1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất và người Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi rapchieubongthienduong, 15/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Bác Rạp ơi, bác up ảnh lên một trang khác, rồi chèn link vào đây để post ảnh nhé, mạng TTVNOL ko hiện ảnh đâu bác ạ.
    Mấy ảnh trước đây đều bị mất hình hết cả rồi. Bác trở lại nhé, rạp của bác hơn hẳn Megastar í
  2. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Bỏ chồng lâu rồi.
    Đấy là về nhan sắc, còn đây: tình hình mới nhé:
    http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2008/08/3BA050BA/
  3. anphucity

    anphucity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Hì hì.
    Cảm ơn bạn sinh_vien_thuc_tap nhé.
    Ơ, nhưng sao trong mấy box khác, gần đây các member vẫn upload ảnh lên được, mà mình thử bao lần rồi không được.
    Thôi, đành up lên website khác rồi gửi link vậy. Đau đớn. hu.
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Ủa????! Bác Rạp thay nick à? Mà sao em chờ lâu thế vẫn chưa có phim mới về phục vụ bà con hở bác . Gì chứ dân quê mình thích xem chiếu bóng lắm ấy.
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    trong box Bắc Ninh vẫn là nick này mà. Đâu có đổi đâu ạ.
    Mình vẫn ko thể post đưọc ảnh trên TTVNOL ko hiểu làm sao? Thôi post sang link khác rồi paste vậy!
    Vào SG, nên ko còn được ruổi rong Bắc Ninh, tiếc quá. Đợt này đang máu ra Bắc, hy vọng làm được chuyến Kinh Bắc.
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tường đất, tiểu sành và kinh Phật cổ
    Bài: Phạm Thanh Tùng
    Ảnh: Đặng Lam Điền
    ?oBốn bề phong cảnh lạ thay ?" Bồng Lai kia cũng thế này mà thôi?. Đó là cảnh sắc chùa Quan Âm trong truyện thơ nôm khuyết danh Quan Âm Thị Kính mà theo tích xưa thì nó được dựa trên phong cảnh chùa Bổ Đà, nằm trên bờ Bắc sông Cầu, thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Tuy kiến trúc không đặc sắc như chùa Keo, chùa Thầy, chùa Tây Phương? nhưng ngôi chùa cổ với hàng trăm gian này rất đáng để thăm viếng. Từ thành phố Bắc Giang theo quốc lộ 1A đến Đình Trám km9 rẽ phải vào Bích Động, qua xã Bích Sơn, Ninh Sơn chừng 7 km sẽ tới danh lam cổ tự này.
    Tường đất, tiểu sành
    Bổ Đà là một núi lớn nằm ở bờ phía Bắc sông Cầu, trải dài chừng 2000 m bao bọc hai thôn: Tiên Lát Thượng và Tiên Lát Hạ của xã Tiên Sơn. Trong núi Bổ Đà nổi lên các ngọn lớn, ngọn đền Thượng, ngọn chùa Cao, ngọn chùa Khám, ngọn Phượng Hoàng, ngọn Trúc Lát, ngọn Con Voi và ngọn Bàn Cờ tiên. Các ngọn núi này tiếp nối nhau, có độ cao từ 50 ?" 70 so với mực nước biển. Cả một quần thể đền chùa tụ tập nơi đây: đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, chùa Tứ Ân, chùa Cao, chùa Khám,chùa Linh Chi, đình Lát Thượng, đình Lát Hạ, chùa Thạch Long, chùa Vân Sơn, đền Cam Vàng, đình Ngự?Chùa Bổ Đà có tên chính là chùa Quan Âm, tương truyền nơi đây đức Quan Âm bồ tát ứng hiện cứu đời.
    Tương truyền xưa có cặp vợ chồng tiều phu nghèo hiếm muộn con cái nên được Quan Thế Âm thương tình cứu giúp. Một ngày, người chồng đốn củi thông trên đỉnh núi thì bật ra 32 đồng tiền vàng, hỏi cao tăng thì mới biết đó là phép ứng hiện của Quan Âm bồ tát. Người tiều phu cầu khẩn sinh được con trai thì sẽ dựng chùa thờ. Điều đó được linh ứng. Tiều phu bèn dựng chùa thờ Phật, người ta qua lại cầu linh hiển ứng nên gọi là chùa Quan Âm hay chùa ông Bổ, chùa Bổ Đà, chùa Thượng. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, thì Hương Tích - Hương Sơn là một đạo tràng Quán Thế Âm lớn nhất ở nước ta. Tại chùa Bổ Đà có câu thành ngữ: "Bắc Bổ Đà, Nam Hương Tích", có nghĩa là ở phía Bắc có chùa Bổ Đà, phía Nam có chùa Hương Tích (Hà Tĩnh và Hà Nội). Đây là hai đạo tràng Quán Thế Âm vào hạng nhất, đăng đối theo trục Bắc - Nam, với Thăng Long là trung tâm. Bổ Đà là tên viết tắt của "Bổ Đà Lạc Già" là một từ tiếng Phạn là "Potalaka", có nghĩa là ngọn núi nơi Bồ Tát Quán Thế Âm hoá hiện để cứu độ chúng sinh.
    Chùa được xây dựng chân núi Phượng Hoàng thời vua Lê Dụ Tông năm thứ nhất 1720 và sau đó được trùng tu, mở mang ngày càng khang trang qua nhiều đời sư trụ trì. Cùng với chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà là trung tâm phật giáo lớn của Bắc Giang thuộc thiền phái Trúc Lâm. Nơi đây có tượng thờ Trúc Lâm Tam Tổ (gồm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Vì thế, nơi đây, các vị ***** khai trường thuyết pháp đào tạo nhiều tăng đồ. Chùa Bổ Đà còn là nơi sản xuất vũ khí của quân đội trong kháng chiến chống Pháp.
    Chùa có diện tích chừng 5 ha, chia thành nội tự, vườn chùa, vườn tháp. Khu vườn chùa sum xuê hoa quả bốn mùa: nhãn, vải thiều, mít, thị, sấu, chuối, na, sắn, đỗ tương. Xung quanh chùa là hào sâu, rộng để tránh trâu bò, vừa làm hào thoát nước. Sau hào là một lớp tre dày đặc để bảo vệ chùa. Ngăn giữa vườn và chùa là lớp tường đất cao gần 2 mét, dày chừng nửa mét. Đất sét được trộn với rơm rạ, sỏi đá, cho vào khuôn gỗ dày, giã nhuyễn, tới khi khô thì rỡ khuôn ra, sẽ có những bức tường màu vàng vàng dầy, vững chắc, cao ráo, gọi là trình tường. Đây cũng là nét riêng của chùa Bổ Đà so với nhiều danh lam cổ tự khác. Khu vườn tháp cũng được xây tường đất và kè đá bao quanh bảo vệ, có 87 tháp, chưa kể 18 mộ không xây tháp với nhiều kiểu khác nhau.
    Đi qua 3 lớp cổng chùa xinh xắn với con đường lát đá xanh, sân gạch là khu nội tự gồm hàng chục dãy nhà, toà nhà lớn nhỏ, với kiến trúc thời Hậu Lê - Nguyễn với gồm nhà tam bảo, nhà tổ, nhà tiền tế, nhà in kinh, nhà trai, nhà khách?Điểm đặc biệt là nhiều bức tường được xây bằng tiểu sành gợi nhớ tới làng Thổ Hà ?" chuyên sản xuất chum vại, tiểu sành cách đó vài km.
    Chùa còn giữ nhiều tài liệu, hiện vật quý hiếm. Ngoài hệ thống tượng Phật theo thiền phái Trúc Lâm, còn văn khắc, thư tịch cổ, đại tự, câu đối, sách kinh Phật, hương án Lê Nguyễn, như: tòa Cửu Long, 2 cây đèn gỗ thời Lê, chuông đồng niên hiệu Tự Đức, mõ cá dài... Hội chùa diễn ra từ 16 ?" 18 tháng hai âm lịch hàng năm. Tất cả đền chùa trong khu vực núi Bổ Đà đều cắm cờ phướn rực rỡ. Trung tâm lễ hội là đền Trung ở sườn nam, đền Thượng trên đỉnh núi, chùa Quan Âm phía Bắc và chùa Tứ Ân chân núi Phượng Hoàng.
    Bộ kinh Phật khắc gỗ cổ nhất Việt Nam
    Nhưng một điều đặc biệt nhất mà không ai có thể bỏ qua khi đến thăm chùa này là được vào kho xem bộ kinh Phật cổ khắc trên gỗ. Theo nhiều tài liệu thì đây là bộ kinh cổ nhất Việt Nam còn lưu giữ được qua bao năm thiên tai, địch hoạ.
    Bộ kinh được xếp trên 8 chiếc giá, mỗi giá có 4 tập sách kinh gồm 240 tấm ván gỗ hợp thành, tất cả có khoảng gần 2000 tấm. Trước đây một số người đến xem bộ kinh này, do hiếu kỳ đã cầm đi một vài tấm ván kinh, nên hiện có một số tấm kinh phải làm lại để bổ sung vào. Mỗi tấm gỗ dùng để khắc kinh dài trung bình là 50cm, rộng 25cm và dày khoảng 2,5cm. Nếu muốn xem đồng loạt toàn bộ kho kinh cổ ở đây thì phải có khoảng đất rộng chừng 300m2 để rải các tấm ván kinh ra. Bộ kinh được khắc trên gỗ thị, một loại cây gỗ mọc phổ biến ở vùng rừng núi này. Gỗ thị không những bền mà nó còn rất nhẹ, đây cũng là một đặc điểm thuận lợi để khắc cũng như vận chuyển kinh.
    Trải qua 247 năm, đến nay bộ kinh vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt là những tấm gỗ thị dùng để khắc kinh đều rất bền, đẹp, không hề bị mối mọt, dù chẳng phải dùng một loại thuốc bảo quản nào. Kinh được khắc nổi bằng chữ Hán, nét chữ tinh xảo, đến nay vẫn còn rất sắc, rõ. Bộ kinh được hình thành xuất phát từ ý tưởng của các vị *****, đồng thời cũng là những người xây dựng ra ngôi chùa này, muốn có một bộ kinh để truyền dạy đạo Phật, đồng thời là một di vật Phật học đặc biệt để lại cho đời sau.
    Đặc biệt, bộ kinh khắc gỗ này đề cập đến những đặc trưng của Phật giáo Trung Hoa khi được truyền vào Việt Nam với 3 tông phái (Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông).
    Bộ kinh còn nói đến cõi niết bàn, vòng luân hồi chuyển kiếp của một đời người, giải thích thế nào là sự tu nhân tích đức, cõi vô vi... Bộ kinh cũng thể hiện những tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là dòng Phật giáo thiền phái Trúc Lâm Tam Tổ (do Vua Trần Nhân Tông 1258-1308 sáng lập ra ở Yên Tử - Quảng Ninh). Phái Trúc Lâm này sau đó được Pháp Loa và Huyền Quang phát triển và cực thịnh ở nước ta hồi thế kỷ XIV-XV, trong đó vùng rừng núi Bổ Đà ngày nay là một trong những nơi ảnh hưởng sâu đậm...
    * Chán vật, vẫn ko thể post được ảnh. huhu.
    Vào link này xem vậy nhé:
    http://www.vietducinfo.com/show_article.php?id=22354&PHPSESSID=67e46dd14867f8f067d1e0a9a8139af8
    Link này thì nhiều ảnh hơn:
    http://yobanbe.zing.vn/yo/blog/displayshareviewdetail.688249.8441bc01453b775bc7a9a5d57284d606.html
  7. x8

    x8 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    4.522
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn và vote bạn rùi _ lần trước cách đây 1năm xem bài của bạn ở box Tuyên quang phê lòi mắt mà quên bẵng mất topic đó bác post có chục em thì mình may mắn quen đến 4 em trong đó nên xem thấy rất khóai
  8. viecthienha

    viecthienha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Phàm nhân gian đi chùa, để chiêm ngưỡng một không gian Đạo. là để thụ ẩm đạo, để tìm hiểu Phật pháp....
    Ngoài ra, thí chủ còn kiêm thêm cả phong cảnh Bụt nữa
    Nghiệp chướng, nghiệp chướng
    :)
    Tội lỗi, tội lỗi:)
  9. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    quen tói 4/10 nguừơi đẹp tuyên quang nổi tiếng. Chaóng váng như quáng gà. Huhuh
    Bái phục
  10. x8

    x8 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    4.522
    Đã được thích:
    0
    Thế thì iem mới bẩu là em may mắn mà Mai Huê là người yêu cũ của em đó bác còn Hoàng Xuân + Thanh Chấn + Thuỷ Hương thì có được gặp và giao lưu cũng tương đối nhiều từ đợt năm 1998 > 2002

Chia sẻ trang này