1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chế Linh - Tiếng hát còn mãi với thời gian

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi caotunglam, 31/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thang_nt_75

    thang_nt_75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    1/-THƯƠNG:
    Có ai biết được có mình tôi buồn
    Giấu trong tiếng cười ngấn lệ thoảng qua hồn
    Để rồi ngưng cung đàn cuối
    Khách về khách ấm tình đôi
    Tôi về tôi sống đêm dài
    Trãi qua mấy vạn mối tình giữa đời
    Có khi ngỡ mình đã gặp thấy duyên rồi
    Nào ngờ khi tan mùa cưới
    Âm thầm tôi bước lẻ loi
    Đi vào mơ ước mà thôi
    (Điệp khúc 1)
    Tắt nến cho môi còn mơ
    Máu trút cho đầy mắt chờ
    Tuổi đời hoang vỡ trang thư
    Chuyện mình băng giá tâm tư
    Lòng nào không nghe ngùi nhớ
    Có ai đốt sạch lá vàng cuối trời
    Để con én mộng sớm về tối u hoài
    Lệ mừng rưng rưng mình nói
    Ai là em gái lòng ai
    Bao giờ em đến cùng tôi
    ......
    (Điệp khúc 2)
    2/-HẬN:
    Chiếc áo em đan ngày xưa
    Sống với tôi tròn mấy mùa
    Vì không gian dối tâm tư
    Tựa đầu lưng quán bơ vơ
    Một lần yêu bao lần nhớ
    Bóng ai ngã gục dưới đạn quân thù
    Có phơi xác giặc xóa hận để em cười
    Chỉ ghìm(dìm) cơn đau chậm tới
    Muôn đời tôi vẫn lẻ loi
    Đi vào thương tiếc mà thôi
    Thương Hận [Chế Linh]
    Nhạc sỉ : Tú Nhi
    Thơ : Hồ Đình Phương
    "....Xin hỏi có ai hiểu vì sao có bài hát Thương Hận không?
    Câu chuyện về đôi bạn học yêu nhau, cô gái đi lấy chồng, còn nguời bạn trai gia nhập vào lính. Sau đó gặp nhau trong hoàn cảnh éo le..Vì cô ấy là nữ đặc công có nhiệm vụ làm nổ chiếc câu gần đơn vị của người yêu cũ, sau đó thì bị thương và bị bắt, anh lính nhìn thấy nguời yêu mất nhiều máu đang mê mang bất tỉnh nên đã hiến máu của mình cho người yêu dù không củng chiến tuyến, các bạn anh ta ngăn cản không đụợc hiến máu cho kẻ địch, nhưng anh ta vẫn hiến máu (không cho các bạn biết đó là cô bạn học của mình, chấp nhận ra toà án binh)..
    Sau đó đơn vị anh ta bị phục kích, và anh ta bị tữ thương, ..Cô gái tỉnh dậy bên xác người yêu cũ, rồi trên chiếc trực thăng tãi thương, cô đặc công cùng tháp tùng bị bắt theo trực thăng và lặng lẽ ăm thầm khóc nhìn xác người yêu bên cạnh, .." (trích dẫn)

  2. steedboy

    steedboy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    Các YOU ơi, cái vụ Chế Linh về hát trong Chào Xuân là lừa đảo à,??? đợi mãi mà chả thấy gì cả ....hic, dạo này tùm lum tà la quá trời luôn nè ....
  3. anhlt07

    anhlt07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    tu tuoc toi nay, chi nghe moi che linh, thay hat hay nhat, the thoi.
  4. baizenn

    baizenn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2007
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước có post bài về Tuấn Vỹ ở box Tuấn Vũ (nhưng không được hoan nghênh). Mới tìm được bài này post cho các fan CL đọc.

    Chế Linh - Một mục đồng gặp thời!
    Quê nhà ở Hamu Tanran
    Tôi nghe và thuộc nhiều câu trong những bản nhạc Chế Linh trước cả khi biết tên ông. Ở những xóm nghèo chang nắng miền Phan Rang quê tôi, người ta nghe nhạc vàng (nhạc sến hay boléro gì cũng là nó) như một thứ dân ca. Từ những ?oCon đường xưa em đi, thời gian có quên gì, đá mòn kia vẫn ghi...? rồi đến ?oĐã lâu rồi đôi lứa cách đôi nơi tơ duyên xưa còn hay mất...? hay ?oThành phố nào vừa đi đã mỏi, đường quanh co quyện gốc thông già, chiều đan tay nghe năng chan hòa...?...
    Ai từng đi trên những chuyến xe đò miền duyên hải, trên tuyến đường qua vùng Tam Phan. Ai đã làm thị dân ở Sài Gòn hay bất cứ đô thì nào, bên những quán cà phê cóc đến những nhà hàng sang trọng, trong những xóm trọ hiu hắt đến những chốn đài trang ở miền Nam trước và rất nhiều năm sau giải phóng mà chưa một lần nghe những lời ca não nề này.
    Làng Chế Linh trên bản đồ có tên là Hữu Đức nhưng tên quen gọi từ thuở xa xưa của người Chăm là paley Hamu Tanran. Làng ấy, cách làng Bàu Trúc ?" Paley Danau Panrang của tôi chỉ một cách đồng Hamu Zak. Những ngày còn thả trâu trên cánh đồng Hamu Zak ấy, cái tên Chế Linh chưa hề có. Bởi tên mà mẹ ông đặt cho ông khi chào đời không phải là Chế Linh mà là Chà Len ?" nghĩa tiếng Chăm là cái cuốc.
    Mười bảy tuổi, Chế Linh đã rời paley, xa những ngày thả trâu để phiêu bạt vào Sài Gòn. Tôi không biết ngày rời paley có bao nhiêu người biết ông và sau đó vài năm còn bao nhiêu người nhớ ông. Nhưng khi tôi lớn lên, sau ông đến gần bốn mươi năm, ở paley của ông, peley của tôi và tất cả paley Chăm khác, không ai không biết Chế Linh.
    Một mục đồng gặp thời
    Chế Linh rời đất nước khi đã kịp gieo vào lòng những người yêu nhạc boléro một chất ?ogây nghiện? bằng giọng ca rên rỉ, dài lướt thướt... Như chia sẻ được cái nỗi niềm những tháng ngày của một thời lưu lạc, ly tan và nghèo khó. Rất nhiều những ca sĩ tập tành hát boléro sau này đã bắt chước cái chất giọng rên rỉ và lướt thướt ấy của ông nhưng đều thất bại. Thất bại không chỉ vì là người đi sau, đang dẫm lại lối mòn của ông mà còn vì một lý do: họ không có may mắn được sinh ra trong một paley Chăm như Chế Linh.
    Chất giọng ấm trầm, thê thiết nghe buồn như ru, mênh mang như một tiếng ma hời, không phải chỉ mình Chế Linh có được mà là mẫu số của rất nhiều những thằng k?Tlu (con trai) ở các paley Chăm. Giọng ca ấy như một ?ođặc sản? mà dòng máu Chàm và khí chất của vùng Panduranga đã ban tặng cho những thanh niên Chăm. Đi khắp đất nước này không tìm đâu ra được những giọng ca có chất giọng đặc biệt như thế nếu không về miền Panduranga, không về những paley Chăm. Đó là một di sản to lớn của tổ tiên mà Chế Linh và những người cùng mang chung dòng máu Chàm được thừa hưởng.
    Chế Linh lớn lên bằng lý lịch nghèo khó, bố mất từ năm bốn tuổi. Nhưng ông lại là một trong những thằng k?Tlu cá biệt ở Hamu Tanran được theo học tiểu học trường Tây. Ở đó ông đã gặp hai điều may mắn: Được học nhạc lý để nâng tầm cái chất giọng thừa hưởng từ tổ tiên và được gặp cha Mousey ?" một cha xứ người Pháp được xem là ân nhân của rất nhiều trí thức người Chăm sau này.
    Mười bảy tuổi đã ly hương, lăn lóc ở Sài Gòn bằng đủ nghề Chế Linh đã tình cờ gặp lại thấy giáo tiểu học ?" cha Muosey. Đó là thời điểm mà chất giọng đặc trung của dân tộc và quê hương mình được Chế Linh bắt đầu được biết đến. Từ một thàng k?Tlu, một kẻ mục chân còn cáu vết bùn, Chế Linh bước lên sân khấu hào nhoáng nhất Sài Gòn, đĩa hát của ông cũng bán chạy nhất miền Nam lúc đó.
    Cái tên Chà Len cũng biến mất nhưng người paley Hamu Tanran vẫn kịp nhớ, ngỡ ngàng, đón nhận tiếng hát của đứa con mình từng nuôi nấng vọng về tự thị thành.
    Chế Linh, từ đó đến về sau và có thể là cả bây giờ là một niềm tự hào, một sự ngưỡng mộ và giúp nuôi nấng bao ước mơ vút cao tiếng hát của những thanh niên Chăm mê nghiệp cầm ca.
    Nhưng cũng giống như trong hàng vạn mục đồng miền Panduranga thuở trước, chỉ có một Chế Mân được nàng công chúa con vua Chế Bồng Nga đem lòng yêu mến.
    Bao nhiêu năm rồi, vẫn chỉ Chế Linh trải tiếng hát của mình khắp trăm miền, vọng về peley trong sự ngưỡng mộ và mơ ước. Ngay cả khi ông rời đất nước, cũng không có một mục đồng nào từ paley lên thế ngôi. Những tiếng hát trầm ấm, thê thiết như ma hời vẫn chỉ loanh quanh, buồn bã trong paley. Mơ màng về một mục đồng có tên Chà Len đã bay cao...
    Ngày về!
    Chế Linh về lại quê hương sau 27 năm lưu lạc, từ Malaysia qua Canada và làm kẻ du ca ở những cộng đồng Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Lẽ ra với một cái tên đình đám như ông sẽ có rất đông người hâm mộ ra đón. Nhưng ngày về lặng lẽ, một vài trí thức Chăm và những thanh niên Chăm có học thức ra đón. Một mẩu tin ngắn trên một tờ Thể Thao Văn Hóa, do nhà thơ Inrasara, cũng là một bạn Chăm của ông viết. Tuy nhiên với ông và với rất nhiều người, đó đã là một hạnh phúc quá lớn, sau những tháng năm thăng trầm và định kiến.
    Chế Linh được gặp đồng bào của mình ở một lễ hội tái hiện tết Katê và Ramưwan tại TP.HCM ngày chủ nhật vừa rồi. 27 năm, lần đầu tiên ông tham dự một ngày tết dân tộc, đứng trước hàng ngàn đòng bào Chăm của mình, ông đã rớm lệ. Tôi không biết giây phút ấy Chế Linh nghĩ gì, nhưng tôi tin đó là nước mắt thật lòng. Không chỉ vì xúc động từ tấm lòng của một đứa con xa xứ trong ngày hạnh ngộ mà có lẽ còn vì những điều ông đang được chứng kiến, trái ngược nhiều lắm với định kiến mà ông từng mang theo.
    Đi với ông hôm ấy còn có ông Mã Điền Cư - Phó chủ nhiệm ủy ban dân tộc Quốc Hội, nhiều học giả uy tín và hàng ngàn người hâm mộ vây quanh, đón chào ông như người nhà. Ở bên kia bờ đại dương, trong những nhà hát tráng lệ tại Toronto hay trên sân khấu Thúy Nga ở Hoa Kỳ, những bàn tay và lời nói ấm lòng hôm nay có lẽ là điều xa hoa không chỉ với ông và rất nhiều nghệ sĩ khác.
    Ngày ra đi cũng như ngày trở về, Chế Linh vẫn là một tên tuổi lớn, vẫn là chủ lưu của dòng chảy nhạc boléro. Nhưng ở đâu, đã là một thần tượng của rất nhiều người, đã xa quê 27 năm, Chế Linh vẫn còn phảng phất nhiều nét của một Chà Len ngày chưa rời paley. Khi vẫn còn đó mái tóc xoăn, nước gia ngăm, chất giọng trầm và cách trả lời phỏng vấn như comment của blogger Phuongho: ?oTrong cách trả lời của bác Chế Linh này vẫn phảng phất cái nét ngôn ngữ dân tộc. Mộc mạc và chân thành!? ?" Đó là điều mà những mục đồng ở Hamu Tanran hay ở paley nào khác đều mang trong mình.
    Chế Linh từ chối rất nhiều đề nghị phỏng vấn, vì bận rộn vì lý do riêng hay vì còn bị một sự ràng buộc nào đó, K?Tlu không rõ. Nhưng ông đã đồng ý cho K?Tlu một cuộc phỏng vấn và chủ động gọi vào khi K?Tlu chào ông bằng tiếng của dân tộc Chăm và giới thiệu rằng mình Danau Panrang gần Hamu Tanran.
    Sau đó, có lẽ là một cuộc trò chuyện thì đúng hơn là phỏng vấn đã diễn ra khi K''lu không ghi âm và chỉ tốc ký vài dòng.
    Vào Ngoisao.net để đọc bài phỏng vấn này.
  5. The_Cold123

    The_Cold123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Đây là một bài viết bạn dành cho CL, cho fans của CL hay bạn viết dành riêng cho bạn? Nếu dành cho bạn miễn bàn, nếu ngược lại, xin lưu ý bạn cách bạn đặt tên bài đã làm hỏng hoàn toàn nội dung bài viết, làm hỏng những thiện ý (nếu có) của bạn dành cho CL. Cách đặt tít như vậy, trong báo chí chỉ được sử dụng khi có dụng ý đả kích.
    Một số lời góp ý nhỏ, mong được chỉ giáo thêm (về hành văn không bàn đến ở đây).
  6. thang_nt_75

    thang_nt_75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Đây là 1 bài viết trong Blog của một thanh niên người Chăm.
    http://blog.360.yahoo.com/blog-nF5HRTEncqM8QLirSI3X7w--?cq=1&p=1029
    Bác này copy rồi paste mà ko trích dẫn nguồn
    Gửi các bạn album Tình Khúc Tú Nhi - Thành Phố Buồn 2 (CD ISO )
    Chất lượng ISO, ai chưa có thì vào lấy nhé
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://www.mediafire.com/?xotrj0laib9
    Chúc vui vẻ !
  7. thang_nt_75

    thang_nt_75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ Chế Linh, Elvis Phương và Giao Linh có thể biểu diễn tại Việt Nam nhân dịp Tết. Giọng hát hải ngoại quen thuộc với người Việt Nam - ca sĩ Chế Linh có thể sẽ xuất hiện trong chương trình đặc biệt đón kiều bào mang chủ đề Xuân Quê hương do Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với UBMTTQ Việt Nam tổ chức (được truyền hình trực tiếp trên VTV3). Theo Ban Tổ chức, ca sỹ Chế Linh đã đăng kí để hát trong chương trình này. Tuy nhiên, khúc mắc duy nhất nằm ở chỗ bài hát. Ca sĩ Chế Linh vốn nổi tiếng với những bản tình ca buồn, và hai bài hát anh đăng kí biểu diễn đều thuộc hàng những bài hát sở trường của anh. Dĩ nhiên, những bài hát này không phù hợp lắm với không khí tưng bừng đón Tết. Hiện Ban Tổ chức đang trao đổi lại với Chế Linh để thay đổi bài hát. Anh vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng. Ban Tổ chức chương trình Xuân Quê hương cũng cho biết, Ban Tổ chức đã mời hai ca sĩ hải ngoại nổi tiếng là Elvis Phương và Giao Linh về biểu diễn. Rất có thể khán giả trong nước sẽ cùng được thưởng thức cả 3 giọng ca này trong dịp Tết ngay trên quê hương.
    (theo báo Đại Đoàn Kết)

  8. The_Cold123

    The_Cold123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Hỏi khí không phải chứ cái tết đó là tết nào thế bác? Nếu là tết Mậu Tý thì qua 3 tháng rồi nhé, mà có thấy gì đâu.
  9. baizenn

    baizenn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2007
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Đọc lại 2 cái vàng vàng đê...
    Thất vọng về khả năng đọc hiểu của bác.
  10. F5_sale

    F5_sale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Phan cuồng CL là em đây, em vừa làm hỏng cái DISK có bài NGHẸN NGÀO tiếc đứt ruột . Tìm mãi trên mạng rồi hàng đĩa đều không có . Bác Nhimcon có gửi 1 cho 1 bài nhưng bị Vấp , anh em nào có gửi dùm đi hix hix bài này tìm khó lòi mắt

Chia sẻ trang này