1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai mổ mắt bằng Laser chữa cân thị chưa nhỉ?

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi quanghai_3011, 07/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NGR

    NGR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    Hãy lưu ý :một số bác sĩ ở đó bị cận mà họ vẫn đeo kính ! Từ đó suy ra phương pháp này cũng kén người lắm,nhất là ngày nay con mắt phải chịu áp lực nặng nề thì tái cận không hiếm.
    Ta nên đợi phương pháp đặt kính áp tròng được hoàn thiện và đến Việt Nam
  2. JeanVal

    JeanVal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Không phải là đặt kính áp tròng mà đặt kính nội nhãn có tên ICL.
    Nguyên lý của kỹ thuật này là mắt bị tật khúc xạ sẽ được mổ đặt 1 kính vào trong.
    Kính có thể là cận thị, viễn thị hay loạn thị.
    Rất tiếc là chi phí của phẫu thuật này còn khá cao (so với thgu nhập của người Việt nam) do kính được sản suất đơn chiếc theo chỉ số sinh học của từng con mắt.
  3. JeanValjean

    JeanValjean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    1

    Được JeanValjean sửa chữa / chuyển vào 22:50 ngày 16/09/2007
  4. nhich

    nhich Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    ------------------------
    Em đọc nhiều bài về mổ mắt cận bằng laser thấy bài nào anh JeanVal cũng phản đối dữ. Năm ngoái e ra viện mắt hỏi về mổ laser, có quen một anh người miền Nam ra mổ, tới giờ thỉnh thoảng anh vẫn gọi điện hỏi thăm, thấy mắt anh có vẻ tốt lắm, chưa thấy khó chịu gì. Nhưng hồi đi hỏi em thấy một bạn mổ được hơn một năm, đến đó khám cái gì mà mắt đỏ ngầu, trông hơi lồi, em sợ quá nên thôi.
    Em cận khoảng 5o, vậy đeo kính áp tròng có được ko? có bất tiện hay khó chịu ko? chi phí ntn?
    Còn phương pháp ICL ko biết khi nào thì tới VN? đắt mấy em cũng sẽ đi mổ, vì khó chịu lắm rồi.

  5. JeanVal

    JeanVal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    ICL đang được làm tại Hanoi rồi bạn à.
    Chỉ kẹt nỗi giá còn cao so với thu nhập của dân ta.
    Với kính -5Dp như của bạn thì rất tiếc lại không nằm trong chỉ định của phẫu thuật này.
    Còn anh bạn gì đó đã được mổ laser thì cái lồi mắt chẳng liên quan gì tới phẫu thuật nhưng về triệu chứng đỏ mắt thì cần phải khám xét kỹ. Liệu đó có thể là biểu hiện của 1 biến chứng hay không. không thể phán vô trách nhiệm qua điện thoại hay qua net được. Như vầy khác nào "thầy bói xem voi".
    Khi hỏi về cảm quan của những người đã được phẫu thuật khúc xạ bằng laser thì phần lớn đều trả lời rằng có sự cải thiện. Chỉ những người làm việc trong ngành mắt khi khám mới phát hiện được những biểu hiện của biến chứng hay tác dụng phụ của phẫu thuật ở mức độ vi thể (100% các trường hợp mổ gặp phải)
    Với 1 số cá nhân, biến chứng hay tác dụng phụ của phẫu thuật biểu hiện rõ ràng hơn, ảnh hưởng tới chức năng thị giác.
    Lúc ấy thì thầy thuốc thật chẳng biết ăn nói như thế nào với thân chủ.
    Nói chung cả 2 đều kẹt.
    Chính vì thế, tốt nhất nên tránh để mình đừng rơi vào tình huống "KẸT" đó.
  6. nhich

    nhich Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    --------------------

    Nếu có thể anh cho em biết vì sao mắt của em ko làm được phẫu thuật này? Giá ko phù hợp là bao nhiêu vậy anh?
    Em đang bị nhức đầu, nhức đầu nó làm cho mỏi mắt và nhức mắt kinh khủng, khổ quá. Cả buổi chiều nay ở văn phòng ko làm nổi việc gì. Hi vọng có ngày mai tươi sáng.

  7. wannaberose

    wannaberose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Hi, chào các bạn trong topic.
    Topic này lâu rồi nhưng mình vừa mới đọc được, là người trong cuộc nên mình cũng đua đòi chia sẽ chút ít thông tin với các bạn.
    Mình đã mổ mắt được hơn 3 năm. Hồi xưa mình đeo kính cận 3,5p ?" 4,5 p. Bây giờ mắt mình vẫn tốt. Đang từ cận nặng mà mắt trở lại 20/20, không vướng bận gì về chuyện đeo kính, lại thấy tự tin hơn nên mình chẳng thấy hối hận gì về chuyện mổ mắt cả. Có thể do mình may mắn, vì mình cũng biết một số bạn bè mổ mắt nhưng không thành công lắm. Có bạn sau mổ vẫn không hết cận, có bạn thì bị ?oruồi bay?, có bạn tệ hại còn bị bác sĩ đưa nhầm thuốc khiến mắt càng trở nên lèm nhèm (trường hợp này chắc do bạn ý xui quá).
    Hồi xưa, trước khi quyết định mổ mắt, mình cũng suy nghĩ ghê lắm, có hôm còn mất ngủ vì thấy sợ. Vì mình search trên mạng (trên trang của FDA ý www.fda.gov), họ trình bày tường tận lắm: ai có thể chữa được, ai không được chữa, có những rủi ro gì? nên mình mới sợ thế. Tuy nhiên khi đến bệnh viện đăng ký mổ, bác sĩ không hề nói gì về những rủi ro này cả, họ chỉ nói qua quýt là rủi ro thấp và trong vòng 5 năm hoạt động, chưa hề có bệnh nhân nào quay trở lại bệnh viện để claim cả. Bác sĩ không nói gì về rủi ro nhưng ngay trước khi mổ bạn sẽ phải ký vào một tờ giấy cam kết rằng nếu có rủi ro gì bạn tự sẽ gánh chịu. Cuối cùng mình vẫn quyết định đi mổ vì chán đeo kính quá, cứ take risk, tính đến lúc mổ, mình đã đeo kính được 9 năm đấy.
    Mình xin chia sẻ với các bạn một số thông tin mà mình biết được thông qua nghiên cứu trước khi mổ nhé
    Phương pháp phẫu thuật LASIK có thể không tốt đối với bạn nếu như bạn là:
    - Người có độ khúc xạ thay đổi trong vòng 1 năm trước khi mổ. Thường là người:
    + Dưới 20 tuổi.
    + Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
    + Có hoócmôn thay đổi do mắc một số bệnh như bệnh tiểu đường
    + Đang phải sử dụng những thuốc có khả năng ảnh hưởng tới độ khúc xạ.
    - Người đang mắc các bệnh hoặc đang phải sử dụng thuốc ảnh hưởng tới khả năng lành vết thương: các bệnh tự miễn ( VD: bệnh lupus, bệnh viêm khớp dạng thấp), những bệnh gây giảm chức năng miễn dịch (VD: nhiễm HIV), bệnh tiểu đường, một số thuốc như retinoic acid và steroids.
    - Người chơi thể thao chuyên nghiệp trong các môn vật, đấm bốc, võ hoặc những môn khác có thể va chạm mạnh trực tiếp lên mặt, mắt.
    - Nhỏ tuổi : Không một máy laser nào được phép sử dụng để điều trị khúc xạ cho người dưới 18 tuổi.
    - Người có tiền sử bệnh viêm giác mạc do virus herps, tăng nhãn áp, xơ cứng rải rác, nhược cơ, dị ứng nặng, colagen mạch máu.
    - Những người bị bệnh viêm mắt, có đồng tử lớn, giác mạc mỏng, mắt khô, đã thực hiện những phẫu thuật về khúc xạ trước đó. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra để xem ban có thuộc những trường hợp này không.
    Những rủi ro khi điều trị bằng phương pháp Lasik
    - Một số bệnh nhân có thể mất thị lực mà không thể hồi phục bằng cách đeo kính trở lại hoặc phẫu thuật tiếp.
    - Một số bệnh nhân có triệu chứng suy giảm thị lực: khi nhìn có thể bị lóa, quầng, hoặc nhìn một thành hai. Những triệu chứng này ảnh hưởng lớn tới khả năng nhìn vào ban đêm.
    - Bạn có thể bị điều trị chưa triệt để hoặc ?oquá tay?: Chỉ một số % nhất định bệnh nhân có thể đạt được thị lực 20/20 sau khi điều trị mà không cần phải đeo kính. Bạn có thể yêu cầu phẫu thuật lần hai nhưng không phải ai cũng có thể thích hợp để phẫu thuật tiếp. Bạn có thể phải tiếp tục đeo kính ngay cả sau khi đã phẫu thuật.
    - Một số bệnh nhân mắc phải triệu chứng khô mắt nặng: Sau phẫu thuật có thể mắt của bạn không thể sản xuất được nhiều nước mắt như trước để làm ẩm mắt. Mắt khô không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm giảm chất lượng hình ảnh mắt tiếp nhận. Triệu chứng này có thể là vĩnh viễn, bạn sẽ phải sử dụng thuốc nhỏ mắt đặc trị và thực hiện thêm những điều trị khác.
    - Đối với trường hợp mổ Lasik để chữa tật viễn thị, kết quả có thể giảm sút theo thời gian.
    - Ngoài ra: Trong quá trình phẫu thuật, máy móc có thể bị lỗi hoặc hỏng hóc khiến quá trình phẫu thuật phải dừng lại hoặc gây hỏng mắt của bạn mà không thể hồi phục lại. Sau khi phẫu thuật, mắt của bạn có thể có những biến chứng như viêm, sưng mắt? và cần tiếp tục điều trị. Ngay kể cả khi đã được điều trị chuyên sâu, những biến chứng này cũng có thể gây mất thị lực tạm thời hoặc thậm chí mù vĩnh viễn. (Even with aggressive therapy, such complications may lead to temporary loss of vision or even irreversible blindness ?" dịch là ?omù vĩnh viễn? không biết có ghê quá không.)
    - Không có số liệu khẳng định hiệu quả lâu dài của phương pháp này: Phương pháp mổ Lasik còn khá mới. Máy laser đầu tiên được phép sử dụng trong phẫu thuật Lasik vào năm 1998. Do vậy mức độ an toàn và hiệu quả lâu dài của phương pháp này chưa được chứng minh.
    Cứ tạm thế đã nhé, nếu các bạn quan tâm, phần sau mình sẽ trình bày thêm một số lời khuyên thu thập trên mạng và cả của cá nhân mình khi quyết định mổ lasik cũng như quá trình phẫu thuật và hồi phục thực tế của mình.
  8. JeanVal

    JeanVal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Chỉ định của phương pháp mổ đặt ICL rất tiếc mới chỉ áp dụng cho cận thị nặng mang kính khoảng ngoài -8Dp.
    Riêng chi phí cho cái kính đặt vào trong của 1 mắt là 12M VND. Ngoài ra là chi phí cho phẫu thuật và làm laser dự phòng tăng áp lực nội nhãn (khoảng 2M nữa).
    Còn về chuyện nhức đầu thì bạn nên kiểm tra sức khoẻ toàn diện vì có tới hơn 1 chục nguyên nhân gây ra đau đầu. Có cái đau gây mỏi mắt, nhìn mờ nhưng thực tế lại không phải do mắt.
  9. nhocxinh89

    nhocxinh89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2006
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Hix, em đang định đi mổ mà nghe các bác nói em nản quá
  10. wannaberose

    wannaberose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Hồi xưa mình đọc được thông tin trên website của FDA, nhớ là khoảng trên 75% số người sau phẫu thuật hài lòng với kết quả phẫu thuật và recommend cho những người khác thực hiện phẫu thuật này.
    Tuy vậy bây giờ mình tìm trên website đấy thì không thấy thông tin đấy đâu cả. Hồi xưa đọc được con số này thì mình mới yên tâm hơn mà đi phẫu thuật đấy chứ.
    Nhưng cũng có lời khuyên là (copy ở trên website đấy nốt): Bạn phải cân nhắc lợi ích và rủi ro khi phẫu thuật bằng phương pháp này dựa trên những tiêu chí của chính bạn và tự mình quyết định có nên hay không nên phẫu thuật, không nên để ảnh hưởng bởi sự khuyển khích của bác sĩ hoặc của những người đã từng phẫu thuật.

Chia sẻ trang này