1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Vs tiêu biểu qua các thời kỳ ....

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 10/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    CĂ ai cĂ bĂi b< xĂa, xin gYi riĂng cho tui, tui sẽ tặng nfm sao
    Cứ tưYng cĂi topic nĂy lĂ '" rĂc rưYi nhảm nhĂ, khĂng vĂo xem thĂ lại mất cĂi bĂi 'Ăng xem nĂy
  2. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Từ xưa đến nay thể loại phóng sự viết về các Võ sư là loại vừa dễ viết vừa dễ câu độc giả.Các nhà báo tính từ thời ông ?ovua phóng sự đất Bắc? Vũ Trọng Phụng đều khoái đề tài Võ sư vì lẽ thứ nhất mức độ câu khách của cái nì có thể được coi ?o sêm sêm? như các đề tài viết về hiếp dâm đĩ điếm cờ bạc cá độ nghiện hút ,thứ hai nó không đòi hỏi nhiều ở người viết về trình độ hay quá trình lăn lộn thực tế ở những nơi mất dạy,thứ ba là so với chị em **** đĩ điếm hay các anh giai giang hồ xã hội đen thì các Võ sư nói chung đều cởi mở dễ dãi đường thông hè thoáng khi nói về bản thân hơn. Thông thoáng vô cùng cả khi nói về những ?obí kíp? đặc dị mà người đời tưởng họ chỉ chân truyền cho đệ tử thân tín hoặc bồ nhí vào những đêm thanh vắng trên đỉnh núi xa lắc lơ nào đó.Theo tôi tìm hiểu thì có điều khá thú vị là khác với thời thế giới còn cong cong kha khá nhiều Võ sư thời thế giới phẳng này chỉ cần có dịp khề khà là sẵn sàng chia xẻ tung toé mọi tâm pháp bí truyền bản môn cho công chúng.Khi hỏi sao như vậy đại đa số các Võ sư được hỏi đều nhăn nhở cười duyên bao nhiêu bí môn ngày xưa bọn anh giấu diếm che đậy ỡm ờ như cái áo con 2 dây của bọn **** ở hàng cà phê thư giãn, bây giờ ?ochúng nó? tung toé trên mạng cả, giấu làm cái đếch gì nữa.
    Cách đây vài năm hẳn những người có cơ duyên được xem trên VTV3 chương trình biểu diễn công phu của môn phái Lâm Sơn Động -một môn phái tương truyền phát tích từ tỉnh Hà Tây- phải sững sờ khi tận mắt chứng kiến một vài ông chạy như điên trên mặt nước qua những cái chiếu cói hình như được làm từ thời Nguyễn Thị Lộ.Bài Khinh công lướt sóng được truyền tụng từ ngày xưa có tên ?oĐạp bèo lướt nước? này tưởng thất truyền theo bụi mờ lịch sử không ngờ được thi triển khá trọn vẹn.Và ?obí pháp? 5 bước luyện để già trẻ gái trai ai làm theo đều có thể chạy trên mặt nước đã được Võ sư Ngọc Hải chia sẻ khá rõ trên báo Khoa học và Đời sống số ra 5/12/2007.Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị.

    [​IMG]
  3. badmonk

    badmonk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2007
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Theo Toi nghi la co sang to Nguyen Loc .Thu Nhat La tinh than yeu nuoc ,tinh than bat khuat. Thu Hai Sang lap VoViNam mot mon vo rat dac trung cho dan toc VietNam . Chao than Ai .
  4. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Trước đây trong những lúc rỗi rãi rách việc tôi thường tự nghĩ ra và thực hiện các ?ocông trình nghiên cứu ?o hết sức vô bổ.Có những ?ocông trình? ngốn kha khá thời gian như ngồi quán cà phê trước cửa khách sạn Đai U ?"Kim Mã đếm xem có bao nhiêu chú đàn ông lái xe máy trong trời nắng mà không đội mũ (vải ) hoặc trời mưa mà nhất định không chịu mặc áo mưa.Thỉnh thoảng tôi cũng đếm xem trong 3,4 tiếng đồng hồ buổi sáng chủ nhật có bao nhiêu ông hói đầu đi qua quán cà phê. Đại loại là những việc rách ( rách việc ) như vậy.Tuy nhiên có những ?ocông trình? từ lúc có ý tưởng đến lúc hoàn thành lại khá nhanh ,chỉ tốn khoảng 15-20 phút.Ví dụ như lăn tăn xem các vùng đất phát tích hay thường gọi là ?ocái nôi? võ học ở các nước châu Á châu Âu có những đặc điểm chung gì về văn hoá lịch sử hay địa lí.Công cụ để thực hiện đề tài ví dụ trên là máy tính nối mạng Internet và 1 quả địa cầu,thực ra quả địa cầu cũng là quả ảo 3D MAP có sẵn trên Net,túm lại công cụ nghiên cứu chỉ là Internet.Sau khoảng 15-20 phút tìm tòi tôi thấy có một điểm tương đồng khá thú vị về mặt địa lí khởi thủy của đa phần những ?ocái nôi ?o võ học là chúng đều nằm ở các vùng ven biển hoặc gần biển ,tốt nhất là ở các vùng có biển bao quanh như là đảo hay quần đảo.Theo suy đoán chủ quan của tôi có lẽ sau này do vấn đề bảo mật nên người ta mang Võ lên núi dạy nhau,các truyền thuyết kể lại rằng môn Võ này phát tích từ núi nọ đa phần chắc do người đời rách việc thêu dệt lên.Nhiều thiên tài từ xưa đến nay thường kể lại họ có những ý tưởng vĩ đại hay những suy nghĩ về ?o Dâm? đa phần khi đứng ở trước biển,sau này họ có lên núi ngồi đẫn thẫn thờ chỉ là để phát triển bổ sung thêm cho hoàn chỉnh mà thôi.Tuy nhiên đây chỉ là chuyện của ngày xưa,khác với ngày xưa nhiều Võ sư ngày nay nếu có lên núi hay ra biển thì đa phần chỉ nghĩ đến chuyện ?oDâm? hoặc loanh quanh cũng chỉ trốn vợ để giải quyết ?o chuyện ấy?.
    Ở Việt Nam,một trong những ?ocái nôi? võ học được thừa nhận từ lâu là vùng đất Bình Định.Theo quan sát trên quả cầu 3D MAP ,vùng này ở gần biển.Tuy nhiên ở phía Bắc Việt Nam còn một ?ocái nôi ?o nữa ,chính cái nì lại làm kết quả ?onghiên cứu? của tôi lung lay,thậm chí có thể đổ ụp, đó là tỉnh Hà Tây-cái nì theo quan sát trên 3D MAP nó không gần biển.Tất nhiên việc đánh đổi một ?ocông trình nghiên cứu ?o vô bổ để biết thêm một vùng địa linh võ là cái giá quá hời.Báo An ninh thủ đô số ra 18/12/2007 đã có một bài viết giới thiệu về vùng đất Võ này,trong đó ngoài môn Lâm Sơn Động bài báo giới thiệu khá kĩ về Võ sư Nguyễn Khắc Phấn -chưởng môn Thiên Môn Đạo-môn phái mà đã khiến cho chưởng môn Võ Đang Trung Quốc ngày nay phải thốt lên câu tiếng Anh bồi ?o VietNam number one?.Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị.

    Nguồn trên Net : Báo An ninh thủ đô số 18/12/2007
    Link : Không nhớ do save as vào ổ cứng máy xách tay giá 3000USD.

    ---------------------------------
    Đất võ hôm nay
    (ANTĐ) - Nhìn vào bảng kết quả thi đấu những môn võ thuật Việt Nam đang có mặt tại Sea Games 24 lấp lánh huy chương, ông bạn miền Trung của tôi bất giác ứng khẩu: ?oAi về Bình Định mà coi/ Con gái cũng giỏi đánh roi đi quyền?, đoạn quay sang hỏi: Bình Định là cái nôi của đất võ miền trong, còn ngoài này, ông có biết ?ođất hai vua? cũng là một cái nôi kungfu nổi tiếng??. Tôi thì chưa về Bình Định xem đánh roi, đi quyền bao giờ, nhưng cứ bị ?oám? bởi câu ca dao cân quắc ấy, lại tò mò muốn biết xem võ Hà Tây - cái nôi của ?ohai vua? lạ thế nào bèn quyết định xách máy ảnh lên xe.
    Điểm mặt anh hào
    Thú thực một điều, đối với võ thuật, tôi là dân ngoại đạo nên nghe đến những: Thiết bối sam công; Ngọa thiền ngự công; Thích phúc nhất chỉ; Thiên cân áp bản... chỉ như vịt nghe sấm. Sư phụ trụ trì môn phái Thiên Môn Đạo, võ sư Nguyễn Khắc Phấn ?ovỡ lòng? cho tôi ngay từ buổi gặp đầu tiên: Trong võ thuật, người ta có thể luyện tập theo nhiều cách. Cơ bản nhất là bao gồm: quyền, cước, binh khí và nội công (khí công).
    Tính ra, hiện nay Hà Tây là nơi xuất phát khai sinh của khá nhiều môn phái. Có thể ?ochỉ tay điểm mặt? sơ qua một vài đại diện nổi tiếng trong làng võ: Nhất Nam, Thiên Môn Đạo, Vô Vi Nam, Lâm Sơn Động, Nam Hồng Sơn, Bảo Long y võ... Ngoại trừ một vài môn phái ?oxưng danh? khá sớm thì khoảng hơn chục năm trở lại đây, ?oquần hùng? bắt đầu để ý đến Thiên Môn Đạo và Lâm Sơn Động - hai môn phái đã từng xác lập khá nhiều kỷ lục Guinness Việt Nam với nhiều ?otuyệt kỹ? khiến không ít người trầm trồ thán phục.
    [​IMG]
    Sở dĩ nhắc đến hai môn phái này bởi trong số những tuyệt kỹ công phu, cả hai có nhiều điểm khá tương đồng và đặc sắc. Theo phả hệ của Thiên Môn Đạo thì võ phái có nguồn gốc từ một vùng quê ven sông Đáy thuộc xã Hòa Nam, huyện ứng Hòa. Người đầu tiên khai sinh đặt nền móng cho tinh hoa võ học của Thiên Môn Đạo là Sư tổ Nguyễn Khắc Cống.
    Sinh thời, từ thế kỷ XVIII cụ Nguyễn Khắc Cống là một võ quan theo triều đình đánh giặc ngoại xâm, khi về trí sĩ, cụ Cống được giao nhiệm vụ toàn quyền chỉ huy các võ hội trong vùng. Đến nay, sắc phong và tên tuổi cụ còn lưu giữ trên bia đá tại đền Bách Linh. Truyền qua 5 đời, hiện tại người đứng đầu trụ trì môn phái là Võ sư Nguyễn Khắc Phấn.
    Tuy ra đời sau, nhưng gần đây Lâm Sơn Động lại là môn phái thu hút khá nhiều sự chú ý của giới võ thuật bởi những kỷ lục Guinness liên tiếp được xác lập. Chính thức được sáng lập từ năm 1990 do bác sỹ, viện sỹ Lương Ngọc Huỳnh - Lâm Sơn Động là môn phái ít nhiều có ảnh hưởng từ võ học Tây Sơn bởi tổ phụ của môn phái này là Sư tổ Lương Ngọc Nhuệ - một võ tướng của vua Quang Trung ở lại đất Bắc lập nghiệp tại Dương Cốc, Quốc Oai, Hà Tây từ năm 1724.
    [​IMG]

    Đây là môn phái võ thuật được đúc kết từ dòng võ binh chế và dòng võ gia truyền, lại được ứng dụng triệt để theo những nguyên lý của triết học phương Đông, đồng thời do đặc thù riêng biệt về hệ thống quyền pháp, cước pháp mang đậm tính dân gian và hoang dã nên lấy tên là Lâm Sơn Động.
    Kungfu khổ luyện
    Võ sư Nguyễn Khắc Phấn trụ trì môn phái Thiên Môn Đạo nhìn diện mạo đặc sệt con nhà võ, dáng người cân đối, săn chắc, bộ râu quai nón xanh rì, ánh mắt sắc lẹm đầy nội lực. Anh Phấn được cha dạy võ từ hồi còn 6-7 tuổi, là con trai út trong gia đình, nhưng hiện nay là người đứng đầu môn phái.
    Anh Phấn kể, thực tâm mà nói kể từ khi đất nước mở cửa, võ thuật Việt Nam mới có điều kiện phát triển và mở rộng ra đến bên ngoài. Trước đây, do một vài quan điểm chưa thống nhất, những gia đình có truyền thống võ học như anh chỉ truyền dạy môn võ thuật này trong nội bộ dòng họ và con cái. Đó là cách để những bậc tiền bối truyền lại những tuyệt kỹ cho con cháu để khỏi thất truyền đến tận bây giờ. Trong số những tuyệt kỹ mà Thiên Môn Đạo trình diễn trước công chúng phải nhắc đến một tuyệt chiêu mà đến tận bây giờ nhiều người vẫn nhắc đến như một trò ảo thuật, đó là chạy khinh thân trên mặt nước.
    Môn sinh của Thiên Môn Đạo gọi đây là chiêu: Khinh thân lão nhân quá giang. Năm 2005 nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Thiên Môn Đạo đã trình diễn tuyệt chiêu này ngay trên sông Đáy trước sự chứng kiến của hàng nghìn người. Độ dài khoảng cách là hơn 200m, một môn sinh vận võ phục màu xanh chạy băng băng trên mặt nước khiến khán giả mắt tròn mắt dẹt. Để tập thành thục chiêu này không khó, bất cứ môn sinh nào sau khi xét thấy đủ khả năng đều có thể luyện tập và thi triển được - anh Phấn cho biết.
    [​IMG]
    Người am hiểu võ thuật đều biết khi luyện tập đến một trình độ nhất định ngoài khả thi triển quyền cước còn có thể thi triển những bí kíp về nội công mà người bình thường không thể tưởng tượng được bởi nó vượt ra ngoài những nguyên tắc về vật lý và y học. Trong lần ghé thăm võ đường của Thiên Môn Đạo, tôi được nghe những môn sinh ở đây vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện vui về một sinh viên trường y vốn là môn sinh của Thiên Môn Đạo đã tự bế mạch và nhịp tim của mình khiến cho các bác sĩ khám bệnh phải sững sờ.
    Nhịp tim và mạch của môn sinh này đã hoàn toàn tắt lịm - anh Phấn cho biết, điều đó vượt ra ngoài khả năng chuyên môn của nghành y. Tất nhiên, luyện tập những cái đó không phải để làm ảo thuật, với Thiên Môn Đạo, nó là một trong những bài tập khí công để con người có thể tự làm chủ bản thân mình. Tính đến nay môn phái này đã có hàng chục nghìn môn sinh rải rác trên khắp cả nước và khoảng 10 võ đường rải rác khắp tỉnh Hà Tây. Võ sư Phấn tự hào: Dù đông thế nhưng chưa một môn sinh nào của võ phái lợi dụng võ thuật để làm điều xấu.
    Trong 52 nội dung ứng cử và xác lập kỷ lục Guinness tại Việt Nam thì hiện nay môn phái Lâm Sơn Động đã có 27 tiết mục được Đài truyền hình Việt Nam công bố. Trong lần gần đây nhất, võ sư Nguyễn Ngọc Hải - quyền chưởng môn phái đã thi triển chiêu Thưởng nhạc lưu đình khiến không ít người trầm trồ thán phục.
    Trước ống kính của VTV, anh đã thản nhiên ngồi chơi đàn để cho môn sinh đóng liên tiếp 11 chiếc đinh thuyền lên cơ thể mà không chảy bất cứ một giọt máu nào. Môn đồ của Lâm Sơn Động còn có thể thi triển những tuyệt kỹ khác như kê mũi thương vào cổ đẩy xe ôtô nặng 5 tấn, hít bát vào bụng rồi dùng móc cho trực thăng kéo bay lên cao hàng trăm mét hoặc nằm sấp trên 5 mũi giáo mà không hề xây xát.
    [​IMG]
    Để luyện tập được khí công đến mức thượng thừa như vậy, theo võ sư Hải thì cần có một quá trình khổ luyện lâu dài. Ví dụ như chiêu Nhãn bì khiêu thủy buộc dây vào mí mắt nhấc bổng hai xô nước lên cao, môn sinh phải tập luyện ?othần nhãn? trong vòng 4-5 năm và chia làm 3 giai đoạn. Đầu tiên họ sẽ phải tập mở mắt dưới nước trong hàng giờ liền, khi mắt đã quen với điều kiện này là đến giai đoạn môn sinh phải nằm thiền bằng cách úp mặt xuống đất.
    Tiếp đến là tập nhìn thẳng vào mặt trời để luyện nhãn lực. Kết hợp với vận khí, đến giai đoạn cuối cùng, người luyện có thể tự điều tiết dịch mắt và nước mắt cùng công lực, kình lực nhấc bổng bất kỳ vật nặng nào. Võ sư Hải cho biết, lúc này, sức mạnh của mắt không còn đơn giản là sức mạnh của cơ bắp nữa mà là sức mạnh của thần khí. Hay như chiêu đóng đinh vào cơ thể dùng nó làm móc để kéo ôtô.
    Thực ra một người bình thường sẽ không chịu nổi, nhưng với môn sinh luyện khí công 4-5 năm của Lâm Sơn Động, họ sẽ biết cách tự hạ nhiệt độ thân thể xuống, làm giảm nhịp đập của huyết áp để có thể đóng đinh lên bất kỳ chỗ nào của cơ thể, đồng thời, cơ thể sẽ tự điều tiết ra những tiết tố giảm đau cho cơ thể.
    Ước mơ cho võ thuật Việt Nam
    Nếu so với thế giới, võ thuật Việt Nam góp mặt có phần hơi muộn. Tuy nhiên, sự khẳng định vị thế với những tuyệt kỹ đặc sắc mang tính chất truyền thống của mình thì chưa bao giờ võ phái Việt Nam chịu thua những quốc gia có truyền thống lâu đời nhất như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Nhật Bản...
    [​IMG]
    Võ sư Nguyễn Khắc Phấn khẳng định điều đó khi anh đã 3 lần được vinh dự tham gia Đại hội võ thuật thế giới. Có một câu chuyện khiến anh nhớ mãi và đến bây giờ vẫn tự hào, ấy là Dư Huyền Đức người hiện giữ chức Chưởng môn phái Võ Đang của Trung Quốc đã vô cùng kinh ngạc khi thấy một môn phái nhỏ bé của Việt Nam đã thi triển tới 25 tuyệt kỹ nội, khí công cùng với quyền cước khiến cả đại hội cứ ngỡ như đang xem những màn ảo thuật.
    Cuối buổi diễn, đích thân Chưởng môn Dư Huyền Đức tìm đến tự giới thiệu và bắt tay anh kèm theo một câu nhận xét bằng tiếng Anh: Vietnam number one khiến võ sư Phấn lặng người đi. Để nhận được sự thừa nhận của một môn phái từng nổi tiếng trong những tiểu thuyết của Kim Dung là điều không dễ dàng.
    Tuy nhiên, anh Phấn nói, tinh thần của võ thuật không vì những tiểu tiết như thế. Môn sinh của tôi học võ là để làm dân chứ không cốt làm vận động viên. Có lẽ câu ?oVõ dĩ tải đạo? chính là phương châm giáo dục của những võ phái đất hai vua.
    Lâm Bình
  5. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    he..he..bài báo này hình như chửi chứ không phải khen ..lâu lâu đọc lại y như coi truyện Kim Dung hồi nhỏ ...
  6. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
  7. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Tổng Giám đốc tập đoàn võ thuật có môn sinh đông nhất nước
    TP - Nguyễn Viết Hòa ?" võ sư đai đen 5 đẳng, Tổng Giám đốc của một tập đoàn dạy võ có môn sinh đông nhất Việt Nam không phải là người cao to vạm vỡ như tôi vẫn hình dung, ngược lại anh ?othấp bé nhẹ cân?, gương mặt xương xương và như hằn in trên đó những năm tháng cay đắng, khốn cùng của một tuổi thơ dữ dội.
    Mới ở tuổi 30 nhưng những gì mà Hòa đã trải qua trong đời đủ chất liệu cho một cuốn tiểu thuyết nghìn trang cho dù tôi vẫn thấy nó có gì giống với chuyện cổ tích hơn?
    Chú bé mồ côi giỏi võ nhờ... phim chưởng
    Hòa sinh ra ở huyện miền núi Tân Kỳ, mảnh đất cằn khô, sỏi đá của tỉnh Nghệ An. Bố mẹ bỏ nhau từ khi Hòa mới 3 tuổi... Tuổi thơ Hòa chẳng được vui chơi chạy nhảy như chúng bạn mà phải lao vào làm đủ mọi việc để giúp mẹ, từ chăn trâu, cắt cỏ, phụ giúp việc đồng áng.
    Bữa ăn chỉ có củ sắn củ khoai lót dạ cũng chẳng đủ no, có những hôm Hòa phải nhường lại cho em. Nhưng những tháng ngày đói khổ ấy vẫn cho Hòa cảm giác êm đềm bởi được sống trong tình yêu thương của mẹ. Năm Hòa học lớp 10, tai họa ập đến.
    Hôm đó mẹ đi làm đồng về, gặp phải một cơn gió độc và bị cảm, sốt nằm mê man. Hòa đến bên giường lay mãi mà mẹ vẫn không tỉnh lại. Cậu nghĩ rằng chắc mẹ chỉ ngất đi thôi, nào có biết bà đã từ giã cõi đời, để lại 4 đứa con thơ dại.
    Nhìn bầy em nheo nhóc, Hòa gạt nước mắt khóc mẹ tạm gác chuyện học, để lo cái ăn cho cả nhà. Ngày đi bán kem, bán nước mắm, đêm soi cá, soi ếch, Hòa làm ngày có khi 18 tiếng mà mấy anh em nhiều hôm vẫn đứt bữa.
    Lao lực quá, sức khoẻ suy kiệt, Hòa gửi hai đứa em kế cận, nhờ ông chú và hàng xóm trông hộ, còn mình dắt theo em út, vẫy một chuyến xe ra Hà Nội mà trong tay vẻn vẹn chỉ có 30.000 đồng.
    Ra Hà Nội, nhờ sự giúp đỡ của người quen, hai anh em Hòa có chỗ ở nhờ một thời gian. Nhưng không thể sống mãi bằng sự cưu mang. Gửi đứa em sang trại trẻ mồ côi Đông Anh, Hòa sắm một bộ đồ nghề vá xe và tự làm nuôi thân.
    Lúc đã quen với đường đi lối lại, Hòa chuyển sang làm tiếp thị nước khoáng Kim Bôi. Trầy trật trong cuộc sống mà đồng tiền kiếm được cũng chẳng đáng là bao, lại nhớ 2 đứa em ở quê.
    Vừa chân ướt chân ráo về quê, thì nhận được tin, người ta làm thủ tục cho đứa em út đi làm con nuôi người nước ngoài. Tình anh em trỗi dậy, sướng khổ anh em phải có nhau, Hòa quay ra Hà Nội đón em về. Đó là chiều tối 30 Tết năm 1994.
    Trải qua những ngày tháng lăn lóc, đói rét, Hòa ngộ ra rằng con đường thoát thân của mình và các em không phải là bán sức lao động nơi đầu đường xó chợ mà phải quyết chí học.
    Quay trở lại trường cũ, nhờ sự cảm thông và giúp đỡ của bạn bè và thầy cô, Hòa được nhận vào học. Học văn hóa cho Hòa những hiểu biết sâu rộng về đời sống nhưng niềm đam mê từ thuở thiếu thời của anh lại là võ thuật.
    Và chính võ thuật đã cứu rỗi đời Hòa, giúp chàng trai này thoát khỏi trống rỗng, bế tắc, đói nghèo, vượt qua cám dỗ của danh vọng, vượt qua nỗi cô đơn?
    Hòa kể: ?oNgay từ nhỏ tôi đã ước mơ trở thành võ sư vì nghe những câu chuyện về các nhân vật anh hùng hào kiệt xả thân vì đại nghĩa mà bà kể. Ngày ấy, tôi thường trốn mẹ theo lũ bạn ra bãi đất sau nhà tập võ.
    Vì không có thầy giáo và cũng không có tiền đi học nên tôi chủ yếu bắt chước những hình ảnh xem trong phim võ thuật Hồng Kông đang rất thịnh hành vào lúc đó. Và vì trong phim toàn là những màn bay lộn được dựng lên bằng kỹ xảo nên không ít lần tôi bị sứt đầu mẻ trán. Nhưng tôi vẫn tiếp tục luyện không ngừng?.
    Cậu bé mồ côi Nguyễn Viết Hòa tỏ ra có năng khiếu đặc biệt về võ thuật đến nỗi có thể học được những chiêu thức trong phim võ thuật Hồng Kông và sáng tạo riêng của mình.
    Có những đêm Hòa ở trần một mình vận nội công đến sáng. Một lần xem phim ?oNgười không mang họ?, thấy hoàn cảnh mình giống với nhân vật chính Nguyễn Viết Lãm, chàng trai mồ côi ấy đã đổi họ từ Nguyễn Sỹ Hòa thành Nguyễn Viết Hòa.
    Làm phụ hồ, bốc vác để học đại học và mở lò võ
    Một năm sau ngày mẹ mất, Hòa đã thành lập một võ đường mang tên mình tại trường cấp II, cấp III Lê Lợi, Tân Kỳ, Nghệ An. Anh kể: ?oVõ đường của tôi lúc mới thành lập giống như là một trò con trẻ nhưng cũng đặt tên là Võ đường Ngọc Hòa, cũng chiêu mộ môn sinh.
    Lúc đầu tôi chỉ chiêu mộ được 7 người. Tôi đã rất may mắn vì được thầy hiệu trưởng ủng hộ, thầy khuyến khích cả trường học võ để biểu diễn vào ngày thành lập Đoàn. Thế là tôi trở thành người dạy võ cho cả trường?.
    Khi tốt nghiệp xong cấp III, Hòa vẫn ấp ủ mong ước được học võ một cách bài bản nên nộp đơn thi vào trường Đại học Thể dục thể thao nhưng trượt vì không đủ chiều cao.
    Hòa lại tiếp tục ôn thi đại học. Để có tiền ôn thi, Hòa làm đủ nghề để kiếm sống, từ phụ hồ, nấu cơm thuê đến bốc vác... rồi đêm đến anh ngủ lại ngoài công trường để tiết kiệm tiền thuê trọ. Năm 1996, Hòa đỗ vào Khoa Luật - Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn.
    Hòa lại làm đủ thứ từ rửa bát thuê, làm phụ hồ, đến nắm than tổ ong, trông xe thuê để có tiền ăn học? Cũng trong thời gian này, Hòa tìm cách tiếp cận và được sự dạy bảo của võ sư Phạm Quốc Trọng (Tổng thư ký Liên đoàn Karate Việt Nam, trọng tài đẳng cấp thế giới).
    Hòa vui mừng khi gặp được võ sư Đoàn Đình Long, một con người mà từ lâu anh ngưỡng mộ về tài năng và đức độ cũng như chí tiến thủ học võ chiến thắng bệnh tật của ông. Vừa học, Hòa vừa được nhận vào Trung tâm huấn luyện VĐV cấp cao Hà Nội.
    Có lòng say mê, lại được các thầy dạy bảo tận tình chu đáo, trình độ võ thuật của Hòa ngày càng hoàn thiện. Anh dần mở rộng các CLB ở Hà Nội dưới cái tên Võ đường Ngọc Hòa. Nhưng con đường mở lò dạy võ quả là ?ohành lộ nan?, có những lúc đi đến đâu cũng bị từ chối vì trước đây cũng đã từng có người mở lò võ rầm rộ, nhưng khi thu tiền xong thì lặn mất tăm.
    Về quê dạy võ lại càng khó khăn hơn. Năm 1998, thầy trò Ngọc Hòa tự túc kinh phí đi thi giải Karate cấp tỉnh.Vào Vinh, mấy thầy trò miền núi đi thi võ lại đi chân trần, không có dép, không có điều kiện thuê nhà phải căng bạt ăn ngủ dưới chân núi Quyết. Những ngày gian khổ càng nung nấu trong Hòa quyết tâm lập nghiệp võ bằng tinh thần võ đạo cao thượng, trung thực, tránh xa những trò khuất tất, chụp giật...
    Có lẽ nhờ tinh thần ấy mà cơ nghiệp của Võ đường Ngọc Hòa mới được như ngày hôm nay. Đến năm 2000, Nguyễn Viết Hòa đã thành lập được 55 câu lạc bộ võ thuật với 29.000 võ sinh có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Võ sinh của Võ đường Ngọc Hòa đã mang về từ các giải đấu cấp tỉnh, cấp quốc gia hàng trăm huy chương.
    Khi võ đường Ngọc Hòa đã lớn mạnh, Nguyễn Viết Hòa quyết định thành lập công ty có đủ tính pháp nhân để nâng lên một tầm cao mới. Năm 2005, Cty Võ đường Ngọc Hòa đã được Trung tâm sách Những kỷ lục Việt Nam xác lập là Cty dạy võ đầu tiên tại Việt Nam và là Cty có số lượng môn sinh đông nhất nước.
    ?oCẩm nang? kinh doanh và ?ovõ? của võ sư Nguyễn Viết Hòa
    Nhưng làm doanh nghiệp thời WTO cũng chẳng khác nào tham gia vào một cuộc chiến khốc liệt, trong đó doanh nhân nào cũng phải có ?ovõ?. Võ sư Nguyễn Viết Hòa đã tự trang bị ?ovõ? cho mình. Riêng năm 2006, Hòa học 10 văn bằng chứng chỉ như kỹ năng lãnh đạo hiện đại, kỹ năng đàm phán, thương mại điện tử, marketing hiện đại, giám đốc chuyên nghiệp.
    Gần đây, Tập đoàn võ đường Ngọc Hòa đã có một bước ngoặt quan trọng khi chuyển sang đào tạo và cung cấp vệ sỹ. Mày mò đọc tài liệu, Nguyễn Viết Hòa đã tự soạn thảo một giáo án tổng hợp về chương trình đào tạo vệ sỹ.
    Và các vệ sỹ từ lò đào tạo của Võ đường Ngọc Hòa đã khẳng định được thương hiệu của mình qua những lần góp phần đảm bảo an ninh cho những hoạt động lớn của đất nước như: Para Games, Sea Games và Hội nghị cấp cao APEC. Vệ sỹ của Võ đường Ngọc Hòa còn được tín nhiệm bảo vệ các yếu nhân trong những sự kiện...
    Nguyễn Viết Hòa nói về triết lý kinh doanh của mình
    ?oNgọc dù có đập tan vẫn giữ được màu sáng trong của nó. Người dù có chết thì tiếng tăm vẫn để lại muôn đời...?. Câu nói nổi tiếng về lòng trung thành, nghĩa khí của Quan Vân Trường trong ?oTam quốc diễn nghĩa? đã trở thành thước đo phẩm giá con người và phương châm trong kinh doanh của tôi.
    Tôi quan niệm: ?oCuộc sống dù có thế nào thì cũng phải giữ cho được phẩm chất tốt. Trong kinh doanh cũng vậy, chất lượng và chữ tín phải được đặt lên hàng đầu?. Đó chính là ?ocẩm nang? kinh doanh của tôi.
    Cái ?ochất? ấy của Hòa đã được thể hiện ngay khi còn nhiều gian khổ nhưng anh đã tiết kiệm chi tiêu mua 14 xe đạp, một xe máy để tặng các học trò nghèo của mình ở quê, một xe máy để tặng một bạn có hoàn cảnh neo đơn ở Hà Nội. Năm 1999, trước cảnh lũ lụt ở miền Trung, thầy trò võ đường đã quyên góp được 14 triệu đồng.
    Hòa cùng một trợ giáo của mình rong ruổi trên chiếc Cúp 81 từ Hà Nội vào Hương Trà (Huế) trao trực tiếp cho các em học trò nghèo. Mua được căn nhà nhỏ ở Phùng Khoang, cảm thông với các em có hoàn cảnh khó khăn, Hòa mở rộng lòng đón 8 môn sinh về ở. Bản thân anh chỉ dành cho mình một phòng nhỏ mà 3/4 diện tích được dùng để sách và thuốc phục vụ cho việc học và dạy võ.
    Phùng Nguyên
    Từ khi ?obôn tẩu giang hồ? rồi dấn thấn vào nghiệp võ, chưa bao giờ Hòa đánh nhau với bất cứ ai. Có những lúc ra đường, bị những gã thanh niên ngổ ngáo đâm xe máy làm mình ngã, Hòa cũng chỉ đứng dậy cười hiền. Một nụ cười dường như đã ?ođắc đạo?? Với Hòa, giờ đây võ thuật đã trở thành võ đạo. Anh đã lập đường dây nóng để bất cứ ai gặp nguy đều có thể bấm vào số 04.2852505 -04.5531889 Hòa sẽ cử vệ sĩ cơ động đến giải nguy, ứng cứu...
    Nguồn: Báo Tiền Phong
  8. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    Hơi thấy khó hiểu ở một số đoạn: tự học võ trên phim mà học được cả nội công để cởi trần luyện đến sáng (!) mở võ đường ở dạy võ theo những gì tự học theo phim (!) học võ (theo phim) và karate nhưng chưa từng đánh nhau nhưng mở công ty để dạy cách đánh nhau (võ) cho vệ sỹ (!) lập đường dây nóng để cử vệ sỹ đến ứng cứu (!)
  9. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    Bộ phim Vịnh Xuân Quyền 2007 đang công chiếu trên VTV3 ngoài yếu tố hút khách từ yếu tố tò mò ?" xin giải thích thêm là không phải khán giả tò mò về hệ thống kĩ thuật võ vẽ mang đậm tính triết lí Đông Phương của môn này như một số Võ sư Vĩnh Xuân Tây Tàu Ta tưởng bở mà theo các cô/bác nữ sồn sồn chủ yếu là họ háo hức muốn xem tay diễn viên chính Tạ Đình Phong mặt mũi mồm miệng ra sao mà lại để cho cô vợ cắm 2 cái sừng to tướng lên đầu qua vụ lộ ?ohàng nóng? với nhân vật Trần Quán Hy bên tận Hồng Kông-chủ yếu hấp dẫn khán giả bởi các màn yêu đương khá ướt át của Lương Bích- Đại Sư Vĩnh Xuân nổi tiếng trong lịch sử.Chính điều này đã góp phần không nhỏ làm giảm độ hấp dẫn của các màn đánh đấm cũng như các nguyên lí cao siêu của Vĩnh Xuân Quyền mà các nhà làm phim đã gửi gắm qua màn ảnh, tai hại hơn cả nó đã tạo nên ?ohiệu ứng ngược ?o trong việc quảng bá môn võ Vĩnh Xuân ở Việt Nam,làm cho không ít các Võ sư Vĩnh Xuân Ta chưng hửng khi lượng môn sinh mới đăng kí vào tháng 3/2008 èo uột như giá chứng khoán gần đây, thậm chí nhiều bậc phụ huynh tử tế còn bắt các cô con gái cưng đang tập phải nghỉ để chuyển sang môn phái khác tử tế hơn chứ ?o võ gì mà đến cả các Đại sư tiền bối loanh quanh toàn yêu với đương nhăng nhít,sểnh một cái là Võ sư dâm dê lại vuốt tóc sờ ti con gái thì có mà dở hơi biết bơi mới cho con cái theo tập?-nguyên văn lời một phụ huynh có con gái đang tập tại một võ đường VX ở Hà nội (phụ huynh này vốn là danh hài khá nổi đình đám trên sân khấu ).
    Tất nhiên ý kiến của bậc phụ huynh trên hơi mang tính cực đoan cục bộ và hóm, theo tôi không nên nhìn vào sự hư cấu tưởng tượng nhảm nhí của đạo diễn phim để quy kết các Võ sư VX toàn là các ông dâm dương hoắc, bản thân tôi được biết khá nhiều Võ sư VX đoan trang và rất giỏi, chỉ có điều phải tiếp xúc lâu lâu một thời gian mới thấy hết được cái đoan trang này.
    Nhân dịp bàn về phim Vĩnh Xuân Quyền cũng như muốn làm cho Topic này tái xuất diễn đàn sau thời gian dài im hơi lắng tiếng trong ?ocơn bão giá ?olạm phát tăng cao, xin giới thiệu một chân dung Võ sư Vĩnh Xuân quyền có tên tuổi chức sắc trong làng VX Hà nội-Võ sư Nguyễn Mạnh Nhâm qua bài viết trên báo Thanh Tra 15/2/2008

    ------------------------------------------
    Võ Vịnh Xuân quyền

    (Thanh tra)- Núi Phật Sơn (Trung Quốc) quanh năm ẩn mình trong rừng cây xanh sẫm tạo nên bầu không khí mát lạnh lạ thường. Mảnh đất này nức tiếng trong giới võ lâm với sự ra đời của môn võ Vịnh Xuân Quyền (VXQ). Môn võ công phu nội gia tuyệt đỉnh trong cận chiến, đúc kết tinh hoa của nhiều môn võ khác. Trong suốt 300 năm có lẻ, dù ở đâu môn sinh VXQ luôn hướng về đất tổ Phật Sơn bằng tấm lòng thành kính.



    Sớm nay, Tinh võ đường Phật Sơn hội tụ khá đông môn đệ để đón chào một võ sư Việt Nam hành hương thăm cội nguồn bản phái. Chủ, khách tay bắt, mặt mừng. Màn ?ogiao lưu? võ thuật thật là ấn tượng. Vị võ sư người Việt tuổi gần thất thập cổ lai hy dáng người cao mảnh, quắc thước biểu diễn các chiêu thức, bài võ uyển chuyển trào tuôn như nước chảy, lúc dữ dội tựa sấm sét trên cao. Tiếp đến, vị võ sư người Việt đứng yên vận công cho một võ sư Trung Quốc đấm liên tục mà người không dịch chuyển. Người thứ hai tiếp chiêu là một thanh niên lực lưỡng nặng trên 80kg. Người võ sư già đứng đầu một chi phái ở Hà Nội nét mặt vẫn bình thản không tỏ ra đau đớn trước những đòn sấm sét nặng như đá của người võ sư trẻ. Ông là võ sư Võ Mạnh Nhâm...
    Phải cố công lắm tôi mới gặp được vị võ sư này tại nhà riêng nằm ở một ngõ nhỏ trên đường Bạch Mai, Hà Nội. Bên chén trà sen năm mới hương quyện thơm ngát, võ sư Nguyễn Mạnh Nhâm đưa tôi thăng hoa khỏi hiện thực, thả hồn vào võ thuật, vào mối duyên tình VXQ của ông suốt hơn 50 năm qua. Bạn bè, người thân đều biết tiếng ông là một PGS-TS hàng đầu của ngành Hậu môn, trực tràng, với đôi tay vàng đã cứu chữa cho vô số người khỏi bệnh. Còn ?omột nửa? con người ông là cao thủ VXQ có thời gian tập Vịnh Xuân dài nhất Việt Nam thì hiếm người biết được.
    [​IMG]
    Võ sư Nguyễn Ngọc Nội - học trò của cố võ sư Trần Thúc Tiển (bên phải) đang dạy học trò
    [​IMG]
    Một thế võ VXQ tại Võ đường Hà Nội

    Theo võ sư Nhâm, VXQ hình thành vào thời Ung Chính - Càn Long (Nhà Thanh, Trung Quốc), do ngũ Tổ đại sư (Ngũ Mai, Chí Thiện thiền sư, Miêu Hiển, Bạch My đạo nhân và Phùng Đạo Đức) sáng lập. Môn võ này nổi tiếng với công phu nội gia nhu quyền có hiệu quả đặc biệt trong rèn luyện sức khoẻ, cũng như bản lĩnh chiến đấu, rất phù hợp với phụ nữ theo tinh thần "dĩ nhu chế cương" (dùng yếu chế mạnh). Qua thực tế, Vịnh Xuân công phu được giới võ thuật thế giới đánh giá rất cao, võ đường được mở khắp châu Á, Âu, Mỹ?

    VXQ du nhập vào nước ta từ những năm đầu thế kỷ 20 do võ sư Nguyễn Tế Công (SN 1877), người gốc Tân Hội-Quảng Đông sang truyền dạy. Lúc đầu ông chỉ dạy cho người Hoa, sau cho cả người Việt. Như duyên trời định, các học trò Việt Nam chăm chỉ tập luyện nên lĩnh hội đủ tinh hoa võ thuật của Sư tổ. Có lần võ sư Tế Công phải thốt lên: ?oVịnh Xuân sang Việt Nam mất rồi?. Những môn sinh của cụ Tế Công được nhiều người biết tiếng: Việt Hương, Trần Văn Phùng, Trần Thúc Tiển, Vũ Quý và Ngô Sỹ Quý. Giờ đây, các võ sư này đã khuất núi nhưng vẫn để lại nhiều thế hệ học trò.
    Vịnh Xuân căn bản gồm các bài tiểu niệm đầu, công di chuyển (mã) bát môn, bát pháp, 108 đối luyện, ngũ hình quyền (long, xà, hổ, hạc, báo, ngũ hình tổng hợp), tầm kiều, tiêu chỉ, linh giác, đấu tự do, túy đả? Binh khí gồm: Bát trảm đao, lục điểm bát côn, liễu diệp kiếm. Nội công dưỡng sinh thì bao gồm: Phật gia khí công quyền (vận khí), tĩnh tọa (tọa thiền), nội dưỡng công, cường tráng công (điều hòa kinh mạch, khí huyết dựa trên nguyên lý thần dẫn khí, khí dẫn huyết?), thiết bối sam... Những bài tập này, ngoài luyện võ thuật nâng cao sức khỏe, còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh mãn tính (hen, phổi, dạ dày, xoang?).
    Người Trung Quốc có danh ngôn: Đả quyền bất luyện công, đáo lão nhất trường không (tập võ mà không luyện công, đến già chỉ còn con số không). VXQ ngoài những bài quyền, đòn đánh còn có phần quan trọng là nội công. Môn sinh VXQ nội công thâm hậu, có sức chịu đòn ghê gớm. Lúc sinh thời dù ở tuổi 80, khi tập luyện, sư tổ Nguyễn Tế Công vẫn để học trò xuất đòn hết sức bằng chưởng, quyền, cạnh tay, khuỷu tay vào người trong suốt 4-5 giờ liền. Sư tổ vừa dạy vừa nói chuyện như không có gì xảy ra. Tiếp bước thầy, võ sư Thúc Tiển coi nội công là cách tập cơ bản, nền tảng của VXQ. Đến nay võ sư Nguyễn Mạnh Nhâm khi dạy học trò vẫn duy trì cách tập trên. Kiểu tập luyện độc đáo này chỉ có ở Việt Nam, chưa thấy xuất hiện ở các chi phái nước ngoài (kể cả Trung Quốc).
    Từ số ít người tập nhỏ lẻ, ở nước ta hiện nay người tham gia tập VXQ ngày càng đông chủ yếu là giới trí thức (60-70%), võ đường mọc lên khắp nơi. Tiến tới thành lập "Hội võ thuật Vịnh Xuân Việt Nam", đưa VXQ Việt Nam hội nhập với võ học thế giới là mong muốn của nhiều người yêu mến môn võ thuật độc đáo này.
    Bài và ảnh: Hồng Minh
  10. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì chưa về Bình Định xem đánh roi, đi quyền bao giờ, nhưng cứ bị ?oám? bởi câu ca dao cân quắc ấy, lại tò mò muốn biết xem võ Hà Tây - cái nôi của ?ohai vua? lạ thế nào bèn quyết định xách máy ảnh lên xe.
    ??? Hà Tây là đất của 2 vua nào vậy ? tôi mới chỉ biết được Đường Lâm - Sơn Tây là đất 2 vua Phùng Hưng và Ngô Quyền thôi. Bác nào biết xin chỉ giáo giùm.
    Tính ra, hiện nay Hà Tây là nơi xuất phát khai sinh của khá nhiều môn phái. Có thể ?ochỉ tay điểm mặt? sơ qua một vài đại diện nổi tiếng trong làng võ: Nhất Nam, Thiên Môn Đạo, Vô Vi Nam, Lâm Sơn Động, Nam Hồng Sơn, Bảo Long y võ...
    Nhất Nam khai sinh ở Hà Tây cơ ạ??? giờ tôi mới biết đấy

Chia sẻ trang này