    Muốn nên sự nghiệp lớn,
    Tinh thần phải càng cao.
    Khai quyển (Mở đầu tập nhật ký)
    Ngâm thơ ta vốn không ham,
    Nhưng vì trong ngục biết là chi đây;
    Ngày dài ngâm đợi cho khuây,
    Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
    Vào nhà ngục huyện Tĩnh Tây
    Trong lao tù cũ đón tù mới,
    Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa;
    Tạnh, mưa, mây nổi bay đi hết,
    Còn lại trong tù khách tự do.
    Ngắm trăng
    Trong tù không rượu cũng không hoa,
    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
    Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
    Chia nước
    Mỗi người nửa chậu nước nhà pha,
    Rửa mặt pha trà tự ý ta;
    Ai muốn pha trà, đừng rửa mặt,
    Ai cần rửa mặt, chớ pha trà.
    Đi đường
    Đi đường mới biết gian lao,
    Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
    Núi cao lên đến tận cùng,
    Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
    Đánh bạc
    Đánh bạc ở ngoài, quan bắt tội,
    Trong tù đánh bạc được công khai;
    Bị tù, con bạc ăn năn mãi:
    Sao trước không vô quách chốn nà
    Tự khuyên mình
    Ví không có cảnh đông tàn,
    Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;
    Nghĩ mình trong bước gian truân,
    Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
    Không ngủ được
    Một canh... hai canh... lại ba canh,
    Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
    Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
    Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
    Nghe tiếng giã gạo
    Gạo đem vào giã bao đau đớn,
    Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;
    Sống ở trên đời người cũng vậy,
    Gian nan rèn luyện mới thành công.
    Thu cảm (Cảm xúc mùa thu)
    Bắc Đẩu mười giờ ngang đỉnh núi,
    Dế kêu khoan nhặt đón mừng thu;
    Thân tù đâu thiết thu sang chửa,
    Chỉ thiết hôm nao mở cửa tù.
    Năm ngoái đầu thu ta tự do,
    Năm nay thu đến ta trong tù;
    Ví bằng giúp ích cho dân tộc,
    Thu trước thu này, há kém nhau.
    Việt Nam có bạo động
    Thà chết chẳng cam nô lệ mãi,
    Tung bay cờ nghĩa khắp trăm miền;
    Xót mình giam hãm trong tù ngục,
    Chưa được xông ra giữa trận tiền.
    Cháu bé trong ngục Tân Dương
    Oa...! Oa...! Oaa...!
    Cha sợ sung quân cứu nước nhà;
    Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi,
    Phải theo mẹ đến ở nhà pha.
    Phu làm đường
    Dãi gió, dầm mưa chẳng nghỉ ngơi,
    Phu đường vất vả lắm ai ơi!
    Ngựa xe, hành khách thường qua lại,
    Biết cảm ơn anh được mấy người ?
    Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh
    Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh,
    Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình;
    Làng xóm ven sông đông đúc thế,
    Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.
    Mới đến nhà lao Thiên Bảo
    Năm mươi ba dặm, một ngày trời,
    Áo mũ ướt đầm, dép tả tơi;
    Lại khổ thâu đêm không chốn ngủ,
    Ngồi trên hố xí đợi ban mai.
    Giải đi sớm
    Gà gáy một lần đêm chửa tan,
    Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
    Người đi cất bước trên đường thẳm,
    Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
    Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
    Bóng tối đến tàn, quét sạch không;
    Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
    Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.
    Rụng mất một chiếc
    Cứng rắn như anh chẳng kém ai,
    Chẳng như lão lưỡi dẻo và dài;
    Ngọt bùi cay đắng từng chia sẻ,
    Nay kẻ chân mây, kẻ cuối trời.
    Pha trò
    Ăn cơm nhà nước ở nhà công,
    Lính tráng thay phiên đến hộ tòng;
    Non nước dạo chơi tùy sở thích,
    Làm trai như thế cũng hào hùng!
    Ghẻ lở
    Đầy mình đỏ tím như hoa gấm,
    Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn;
    Mặc gấm, bạn tù đều khách quý,
    Gảy đàn, trong ngục thảy tri âm.
    Nửa đêm
    Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
    Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;
    Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
    Phần nhiều do giáo dục mà nên.
    Bốn tháng rồi
    "Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài",
    Lời nói người xưa đâu có sai;
    Sống khác loài người vừa bốn tháng,
    Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời.
    Bởi vì:
    Bốn tháng cơm không no,
    Bốn tháng đêm thiếu ngủ,
    Bốn tháng áo không thay,
    Bốn tháng không giặt giũ.
    Cho nên:
    Răng rụng mất một chiếc,
    Tóc bạc thêm mấy phần,
    Gầy đen như quỷ đói,
    Ghẻ lở mọc đầy thân.
    May mà:
    Kiên trì và nhẫn nại,
    Không chịu lùi một phân,
    Vật chất tuy đau khổ,
    Không nao núng tinh thần.
    Ốm nặng
    "Ngoại cảm" trời Hoa cơn nóng lạnh,
    "Nội thương" đất Việt cảnh lầm than;
    Ở tù mắc bệnh càng cay đắng,
    Đáng khóc mà ta cứ hát tràn!
    Tiền vào nhà giam
    Mới đến nhà giam phải nộp tiền,
    Lệ thường ít nhất năm mươi "nguyên"!
    Nếu anh không có tiền đem nộp,
    Mỗi bước anh đi, một bước phiền.
    Trời hửng
    Sự vật vần xoay đà định sẵn,
    Hết mưa là nắng hửng lên thôi;
    Đất trời một thoáng thu màn ướt,
    Sông núi muôn trùng trải gấm phơi;
    Trời ấm, hoa cười chào gió nhẹ,
    Cây cao, chim hót rộn cành tươi;
    Người cùng vạn vật đều phơi phới,
    Hết khổ là vui vốn lẽ đời.
    Lai Tân
    Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
    Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh;
    Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
    Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
    Cảnh đồng nội
    Tới đây khi lúa còn con gái,
    Gặt hái hôm nay quá nửa rồi;
    Khắp chốn nông dân cười hớn hở,
    Đồng quê vang dậy tiếng ca vui.
  4. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
    Bóng tối đến tàn, quét sạch không;
    Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
    Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.
    .... Đúng tâm trạng đó Bác à! Bác cháu mình làm một ly nhé!
  5. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Có link đến trang tập hợp những bài nhật kí trong tù đấy :D
    http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/Vanhoc/vh-vietnam/tacgia/20/tho/tacpham/m/HO%20CHI%20MINH_Nhat%20ky%20trong%20tu/index.htm
  6. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    KT giữa kì 3 môn đầu làm bài hok đc gì hết :((
    Phen này chuẩn bị chia tay mấy đứa bạn T_T
  7. herbert28_huynh

    herbert28_huynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Nghe đồn LK vẫn chưa vào dc D9
  8. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Tui thì nghe đồn ông làm lớp trưởng D9 mờ =)
  9. herbert28_huynh

    herbert28_huynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
  10. linhkhuong

    linhkhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này